SKKN Chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên

SKKN Chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên

 Như chúng ta đã biết mỗi môn học ở bậc Tiểu học đều góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính cần thiết, quan trọng của con người Việt Nam. Nếu như môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp thì môn Toán cũng có vị trí hết sức quan trọng bởi vì nó rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập và khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.

Ở bậc Tiểu học năng lực tư duy và trình độ của học sinh ở từng lớp luôn có sự khác nhau. Ở lớp 1,2,3 các em chỉ mới nhận thức được các sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nhưng từ lớp 4, 5 các em đã bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng thì các em phải biết đánh giá, nhận xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó. Môn Toán ở Tiểu học là môn học thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhiều nhất. Các em muốn giải quyết được tình huống đó thì yêu cầu các em phải có một năng lực tư duy nhất định. Thông thường trình độ của các em phát triển không đồng đều dù các em học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em nắm bắt kiến thức và vận dụng tính toán rất nhanh nhưng cũng có nhiều em vận dụng chậm chậm thậm chí không biết vận dụng gây mất thời gian, khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học.

Trong những năm qua có không ít thầy cô giáo nỗ lực giảng dạy và luôn tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Mặc dù học sinh được quan tâm đúng mức nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách tính và chưa thành thạo trong việc làm tính, điều đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh tính toán và hướng dẫn cách làm toán đạt hiệu quả chưa cao.

 

doc 17 trang thuychi01 11835
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN GIÚP HỌC SINH LỚP 4 THỰC HIỆN TỐT CÁC PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ TỰ NHIÊN
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Lan
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Hoằng Đồng 
SKKN thuộc môn: Toán
 THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỤC LỤC
2
1. MỞ ĐẦU
3
2
1.1. Lí do chọn đề tài
3
3
1.2. Đối tượng nghiên cứu
4
4
1.3. Phạm vi nghiên cứu
4
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. NỘI DUNG
6
2.1. Cơ sở lí luận
5
7
2.2. Cơ sở thực tiễn
5
8
2.2.1. Thực trạng chung
5
9
2.2. Thực trạng về biện pháp rèn học sinh thực hiện đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.
6
10
2.3. Các giải pháp
6
11
2.3.1. Nghiên cứu nội dung chương trình 
6
12
2.3.2. Tổ chức lớp học
7
13
2.3.3. Tổ chức hoạt động Câu lạc bộ
8
 14
2.3.4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học. 
9
15
2.3.5. Nắm chắc đối tượng cần bồi dưỡng, kèm cặp hướng dẫn
9
16
2.3.6. Kết quả
11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
17
3.1. Kết luận
12
18
3.2. Kiến nghị
13
19
Tài liệu tham khảo
15
20
Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại
16
21
Phụ lục
1 - MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết mỗi môn học ở bậc Tiểu học đều góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính cần thiết, quan trọng của con người Việt Nam. Nếu như môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp thì môn Toán cũng có vị trí hết sức quan trọng bởi vì nó rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập và khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.
Ở bậc Tiểu học năng lực tư duy và trình độ của học sinh ở từng lớp luôn có sự khác nhau. Ở lớp 1,2,3 các em chỉ mới nhận thức được các sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nhưng từ lớp 4, 5 các em đã bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng thì các em phải biết đánh giá, nhận xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó. Môn Toán ở Tiểu học là môn học thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhiều nhất. Các em muốn giải quyết được tình huống đó thì yêu cầu các em phải có một năng lực tư duy nhất định. Thông thường trình độ của các em phát triển không đồng đều dù các em học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em nắm bắt kiến thức và vận dụng tính toán rất nhanh nhưng cũng có nhiều em vận dụng chậm chậm thậm chí không biết vận dụng gây mất thời gian, khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học. 
Trong những năm qua có không ít thầy cô giáo nỗ lực giảng dạy và luôn tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Mặc dù học sinh được quan tâm đúng mức nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách tính và chưa thành thạo trong việc làm tính, điều đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh tính toán và hướng dẫn cách làm toán đạt hiệu quả chưa cao. 
 Qua dự giờ thăm lớp nhiều năm đối với các khối lớp, đặc biệt đối với học sinh khối 4 trường Tiểu học Hoằng Đồng mà tôi đang công tác, có nhiều em tiếp thu tốt nhưng cũng có một số em chưa hoàn thành về kiến thức kỹ năng môn Toán. Nhiều em tỏ ra không yêu thích khi học Toán, việc truyền đạt kiến thức cho các em trong những tiết Toán đã trở nên khó khăn. Đứng trước thực trạng nêu trên một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để học sinh yêu thích học Toán? Làm thế nào để chất lượng dạy học môn Toán ở khối 4 được nâng lên? Làm thế nào để các em tích cực học tập tốt môn Toán và nâng cao được chất lượng kiến thức kỹ năng để nhiều học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt môn Toán, hạn chế tối đa học sinh chưa hoàn thành?
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa học tốt môn Toán từ đó bản thân tôi có những kinh nghiệm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học toán của học sinh trong nhà trường nói chung và trong khối 4 nói riêng. Tôi đã nghiên cứu và xin chia sẻ “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Vấn đề tôi nghiên cứu mong muốn mang lại cho học sinh khối 4 có được giờ học Toán nhẹ nhàng mà đạt chất lượng cao, nhiều học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu của môn Toán, hạn chế tối đa học sinh chưa hoàn thành. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu :
	 Học sinh khối 4 trường Tiểu học Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa: 56 học sinh.
 Tập trung nghiên cứu chương số tự nhiên môn Toán lớp 4 với 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 1.4.1. Phương pháp tìm hiểu tư liệu.
 *Những tài liệu tham khảo phục vụ đề tài :
 	+ Thực hành phương pháp dạy học toán ở Tiểu học - Nhà xuất bản Đà Nẵng. (Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Tam - Chủ biên.)
 	+ Sách giáo viên - Sách giáo khoa Toán 4 - Nhà xuất bản Giáo dục (Tác giả Đỗ Đình Hoan - Chủ biên). 
	 + Tài liệu: “ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học Lớp 4” - Nhà xuất bản Giáo dục. 
 1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
 + Dự giờ.
 + Đàm thoại.
 + Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế. 
 + Kiểm tra.
	1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
	Tổng hợp, thống kê các lần khảo sát chất lượng học sinh. 
	1.4.4. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	Nghiên cứu công văn số 1751/SGD&ĐT-GDTH ngày 05/09/2016 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, công văn số 268/GD&ĐT-TH ngày 15/09/2016 của Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa,
2 . NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa. 
 - Theo chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 4: “Học xong môn Toán 4 nói chung nhất là học xong số tự nhiên và 4 phép tính với số tự nhiên, học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
 - Nhận biết được dãy số tự nhiên. Biết đọc, viết so sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên. Biết sắp xếp một nhóm các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
 - Biết cộng, trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số.
 - Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số 
(Tích không quá sáu chữ số).
	- Biết thực hiện phép chia số tự nhiên.
	- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần còn lại.
- Biết tính giá trị biểu thức có đến ba dấu phép tính.
- Biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân, 
tính chất nhân một tổng với một số để tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất”. ( Theo tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng)
 Trong quá trình giảng dạy trên lớp, làm thế nào để học sinh nắm được khái niệm về số tự nhiên, vì số tự nhiên là một loại số không mới với hình thức ghi tiện lợi của nó, học sinh nắm vững và thực hiện tương đối thành thạo các phép tính đối với số tự nhiên và dùng chúng để biểu diễn số là điều không mấy dễ dàng. 
 - Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp dạy trên lớp, tiếp xúc thường xuyên với các em, giúp các em nắm được kiến thức cần thiết và cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả học tập của các em. Vì thế, tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm phải tìm hiểu kĩ, nắm vững từng đối tượng học sinh của lớp mình để có biện pháp dẫn dắt, giúp đỡ đối với từng em cụ thể. Dựa trên cơ sở hiểu biết sẵn của các em, giáo viên đưa ra các tình huống thúc đẩy từng em học tập và trao dồi kiến thức, tạo điều kiện cho các em thực hành luyện tập thường xuyên, để các em có thói quen tính đúng, cẩn thận, chính xác.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
2.2.1. Thực trạng chung:
Khối 4 trường TH Hoằng Đồng có 56 học sinh .
 Đa số các em là con gia đình nông dân, trong đó có 6 em thuộc con gia đình hộ nghèo, 8 em thuộc gia đình hộ cận nghèo, 10 em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà nội (ngoại). Phần lớn các em được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nhưng do hạn chế về kiến thức, mạch kiến thức lớp 4 còn mới mẻ với các em. Một số học sinh chưa được sự quan tâm của gia đình và chưa có tinh thần tự học, tư duy chậm nên gặp khó khăn trong vấn đề học Toán, điều đó tạo nên sự khó khăn nhất định cho giáo viên. Qua gần 3 tháng nghỉ hè, kiến thức học được từ lớp 3 đã bị quên đi nhiều.
Khảo sát chất lượng môn Toán khối 4 tháng 9/2016 với 56 học sinh: 
Thời điểm khảo sát
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Tháng 9/2016
3
5,3%
42
75%
11
19,7%
 	2.2.2. Thực trạng về biện pháp rèn học sinh thực hiện đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên trong những năm qua: 
 * Thuận lợi: 
Phần lớn học sinh đã biết đọc và viết được số tự nhiên, có biểu tượng chính xác về khái niệm số tự nhiên, bước đầu nắm được hàng, lớp của một số tự nhiên. Học sinh nắm được lý thuyết và cách vận dụng lý thuyết vào bài tập thực hành; biết được cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.
 * Khó khăn:
- Học sinh chưa nắm chắc cách thực hiện phép tính. Thường là những em không tập trung, uể oải và ít khi làm bài tập đầy đủ.
 - Thuộc lý thuyết nhưng không biết áp dụng vào thực hành. 
 - Tính toán sai, nhầm lẫn.
	- Còn một bộ phận học sinh tính toán chậm, tính sai và ngán ngẩm khi gặp những bài toán liên quan đến phép chia số tự nhiên.
 - Còn một bộ phận học sinh trong lớp chưa thuộc bảng cửu chương hoặc thuộc máy móc theo kiểu nhớ bảng nhân không nhớ bảng chia, thuộc cả bảng nhưng khi áp dụng phép chia cụ thể thì không ước lượng được thương. 
 * Nguyên nhân:
 - Do học sinh chưa có ý thức tự học, chưa biết cách tự học. 
 - Do thiếu cẩn thận trong tính toán. 
 - Do không thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia ở các lớp dưới (lớp 1 - 3 ).
 - Do có sự nhầm lẫn giữa bài cũ với bài mới, bài này với bài khác.
 	- Với phép nhân, học sinh chưa thành thạo nhân với số có chữ số 0; hoặc nhân nhưng quên không nhớ đặt các tích riêng, quên không cộng có nhớ
- Với phép chia số tự nhiên học sinh chưa thành thạo có sự nhầm lẫn ở lượt chia thứ hai nếu bắt chữ số của số bị chia không chia được thì phải thêm 0 vào thương.
 2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Nghiên cứu nội dung chương trình:
Hết bậc tiểu học, việc học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng để thực hiện 4 phép tính nói chung và 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên nói riêng là vô cùng quan trọng, nó giúp cho các em có nền tảng vững chắc để học tiếp lên bậc Trung học và ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Tôi chỉ đạo để giáo viên nắm vững nội dung kiến thức cần đạt: 
 * Phép cộng, trừ các số tự nhiên.
- Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số, không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 367589 + 541708; 647253 - 285749.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên trong thực hành tính.
Ví dụ: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 921 + 898 + 3079.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn (dạng đơn giản).
Ví dụ: Tính nhẩm: 2000 + 3500
 * Phép nhân các số tự nhiên.
- Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có nhiều chữ số với các số có không quá ba chữ số (Tích không quá sáu chữ số).
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 435 x 253; 563 x 308.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và tính chất nhân một tổng với một số trong thực hành tính.
Ví dụ: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a) 37 x 25 x 4;
 b) 215 x86 + 215 x 14.
- Biết nhân nhẩm với 10, 100, 1000, nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
Ví dụ: 256 x 10; 25 x11; 96 x11.
* Phép chia các số tự nhiên.
 - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số không quá ba chữ số (thương có không quá ba chữ số).
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 13498 : 32; 28512 : 216.
- Biết chia nhẩm cho 10, 100, 1000.
Ví dụ: 200200 : 100
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 trong một số tình huống đơn giản.
 Hiểu rõ tầm quan trọng đó, tôi luôn nỗ lực chỉ đạo giáo viên giảng dạy với mong muốn các em thành thạo trong tính toán, giúp các em có niềm tin khi đến lớp học tập nói chung và học môn Toán nói riêng.
 Kế thừa những biện pháp mà trong những năm trước đây (khi còn là giáo viên đứng lớp) tôi đã sử dụng để rèn cho các em về kiến thức và kĩ năng của môn Toán. Bên cạnh đó, qua thực tế giảng dạy ngững năm gần đây, để định hướng đúng cho giáo viên trong quá trình rèn cho học sinh tính nhanh, cẩn thận mà chính xác, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc các em làm toán chưa đạt kết quả như mong muốn. Bản thân tôi đã nêu một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục như sau:
2.3.2. Tổ chức lớp học
 	Tôi chỉ đạo giáo viên sau khi nhận lớp cần củng cố nề nếp học tập cho các em. Sau một tháng đầu tiên, phân chia lớp thành bốn nhóm học tập, bầu ra bốn nhóm trưởng có trình độ có học lực tốt nhất để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành rèn “bốn phép tính cơ bản”. Trước mắt là kiểm tra bảng cửu chương, kỹ năng cộng trừ có nhớ, sau đó là các bài tập vận dụng. Các bài tập đưa ra theo quy luật từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Các em có một số buổi 15 phút đầu giờ để thực hiện và một số buổi hoạt động câu lạc bộ.
2.3.3. Tổ chức hoạt động Câu lạc bộ: “Trí tuệ tuổi thơ” 
Thực hiện công văn số 1751/SGD&ĐT-GDTH ngày 05/09/2016 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa: “Khuyến khích tổ chức các câu lạc bộ học sinh trong trường học và tổ chức giao lưu các câu lạc bộ học sinh.” ( trang 11).
Nhà trường đã thành lập câu lạc bộ: “Trí tuệ tuổi thơ” gồm các Câu lạc bộ như: “Em yêu Toán học”, “Em yêu Tiếng Việt”, “Giao tiếp Tiếng Anh”, “Kỹ năng sống”. 
Với hoạt động Câu lạc bộ: “Em yêu Toán học” là một hoạt động dạy Toán phong phú, đa dạng các hình thức tổ chức: trắc nghiệm, trò chơi, giao lưu,... Cơ sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Toán dưới dạng trò chơi, giao lưu là rất phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi, giao lưu dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia. Ngay từ khi họp Ban đại diện phụ huynh đầu năm, tôi đã phổ biến để phụ huynh rõ mục đích yêu cầu, tác dụng thiết thực của mô hình câu lạc bộ. Triển khai cụ thể cùng với giáo viên để giáo viên cùng chi hội trưởng triển khai trong cuộc họp phụ huynh của từng lớp. Tuyên truyền để phụ huynh hiểu: Lợi ích của các câu lạc bộ: vừa cho học sinh có thể vui vẻ học tập, vui chơi trong môi trường mà chúng yêu thích, vừa giúp chúng tự tin vào bản thân, hòa đồng với bạn bè. 
Không chỉ thế, những hoạt động ngoại khóa như thế này chắc chắn tốt hơn rất nhiều so với việc học sinh lãng phí thời gian của mình ở những nơi khác như tiệm internet, rong chơi Phụ huynh yên tâm hơn khi con em mình tham gia các CLB của trường học bởi ở đó chúng được an toàn, và vui chơi lành mạnh, kích thích tính chủ động, là nơi chắp cánh cho những tài năng trong tương lai. 
 Sau đó cho học sinh và phụ huynh đăng ký các câu lạc bộ yêu thích. Hầu như 100 % học sinh và phụ huynh đăng ký tham gia câu lạc bộ: “Em yêu Toán học”.
Trong mỗi tiết học, trò chơi toán học thường được đưa vào cuối tiết học nhằm củng cố kiến thức và luyện tập kĩ năng cho học sinh. Học sinh sử dụng thẻ trắc nghiệm (hoặc bảng con) giúp giáo viên kiểm tra nhanh những em còn hạn chế,... Khi được tham gia trò chơi, các em sẽ hứng thú và tích cực trong học tập, giờ học sẽ trở nên sinh động và đạt kết quả cao. Trò chơi còn giúp các em rèn luyện kĩ năng tính toán chính xác, tư duy linh hoạt và tác phong nhanh nhẹn. Ngoài ra tôi chỉ đạo giáo viên cho các em tham gia giao lưu chung 1-2 tiết/ tuần vào buổi học câu lạc bộ Toán. 
Về phía nhà trường, tôi chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng giáo viên thiết lập ngân hàng đề. Mỗi năm tổ chức giao lưu Câu lạc bộ 3 lần/ khối. Khi tổ chức giao lưu, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ thường căn cứ vào nội dung kiến thức bài dạy, trình độ học sinh của lớp và điều kiện hiện có để tổ chức. Giao lưu Câu lạc bộ: “Trí tuệ tuổi thơ” gồm các kiến thức, lĩnh vực chung như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội, Kỹ năng sống,... được thể hiện như một trò chơi, một hình thức kiểm tra kiến thức, kỹ năng làm bài nhanh nhạy. Khác với hình thức: “rung chuông vàng”, tất cả học sinh đều được tham gia giao lưu tất cả các câu hỏi (trong đó có 6-7 câu môn Toán). Em nào đạt số điểm cao nhất sẽ đạt giải Nhất. Nếu nhiều em đạt điểm cao Nhất thì sẽ có câu hỏi phụ. Sau mỗi lần giao lưu có công bố giải: Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích, phần thưởng cho tất cả học sinh tham gia. Các em rất thích hình thức tổ chức giao lưu câu lạc bộ như thế này. Các em không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu vì nếu không hiểu biết ở lĩnh vực này thì lại được thử sức ở lĩnh vực khác. (Phụ lục 1- Kết quả giao lưu Câu lạc bộ” “Trí tuệ tuổi thơ” khối 4).
Từ những hoạt động trên giúp các em thay đổi không khí lớp học, kích thích học sinh tính nhẩm nhanh và chính xác để trả lời, ghi kết quả vào bảng con. Những học sinh trả lời sai nhiều lần đã cố gắng về nhà học lại bảng cộng, trừ, nhân, chia cho thuộc để hôm sau giao lưu trả lời đúng. Trong khi đó học sinh có kiến thức kỹ năng tốt hơn sẽ có những câu hỏi mang tính tư duy sáng tạo, giành được giải cao. 
2.3.4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học
 Phối hợp với chuyên môn chỉ đạo giáo viên trong giờ học cần tránh nói nhiều và làm việc thay học sinh. Nhất là lúc chữa bài tập, cần để học sinh tham gia tự đánh giá kết quả học tập của bạn và của bản thân. Trong giờ dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp một cách hợp lí và có hiệu quả. Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh cùng suy nghĩ, giải quyết. Sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau phù hợp với từng tiết dạy, từng bài tập. 
 Ví dụ: Chia nhóm đủ trình độ để học sinh hoàn thành tốt giúp đỡ học sinh còn hạn chế, chưa hoàn thành về kiến thức kỹ năng. Ra bài tập theo 4 mức độ, mức độ 3,4 đòi hỏi sự tư duy sáng tạo dành cho nhóm học sinh hoàn thành tốt, và bài tập có mức độ 1,2 cho nhóm học sinh còn lại. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành và hoàn thành chậm. 
2.3.5. Nắm chắc đối tượng cần bồi dưỡng, kèm cặp hướng dẫn
 Qua việc nghiệm thu của cuối năm học trước, Hiệu trưởng chỉ đạo việc bàn giao đầu năm những đối tượng còn hoàn thành chậm, học sinh hoàn thành tốt về môn học. Trên cơ sở khảo sát nắm chắc các đối tượng, từ đó bồi dưỡng cho những em có năng khiếu về môn Toán, kèm cặp cho những em kiến thức bị hổng, hay quên đặc biệt là rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản. 
Riêng các em hoàn thành còn hạn chế tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên kiểm tra bảng cửu chương và khả năng vận dụng của các em nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình toán lớp Bốn. Vì nếu học sinh mất kiến thức căn bản thì các em rất khó tiếp tục thành công trong công việc học toán. Để rèn luyện cho học sinh làm tốt bốn phép tính cơ bản đầu tiên cần rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm. Để giải được bất kì dạng toán nào đạt kết quả thì các em phải có kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản. Do đó cần dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên). Ban giám hiệu cũng lên kế hoạch 2-3 buổi/ tuần kèm cặp cho các em chưa hoàn thành môn Toán, Tiếng Việt ở các khối. Bản thân tôi (Hiệu trưởng) phụ trách môn Toán, phó hiệu trưởng phụ trách môn Tiếng Việt. Sau mỗi tuần chúng tôi tổng hợp chung kết quả, nắm bắt các đối tượng học sinh chưa hoàn thành. Vì vậy khi Đoàn thanh tra đột xuất của Phòng GD&ĐT về kiểm tra chất lượng học sinh, tên học sinh, lớp, môn chưa hoàn thành trùng khớp với kết quả của Đoàn kiểm tra. 
Giáo dục học sinh tính cẩn thận. Việc rèn tính cẩn thận trong tính toán là rất cần thiết. Để khắc phục những sai lầm này đòi hỏi giáo viên ngay từ lớp 1 trong khi dạy phải hết sức tỉ mỉ, hướng dẫn cho học sinh cách đặt tính, đặt dấu bằng, đến quy trình tính phải cẩn thận thì mới tập được cho các em kĩ năng tính toán thành thạo, chính xác. Những chi tiết dù rất nhỏ nhưng nếu giáo viên chú ý sửa sai thường xuyên, uốn nắn kịp thời thì dần dần trở thành thói quen, tạo ý thức tốt cho các em tính toán. Khi tính toán phải thực hiện phép tính từ phải sang trái, nhắc nhở nhiều lần sẽ giúp học sinh hình thành khả năng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_giao_vien_giup_hoc_sinh_lop_4_thuc_hien_tot_cac.doc