SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện về mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực và sáng tạo.[1]

Có thể nói rằng, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo.Bởi hoạt động này đã giúp trẻ được thử sức mình, thể hiện những ước mơ của mình qua cái nhìn và sự tưởng tượng trong ánh mắt trẻ thơ. Đó là trẻ được tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mọi vật, cỏ cây, hoa lá, con người, quê hương, đất nước Những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm tích cực. Thông qua đó, trẻ được trải nghiệm và tích lũy vốn sống, có ý thức và mong muốn thể hiện cái đẹp, giúp trẻ có những kinh nghiệm sáng tạo về nghệ thuật, qua đó hình thành năng khiếu thẩm mỹ ở trẻ [2]. Hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng đơn giản như tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, phát triển sự khéo léo phối hợp giữa mắt và tay. Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định và tri giác đồ vật, rèn tính kiên trì, sáng tạo và khả năng đánh giá, tự đánh giá. Đồng thời góp phần chuẩn bị về tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, giáo dục ở trẻ lòng ham muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và điều khiển hành vi của mình thực hiện tốt các hoạt động ở trường mầm non .Từ đó hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ [3].

Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình” làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 15 trang thuychi01 16162
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG 
Trang
MỤC LỤC
1
I.
MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài. 
2
2. Mục đích nghiên cứu 
2
3. Đối tượng nghiên cứu.
2
4. Phương pháp nghiên cứu 
2
II
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
3
1. Cơ sở lý luận.
3
2.Thực trạng của vấn đề
3
a. Thuận lợi 
3
b. Khó khăn 
4
c. Kết quả thực trạng .
4
3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập 
5
3.2.Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ và khả năng sáng tạo của trẻ.
7
3.3. Biện pháp 3: Dạy trên tiết học chính. 
9
3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ học mọi lúc mọi nơi
14
3.5.Biện pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ.
14
3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
17
4. Kết quả
18
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
19
1 Kết luận
19
2. Kiến nghị, đề xuất
20
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện về mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực và sáng tạo.[1]
Có thể nói rằng, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo.Bởi hoạt động này đã giúp trẻ được thử sức mình, thể hiện những ước mơ của mình qua cái nhìn và sự tưởng tượng trong ánh mắt trẻ thơ. Đó là trẻ được tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mọi vật, cỏ cây, hoa lá, con người, quê hương, đất nước Những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm tích cực. Thông qua đó, trẻ được trải nghiệm và tích lũy vốn sống, có ý thức và mong muốn thể hiện cái đẹp, giúp trẻ có những kinh nghiệm sáng tạo về nghệ thuật, qua đó hình thành năng khiếu thẩm mỹ ở trẻ [2]. Hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng đơn giản như tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, phát triển sự khéo léo phối hợp giữa mắt và tay. Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định và tri giác đồ vật, rèn tính kiên trì, sáng tạo và khả năng đánh giá, tự đánh giá. Đồng thời góp phần chuẩn bị về tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, giáo dục ở trẻ lòng ham muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và điều khiển hành vi của mình thực hiện tốt các hoạt động ở trường mầm non .Từ đó hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ [3].
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nâng cao nhận thức cho bản thân về môn học tạo hình .
Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp dạy trẻ nhằm nâng cao kĩ năng, kiến thức cho trẻ thực hiện tốt hoạt động tạo hình thể loại vẽ .
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 	 Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh trên lớp 
 	 Phương pháp thực hành, luyện tập
 Phương pháp thống kê
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm .
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hoạt động tạo hình của trẻ được coi là hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật nhưng chưa thực thụ. Bởi quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Mối quan tâm chính của trẻ là tập trung vào sự thể hiện biểu cảm chứ chưa phải là hình thức nghệ thuật thực sự của tác phẩm. Do tính không chủ định của trẻ mà trong quá trình tạo hình trẻ chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh một cách tình cờ. Trẻ chỉ quan tâm đến việc “Vẽ cái gì” chứ không phải “vẽ như thế nào”, trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả, trẻ vẽ những gì trẻ thấy, trẻ biết, trẻ nghĩ theo cách cảm nhận của trẻ thơ chứ chưa hẳn là những gì giống như cái mà chúng ta nhìn thấy.[4]
Đặc biệt trong giờ học vẽ thể loại “đề tài”. Trong mỗi đề tài dạy vẽ cho trẻ, đều mang những nội dung phong phú khác nhau, mô phỏng về thế giới xung quanh trẻ, mang lại cho trẻ những hình ảnh tươi đẹp trong cuộc sống. Trẻ hiểu và tái tạo lại những hình ảnh đẹp của quê hương, đất nước, những cảnh vật của thiên nhiên. Trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù là các họa tiết đơn giản như ngôi nhà, cây xanh, bông hoa, mưa, ông mặt trời. Thông qua các bài vẽ mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi trẻ tạo ra được một sản phẩm và giúp trẻ thể hiện được ước mơ, được tìm hiểu, được vẽ, được sáng tạo một cách chủ động [5].
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc và tâm sinh lý trẻ đang trên đà phát triển mà môn tạo hình, đặc biệt thể loại vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là phát triển năng khiếu thẩm mỹ. Vì vậy việc đưa thể loại vẽ đến trẻ rất khó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức nhất định về phương pháp cũng như năng khiếu thẩm mỹ, cần có những biện pháp và lựa chọn các đề tài sao cho phù hợp với lứa tuổi, mang đến sức hấp dẫn, mới lạ nhưng phải có tính giáo dục cao và hàm chứa tính thẩm mỹ nghệ thuật đúng với mục đích, ý nghĩa của môn học trong việc giáo dục trẻ mầm non.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
a.Thuận lợi
Trường mầm non Hồi Xuân nằm ở vị trí trung tâm của xã, trên địa bàn có bề dày trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận và bồi dưỡng kịp thời chương trình GD mầm non.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường, Phòng GD&ĐT tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi thực hiện tốt đề tài này.
 Được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, nhận thức sâu sắc về ngành học MN nói chung cũng như bộ môn tạo hình của trẻ nói riêng.
Bản thân được tham gia học các lớp chuyên đề, học bồi dưỡng thường xuyên do Phòng giáo dục tổ chức và được tham gia các hội thi do trường và huyện tổ chức để bồi dưỡng chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm, được chị em đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ, góp ý về chuyên môn.
Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động học tập vui chơi của trẻ.
 Lớp học khang trang, rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo diện tích cho các cháu hoạt động vui chơi và học tập. Trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
b.Khó khăn:
 Môn tạo hình nhất là thể loại vẽ cần có năng khiếu, nhưng khả năng vẽ nhiều trẻ còn hạn chế vì thế có phần ảnh hưởng đến chất lượng của môn học.
 Nhiều cháu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn thể hiện sản phẩm của mình, đánh giá sản phẩm của mình.
Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi cần phải nắm rõ được phương pháp của bộ môn này đặc biệt thể loại vẽ và nắm được đặc điểm tâm sinh lý và trình độ tiếp thu của trẻ cùng với điều kiện thực tế của trường của lớp để phát huy những thuận lợi có được và khắc phục những khó khăn còn tồn tại mang lại kết quả tốt cho trẻ trong môn học này.
c. Kết quả thực trạng.
 Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng từ đầu năm học để nắm được tỉ lệ khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng thực hiện bài vẽ của trẻ . Kết quả cho thấy như sau:
TT
Nội dung khảo sát
T/s trẻ
Số trẻ Đạt
Tỷ lệ
Chưa đạt
Tỷ lệ
1
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
23
12
52%
11
48%
2
Trẻ biết cách cầm bút và ngồi đúng tư thế
23
10
44%
13
56%
3
Kỹ năng sử dụng đường nét vẽ cơ bản để tạo thành các hình, khối..
23
10
44%
13
56%
4
Trẻ biết sử dụng các loại bút vẽ và biết vẽ, tô màu bố cục tranh cân đối, hợp lý
23
8
35%
15
65%
5
Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình đơn giản
23
15
65%
8
35%
3.CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Với kết quả khảo sát trên cho thấy số cháu đạt tốt khá tỉ lệ còn thấp, số cháu đạt trung bình chiếm tỷ lệ cao. Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để có những phương pháp, hình thức sáng tạo cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ 
học vẽ, đồng thời phát triển khả năng tư tuy, trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng thẩm mỹ cho trẻ và tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập.
Để trẻ tiếp thu bài tốt bất cứ bộ môn nào điều cần làm đầu tiên của việc học đó là cần phải rèn cho trẻ vào nề nếp học tập. Khi trẻ đã vào nề nếp thì các bước tiếp theo giáo viên thực hiện sẽ nhẹ nhàng hơn. Vì vậy ngay từ đầu năm học công việc đầu tiên tôi sắp xếp vị trí ngồi của trẻ. Tôi chia lớp làm 3 tổ, đặt tên tổ cụ thể: tổ hoa hồng, tổ hoa cúc, hoa sen, mỗi tổ bầu ra 1 tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở các thành viên của tổ mình. Xếp những cháu mạnh dạn ngồi với cháu nhút nhát, cháu nam xen kẽ cháu nữ, những trẻ năng khiếu tạo hình kém ngồi cạnh trẻ có khả năng vẽ tốt để học tập bạn. Rèn cho trẻ có thói quen nề nếp trong học tập, tác phong ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, không nói chuyện, tập trung chú ý trong giờ học, muốn phát biểu ý kiến phải giơ tay xin phép cô, trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. 
Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Bởi lẽ con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mĩ, cũng không ai có những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng mới được bộc lộ và phát triển. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua chơi, “trẻ chơi mà học, học mà chơi”. Vì thế đứng trước những thuận lợi và không ít những khó khăn đó là một giáo viên trẻ tôi cố gắng tìm tòi để lựa chọn những biện pháp, hình thức tổ chức thích hợp, giúp tất cả trẻ đều hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tạo hình.
Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng những biểu hiện như: Hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu sắc lòe loẹt nổi bật, trẻ bắt đầu có ý thích ngắm nhìn các bức tranh, những hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết, phát hiện ra cái đẹp của những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng trẻ luôn có những xúc cảm rất đặc biệt với những sự vật hiện tượng xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh đối với trẻ thôi thúc trẻ muốn khám phá và sáng tạo ra cái đẹp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, sự kiên chì và khả năng chú ý của chúng chưa được tốt nên cũng đẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao, chính vì thế là một giáo viên tôi hiểu được điều đó nên trong giờ hoạt động tạo hình tôi phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn, tôi chỉ là người định hướng cho trẻ để trẻ tự mình giải quyết vấn đề (có phụ lục đính kèm).
Giờ học tạo hình của cô và trẻ ở lớp MG 4 – 5 tuổi trường mầm non 
Hồi Xuân – Quan Hóa 
 Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém về thể loại vẽ và trẻ có năng khiếu tạo hình :
Tôi luôn quan tâm, gần gũi, động viên những trẻ nhút nhát và những trẻ hạn chế về năng khiếu vẽ, tôi tạo ra nhiều tình huống hấp dẫn để gây sự chú ý, hứng thú ở trẻ, giúp trẻ có động lực và thoải mái về tinh thần, tự tin bước vào giờ học tốt hơn. Những trẻ khá khuyến khích, trẻ yếu động viên để trẻ tạo ra nhiều bức tranh đẹp hơn.
Ngoài việc giảng dạy trên tiết học tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ 1: Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn trẻ xem tranh và gợi ý cho trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ 2 :Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên trẻ vẽ về những bức tranh mà trẻ yêu thích để tặng ông bà, cha mẹ.
Đối với những cháu yếu, khả năng năng khiếu hạn chế tôi thường bồi dưỡng cho các cháu vào các buổi hoạt động chiều. Hướng dẫn cho trẻ kỹ năng vẽ các nét cơ bản như : nét cong, nét xiên bằng phấn để trẻ quen tay như tập cho trẻ vẽ cánh hoa, tia nắng , lá cây để khi vào hoạt động chính trẻ sẽ tự tin thể hiện tạo ra sản phẩm đẹp.Trong quá trình hướng dẫn trẻ tập vẽ, những cháu cầm bút tay còn run chưa biết cách cầm bút bằng 3 ngón tay thì tôi sẽ hướng dẫn kỹ hơn và cầm tay trẻ cùng vẽ.	
Đối với những cháu có năng khiếu : yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng sáng tạo.Tôi luôn chú ý phát triển năng khiếu cho trẻ như: Mỗi khi tổ chức hoạt động tạo hình thể loại vẽ tôi thường đặt ra các câu hỏi gợi ý cho trẻ sáng tạo thêm các chi tiết phụ để làm cho bức tranh thêm sinh động hơn .
Ví dụ : Chủ đề: thế giới thực vật: Đề tài vẽ vườn hoa mùa xuân 
Khi trẻ vẽ xong vườn hoa rồi thì tôi sẽ đặt câu hỏi để những bông hoa khoe sắc đẹp thì con nên vẽ thêm gì ? Trẻ sẽ vẽ thêm ông mặt trời , con bướm đậu trên bông hoa , cỏ xanh  để bức tranh thêm sinh động . 
Nhiều lần như vậy sẽ làm cho khả năng sáng tạo của trẻ phát triển tốt hơn. 
Sau một thời gian thực hiện biện pháp này tôi đã thành công trong việc rèn luyện nề nếp cho trẻ, trẻ đã có thói quen học tập tốt, không gò bó, học thoải mái. Những trẻ không hứng thú trong giờ học vẽ dần dần đã có sự hứng thú, tập trung trong giờ học và ham muốn tạo ra những sản phẩm đẹp như bạn.
3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động để phát huy tính tích cực của trẻ và khả năng sáng tạo của trẻ .
Việc tạo môi trường phong phú cho lớp học, xây dựng góc tạo hình cũng là một hình thức để phụ huynh dễ tiếp cận và biết được khả năng vẽ của con em mình cũng như ý nghĩa của môn học này. Để thu hút được sự chú ý của trẻ cũng như phụ huynh tôi đã xây dựng một góc tạo hình, một không gian đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ. Để bổ sung cho những tiết vẽ và gây cảm xúc cho trẻ tôi đã sưu tầm những tranh ảnh đẹp, sát với đề tài trong chương trình. 
Ví dụ: Chủ đề gia đình tôi treo các bức tranh về ngôi nhà của gia đình hoặc người thân trong gia đình.
 Chủ đề thế giới thực vật tôi treo các bức tranh về cây cối, về hoa.
Trẻ rất hứng thú hoạt động trong góc tạo hình, tôi phải phân chia hợp lý và luân chuyển số trẻ chơi trong góc tạo hình, để trẻ nào cũng được hoạt động trong góc. Khi vào hoạt động góc, với những trẻ trong giờ hoạt động chung nếu trẻ còn yếu hoặc chậm hơn các bạn tôi sẽ cho trẻ chơi ở góc tạo hình nhiều hơn và quan tâm hơn đến những trẻ đó, để hướng dẫn động viên khi trẻ chưa làm được. Tùy thuộc vào từng chủ đề đang khám phá, trẻ có thể vẽ những gì trẻ đang học.
Góc tạo hình luôn được thay đổi bằng những sản phẩm nghệ thuật theo từng chủ đề, những bức tranh này được làm bằng nguyên vật liệu khác nhau. 
Ví dụ: + Với chủ đề thực vật tôi nhặt các lá khô để cho trẻ hoạt động. Còn với chủ đề nghề nghiệp tôi sưu tầm các len, sợi Và sự thay đổi đó được trẻ rất tò mò muốn khám phá. 
 	Đặc biệt trang trí góc tạo hình bằng chính sản phẩm của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú. Khi phụ huynh nhìn thấy những sản phẩm của con mình được trang trí ở góc của lớp sẽ rất vui và cảm động (có phụ lục đính kèm).
Các cháu mẫu giáo 4 – 5 tuổi đang hoạt động ở góc tạo hình
Để thu hút được sự chú ý của trẻ vào môn học vừa dễ lại vừa khó vì trong thực tế chúng ta đã biết đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của trẻ chưa ổn định, trẻ có rất nhiều sự thay đổi, lúc trẻ thích học, lúc không, lúc nhanh nhớ nhưng lại chóng quên, thích cái mới lạ và dễ chán với những điều quen thuộc. Vì vậy, tôi luôn suy nghĩ phải thay đổi hình thức cũng như phương pháp sao cho bài dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được trẻ, không lặp đi lặp lại để tránh sự nhàm chán của trẻ trong giờ học, nhưng phải chính xác.
3.3. Biện pháp 3: Dạy trên tiết học chính.
* Rèn trẻ vẽ các nét cơ bản và phối hợp các nét vẽ tạo thành hình khối, biết cách cầm bút và tư thế ngồi vẽ:
	Rèn trẻ vẽ các nét cơ bản là một việc rất quan trọng. Vì nó giúp cho kỹ năng vẽ của trẻ tốt hơn, khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển toàn diện. 
Ví dụ: Khi vẽ ngôi nhà của bé, chủ đề “ gia đình” (tiết vẽ đề tài). Tôi cho trẻ quan sát các bức tranh vẽ ngôi nhà các kiểu khác nhau. Tôi hỏi trẻ để vẽ được ngôi nhà cô vẽ bằng các nét gì? Khi ghép các nét đó lại cô được hình gì?
 	Từ đó tôi hướng dẫn trẻ vẽ các hình vuông, chữ nhật, hình tam giác... và tạo thành ngôi nhà như sau: 
 Để vẽ được hình vuông cô sẽ đặt bút vẽ 2 nét ngang ở trên và ở dưới, cô kéo từ trái sang phải. Sau đó cô vẽ 2 nét xổ thẳng, cô đặt bút từ trên kéo xuống dưới và các nét đó gặp nhau ở các góc. Tiếp theo cô sẽ vẽ mái nhà: mái nhà cô sẽ vẽ hình tam giác, cô vẽ 2 nét xiên 2 bên, sau đó cô vẽ nét ngang. Tương tự với các chi tiết khác của ngôi nhà để tôi hướng dẫn trẻ.
 Tiếp theo tôi sẽ hỏi ý tưởng của trẻ: Con định vẽ ngôi nhà như thế nào?(Vì đây cũng là một tiết mà trẻ được vẽ ngôi nhà theo ý thích và trí tưởng tượng của trẻ) Tôi sẽ giải thích cho trẻ vì các con cùng vẽ ngôi nhà của bé. Vậy ngôi nhà phải là chính, các con sắp xếp, bố cục ngôi nhà là mảng chính. Sau đó các con sẽ vẽ thêm cảnh vật khác xung quanh ngôi nhà, để ngôi nhà thêm đẹp.
Và một điều cũng rất quan trọng là trẻ phải học cách cầm bút sao cho đúng tư thế, trẻ không thể tự cầm bút mà cần có sự chỉ dẫn trực quan và giải thích rõ ràng của giáo viên. Cầm bút không đúng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng sự phát triển các thao tác tạo hình của bàn tay và làm cho quá trình miêu tả hình vẽ trở nên khó khăn.
Tôi phải rèn trẻ cách cầm bút đúng bằng 3 ngón tay: giữ bút bằng ngón cái và ngón trỏ; ngón giữa giữ ở phía dưới; khi vẽ cánh tay cho tới bàn tay phải đặt nằm trên bàn làm điểm tỳ hoặc hơi nhích cao hơn, dựa vào cây bút.
Phải học cách nhấn bút mạnh, hoặc nhẹ với các mức độ khác nhau tùy theo ý muốn để tạo nên các sắc thái màu, các đường, nét,... với các tính chất khác nhau nhằm gây nên sức truyền cảm cho các hình vẽ. Ngoài ra tôi bồi dưỡng cho trẻ cách vẽ màu (đưa bút theo một hướng hoặc không ra ngoài nét viền) với các loại bút vẽ khác nhau (bút chì, bút sáp, bút lông, phấn màu) cần giúp trẻ nắm được kỹ thuật sử dụng khác nhau. Khi trẻ vẽ cô cần quan tâm nhắc nhở để rèn cho trẻ ngồi đúng tư thế, không để trẻ cúi mặt sát xuống bàn hoặc không ngồi vẹo người.
Khi được rèn, trẻ có tư thế ngồi thẳng, đặt cánh tay đúng tư thế, thoải mái trên bàn, và cầm bút đúng cách (có phụ lục đính kèm).
Tư thế ngồi vẽ của trẻ đầu năm học
 (có phụ lục đính kèm).
 Tư thế ngồi vẽ của trẻ về cuối năm học
Từ việc “Rèn trẻ vẽ các nét cơ bản và phối hợp các nét vẽ tạo thành hình khối, biết cách cầm bút và tư thế ngồi vẽ” tôi thấy trẻ có rất nhiều tiến bộ và tư thế ngồi học, cách cầm bút của trẻ đúng hơn.
* Hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục bức tranh, cách sử dụng màu sắc để tô tranh
	Bố cục trang trí cũng như cách phối màu thường tuân theo những quy luật thẩm mỹ nhất định. Các giờ học vẽ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và khiếu thẩm mỹ của trẻ.
	Để giúp trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình và tạo ra các sản phẩm có màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục. Trước hết tôi cần giúp trẻ hiểu được bố cục hợp lý, sự sắp xếp hình vẽ trong bức tranh mang tính nghệ thuật hoặc trang trí. Để hiểu, cảm nhận và thực hiện được những hình trang trí trẻ phải biết nhìn bao quát cả không gian tờ giấy, xác định các vị trí đặt hình khối của bức tranh. Tùy theo lứa tuổi, các nội dung tạo hình trang trí, cần được sắp xếp linh hoạt, có hệ thống để thực hiện các nội dung giáo dục, phát triển với các mức độ nâng cao dần.
Ví dụ: Vẽ chân dung: Thì đặt giấy dọc trước mặt, vẽ khuôn mặt là một hình tròn to giữa giấy, sau đó vẽ tóc, tai, mũi, miệng.
	Trẻ mẫu giáo cần làm quen và sử dụng tích cực tính nhịp điệu của sự sắp xếp các hình trang trí. Trước hết trẻ cần làm quen với cách sắp xếp theo bố cục hàng lối( t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_4_5_tuoi_lam_quen_voi_hoat_don.doc