Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4

Cơ sở thực tiễn:

1. Thuận lợi

Giáo dục Tiểu học đang tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng dạy và

học theo chương trình sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy được cung cấp đầy đủ.

Các chuyên đề được tổ chức thường kì. Sách giáo khoa Tiếng Việt như vậy là

vừa tầm với học sinh lớp 4.

Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân Quận, Phòng GD- ĐT,

mỗi lớp ở trường tôi đều được trang bị một máy tính và máy chiếu giúp giáo

viên thuận lợi rất nhiều trong dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói riêng. Ban

giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao và giúp đỡ kịp thời khi giáo viên có vướng mắc

về chuyên môn.

2. Khó khăn

Qua việc thực tế giảng dạy Tập đọc trong trường tiểu học nói chung hay

trường tôi nói riêng, tôi thấy học sinh còn một số hạn chế sau:

- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ trực quan nên

việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cảm thụ

văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao.

- Một số học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kĩ thuật đọc chưa tốt

- Các em thường ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở một số câu dài, cấu trúc ngữ pháp

phức tạp, phản ánh cách hiểu sai nghĩa từ hoặc không để ý đến nghĩa của từ.

Ngoài ra, các em đọc chưa thể hiện được tình cảm của người đọc. Với bài kể

chuyện, ít học sinh phân biệt giọng nhân vật, đọc tốc độ đều đều, chưa biết nhấn

giọng vào một số từ gợi cảm, gợi tả

- Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, nhút nhát, đây cũng là yếu tố làm

ảnh hưởng đến cách đọc của học sinh.

pdf 20 trang hoathepmc36 28/02/2022 8416
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GI¸O DÔC 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc 
cho học sinh lớp 4 
Lĩnh vực : Tiếng Việt 
Cấp : Tiểu học 
Năm học: 2016 – 2017 
 MÃ SKKN 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
1/19 
MỤC LỤC 
 A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 
1. Lí do chọn đề tài 2 
2. Mục đích nghiên cứu 3 
3. Đối tượng nghiên cứu 3 
4. Phương pháp nghiên cứu 3 
5. Phạm vi nghiên cứu 3 
6. Thời gian nghiên cứu 3 
 B. PHẦN NỘI DUNG 4 
I.Cơ sở lí luận 4 
1. Mục tiêu dạy Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt 4 4 
2. Nội dung chương trình dạy Tập đọc lớp 4 4 
3. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học 4 
II. Cơ sở thực tiễn 5 
III.Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 6 
 3.1 Chuẩn bị kĩ giáo án 6 
 3.2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà 8 
 3.3Hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc 9 
 3.4 Luyện đọc trong các giờ học khác 16 
3.5 Giáo viên tích cực bồi dưỡng chuyên môn để dạy đọc tốt 17 
IV.Kết quả thu được 17 
 4.1Đối với học sinh 17 
 4.2Đối với giáo viên 17 
 C. KẾT LUẬN 18 
Kết luận và khuyến nghị 18 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
2/19 
A.PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài: 
 Luận điểm chủ nghĩa Mác- Lê- Nin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện 
giao tiếp quan trọng nhất của loài người”.Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện 
giao tiếp quan trọng nhất mà còn là phương tiện đặc trưng cho loài người. 
Không có ngôn ngữ, con người- xã hội không tồn tại và phát triển. Vì vậy 
nhiệm vụ quan trọng nhất trong nhà trường Tiểu học là phát triển ngôn ngữ cho 
học sinh, đặt nền móng cho sự phát triển về mọi mặt cho học sinh. 
 Thế hệ trẻ là những người chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi thế, mục 
tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho 
sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ 
bản để học tiếp trung học hoặc tham gia lao động ở gia đình và xã hội. 
 Tiếng Việt trong chương trình tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, 
Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Trong đó, Tập đọc là phân 
môn có vai trò quan trọng. Bởi vì Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp 
có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh như phát âm, từ ngữ 
tạo kiến thức bước đầu về văn học, về bố cục, hình ảnh, hình thành những kiến 
thức về đời sống và giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh nhằm phát triển những 
nền tảng cơ bản cho nhân cách của con người. Mục đích của việc dạy Tập đọc ở 
tiểu học là nhằm hình thành những kĩ năng hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cho 
học sinh. Nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy Tập đọc là hình thành năng 
lực đọc cho học sinh như đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Việc 
rèn cho học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm là khâu rất quan trọng. Bởi vì có đọc 
diễn cảm tốt thì học sinh mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, 
cảm nhận được nét đẹp về nội dung, hình thức của bài văn, bài thơĐồng thời 
tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Học sinh biết sử dụng 
ngôn ngữ để thông tin, giao tiếp, tiếp thu những kiến thức của các phân môn và 
môn học khác như: Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Đạo đứcTừ đó 
giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người. 
Tập đọc là phân môn không thể thiếu được trong nội dung chương trình 
môn Tiếng Việt nói riêng hay chương trình Tiểu học nói chung. Từ lớp 1, 2, 3 
các em được hình thành và phát triển kĩ năng đọc trơn. Lên lớp 4 đòi hỏi các em 
phải tăng cường tốc độ đọc, đọc lướt để chọn thông tin nhanh, bước đầu biết đọc 
diễn cảm, hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các 
bài văn, thơ Do đó, các em gặp phải không ít khó khăn khi đọc. Nguyên nhân 
có thể là do khả năng hiểu văn bản, khả năng phát âm song có một số nguyên 
nhân xuất phát từ chính giáo viên. Bởi chính giáo viên là người hướng dẫn. 
Là một giáo viên dạy lớp 4 tôi băn khoăn vì những vấn đề đó. 
Vì vậy tôi quyết định tìm hiểu thực trạng và áp dụng một số giải pháp cho 
quá trình dạy học của mình. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp 
nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4” 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
3/19 
2. Mục đích nghiên cứu: 
 Nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy họcTiếng Việt nói chung và dạy 
học phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng. 
 Đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đề tài này tôi đã nghiên cứu và thực hiện tại lớp 4 do tôi phụ trách giảng 
dạy và chủ nhiệm. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã kết hợp sử dụng các phương 
pháp sau: 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Tôi sử dụng phương pháp tổng hợp 
lí thuyết để nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến việc rèn kĩ năng đọc cho 
học sinh. 
- Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành quan sát học sinh và giáo viên trong quá 
trình dạy tập đọc để thu thập thông tin nhằm bổ sung cho các phương pháp trên 
- Phương pháp trò chuyện: Tôi tiến hành trò chuyện với giáo viên, học sinh khối 
4 trường tôi để thu thập thông tin bổ sung cho các phương pháp trên. 
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Tôi tiến hành tổng kết, rút kinh 
nghiệm những kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm. 
5. Phạm vi nghiên cứu: 
- Sách và các tài liệu giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, tài liệu liên 
quan đến Tiếng Việt. 
- Các biện pháp để hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc theo hướng phát 
huy tích cực 
-Thực trạng học Tập đọc của học sinh lớp tôi. 
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. 
6. Thời gian nghiên cứu: 
- Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
4/19 
B.PHẦN NỘI DUNG 
 I. Cơ sở lí luận: 
1. Mục tiêu dạy Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt 4: 
 Phân môn Tập đọc giúp học sinh: 
- Củng cố,phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở lớp 1, 2, 3; 
tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc 
diễn cảm. 
- Phát triển kĩ năng đọc hiểu ở mức cao hơn: nắm và vận dụng một số khái niệm 
như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện 
một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ 
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành 
nhân cách của con người mới. 
2. Nội dung chương trình Tập đọc lớp 4: 
 Chương trình Tập đọc lớp 4 được thiết kế với chủ điểm phong phú, bài đọc 
đa dạng, gồm 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, 
khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ(có hai bài thơ ngắn 
được dạy trong cùng một tiết) 
 Nếu như ở lớp dưới, chủ điểm học tập được xoay quanh những lĩnh vực rất 
gần gũi với học sinh như gia đình, trường học, tự nhiên và xã hội thì ở lớp 4, chủ 
điểm là những vấn đề đời sống của con người như tính cách, đạo đức, năng lực, 
sở thích cụ thể như sau: 
Học kì I Học kì II 
-Thương người như thể thương thân 
(Lòng nhân ái- tuần 1->3) 
-Người ta là hoa đất 
 (Năng lực, tài trí- tuần 19-> 21) 
-Măng mọc thẳng 
 (Trung thực, tự trọng – tuần 4-> 6) 
-Vẻ đẹp muôn màu 
(Óc thẩm mĩ – tuần 22-> 24) 
-Trên đôi cánh ước mơ 
(Ước mơ – tuần 7->9) 
-Những người quả cảm 
(Lòng dũng cảm – tuần 25 -> 27) 
-Có chí thì nên 
 (Nghị lực – tuần 11->13) 
-Khám phá thế giới 
 (Du lịch, thám hiểm – tuần 29 -> 31) 
-Tiếng sáo diều 
(Vui chơi – tuần 14->17) 
-Tình yêu cuộc sống 
(Lạc quan, yêu đời - tuần 32 -> 34) 
 Tuần 10,18, 28, 35 dành cho ôn tập giữa và cuối kì I, kì II. 
 Thời lượng dành cho môn Tiếng Việt là 8 tiết/ tuần thì phân môn Tập đọc 
đã chiếm 2 tiết/tuần. 
3.Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học: 
 Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích 
hoạt động, khám phá, tự làm việc theo hứng thú của mình. Thầy cô là hình 
tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sung nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe 
theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá 
trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường. 
 Đọc, viết có được là nhờ tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy cho học sinh 
đọc đúng, chính xác và hiểu được văn bản, đòi hỏi người thầy phải có phương 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
5/19 
pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với 
sự tiến bộ khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu 
học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ. 
II. Cơ sở thực tiễn: 
1. Thuận lợi 
 Giáo dục Tiểu học đang tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng dạy và 
học theo chương trình sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy được cung cấp đầy đủ. 
Các chuyên đề được tổ chức thường kì. Sách giáo khoa Tiếng Việt như vậy là 
vừa tầm với học sinh lớp 4. 
 Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân Quận, Phòng GD- ĐT, 
mỗi lớp ở trường tôi đều được trang bị một máy tính và máy chiếu giúp giáo 
viên thuận lợi rất nhiều trong dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói riêng. Ban 
giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao và giúp đỡ kịp thời khi giáo viên có vướng mắc 
về chuyên môn. 
2. Khó khăn 
 Qua việc thực tế giảng dạy Tập đọc trong trường tiểu học nói chung hay 
trường tôi nói riêng, tôi thấy học sinh còn một số hạn chế sau: 
- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ trực quan nên 
việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cảm thụ 
văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao. 
- Một số học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kĩ thuật đọc chưa tốt 
- Các em thường ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở một số câu dài, cấu trúc ngữ pháp 
phức tạp, phản ánh cách hiểu sai nghĩa từ hoặc không để ý đến nghĩa của từ. 
Ngoài ra, các em đọc chưa thể hiện được tình cảm của người đọc. Với bài kể 
chuyện, ít học sinh phân biệt giọng nhân vật, đọc tốc độ đều đều, chưa biết nhấn 
giọng vào một số từ gợi cảm, gợi tả 
- Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, nhút nhát, đây cũng là yếu tố làm 
ảnh hưởng đến cách đọc của học sinh. 
 Xuất phát từ thực trạng đó nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo 
sát phân loại chất lượng học tập phân môn Tập đọc (đặc biệt là mức độ đọc diễn 
cảm) của học sinh(61 HS lớp tôi ) để có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng 
đối tượng học sinh. Cụ thể như sau: 
NHÓM CHẤT LƯỢNG ĐỌC SỐ LƯỢNG 
Nhóm 1 Học sinh đọc đúng, lưu loát, diễn cảm 12 em 
Nhóm 2 Học sinh đọc đúng, trôi chảy nhưng đọc nhỏ 30 em 
Nhóm 3 Học sinh còn ngọng 3 em 
Nhóm 4 Học sinh đọc còn chưa lưu loát 16 em 
III. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
3.1. Chuẩn bị kĩ giáo án. 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
6/19 
Để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4, công việc vô cùng quan 
trọng không thể thiếu đó chính là khâu chuẩn bị. Giờ dạy có đạt hiệu quả hay 
không phần lớn là nhờ việc chuẩn bị của giáo viên có chu đáo không. Xác định 
được tầm quan trọng đó, tôi đã tiến hành như sau: 
- Soạn bài cụ thể, chi tiết, thể hiện từng hoạt động của thầy và trò. Xây 
dựng các phương pháp giảng dạy kết hợp với các phương tiện dạy học một cách 
linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng và đạt hiệu quả. 
 - Nắm chắc yêu cầu về rèn đọc của từng bài. Đọc kĩ bài Tập đọc sắp dạy, 
trao đổi cách đọc cùng đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc 
phải và cách xử lí những tình huống đó. 
 - Tìm hiểu kĩ nội dung văn bản để hiểu được các biện pháp nghệ thuật mà 
tác giả dùng, từ đó xác định được cách đọc đối với từng đoạn, từng bài, thể hiện 
đúng sắc thái tình cảm của bài và ghi nhớ cách đọc ấy. 
 - Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài Tập đọc, đưa ra thêm những câu 
hỏi dẫn dắt để giúp học sinh phân tích và khai thác nội dung. 
- Rèn đọc diễn cảm để phát huy tác dụng truyền cảm trực tiếp nội dung 
bài văn, bài thơ đến học sinh. 
- Các bài văn, bài thơ trong SGK của giáo viên được ghi vắn tắt những 
lưu ý về giọng đọc, sắc thái tình cảm (câu, đoạn, toàn bài) 
VD: Bài “ Mẹ ốm” (Tiếng việt 4- tập 1) 
Bài: “ Trung thu độc lập” (TV4- Tập 1) 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
7/19 
- Ngoài ra, những từ nào đọc nhấn giọng phải được gạch chân. Những câu văn 
nào khó đọc tôi sử dụng các ký hiệu để lưu ý học sinh khi đọc: 
Ký hiệu ngắt hơi (/), nghỉ hơi (//),ngoài ra có thể sử dụng thêm các ký 
hiệu đọc diễn cảm nếu thấy cần thiết như: lên giọng ( ), xuống giọng ( ), nhấn 
giọng hoặc kéo dài giọng ( -> ) ở những từ ngữ quan trọng cần lưu ý khi đọc bài 
văn, bài thơ. 
VD: Khi đọc bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” 
(Tiếng Việt 4- Tập 2) 
 Câu thơ: “ Con mơ cho mẹ / hạt gạo trắng ngần 
 Mai sau con lớn/ vung chày lún sân// 
 Hay khi đọc bài: “Tre Việt Nam” (TV4 – Tập 1) 
 Đoạn thơ: “ Tre xanh / 
 Xanh tự bao giờ ? // 
 Chuyện ngày xưa .. (-) / đã có bờ tre xanh..// ” 
- Trong giáo án tôi ghi rõ trọng tâm luyện đọc diễn cảm từng bài phù hợp với 
đối tượng học sinh (chú ý kiểu câu nào, thể hiện tình cảm gì, đoạn nào cần luyện 
kĩ) và có dự kiến các đối tượng học sinh ở từng đoạn. 
- Thiết kế, tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo để tạo không 
khí sôi nổi, vui, nhẹ nhàng trong tiết học. 
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo để sử dụng có hiệu quả, tạo ấn tượng 
sâu sắc tới học sinh. 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
8/19 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc bài: 
+ Khi đọc cần tập trung vào bài đọc. 
+ Đọc với niềm say mê có nghĩa là “sống” với nhân vật, biết vui, buồn, 
sướng, khổ cùng nhân vật. 
Tuy nhiên trong quá trình lên lớp còn nhiều tình huống sư phạm có thể 
xảy ra, cần xử lí. Song theo tôi, sự chuẩn bị cho bài dạy càng chu đáo bao nhiêu 
càng giúp cho người giáo viên chủ động sáng tạo trên lớp bấy nhiêu. 
3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà: 
Để giúp các em học tốt một bài Tập đọc, tôi thường hướng dẫn các em 
chuẩn bị bài một cách chu đáo. Cụ thể như sau: 
 - Trước tiên, các em cần đọc thành tiếng ít nhất 5 lần, sau đó đọc thầm. 
Tìm hiểu xem bài Tập đọc đó có thể chia thành mấy đoạn (hoặc mấy khổ thơ) và 
nội dung mỗi đoạn (mỗi khổ thơ) là gì. 
 - Học sinh đọc kĩ phần giải nghĩa các từ ngữ ở cuối bài. Dùng bút gạch 
chân những từ ngữ mình thấy khó hiểu để buổi học tới nghe cô giáo giảng hoặc 
nhờ cô giải đáp. 
 - Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo 
khoa bằng hiểu biết của mình (tránh đọc nguyên lời văn trong sách). Từ đó học 
sinh có thể hiểu được ý chính của bài Tập đọc. 
 - Tìm hiểu bài tập đọc thuộc thể loại gì?(thơ hay văn xuôi). Học sinh có 
thể nắm được cách đọc chung của từng loại văn bản. 
 - Để giúp học sinh đọc tốt, tôi cũng kết hợp với phụ huynh học sinh thống 
nhất phương pháp hướng dẫn học sinh học phân môn Tập đọc tại gia đình (ngay 
buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm). Từ đó, phụ huynh học sinh có thể giúp 
đỡ con em mình chuẩn bị tốt các bài Tập đọc của giờ học sau. 
 Ví dụ học sinh chuẩn bị bài “Đường đi Sa Pa” như sau: 
 - Đọc thành tiếng 5 lần. 
 - Đọc kĩ các từ chú thích ở cuối bài: Sa Pa, rừng cây âm âm, áp phiên, 
Hmông, Tu Dí, Phù Lá 
 - Tìm hiểu xem bài có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn cho 
biết điều gì? 
 - Đọc thầm các đoạn và trả lời câu hỏi trong sách 
Phần tìm hiểu này giúp học sinh nhớ nội dung bài. Với sự chuẩn bị kĩ như 
vậy của học sinh nên buổi học ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học 
sinh sẽ đọc lưu loát, tiến tới đọc hay,các em chủ động trong việc nắm bắt nội 
dung bài đọc, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học. 
 Chính vì có sự chuẩn bị chu đáo như vậy nên trong những giờ tập đọc tôi 
giúp cho học sinh đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu văn bản và đọc diễn cảm khi 
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. 
3.3. Hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
9/19 
Theo tôi, để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh thì không chỉ đợi đến 
bước luyện đọc lại của mỗi giờ Tập đọc mới rèn cho học sinh mà phải lồng ghép 
vào tất cả các bước của một giờ Tập đọc thì hiệu quả mới cao. Bởi vì, học sinh 
muốn đọc hay được thì trước hết học sinh phải phải đọc đúng, phải hiểu nội 
dung bài, Chính vì vậy để nâng cao kĩ năng đọc trong các giờ Tập đọc tôi 
thường tiến hành như sau: 
 a.Khởi động: 
 Để đọc tốt, các em phải thích đọc, có hứng thú học Tập đọc. Chính vì vậy, 
ngay từ đầu tiết học tôi chú trọng việc tạo hứng thú cho các em. Thay vì việc gọi 
bất kì 1,2 học sinh đọc 1 đoạn do cô chỉ định trong bài cũ để kiểm tra kết quả 
luyện đọc giờ trước của học sinh thì tôi cho một hoặc hai em đọc đoạn mình 
thích và hỏi vì sao con thích đoạn đó. 
 Những bài Tập đọc bắt đầu một chủ điểm, tôi cũng không kiểm tra bài cũ 
mà tôi giới thiệu chủ điểm rồi bắt vào bài mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. 
 Ví dụ: Với chủ điểm “Măng mọc thẳng”, tôi cho học sinh quan sát tranh và 
nêu nội dung bức tranh sau đó giới thiệu: Măng non là biểu tượng của thiếu nhi, 
của đội Thiếu niên Tiền Phong, cũng là tượng trưng cho tính trung thực, vì bao 
giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước rất cần 
trở thành những con người trung thực và trong lịch sử dân tộc ta có nhiều tấm 
gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Một trong những tấm 
gương đó chính là Tô Hiến Thành mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài Tập đọc ngày 
hôm nay. 
 Có bài tôi cho học sinh xem một đoạn clip, nghe một đoạn trong bài hát 
hoặc cho chơi trò chơi liên quan đến bài đọc rồi bắt vào bài. 
 Ví dụ: Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” – Sách T. Việt tập 1, tôi cho học 
sinh xem clip về một cậu bé lang thang đánh giày trên đường phố rồi giới thiệu 
vào bài. 
 Bài “Cánh diều tuổi thơ” – Sách T. Việt tập 1, tôi cho học sinh xem clip 
về trẻ em nông thôn chơi thả diều -> giới thiệu bài mới. 
 Bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – sách T.Việt tập 2, tôi 
cho học sinh nghe một đoạn bài hát có liên quan rồi giới thiệu bài. 
 Bài “Bốn anh tài” tôi tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi vận động nghe nhạc 
bài “Vũ điệu thần tiên” học sinh nhảy tại chỗ theo nhạc, sau đó người quản trò 
dừng nhạc, học sinh phải đứng yên không động đậy, học sinh nào cử động sẽ 
thua. Giáo viên sẽ khen những bạn nhanh và khéo sau đó bắt vào bài mới. 
 Có bài tôi dựa vào vốn hiểu biết của học sinh để vào bài như bài “Kéo co”, 
tôi cho 1 đến 3 học sinh giới thiệu về trò chơi kéo co mà con biết rồi giới thiệu. 
 Với cách khởi động như vậy, tôi đã tạo được hứng thú cho các em khi bắt 
đầu một tiết học. 
 b. Luyện đọc đúng 
 Để học sinh đọc diễn cảm tốt bài văn, bài thơ, đoạn văn, khâu đầu tiên tôi 
thường quan tâm là kĩ năng đọc đúng của học sinh. Theo như việc khảo sát phân 
loại chất lượng đọc của học sinh đầu năm thì học sinh lớp tôi còn hạn chế là ba 
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
10/19 
em đọc còn ngọng phụ âm l/ n . Những em này thường rất e ngại khi đọc bài. 
Chính vì vậy trước hết tôi rèn cho các em phát âm chính xác, rồi đọc đúng, đọc 
thông thạo, lưu loát rồi mới tiến đến rèn kĩ năng đọc diễn cảm.Trong phạm vi đề 
tài này việc sửa ngọng cho học sinh tôi sẽ không đi sâu mà sẽ trình bày kĩ phần 
trọng tâm của đề tài là nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh. 
 Muốn đọc hay được thì trước hết phải đọc đúng. Ngắt, nghỉ đúng là một 
yêu cầu về kĩ thuật đọc, nó chính là một điều kiện quan trọng để đọc diễn cảm 
và cảm thụ bài đọc. Chính vì vậy với mỗi bài dạy tôi chọn từ luyện đọc theo khả 
năng phát âm của lớp, chọn từ học sinh phát âm chưa chuẩn để luyện. Chọn câu, 
đoạn khó hoặc là từ“đắt” để luyện kĩ, lưu ý học sinh cách ngắt nghỉ khi không 
có dấu câu (ngắt nghỉ tâm lí, ngắt theo sự biểu hiện ý nghĩa). Phân công nhóm 
bàn đọc và phân vai hợp lí (luân phiên nhóm trưởng điều khiển). Sau đó tôi cho 
đại diện một vài nhóm nhận xét mình, nhận xét bạn đọc r

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_doc.pdf