SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

+ Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giáo dục ở Tiểu học. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành, phát triển nhân cách con người lao động mới.

+ Phân môn Tập làm văn (TLV) rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Hoạt động lời nói gồm hai bình diện: sản sinh và tiếp nhận văn bản. Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: phân môn TLV sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã hình thành; rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn và trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Do vậy, phân môn TLV đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt, chữ viết với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn học khác khi có kiến thức tiếng Việt. Bởi đối với người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức.

 

doc 20 trang thuychi01 11474
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4
 Người thực hiện: Trần Trịnh Vân Cơ
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường tiểu học Quảng Trường
 SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
 Nội dung Trang 
 1. MỞ ĐẦU 1 
 1.1. Lý do chọn đề tài 1
 1.2. Mục đích nghiên cứu 2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
 2. NỘI DUNG 	 3
 2.1. Cơ sở lý luận. 3
 2.2. Thực trạng dạy học văn miêu tả lớp 4 4
 2.3. Một số biện pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4 7
 2.4. Kết quả của việc vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết
 văn miêu tả cho học sinh lớp 4 16 
 3. KẾT LUẬN 
 3.1. Kết luận 17 
 3.2. Đề xuất, kiến nghị 17
 Tài liệu tham khảo 19 
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	+ Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giáo dục ở Tiểu học. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành, phát triển nhân cách con người lao động mới.
+ Phân môn Tập làm văn (TLV) rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Hoạt động lời nói gồm hai bình diện: sản sinh và tiếp nhận văn bản. Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: phân môn TLV sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã hình thành; rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn và trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Do vậy, phân môn TLV đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt, chữ viết với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn học khác khi có kiến thức tiếng Việt. Bởi đối với người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. 
+ Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, các em có thể học tập và giao tiếp trong môi trường học tập lứa tuổi, giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở lớp trên. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn( Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu), mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau để người học học tốt Tiếng Việt. Trong đó, TLV là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Tập làm văn, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tiếng Việt ở tiểu học. Đối với học sinh tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã là khó; để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích mà phân môn TLV đòi hỏi người học cần dần đạt tới. Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách. Chương trình TLV ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ lớp 2, 3, các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát và trả lời câu hỏi. Lên lớp 4, các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối hoặc con vật - những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường rất khó khăn. Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả. Đã không ít những trường hợp giáo viên cười “ra nước mắt” khi đọc những câu văn miêu tả sự vật của học trò vì chuyện các em dùng từ sai, diễn đạt lộn xộn, so sánh khập khiễng Đối với giáo viên, đây cũng là loại bài khó dạy. Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả mong muốn, và không phải người giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,còn nhiều hạn chế. 
+ Trong giai đoạn hiện tại, mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Mặc dù trong rất nhiều các tài liệu có đề cập hoặc nghiên cứu vấn đề này, song trong thực tế dạy học, đây là một trong những vấn đề còn tồn tại song chưa thực sự được nhiều giáo viên quan tâm, giải quyết, khắc phục. Vì những lí do đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” với hi vọng góp phần nâng cao năng lực của bản thân, nâng cao chất lượng dạy- học văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu đề tài nhằm: 
+ Tìm hiểu thực trạng dạy và học viết văn miêu tả lớp 4 ở trường tiểu học.
+ Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt. 
+ Đề xuất một số biện pháp dạy học TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng. 
+ Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 + Các dạng văn miêu tả ở lớp 4: Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật.
 + Thực trạng dạy- học viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 trường tôi công tác. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 + Phương pháp nghiên cứu lí luận
 + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 + Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Mục tiêu của dạy viết văn miêu tả lớp 4 
Yêu cầu kiến thức: Thể loại văn miêu tả :Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả? 
- Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. 
- Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. 
Yêu cầu kỹ năng: Chương trình TLV miêu tả nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sản sinh ngôn bản, cụ thể: 
- Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện đặc điểm văn bản; phân tích đề bài, xác định yêu cầu. 
- Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn đã cho; quan sát đối tượng tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả 
- Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
2.1.2. Nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4 
 - Hệ thống phân môn Tập làm văn lớp 4 tổng cộng 62 tiết/ năm. Trong đó, văn miêu tả gồm có 30 tiết được phân bố như sau 
Tuần 14 	 -Thế nào là văn miêu tả 
 	 - Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Tuần 15 	- Luyện tập miêu tả đồ vật 
Tuần 17 - Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. 
 LTxây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
Tuần 19 	 - LT xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật 
 LT xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật 
Tuần 20 	 - Miêu tả đồ vật( Kiểm tra viết) 
Tuần 21 	 - Trả bài văn miêu tả đồ vật . Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 
Tuần 22 	 - Luyện tập qua sát cây cối . LT miêu tả các bộ phận của cây cối
Tuần 23 - LT miêu tả các bộ phận của cây cối 
 - Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Tuần 24 - LT xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 
Tuần 26 - LT xây dựng mở bài trong bài văn 
Tuần 27 - Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết) 
 - Trả bài văn miêu tả cây cối 
Tuần 29 - Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật 
Tuần 30 - Luyện tập quan sát con vật
 Tuần 31 - LT miêu tả các bộ phận của con vật 
 - LT xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
Tuần 32 - LT xây dựng đoạn văn miêu tả con vật 
2.2. Thực trạng dạy học văn miêu tả lớp 4.
 2.2.1. Thuận lợi:
Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả, nâng cao tay nghề cho giáo viên. Tổ chuyên môn đã tổ chức chuyên đề dạy học TLV lớp 4 + 5. Giáo viên đều được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, các phương tiện dạy học như máy chiếu , các loại tranh ảnhĐội ngũ giáo viên có năng lực, yêu nghề đã áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh linh hoạt và hiệu quả. Từ lớp 2, 3 học sinh được tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả, đã biết cách luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. Đối tượng miêu tả khá gần gũi với học sinh nông thôn( cây bàng, con gà,). Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo. Thế giới của các em là thế giới cổ tích. Những đồ vật, con vật, cây cối là những người bạn thân thiết, gần gũi mà các em có thể tâm tư, chia sẻ tình cảm của mình. Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị.
2.2.2. Khó khăn: 
 Như ta đã biết, sản phẩm của TLV là ngôn bản ở các dạng nói, dạng viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định. Sản phẩm của việc học văn miêu tả thường ở dạng viết. Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hoá, văn minh của một người; đối với học sinh, chứng tỏ tư duy logic, tư duy hình tượng đã phát triển ở một mức độ nhất định. Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sự đúc kết việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học. Song thực tế cho thấy,việc dạy học phân môn TLV ở lớp 4 chưa đạt kết quả cao, cụ thể như sau :
* Về phía học sinh:
- Đa số HSTH nói chung, HS lớp 4 nói riêng, tâm lí các em rất sợ học phân môn TLV vì khi học môn này đòi hỏi HS phải tư duy trừu tượng,logic, sắp xếp ý hệ thống mới làm được bài.
- HS làm bài văn mang tính đối phó, không chịu suy nghĩ, viết cho xong bài với nội dung sơ sài. 
- HS chưa phát huy tất cả các giác quan để quan sát; viết câu không dùng dấu câu, có khi cả bài văn chỉ có vài dấu câu, câu không đủ các bộ phận.
- Đa số HS biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả nhưng chưa sát với đối tượng ; ví dụ: Đôi mắt chú mèo tròn to như hai quả trứng gà.
- Một số ít HS chưa biết cách trình bày bài văn cho rõ bố cục 3 phần.
* Về phía giáo viên:
- Gv thực sự chậm đổi mới phương pháp dạy học phân môn này, ngại vận dụng các PPDH tích cực thường xuyên.
- Gv chưa chú trọng khơi gợi sự thích thú, say mê khi học phân môn TLV.
- Tiết trả bài TLV, GV thường dành thời gian rất ít để sửa lỗi cho HS, hiệu quả tiết học chưa cao.
- Nội dung văn miêu tả trong chương trình hiện tại sắp xếp không liền mạch. Khi học văn miêu tả, HS chưa nắm chắc cách làm đã chuyển sang thể loại khác.
- Trong những đợt thao giảng GV giỏi cấp trường, nếu để tự Gv đăng kí, GV ít khi và hầu như không chọn phân môn TLV để dạy.
 Điều tra chất lượng viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 cuối HKI và nửa đầu HK II năm học này có số liệu cụ thể như sau:
Lớp
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
 Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
4A (25em) 
22
88%
3
12%
4B (23em)
18
78%
5
22%
4C (23em)
19
82%
4
18%
 Cả khối (71)
59
83%
12
17%
 Từ những số liệu trên ta thấy, tỉ lệ học học sinh hoàn thành còn thấp so với môn Toán, kĩ năng dùng từ đặt câu, viết câu văn có hình ảnh để miêu tả sự vật còn hạn chế.
2.2.3 Thực trạng bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 
 Một số lỗi thường gặp trong bài văn của học sinh:
- Trong phần cơ sở thực tiễn tôi đã đề cập những vấn đề chung thường gặp ở bài văn miêu tả của học sinh lớp 4: bài văn ngắn, câu cụt, kể lể, ít hình ảnh,
Ví dụ: Học sinh thường viết là:
Cái cặp của em nhiều màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn. Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn để sách.
 Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành, tán rộng. Lá màu xanh. Quả ăn có vị chát. 
 Đoạn văn như vậy được coi là tạm được vì đúng ý. Câu văn rõ nghĩa. Nhưng miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là tả xong một đồ vật, một cây. Và nó cũng rất chung chung, không làm nổi bật được nét riêng của đồ vật đó, cây đó. 
- Đọc bài văn miêu tả của các em, ta còn thấy sự khô khan, nghèo cảm xúc, sự liệt kê lan man, dài dòng, lủng củng, lộn xộn, không lột tả được đối tượng miêu tả, đôi khi còn bịa đặt. Nhiều em muốn bắt chước cho bài văn hay hơn đã sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá một cách tuỳ tiện. 
Ví dụ: Quả bàng to như con lợn con.
- Hình thức câu lặp lại nhiều lần: 
 VD: Mắt của nó màu đen. Râu của nó dài. Lông thì đen 
- Chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn, trong dài. 
- Chưa biết sử dụng dấu câu nhằm nâng cao hiệu quả diễn đạt. 
 Ví dụ: Cún con mới dễ thương làm sao. (!) 
* Bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 hầu hết mắc những lỗi: Lỗi chính tả, lỗi dấu câu, lỗi diễn đạt, lỗi chủ đề. 
 + Lỗi chính tả: Học sinh chủ yếu vẫn thường sai phụ âm đầu l/n( chủ yếu), s/x, d/r/gi. Ở đây, tôi sẽ không đề cập sâu vấn đề này.
+ Lỗi dấu câu: + Không dùng dấu câu: Xảy ra nhiều với học sinh chưa hoàn thành. Các em không sử dụng hoặc ít sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong một câu hoặc trong một bài văn. + Sử dụng dấu câu sai. VD: Cây bàng cao thân cây. Xù xì.
 Lỗi diễn đạt: + Lỗi dùng từ không phù hợp. VD: Con mèo có bộ lông trắng tinh. 
 + Câu không đủ thành phần. VD: Có nhiều cành, nhiều lá rậm rạp. 
 + Câu thừa thành phần( lặp lại thành phần một cách không cần thiết). VD: Em rất yêu quý con mèo nhà em. 
 + Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong bài văn.
VD: Con gà trống dậy rất sớm. Nó dậy sớm để báo thức mọi người. 
 + Câu không phân định được thành phần. 
VD: Em phải giữ gìn chiếc đồng hồ để trên mặt tủ. 
 + Câu sai nghĩa. VD: Con mèo nặng khoảng 2 tạ. 
 + Câu không rõ nghĩa. VD: Con mèo lông trắng mắt nó em yêu chú lắm. 
+ Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu. 
 VD: Chiếc cặp của em màu đỏ giúp em học giỏi.
 +Các câu trong bài mâu thuẫn nhau.
 VD:Cây bàng to, mập mạp.Thân cây khẳng khiu.
 - Lỗi lạc chủ đề. 
 VD: Ngăn ngoài của cặp em đựng bút. Chiếc bút màu đỏ rất đẹp. 
 Như vậy, ta thấy bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 mắc rất nhiều lỗi. Tuỳ theo mức độ, học sinh năng khiếu có hạn chế hơn một số lỗi cơ bản. 
 2.2.4. Nguyên nhân 
- Giáo viên chưa khơi gợi được sự ham học, yêu thích miêu tả đồ vật, con vật, cây cối xung quanh, chưa tạo được động cơ học văn miêu tả ở các em. Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học.
 - Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác.
- Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. 
- Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợi tả. 
- Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,còn hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học.
- Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn.
- Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, có sự gượng ép.
- Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình.
	 2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Sau khi tìm hiểu, phân tích một số nguyên nhân và thực trạng học văn miêu tả của học sinh, tôi đã tích cực vận dụng số biện pháp dạy học và tổng hợp một số kinh nghiệm, biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 4, cụ thể như sau:
 2.3.1. Tạo động cơ học văn miêu tả ở học sinh: 
	 Công việc đầu tiên của dạy học TLV- sản sinh lời nói- là tạo ra được động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết). Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn nói hoặc viết theo các kiểu bài do chương trình qui định. Để sản sinh các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều kỹ năng khác ngoài các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kỹ năng dùng từ đặt câu. Đó là các kỹ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn. Nhiệm vụ của phân môn TLV bậc tiểu học là mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Trong đó, học văn miêu tả góp phần phát triển tư duy hình tượng, khả năng ngôn ngữ của trẻ được rèn luyện phát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân hoá,khi miêu tả. Nhưng làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ trên mà không biến các em thành những “thợ” viết văn? Vậy ta cần kích thích các em yêu văn và có nhu cầu viết văn. Mỗi GV phải làm sao cho HS không cảm thấy sợ học môn này mà ngược lại.
	- Trước hết, hãy tạo tình huống khiến các em háo hức khám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả. 
	Ví dụ : Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh cây hoa phượng đang ra hoa đỏ rực và hỏi: Quan sát tranh, em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà nhà văn Xuân Diệu đã ví “như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”? Học sinh sẽ phân tích tìm ra đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa với muôn ngàn con bướm đậu khít nhau. Qua đây cũng rèn cho các em óc quan sát tinh tế, sự liên tưởng và tư duy phân tích, kích thích các em suy luận. 
 - Dạy học sinh viết văn miêu tả phải gắn liền với việc hình thành những kĩ năng sống khác. Như dạy các em biết giữ gìn đồ vật, tổ chức cho học sinh trồng, chăm sóc và bảo vệ câyHọc sinh được trau dồi vốn sống, biết suy nghĩ, có những cảm xúc, tình cảm. Từ đó, mới dạy các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết. 
- Khi ra đề TLV, giáo viên nên chú ý đề bài yêu cầu viết về những gì gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo ra được động cơ nói năng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu. Trong tiết Kiểm tra viết (sách TV 4 tập 2- trang 92) có 4 đề bài gợi ý. Giáo viên nên dựa vào đó ra đề khác nhằm gợi cảm xúc cho các em trước khi viết bài. 
VD: Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em. 
 Đề 2: Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng. 
 Đề 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó. 
- Khi học sinh đã có hứng thú học văn miêu tả, ta tiếp tục duy trì điều đó trong suốt quá trình học tập và tích cực rèn các kĩ năng khác theo yêu cầu khi viết văn. Ngoài ra, bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề, để đạt mục đích giao tiếp, bài văn phải có sự phát triển, chủ đề phải được triển khai. Giáo viên cần chỉ ra các hướng cho học sinh viết
bài: viết theo trình tự thời gian, không gian hay từ toàn thể đến bộ phận Các bài văn miêu tả của học sinh phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc. Điều này chi phối kĩ thuật viết đồng thời đòi hỏi dạy viết văn miêu tả phải được bắt đầu từ việc hình thành tình cảm đối với đối tượng được miêu tả. 
 	2.3.2. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả:
	 Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa “Miêu tả” là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. Nhà văn Phạm Hổ:
“ Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ.”(Viết văn miêu tả và văn kể chuyện)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh_l.doc