SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ

thống giáo dục quốc dân, giữ vai trò quan trọng và có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi

dưỡng và giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ,

ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm quan hệ xã hội, hình thành cho trẻ những yếu tố

đầu tiên về nhân cách, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp một được vững vàng.[1]

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường đáp ứng

được mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Bên cạnh việc xây

dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề thì việc xây dựng cơ sở

vật chất (CSVC) ở trường mầm non hướng đến Chuẩn quốc gia (CQG) là điều

kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đồng

thời là phương tiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Tại Nghị quyết TW2 Khoá VIII Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục - Đào

tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. [5]

Đúng vậy, ngày nay với nền khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Kinh

tế tri thức đang dần đóng vai trò chủ đạo. Toàn cầu hóa và hội nhập đã trở thành

xu thế khách quan. Giáo dục - Đào tạo không thể không đổi mới và phát triển

toàn diện để làm tròn nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài, đáp ứng yêu cầu của phát triển toàn diện đất nước. Việc xây dựng

trường đạt CQG nhằm xây dựng các điều kiện tối thiểu cho đổi mới và phát triển

Giáo dục - Đào tạo.

Xây dựng trường CQG không phải là mục tiêu của giáo dục, nhưng xét ở

từng đơn vị cụ thể và thời gian cụ thể thì nó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện

cho phát triển giáo dục, vừa là cơ hội vừa là điều kiện để huy động xã hội hóa,

để làm cho xã hội hiểu hơn về giáo dục, cộng đồng trách nhiệm với giáo dục,

cùng làm giáo dục.

Mặt khác, xây dựng trường CQG không chỉ là xây dựng CSVC cho dạy

và học mà còn là chính kết quả của dạy và học. Đó là bước chuẩn hóa làm cho

trường thực sự là đơn vị sự nghiệp, hoạt động có quy cũ, nề nếp, có chất lượng,

cũng là bước khởi đầu làm cho “trường ra trường, lớp ra lớp”.

Theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 ban

hành Quy định, một trường MN đạt CQG phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức quản lí;

Đội ngũ giáo viên và nhân viên; Chất lượng chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ; Qui

mô trường lớp, CSVC và thiết bị; Xã hội hóa giáo dục (XHHGD); [4]

pdf 27 trang thuychi01 6961
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
TT TIÊU ĐỀ Trang 
 MỤC LỤC 
I MỞ ĐẦU 1-3 
1. Lý do chọn đề tài 1-2 
2. Mục đích nghiên cứu 2 
3. Đối tượng nghiên cứu 2 
4. Phương pháp nghiên cứu 2-3 
II NỘI DUNG 3-17 
1. Cơ sở lí luận 3-4 
2. Thực trạng 4-7 
2.1. Thuận lợi 4 
2.2. Khó khăn 5 
2.3. Kết quả khảo sát 5-7 
3. Các biện pháp 7-14 
3.1 Biện pháp 1: Cùng với Ban giám hiệu nhà trường căn cứ 
thực tiễn để xác định nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch cụ thể 
để tham mưu cho lãnh đạo huyện. 
7-9 
3.2 Biện pháp 2: Làm tốt công tác giám sát chặt chẽ quá trình 
xây dựng, sáng tạo, linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh 
trong quá trình chỉ đạo xây dựng đảm bảo đúng tiến độ. 
9-10 
3.3 Biệp pháp 3: Chỉ đạo các nhà trường sau khi nhận bàn giao 
từng hạng mục, chủ động bắt tay ngay vào việc hoàn thiện tốt 
các nội dung mà nhà trường được giao nhằm kịp tiến độ đề ra. 
10-13 
3.4 Biệp pháp 4: Chỉ đạo các trường ý thức khai thác sử dụng 
hiệu quả CSVC, thiết bị được đầu tư để nâng cao chất lượng 
CSGD trẻ. Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện CSVC, thiết bị, 
chống xuống cấp. 
13-14 
4. Hiệu quả đạt được 14-17 
III. KẾT LUẬN 17-18 
 Kết luận 17-18 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 HÌNH ẢNH MINH HỌA 
 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 
 1
A. MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài 
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, giữ vai trò quan trọng và có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ, 
ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm quan hệ xã hội, hình thành cho trẻ những yếu tố 
đầu tiên về nhân cách, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp một được vững vàng.[1] 
 Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường đáp ứng 
được mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Bên cạnh việc xây 
dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề thì việc xây dựng cơ sở 
vật chất (CSVC) ở trường mầm non hướng đến Chuẩn quốc gia (CQG) là điều 
kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đồng 
thời là phương tiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 
Tại Nghị quyết TW2 Khoá VIII Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục - Đào 
tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. [5] 
Đúng vậy, ngày nay với nền khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Kinh 
tế tri thức đang dần đóng vai trò chủ đạo. Toàn cầu hóa và hội nhập đã trở thành 
xu thế khách quan. Giáo dục - Đào tạo không thể không đổi mới và phát triển 
toàn diện để làm tròn nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng 
nhân tài, đáp ứng yêu cầu của phát triển toàn diện đất nước. Việc xây dựng 
trường đạt CQG nhằm xây dựng các điều kiện tối thiểu cho đổi mới và phát triển 
Giáo dục - Đào tạo. 
Xây dựng trường CQG không phải là mục tiêu của giáo dục, nhưng xét ở 
từng đơn vị cụ thể và thời gian cụ thể thì nó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện 
cho phát triển giáo dục, vừa là cơ hội vừa là điều kiện để huy động xã hội hóa, 
để làm cho xã hội hiểu hơn về giáo dục, cộng đồng trách nhiệm với giáo dục, 
cùng làm giáo dục. 
Mặt khác, xây dựng trường CQG không chỉ là xây dựng CSVC cho dạy 
và học mà còn là chính kết quả của dạy và học. Đó là bước chuẩn hóa làm cho 
trường thực sự là đơn vị sự nghiệp, hoạt động có quy cũ, nề nếp, có chất lượng, 
cũng là bước khởi đầu làm cho “trường ra trường, lớp ra lớp”. 
Theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 ban 
hành Quy định, một trường MN đạt CQG phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức quản lí; 
Đội ngũ giáo viên và nhân viên; Chất lượng chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ; Qui 
mô trường lớp, CSVC và thiết bị; Xã hội hóa giáo dục (XHHGD); [4] 
Thực hiện chủ trương trên, từ nhiều năm nay, các cấp ủy Đảng, Chính 
quyền địa phương, Phòng GD&ĐT, các trường học trên địa bàn huyện Đông 
Sơn đã tập trung huy động các nguồn lực, tích cực xay dựng và hoàn thiện các 
tiêu chuẩn theo quy định để được công nhận trường học đạt CQG. 
Bậc học mầm non huyện Đông Sơn tính đến hết năm học 2016-2017 có 
14/16 (tỷ lệ 87.5%) trường đạt CQG mức độ I. Riêng năm 2016 Phòng GD&ĐT 
cùng một lúc đã chỉ đạo 3 trường (MN Đông Quang, MN Đông Phú, MN Đông 
Ninh) xây dựng Chuẩn và đều đạt kết quả tốt. 
Thực tiễn cho thấy rằng, ở đâu xây dựng trường CQG thì ở đó có cơ hội 
tuyên truyền XHHGD và thực hành XHHGD hiệu quả hơn. Cấp ủy, chính 
 2
quyền, nhân dân địa phương và phụ huynh có điều kiện tham gia tốt hơn trong 
phát triển giáo dục. Bản thân nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên cũng tự mình 
làm XHH trước, tự nâng mình lên làm tấm gương sáng về đạo đức, tự học và 
sáng tạo. 
Xây dựng trường học đạt CQG là chủ trương lớn mang tính chiến lược 
của ngành GD&ĐT, nhằm chuẩn hóa CSVC cũng như đội ngũ giáo viên, từng 
bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Như vậy, việc xây 
dựng trường học đạt CQG không những là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp 
phát triển giáo dục mà còn là giải pháp từng bước nâng cao chất lượng và hiệu 
quả giáo dục. Những năm vừa qua công tác này đã góp phần mang lại nhiều lợi 
ích thiết thực cho học sinh và cộng đồng, là điều kiện vững chắc để góp phần 
xây dựng một nền giáo dục phát triển trong tương lai. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường mầm non đạt 
CQG đối với sự phát triển giáo dục mầm non. Trước thực trạng ở địa phương, 
tôi luôn trăn trở, mong muốn tìm biện pháp hữu hiệu tham mưu cho các cấp lãnh 
đạo địa phương. Vì vậy bản thân chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số 
biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả 
ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá”, với mong muốn để trao đổi, chia sẻ 
những kinh nghiệm của mình cùng các bạn đồng nghiệp về việc thực hiện nhiệm 
vụ xây dựng trường mầm non đạt CQG. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề 
nghiên cứu, bài viết đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non 
đạt CQG của Phòng GD&ĐT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa góp phần nâng 
cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm 
non hiện nay. 
 3. Đối tượng nghiên cứu 
Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 
có hiệu quả ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương 
pháp sau: 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp tổng hợp; 
- Phương pháp phân tích; 
- Phương pháp hệ thống hóa; 
Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận 
về vị trí, vai trò của xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Sưu tầm tư 
liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở nhà trường. 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp quan sát: 
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên trong nhà trường, trò 
chuyện trực tiếp cùng phụ huynh. 
- Phương pháp nghiên cứu 
* Phương pháp thống kê toán học 
 3
 Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính 
toán học. 
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đề 
mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh. 
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận 
 Thực tế cho thấy, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chủ 
trương, chính sách phát triển Giáo dục - Đào tạo trong đó có giáo dục mầm non. 
Các văn kiện của Đảng đều nhấn mạnh đến nhiệm vụ chăm lo phát triển giáo 
dục mầm non. Song song với chính sách phát triển Giáo dục - Đào tạo, Bộ 
GD&ĐT cũng đã có nhiều chủ trương, Thông tư, Quyết định triển khai thực 
hiện về Quy chế công nhận trường mầm non đạt CQG. 
Chuẩn quốc gia về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức 
hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực 
hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ 
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, xây dựng 
trường học đạt CQG nhằm xây dựng các điều kiện tối thiểu cho đổi mới và phát 
triển GD&ĐT. Bên cạnh đó, xây dựng trường CQG cũng là một tiêu chí quan 
trọng trong mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. [4] 
 Các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt CQG do Bộ GD&ĐT ban hành 
theo Thông tư mới nhất số 02/2014/TT-BGDĐT là căn cứ để chính quyền các 
cấp xây dựng kế hoạch đầu tư cho giáo dục mầm non, để đội ngũ cán bộ quản 
lý, giáo viên, các lực lượng xã hội phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng 
nhà trường theo hướng hiện đại. 
Xây dựng trường mầm non đạt CQG là nhiệm vụ quan trọng không thể 
thiếu được, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành 
giáo dục, các trường mầm non và của toàn xã hội, nhằm tạo điều kiện cho sự 
nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn nữa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân 
dân và phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, góp 
phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực. Phục vụ sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 
Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục mầm non hiện nay, cần phải phấn đấu 
và nhanh chóng đưa trường học từng bước hội đủ các điều kiện của một trường 
đạt CQG. Xây dựng trường mầm non đạt CQG có hiệu quả theo tiêu chuẩn của 
Bộ GD&ĐT sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về CSVC trường học để nâng cao chất 
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Tóm lại: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Đối với bậc học 
mầm non nói riêng: Không chỉ các cấp quản lý giáo dục quan tâm đến chất 
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, mà bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục thì đều quan 
tâm đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Với chủ trương xây dựng trường CQG nói chung: Không những là của 
những người làm công tác giáo dục mà nó còn là của các cấp ủy Đảng, các cấp 
chính quyền, của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể; của cha mẹ học sinh và các 
lực lượng xã hội.... 
 4
Có thể nói xây dựng trường học đạt CQG là một trong những giải pháp 
quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục. Vì thế phải được chuẩn 
bị kỹ càng về mọi mặt, phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của các ngành, các cấp 
cùng với sự hỗ trợ tích cực của xã hội. Từng bước trong quá trình xây dựng 
trường đạt CQG phải vững chắc, có như thế mới đáp ứng được nhu cầu phát 
triển giáo dục hiện nay. 
2. Thực trạng việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở 
huyện Đông Sơn. 
Đông Sơn là một huyện đồng bằng, thuần nông, có 15 xã, thị trấn với 16 
trường mầm non. Toàn huyện có 21.047 hộ dân, dân số 75.696 người, diện tích 
tự nhiên 82,406 km2. Thực trạng việc xây dựng trường mầm non đạt CQG ở 
huyện có những thuận lợi và một số khó khăn sau: 
2.1. Thuận lợi 
Ngay từ khi Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT được ban hành, bậc học 
mầm non huyện Đông Sơn đã nghiêm túc triển khai thực hiện. Với sự vào cuộc 
mạnh mẽ của UBND huyện, Phòng GD&ĐT, Đảng ủy chính quyền địa phương 
và sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao của các nhà trường. 
- Kết quả sau 3 năm (từ năm 2014 đến năm 2016) huyện Đông Sơn đã xây 
dựng thành công, hoàn thiện tất cả 5 tiêu chuẩn và được đoàn thẩm định của 
Tỉnh đánh giá và công nhận thêm 8 trường đạt CQG mức độ I, nâng tổng số 
trường lên 14/16 đạt 87.5%. Toàn huyện còn 2 trường chưa đạt chuẩn hiện đang 
xây dựng. Đặc biệt năm 2017 huyện đang chỉ đạo 1 trường khởi công và sửa 
chữa, bổ sung hướng đến chuẩn II (Mầm non Đông Khê). Có thể nói đây là một 
kết quả đáng mừng đối với bậc học mầm non nói riêng và ngành GD&ĐT huyện 
Đông Sơn nói chung. Kết quả đó sẽ góp phần cho sự thành công trong việc xây 
dựng nông thôn mới của huyện; 
- Dân số toàn huyện ít nên quy mô các trường đều ở mức vừa và nhỏ, nhu 
cầu về đầu tư CSVC không quá lớn. Mạng lưới trường, lớp MN được quy hoạch 
tương đối tốt, đảm bảo 15 xã, thị trấn đều có trường mầm non. Đặc biệt tháng 
01/2017 huyện Đông Sơn đã xây dựng Đề án Quy hoạch đất đai và hạ tầng các 
trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn toàn 
huyện. Vì vậy 16/16 (100%) các trường đã được UBND xã quy hoạch với diện 
tích từ 5000-7000m2 được quy hoạch bản vẽ thiết kế phù hợp, hiện đại và thông 
qua các cơ quan chức năng liên quan tại huyện; 
- Đối với những trường xây dựng CQG, HĐND huyện Đông Sơn sẽ kích 
cầu cho các địa phương với tổng kinh phí 750 triệu/trường, trong đó 500 triệu 
cho xây dựng cơ bản và 250 triệu cho mua sắm trang thiết bị. Từ việc duy trì tốt 
chủ trương này đã tạo kích thích quan trọng và các địa phương và nhà trường 
xây dựng trường chuẩn; 
- Các trường mầm non tương đối đủ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên 
theo quy định, trình độ trên chuẩn cao có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo thực 
hiện nâng cao chất lượng CSGD trẻ; 
- Chất lượng chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ mầm non ở Đông Sơn có bề 
dày, đạt cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh, thu hút ngày càng đông trẻ trong 
độ tuổi đến trường. 
 5
2.2. Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi, việc xây dựng trường mầm non đạt CQG ở 
huyện còn gặp những khó khăn sau: 
 - Đông Sơn là một huyện nhỏ, thuần nông, điều kiện kinh tế - xã hội còn 
gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về xây dựng 
trường CQG cùng với các nguồn lực đầu tư vẫn còn hạn chế; 
- Về cơ cấu hầu hết các trường thiếu nhân viên kế toán, văn thư, y tế ... 
chủ yếu do GV kiêm nhiệm, giáo viên còn thiếu, đời sống còn khó khăn; 
- Công tác XHHGD đóng góp nhằm xây dựng trường lớp, mua sắm trang 
thiết bị dạy học chưa được nhân dân tích cực, hưởng ứng. 
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng: 
Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9/2016 ở 5 tiêu chuẩn 
theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt CQG của Bộ GD&ĐT với 16 
trường MN, 141 nhóm lớp (35 nhóm trẻ và 106 lớp MG) và 4.366 trẻ 0 - 6 tuổi ( 
857 trẻ nhà trẻ và 3.509 trẻ MG), tỷ lệ huy động 32.5% trẻ NT và 98.8% trẻ 
MG; 338 CBGV, NV (38QL, 277 GV, 73 NV (5 NV kế toán, 68 NV nuôi 
dưỡng), cụ thể ở từng tiêu chí trong các tiêu chuẩn như sau: 
Đánh giá Tiêu 
chuẩn 
SL, đối 
tượng 
được KS 
Nhận xét theo các tiêu chuẩn Số 
trường 
đạt 
Tỷ lệ 
đạt 
- Công tác tổ chức: 16/16 trường (100%) đủ cơ cấu tổ chức, hoạt 
động nề nếp; có đủ loại kế hoạch, có biện pháp tổ chức, quản lý, 
lưu trữ hồ sơ tốt, chấp hành đầy đủ các phong trào thi đua; 
CBGV, NV được phân công hợp lý. 
Hạn chế: NV hợp đồng trường đời sống còn thấp (mức lương 
từ 1.800.000 ->2.000.000 đ/tháng) 
11 68.7 
- Công tác quản lý được củng cố tăng cường và đổi mới; 100% 
CBQL có thời gian công tác ít nhất 10 năm, có kinh nghiệm 
khá vững vàng; 38/38 cô (100%) có bằng ĐHSP trở lên; 100% 
đã qua bồi dưỡng QLGD, và có bằng LLCT. Ứng dụng CNTT 
tốt. 
16 
100 
1. Tổ 
chức 
quản 
lý: 
16 
trường, 
38 
CBQL 
(16HT, 
22 PHT) 
Đánh giá chung Tiêu chuẩn 1: 12 75.0 
Hạn chế: Số lượng: 13/16 trường (81.2%) còn thiếu GV; Chỉ 
có 5 trường có kế toán, còn 28 GV hợp đồng tỉnh, có tới 68 
Nhân viên hợp đồng tạm với trường làm cô nuôi. 
3 18.8 
- Chất lượng: Đội ngũ GV đạt chuẩn cao (100%), trên chuẩn 
90.3%; Năng lực chuyên môn khá vững vàng; Ý thức trách 
nhiệm của GV tốt, yêu nghề, mến trẻ. 
16 
100 
2.Đội 
ngũ 
GV, 
NV: 
300 GV, 
NV/16 
trường 
Đánh giá chung Tiêu chuẩn 2: 3 18.8 
- Chất lượng CSGD trẻ cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh: 
100% trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối, được khám bệnh theo định 
kỳ, tỷ lệ chuyên cần 89.0% trở lên. 
- Trẻ suy dinh dưỡng còn 5.2%, không có trẻ béo phì; 98.5% 
trẻ phát triển mức đạt yêu cầu theo chuẩn phát triển. Có 14/15 
(93.3%) trẻ khuyết tật học hoà nhập có tiến bộ. 
16 
100 3. 
Chất 
lượng 
CSGD 
trẻ: 
16 
trường, 
4.366 trẻ 
Đánh giá chung Tiêu chuẩn 3: 16 100 
 6
4. Quy 
mô, 
CSVC, 
TB: 
16 
trường 
Nhìn chung, có chuyển biến tích cực. Nhà hiệu bộ, các phòng 
chức năng, nhà vệ sinh được quan tâm hơn; Trang thiết bị được 
chú trọng mua sắm theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. 
Hạn chế: Còn 2 trường chưa đạt chuẩn và 6 trường đã đạt 
chuẩn từ năm 2008 trở về trước diện tích còn chật hẹp. 
Đánh giá chung Tiêu chuẩn 4: 
8 50.0 
- Quy mô, địa điểm: 15/16 trường (93.7%) tập trung ở 1 khu, 
được đặt tại khu trung tâm dân cư, thuận tiện, an toàn.; còn 
1/16 trường còn 1 khu lẻ; 141/141 nhóm, lớp được phân chia 
theo độ tuổi, đúng số lượng quy định. 
16 
100 4.1. 
Quy 
mô 
trường, 
lớp, 
địa 
điểm, 
YC về 
thiết kế 
XD 
16 
trường 
- Yêu cầu về thiết kế XD: Đa số trường có cổng biển đúng Điều 
lệ trường MN, có tường bao, có nguồn nước sạch. Hệ thống 
cống rãnh, cảnh quan môi trườngchưa được chú trọng đầu tư. 
Hạn chế: Còn tới 8/16 trường (50.0%) thiếu diện tích đất hoặc 
quy hoạch không đảm bảo cần mở rộng diện tích để quy hoạch 
lại. 9/16 trường vẫn còn phòng học cấp 4 hoặc sử dụng phòng 
đa năng làm phòng học. 
8 50.0 
* Khối phòng nhóm trẻ, lớp MG: 
-Phòng sinh hoạt chung: Chỉ có 132/141 phòng học (93.6%) 
đảm bảo diện tích, 9/16 trường (56.2%) thiếu phòng học (còn 
5 phòng học cấp 4, 6 phòng học nhờ nhà đa năng). 
8 50.0 
- Phòng ngủ: 16/16 trường sử dụng chung với phòng sinh hoạt 
chung. 
- Nhà VS: 123 nhà vệ sinh/141 nhóm, lớp (87.2%); 
Hạn chế: 18 nhóm, lớp còn đang sử dụng chung, không ngăn 
nam-nữ cho trẻ MG 
5 31.2 
- Hiên chơi: Đa số diện tích, kích thước đúng quy định có hiên 
sau, độ cao an toàn 
Hạn chế: Còn lại 2 trường chưa đạt chuẩn và 6 trường đã đạt 
chuẩn từ trước chưa đảm bảo cần sửa chữa, bổ sung. 
8 50.0 
* Khối phòng phục vụ học tập: 14/16 trường (87.5%) có 
phòng GD thể chất- nghệ thuật. Nhưng có 13 trường Thiết bị 
đầy đủ, 1 trường đã xuống cấp không đáp ứng được các hoạt 
động 
13 81.3 
4.2. 
Các 
phòng 
chức 
năng 
16 
trường, 
141 
nhóm, 
lớp 
* Khối phòng tổ chức ăn: Hầu hết đảm bảo diện tích, đảm bảo 
quy trình 1 chiều, nấu bếp ga, có kho thực phẩm, có tủ lạnh lưu 
mẫu thực phẩm. 
Hạn chế: Còn 4/16 (43.7%) bếp chưa đúng quy trình 1 chiều. 
12 75.0 
* Khối phòng HCQT Văn phòng: 
- Văn phòng trường; Phòng HT, PHT; Phòng Hành chính; 
Phòng Y tế; Phòng Bảo vệ; Khu vệ sinh cho CBGV, NV; Khu 
để xe cho CBGVNV: 9/16 (đạt 56.2%) trường đã có. 
Hạn chế: 7/16 (chiếm 43.8%) trường chưa có các phòng chức 
năng đạt chuẩn và thiếu thiết bị làm việc. 
9 56.2 
4.2. 
Các 
phòng 
chức 
năng 
(tiếp) 
16 
trường, 
141 
 nhóm, 
lớp 
* Sân vườn: 11/16 (68.8%) Đã được quy hoạch, thiết kế phù 
hợp; Cảnh quan môi trường được đầu tư; Có 16/16 trường 
(100%) có từ 5-7 loại đồ chơi ngoài trời, đảm bảo an toàn, đẹp. 
Hạn chế: Còn 5/16 (31.2%) trường diện tích chật hẹp, chưa 
được chú trọng đầu tư. 
11 68.8 
 7
- Công tác tham mưu: 100% trường đã tham mưu cho lãnh đạo 
địa phương lập kế hoạch thực hiện công tác XHH giáo dục. 
- Xây dựng môi trường GD nhà trường, gia đình, xã hội: Đã tích 
cực tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với GĐ trong CSGD trẻ, tổ 
chức tốt các ngày lễ ngày hội, các hoạt động GD. 
16 100 
- Huy động XHHGD: Đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn 
thể, cơ quan, gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá 
nhân...để tăng cường CSVC, mua sắm trang thiết bị. Có 7/16 
trường thực hiện khá bài bản và hiệu quả, nguồn kinh phí huy 
động từ 200 triệu đồng/năm học. 
Hạn chế: 9/16 (56.2%) trường mức huy động mỗi năm còn thấp, 
trung bình khoảng 30-50 triệu đồng/năm học. 
7 43.8 
5. 
Thực 
hiện 
XHH 
giáo 
dục 
16 
trường 
Đánh giá chung Tiêu chuẩn 5: 7 43.8 
* Nhận xét: Những tồn tại, hạn chế của tiêu chuẩn 1, 2, 4, 5. Cụ thể: 
+ Tiêu chuẩn 1: Mức lương của NV hợp đồng trường còn thấp. 
+ Tiêu chuẩn 2: Thiếu GV, Nhân viên. 
+ Tiêu chuẩn 4: Diện tích của một số trường còn chật hẹp, thiếu diện tích 
đất, quy hoạch không đảm bảo cần mở rộng diện tích để quy hoạch lại, vẫn còn 
phòng học cấp 4, sử dụng phòng đa năng làm phòng học. 
Một số nhóm, lớp đang sử dụng chung nhà vệ sinh, không ngăn nam-nữ 
cho trẻ MG, vẫn còn bếp ăn chưa đúng quy trình 1 chiều. 
+ Tiêu chuẩn 5: Một số trường kinh phí huy động từ nguồn XHH mỗi năm 
còn thấp, trung bình khoảng 30-50

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_truong_mam_non_dat_ch.pdf