SKKN Một số biện pháp dạy học sinh cảm thụ văn học trong chương trình dạy – học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp dạy học sinh cảm thụ văn học trong chương trình dạy – học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4

 Cũng như các môn học khác, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt trong đời sống của học sinh Tiểu học. Thông qua môn Tiếng Việt hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản : Nghe, nói, đọc, viết. Đây là công cụ để học sinh tìm kiếm khám phá và nắm vững hệ thống tri thức của các môn học khác.Đặc biệt là với chương trình dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN).Đây là một mô hình trường học hỗ trợ học sinh nâng cao năng lực tự học.Đọc –hiểu văn bản bước đầu giúp học sinh nhận biết được nhiều tri thức sơ giản ,cần thiết trong quá trình học tập ở trường cũng như trong cuộc sống.Giúp các em biết sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong học tập ,suy nghĩ và giao tiếp.

 Trước khi đến trường, học sinh tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên, các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ, học sinh đã được nghe những câu chuyện cổ tích, bài đồng dao, ca dao . qua lời ru của bà, của mẹ.Khi đến trường, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ văn học. Các em bắt đầu làm quen với các thao tác tìm hiểu nội dung, nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập của các bài Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn.

 

doc 22 trang thuychi01 17535
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học sinh cảm thụ văn học trong chương trình dạy – học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài 
 Cũng như các môn học khác, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt trong đời sống của học sinh Tiểu học. Thông qua môn Tiếng Việt hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản : Nghe, nói, đọc, viết. Đây là công cụ để học sinh tìm kiếm khám phá và nắm vững hệ thống tri thức của các môn học khác.Đặc biệt là với chương trình dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN).Đây là một mô hình trường học hỗ trợ học sinh nâng cao năng lực tự học.Đọc –hiểu văn bản bước đầu giúp học sinh nhận biết được nhiều tri thức sơ giản ,cần thiết trong quá trình học tập ở trường cũng như trong cuộc sống.Giúp các em biết sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong học tập ,suy nghĩ và giao tiếp.
 Trước khi đến trường, học sinh tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên, các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ, học sinh đã được nghe những câu chuyện cổ tích, bài đồng dao, ca dao ... qua lời ru của bà, của mẹ...Khi đến trường, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ văn học. Các em bắt đầu làm quen với các thao tác tìm hiểu nội dung, nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập của các bài Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn...
 Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 4, tôi đã thấy được tầm quan trọng của dạy học Tiếng Việt nói chung và bồi dưỡng thêm cho các em khả năng cảm thụ văn học thông qua các bài thơ ,bài văn học trong chương trình. Khi đọc một tác phẩm văn học thì điều hết sức cần thiết phải có sự rung cảm. Bởi vì, cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Như vậy cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc(nghe) một câu chuyện, một bài thơ...ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi ,gắn bó với những gì đã đọc. Ở học sinh tiểu học, tình cảm, tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng, dễ xúc động trước những kích thích trong đó có kích thích thẩm mĩ. Tuy nhiên các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát và kĩ năng diễn đạt. Muốn HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự sâu sắc ,ở ngôn từ, biện pháp nghệ thuật, ở ý nghĩa trong mỗi bài văn, bài thơ, khổ thơ, đoạn văn mà các em đã được học thì người giáo viên phải rèn được cho các em trước hết là kĩ năng cảm thụ văn học. Qua cảm thụ, HS được tăng cường thêm vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ trong viết bài tập làm văn như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, liên tưởng,và từ đó giúp các em có kĩ năng đọc diễn cảm hơn một tác phẩm văn học nếu các em cảm thụ tốt văn bản đó.
 Mặt khác, từ trước đến nay chỉ trong các kì thi dành cho học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học thì học sinh mới có điều kiện tiếp xúc với kĩ năng cảm thụ văn học.Nay không còn các kì thi này nữa vậy các em lại không hoặc rất ít khi được tiếp xúc với cảm thụ văn học chăng ? Đó là sự trăn trở của những người giáo viên như tôi khi đứng trên bục giảng . Từ những trăn trở đó, tôi mạnh dạn đề xuất : “Một số biện pháp dạy học sinh cảm thụ văn học trong chương trình dạy –học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 ” để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt cho học sinh học lớp 4 nói riêng và ở tiểu học chung .
2. M ục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở lớp 4.
3. Đối tượng nghiên cứu :
 - Sách Hướng dẫn Tiếng Việt 4, tài liệu giảng dạy TV4, các bài làm của HS lớp 4 trường Tiểu học Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu bài học của học sinh ở sách HD Tiếng Việt 4, tham khảo tài liệu liên quan,tham khảo ý kiến của đồng nghiệp,các bài làm của học sinh lớp 4,
PHẦN II: NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
 - Như chúng ta đã biết con người muốn tư duy được phải có ngôn ngữ, có giao tiếp .Muốn có giao tiếp hay ,đễ đi sâu vào lòng người thì cần có sự tư duy ,trau chuốt trong khi dùng từ đặt câu và hiểu được một cách sâu sắc văn cảnh mình cần sử dụng là gì.Thông tư 30 mới được ban hành của Bộ Giáo Dục về đánh giá ở môn Tiếng Việt cho học sinh có nói : Nói đúng nội dung cần trao đổi ; biết giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng ; ứng xử thân thiện ,Với những yêu cầu như vậy ta càng thấy rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp .Vậy môn Tiếng Việt sẽ giúp các em giải quyết những vấn đề trên một cách hiệu quả nhất .Giúp các em hiểu sâu sắc hơn về một văn bản để nói, viết hay hơn ,dễ đi vào lòng người hơn.
II. THƯC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HS LỚP 4. 
 1.Thực trạng dạy của giáo viên.
 - Trong thực tế dạy học cho thấy nội dung chủ yếu của việc dạy học Tiếng Việt hiện nay là : Trong tiết học Tiếng Việt các em cứ hoàn thành được mục tiêu bài học đề ra là tốt rồi.Còn việc có cảm nhận được cái hay ,cái đẹp của một tác phẩm văn học hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên ,qua tìm hiểu tôi thấy nhiều GV vẫn chưa thật sự chú trọng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học thông qua việc dạy học các phân môn tập đọc, luyện từ và câu... Việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở lớp 4, 5 chưa được chú trọng vì nhiều lí do: thời lượng một tiết tập đọc ngắn, giáo viên chỉ tập trung rèn các em đọc trôi chảy và tìm hiểu nội dung bài đọc. Mặt khác, giáo viên lớp 4, 5 dạy quá nhiều môn nên thiếu đầu tư cho việc cảm thụ bài tập đọc mà bản thân sắp dạy. Vì vậy nội dung truyền thụ cho HS cũng đơn giản chưa đạt đến những rung động thẩm mĩ của bài học, do đó các em nhanh quên 
 2. Thực trạng học của học sinh :
 Qua những năm được nhà trưòng phân công dạy lớp 4,5 và giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh tôi thấy : Do việc trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho các em còn ít nên khi tiếp xúc với văn học các em trở nên khô khan, nhàm chán và không phát huy được khả năng cảm thụ văn học của bản thân. Nhiều em còn ngại học và cảm thấy dạng bài này quá khó. Các em chưa biết phát hiện và thể hiện được sự tế nhị, kín đáo trong chi tiết và hình ảnh, chưa biết diễn đạt đoạn văn theo cảm xúc riêng của mình, mà chỉ trình bày giống như hình thức trả lời câu hỏi. Điều này cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học do tư duy lô-gic ở các em chưa hoàn thiện. Ngày nay học sinh thích xem phim và truyện tranh hơn đọc các sách văn học thiếu nhi, vì vậy các em thiếu cái nền cơ bản khi cảm nhận cái hay, cái đẹp của một văn bản .Vì vậy việc bồi dưỡng thêm về năng lực cảm thụ văn học là giúp các em trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học và đặc biệt là rèn luyện cho các em cách viết một bài văn có cảm xúc  Để rèn luyện cho các em đạt được những kĩ năng trên thì mỗi GV luôn tích cực đổi mới các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách ,tìm ra hướng đi đúng đắn trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
 3. Kết quả của thực trạng trên.
 Từ thực trạng dạy - học trên cho thấy việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bản thân người dạy chưa cảm nhận được những điều hay và lí thú qua mỗi tiết dạy để lồng ghép phần cảm thụ văn học vào trong các bài giảng của mình . Còn học sinh chưa thật sự ham học, vốn từ và kinh nghiệm sống còn ít. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bài làm của các em. Trong 2 năm được nhà trường phân công giảng dạy cho học sinh lớp 4 .Tôi thấy chất lượng còn hạn chế và kết quả các kì thi cuối kì ,cuối năm khi học sinh viết một bài văn tả hay nêu nội dung bài đọc đã cho ở phần đọc hiểu thì kết quả đạt được như sau : 
 	Năm học 2013-2014 đạt điểm 9-10 : 9/34 em
 Năm học 2014- 2015 đạt điểm 9/10: 11/37em
 Bản thân tôi rất trăn trở về kết quả đạt được của trường và cần phải mạnh dạn đề xuất giải pháp khắc phục tình hình trên. 
 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Qua các năm được phân công dạy lớp 4, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
 1. Thông qua các tiết tập đọc, luyện từ và câu , tập làm văn việc đầu tiên là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản của bài học đó,tiếp đến là dành thời gian để hướng dẫn thêm cho các em cảm nhận được cái hay ,cái đẹp trong từng từ ngữ,từng câu văn ,câu thơ trong bài học và bồi dưỡng cho HS vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học . 
 2. Rèn học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu có hình ảnh , viết đoạn văn tả,bài văn tả có sử dụng biện pháp nghệ thuật và hướng dẫn thêm các dạng bài tập cảm thụ văn học vào các tiết thực hành Tiếng Việt. 
 Để khắc phục tình trạng như trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp sau để bồi dưỡng cho các em ở nội dung cảm thụ văn học như sau: 
 IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Dạy cảm thụ văn học thông qua các tiết dạy tập đọc, luyện từ và câu 
 1.1 Đối với phân môn tập đọc :
 Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng bậc nhất trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS, bởi phân môn này cung cấp một khối lượng ngữ liệu văn chương rất lớn, thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhauChúng đã được biên soạn theo hệ thống chủ điểm và theo các kiểu văn bản. Nội dung cụ thể của cảm thụ văn học trong các bài tập đọc là học sinh được đọc trực tiếp các ngữ liệu văn chương, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, đồng thời diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi trả lời các câu hỏi trong phần tìm hểu bài. Phân môn Tập đọc còn tạo điều kiện để học sinh rung cảm, thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng ngôn từ thông qua giọng đọc diễn cảm, giọng ngâm tùy thuộc vào nội dung từng bài.
 Để có thể dạy cho học sinh lớp 4 cảm thụ văn học tốt qua môn tập đọc, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau:
 - Hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Giáo viên cần phải phát huy tối đa năng lực điều chỉnh tài liệu học phù hợp cho học sinh lớp 4 thông qua chương trình VNEN . Mỗi giáo viên phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt những câu hỏi khơi gợi học sinh tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, hành động trong bài tập đọc.
 - Gợi ý cho học sinh so sánh, chọn lựa, đánh giá, phân tích, có cách hiểu khác, góc nhìn khác về bài tập đọc đang học nhằm phát huy năng khiếu văn học các em.
 - Giáo viên đưa ra lời bình luận đủ và đúng thời điểm. Sau khi hướng dẫn học sinh cảm thụ bài tập đọc, giáo viên có thể cho học sinh nêu lên cảm nhận của mình rồi sau đó đưa ra lời bình của mình về bài tập đọc để học sinh thấy lời bình của thầy cô khác ý mình, hay hơn mình, đồng thời có sự giao lưu tình cảm giữa giáo viên và học sinh. (Cảm nhận của mọi người được bộc lộ ra một cách gần gũi thân thiện). Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng lời bình của mình đưa ra, khéo léo tránh tình trạng học sinh cảm thấy cảm nhận của mình dở, không hay như giáo viên từ đó các em ngại bộc lộ suy nghĩ của mình.
 - Đối chiếu bài tập đọc với các loại hình nghệ thuật khác như ca nhạc, kịch, điện ảnh, hội họa Học sinh hết sức thích thú khi nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ ( bài Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính,bài Khúc Hát Ru Nhũng Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ mình vừa học như bài hay bài tập đọc của mình là một tác phẩm văn học được dựng thành phim thiếu nhi (bài Ở Vương Quốc Tương Lai..).
 - Diễn đạt thành văn xuôi từ bài thơ: Các bài tập đọc là văn vần, có thể cho học sinh diễn đạt lại bằng văn xuôi vì có cảm nhận hết cái hay của bài thơ các em mới có thể diễn đạt lại bằng văn xuôi một cách mạch lạc, trôi chảy như bài Nàng Tiên Ốc, 
 - Đọc diễn cảm: Là thể hiện sáng tạo bài tập đọc bằng giọng đọc, nhằm tác động đến người nghe. Vì qua thưởng thức giọng đọc, người nghe sẽ sản sinh ra những ấn tượng, xúc động tự nhiên về bài tập đọc. Chính vì thế, bằng giọng đọc diễn cảm của giáo viên sẽ tạo cho học sinh những bất ngờ hứng thú dù các em đã đọc nhiều lần nhưng vẫn thấy mới lạ khi nghe. Và khi cho học sinh đọc diễn cảm, đó chính là dịp các em bộc lộ cảm xúc của bản thân qua cảm thụ của chính mình. Cần lưu ý đọc diễn cảm không phải là khoe chất giọng mà là thể hiện xúc động từ trái tim, từ cảm nhận chính mình. Bởi thế, không nên gò ép học sinh theo một khuôn mẫu nhất định nào đó.
 Qua thời gian lồng ghép dạy học sinh cảm thụ văn học qua môn phân môn tập đọc, tôi cảm thấy học sinh tỏ ra rất yêu thích giờ tập đọc, tự tin phát biểu cảm nhận của mình, tăng vốn hiểu biết về các biện pháp nghệ thuật được dùng trong văn chương. Theo đó, học sinh làm tốt hơn các bài tập về cảm thụ văn học và quan trọng nhất là các em nhận ra được cái nổi bật, sâu sắc, đẹp đẽ của bài tập đọc mình đã học cũng như thể hiện rõ tính cách của bản thân khi bộc lộ yêu ghét, đánh giá hình ảnh, hành động, nhân vật, có trong bài tập đọc.
 Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập đọc, tôi cho HS bàn luận cùng nhau trong nhóm để nêu lên cảm nhận của mình về cái hay của bài, sau đó nhận xét , bổ sung . 
 Ví dụ 1 : Khi dạy bài tập đọc : Cánh diều tuổi thơ- SHD học Tiếng việt 4 –tập 1B- trang : tôi giúp HS xác định được nội dung cảm thụ văn học qua bài văn đó là gì?. Trước hết là cảm thụ về nội dung: Đó là niềm sung sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều,ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. Cảm thụ về nghệ thuật: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nhất là từ ngữ chỉ âm thanh, các từ ngữ được dùng cho miêu tả âm thanh của tiếng sáo diều được tác giả sử dụng vô cùng tinh tế và gợi cảm và biến hóa khôn lường : Tiếng sáo diều “ vi vu trầm bổng ” tiếng sáo diều như “nâng lên” như “ gọi thấp xuống những vì sao sớm”.Tiếng sáo không chỉ là những âm thanh du dương được nghe bằng tai mà tiếng sáo còn như lời mời gọi ,sự vỗ về những tâm hồn trong sáng . Và mỗi giáo viên phải giúp học sinh hiểu được “ Nỗi khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của những đứa trẻ mục đồng từ một trò chơi dân gian hết sức bình dị.Nó đã làm cháy lên bao khát vọng của tuổi ngọc ngà ,bao ước mơ hoài bão của một thời mới lớn..” Nếu trong giờ dạy tập đọc GV giúp học sinh hiểu được điều này thì khi cảm thụ bài văn này các em sẽ làm rất tốt.
 Ví dụ 2: Khi dạy bài : Đường đi Sa Pa –SHD học Tiếng Việt 4 - Tập 2B- Trang 4
 Đối với bài này, khi dạy GV cần xác định trọng tâm cần cảm thụ là gì để dạy xoáy sâu vào trong nội dung đó. Cụ thể trong phần tìm hiểu bài hệ thống câu hỏi trong tài liệu điều chỉnh mỗi giáo viên cần nêu ra được hệ thống câu hỏi để làm nổi bật lên được những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của Sa Pa mà tác giả đã vẽ nên ở trong từng câu ,chữ của bài văn. VD ở câu hỏi số 3 nên thay bằng câu hỏi sau : Những bức tranh phong cảnh bằng ngôn ngữ trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả .Hãy nêu một quan sát thể hiện sự tinh tế đó? Sau khi đặt câu hỏi, HS suy nghĩ ,thảo luận và trả lời, cần hướng cho HS cảm thụ được VD: Bức tranh ngựa rất sinh động và đẹp: “ Tôi đang lim dim mắt ngắm mấy con ngựachùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ” Bằng cách sử dụng từ ngữ vô cùng tinh tế và gợi cảm bộ lông bầy ngựa trở nên đẹp rực rỡ .Từ “dịu dàng , lướt lướt liễu rủ ” làm cho hình ảnh một bầy ngựa hiền lành được chăm sóc rất chu đáo 
Hay ở câu văn :“ Hoàng hôn áp phiên của phiên chợ thị trấn ,người ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt”.rất đẹp ,rất nên thơ gợi lên cuộc sống bình yên ,êm đềm của thị trấn .Cách viết ,cách cảm ,cách sử dụng từ láy “dập dìu” ,từ chỉ màu sắc “ tím nhạt” rất tinh tế ,rất gợi.
 Hay chỉ trong một từ ngữ được lặp đi lặp lại “ thoắt cái” đã vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của Sa Pa với 4 mùa Xuân ,hạ ,thu ,đông lần lượt hiện ra “ một nét thu : lá vàng rơi trong khoảnh khắc ; Một nét đại hàn mùa đông : Trắng long lanh một cơn mưa tuyết .; Một nét xuân phới phới : Gió xuân hây hẩy nồng nàn Hoặc ở câu hỏi 5 mỗi giáo viên phải gợi ra được cho học sinh hiểu được : “ Phải tài hoa lắm ,phải quan sát một cách tỉ mỉ ,tinh tế và yêu mến thiết tha cuộc sống ,con người ,thiên nhiên nơi đây lắm thì sử dụng được những từ ngữ và những hình ảnh “ đắt giá” đến thế và mới viết hay như thế”. Đến phần củng cố, có thể cho HS phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân khi đọc bài văn, giúp HS nắm được cách trình bày : Đây là bài văn xuôi , giọng văn tha thiết, trầm hùng, cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp tu từ,... và hiểu ý nghĩa bài văn : Đường đi Sa Pa có bao cảnh sắc hùng vĩ ,tráng lệ hữu tình .Thiên nhiên Sa Pa thật đẹp ,quả là món quà tặng diệu kì thiên nhiên dành cho đất nước ta.
 Ví dụ 3: Khi dạy bài: Tre Việt Nam - SHD học Tiếng Việt 4 - Tập 1A Trang 63 . Mỗi giáo viên cần khéo léo dẫn dắt học sinh tìm hiểu được : Bài văn thể hiện một cách tuyệt đẹp những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam,dân tộc Việt Nam : giàu tình yêu thương ,ngay thẳng ,chính trực.Được thể hiện một cách khéo léo qua hình tượng được nhân hóa của cây tre. Giọng thơ du dương ,truyền cảm ,lời thơ mượt mà có nhiều hình ảnh đẹp.Ngay câu mở đầu đã giải thích cho chúng ta thấy Cây tre đã gắn bó rất lâu đời với người Việt Nam ,từ bao giờ cũng không ai biết .Tre đã chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa: (Tre xanh/ xanh tự bao giờ?/Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh).Nhưng không kém phần đanh thép hùng hồn thể hiện được tính ngay thẳng ,tinh thần bất khuất của nhân dân ta:được diễn tả qua các câu thơ : “ không đứng khuất mình bóng râm ,không chịu mọc cong ,chưa lên đã nhọn như chông ,Măng non là đã mang dáng thẳng thân tròn của tre”.Hình tượng cây tre còn được nhân hóa ,tượng trưng cho đức hy sinh ,tình thương con bao la của người mẹ hiền: “ Lưng trần phơi nắng ,phơi sương / Có manh áo cộc tre nhường cho con”.Hình ảnh “Tre già măng mọc” là sự thật ,là niềm tin về tuổi thơ về thế hệ tương lai .Ba tiếng “xanh” trong câu cuối bài thơ cho thấy cách dùng từ thật “tài hoa” ,thật “đắt” của tác giả khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre ,ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bền vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời .Cách dùng điệp từ ,điệp ngữ và dấu phẩy ( mai sau,xanh )-tạo ra âm hưởng nối tiếp giữa các từ ngữ ,như các dấu luyến trong âm nhạc, thể hiện sự trường tồn ,bền vững muôn đời của đất nước Việt Nam .
 GV giúp học sinh cảm nhận được : Bài thơ đã khép lại trong màu xanh hi vọng ,màu xanh của sự sống đang nảy nở ra cả chân trời .Ta đi trong màu xanh ấy để đến với tương lai tốt đẹp đang ở phía trước ,với niền tin yêu vào đất nước của mình.
 Nói tóm lại, muốn rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho HS thông qua môn tập đọc thì GV phải hiểu được nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của từng bài thơ, bài văn để hướng dẫn các em có khả năng cảm thụ tốt.
 1.2. Đối với phân môn luyện từ và câu : 
 Một trong những biện pháp giúp các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho HS nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nắm vững kiến thức về ngữ pháp Tiếng Việt, các em sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo. Muốn HS nắm được các biện pháp nghệ thuật đó thì thông qua việc dạy môn Tiếng việc nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng để cung cấp và bồi dưỡng cho các em. Các biện pháp nghệ thuật thường gặp ở tiểu học là: So sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ, lặp từ. GV phải giúp HS có kĩ năng nhận diện các biện pháp này trong đoạn văn, đoạn thơ.
 + Biện pháp so sánh: Là cách đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc có cùng một dấu hiệu chung nào đó nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, giúp cho việc miêu tả trở nên sinh động, gợi cảm . 
Ví dụ : Sông La ơi sông La
 Trong veo như ánh mắt 
 Bờ tre xanh im mát \
 Mươn mướt đôi hàng mi.
 ( Bè xuôi sông La-Vũ Duy Thông)
 Tác giả đã lấy “ánh mắt” ( thiếu nữ ) để so sánh với nước sông trong veo ,lấy “hàng mi “(giai nhân) để ví với bờ tre ,lá tre xanh “im mát”đôi bờ sông. Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh ( ánh mắt ,hàng mi) gợi sự suy nghĩ liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa của dòng sông: Nước sông “trong veo”; đôi bờ sông là những hàng tre xanh biếc tỏa bóng mát.
 + Biện pháp nhân hóa: Là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính hay hoạt động của con người chuyển sang đối tượng không phải con người( vật vô tri, vô giác) làm cho chúng có hành động, suy nghĩ, cảm xúc, nói năng,như ngườ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_sinh_cam_thu_van_hoc_trong_chu.doc