SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Trường Thi B - Thành phố Thanh hóa
Môi trường là nơi sinh sống của con người, môi trường ảnh hưởng nhiều đến sự sống, sự phát triển của của cá nhân trong cộng đồng dân cư. Vì thế môi trường sống của chúng ta cần được bảo vệ và gìn giữ, nhằm mục đích chính là bảo vệ chúng ta, nhất là trong phạm vi các khu đô thị, thành phố lớn, điều kiện cho trẻ được gần gũi sống với môi trường thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Trong phạm vị trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc con người từ những bước khởi đầu của cuộc đời, vì thế bảo vệ và tạo môi trường trong lành cho các con vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất, trẻ cần có điều kiện tốt để phát triển thể chất và tinh thần, trong đó môi trường thiên nhiên chiếm một phần quan trọng.
Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, thông qua các hoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.
Xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã có nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết về vấn đề bảo vệ môi trường. Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non”, một trong những giải pháp trọng tâm đó là chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non”.
Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
1. MỞ ĐẦU 1.1- Lý do chọn đề tài Môi trường là nơi sinh sống của con người, môi trường ảnh hưởng nhiều đến sự sống, sự phát triển của của cá nhân trong cộng đồng dân cư. Vì thế môi trường sống của chúng ta cần được bảo vệ và gìn giữ, nhằm mục đích chính là bảo vệ chúng ta, nhất là trong phạm vi các khu đô thị, thành phố lớn, điều kiện cho trẻ được gần gũi sống với môi trường thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Trong phạm vị trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc con người từ những bước khởi đầu của cuộc đời, vì thế bảo vệ và tạo môi trường trong lành cho các con vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất, trẻ cần có điều kiện tốt để phát triển thể chất và tinh thần, trong đó môi trường thiên nhiên chiếm một phần quan trọng. Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, thông qua các hoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã có nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết về vấn đề bảo vệ môi trường. Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non”, một trong những giải pháp trọng tâm đó là chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non”. Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi lẽ giai đoạn từ 3-6 tuổi là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người. Chính trong giai đoạn này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh. Tuy nhiên việc xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường đã được thực hiện trong trường mầm non từ nhiều năm nay song do điều kiện thực hiện (môi trường trong, ngoài lớp chưa phong phú, diện tích khuôn viên nhà trường không được vuông, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu...) hoặc do năng lực của giáo viên nên chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được giáo dục cho mọi người và bắt đầu ngay từ tuổi mầm non. Muốn đạt được mục đích đó trước hết cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường. Từ những trăn trở trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN Trường Thi B- Thành phố Thanh hóa ” để nghiên cứu mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và xây dựng được môi trường giáo dục thân thiện. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do ngành giáo dục phát động, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua việc lồng ghép các hoạt động trong ngày của trẻ. - Xây dựng được môi trường giáo dục thân thiện giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ huynh, giữa trẻ với trẻ; tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện thu hút trẻ ham thích đến trường từ đó trẻ thấy thêm yêu trường, lớp, bạn bè, cô giáo. - Nâng cao hiệu quả việc dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Tiếp tục phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh, của xã hội trong việc xây dựng môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Cán bộ giáo viên, các bậc phụ huynh học sinh, học sinh và môi trường Trường mầm non Trường Thi B- TPTH. - Hoạt động dạy học trong trường mầm non Trường Thi B; mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường; giao tiếp, ứng xử và kỹ năng sống của trẻ mầm non. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của ngành về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia và các cuộc vận động lớn của ngành. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu những tồn tại về cơ sở vật chất, môi trường của nhà trường để xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp và thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm sinh lý của trẻ mầm non. - Phương pháp quan sát thực tế: Tìm hiểu thực trang đội ngũ giáo viên và thực trạng việc giáo dục và bảo vệ môi trường tại trường. Quan sát việc giáo dục của giáo viên, việc tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học, việc giao tiếp, ứng xử và tổ chức các hoạt động giáo dục và bảo vệ môi trường cho trẻ, việc trải nghiệm hàng ngày của trẻ. - Phương pháp đàm thoại, trao đổi: Với cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh trong toàn trường để rút kinh nghiệm và phối hợp thực hiện các nội dung của phong trào. - Phương pháp tổng kết,đúc rút kinh nghiệm: Thông qua các hoạt động cuả giáo viên và kết quả giáo dục và bảo vệ môi trường của trẻ trong toàn trường 2. NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến Môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội và được đặc biệt quan tâm, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Môi trường ô nhiễm nó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và mọi sinh hoạt của con người, môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như những lúc nghỉ ngơi. Chính vì vậy việc xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường luôn đi song hành với nhau. Hiện nay ở Việt nam môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, do dân số tăng quá nhanh, nghèo khổ và lạc hậu, khí thải của công trường nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.Vì vậy xây dựng môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách và là việc làm hết sức cần thiết, đây là những vấn đề không thể thiếu trong các hoạt động của nhà trường. Trong những năm qua, thực hiện quyết định số 1363/QĐ-TTG ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc: “ Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân ” mà giáo dục mầm non chiếm vị trí vô cùng quan trọng, bởi giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi trẻ phát triển rất nhanh về các mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và các năng lực chung. Đặc biệt trường mầm non là nơi để lại nhiều dấu ấn đậm sâu trong cuộc đời của mỗi con người, vì trường mầm non là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, chăm sóc con trẻ ngay từ những bước khởi đầu trong cuộc đời, trong nhà trường trẻ được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong một môi trường thuận lợi, đó chính là môi trường giáo dục. Tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất, trẻ cần điều kiện tốt để phát triển thể chất và tinh thần. Mặt khác, môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ thông qua cuộc sống, sinh hoạt hàng của trẻ. Và hẳn mỗi chúng ta ai cũng mong muốn con em mình có được cuộc sống, học tập, vui chơi trong một môi trường học tập hấp dẫn, thú vị làm cho trẻ thêm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè. Giáo dục bảo vệ môi trường có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục ý thức, góp phần hình thành và phát triển một số kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng. Mặt khác tạo sức lan toả đến gia đình, cộng đồng nơi các con sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. Bên cạnh đó để đáp ứng cho điều kiện phát triển của trẻ: Năng động, linh hoạt, tự tin, sáng tạo, trẻ phải có điều kiện được tìm tòi khám phá, trong phạm vi lớp học còn nhiều hạn chế, việc cho các cháu tiếp cận thiên nhiên để có thể trải nghiệm và thực hành những điều cô đã giảng dạy là vô cùng quan trọng, thiên nhiên ngoài trời còn cho trẻ được tiếp nhận không khí trong lành, ánh nắng ban mai giúp cơ thể trẻ phát triển một cách tốt nhất. Nhưng trong thực tế một số trường học vẫn chưa tạo được cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp để thu hút học sinh, nhiều trường vẫn còn tình trạng học sinh nói tục, hàng ngày vẫn còn có thói quen xả rác ra sân trường, khuôn viên chưa được quy hoạch, sân chơi chưa được bê tông hoá, nhiều khu đất vẫn còn bỏ không, nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, chưa đủ cho học sinh, vườn hoa, cây cảnh, đường đi chưa thật sự sạch, đẹp. Đặc biệt việc xác định xây dựng môi trường hoạt động và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chưa được quan tâm nhiều, chưa xây dựng được kế hoạch thực hiện trong trường một cách cụ thể vì thế hiệu quả chưa cao, sự phối kết hợp với phụ huynh học sinh còn hạn chế, chưa cởi mở thân thiện. Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục & Đào tạo Thành phố, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, của cha mẹ học sinh, của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và các cháu học sinh trong toàn trường. Trường mầm non Trường Thi B - Thành phố Thanh hoá đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Từ thực tế của đơn vị, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn thể phụ huynh, cán bộ giáo viên, công nhân viên và các cháu học sinh trong việc xây dựng ngôi nhà chung ngày càng phát triển. Bản thân tôi mạnh dạn chia sẻ “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động và giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN Trường Thi B- Thành phố Thanh hóa ” nhằm góp phần đổi mới toàn diện môi trường giáo dục trong trường mầm non. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Trường mầm non Trường Thi B - Phường Trường Thi nằm giữa trung tâm Thành phố. Trong những năm qua mặc dù gặp không ít những khó khăn, song với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT Thành phố, của Đảng uỷ - UBND Phường Trường Thi, cùng với sự nỗ lực không ngừng phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đã xây dựng được một tập thể đoàn kết nhất trí cao. Môi trường sư phạm trong sáng, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao. Trường đã có bề dày thành tích trong công tác thi đua khen thưởng, liên tục nhiều năm được công nhận là đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc. Được Thủ tướng chính phủ và Bộ Giáo dục và đào tạo tặng Bằng khen . * Thuận lợi: - Trong những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo, của Đảng uỷ, chính quyền địa phương. Các tổ chức chính trị, đoàn thể trong nhà trường đều hoạt động có hiệu quả cao và ngày càng lớn mạnh không ngừng. - Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên với 100% ®¹t trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 85%, có năng lực chuyên môn tốt, sáng tạo trong việc làm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác CSGD trẻ, có lối sống kiên định vững vàng, gương mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường. - 100% CBGV trong trường đã được tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức, đặc biệt là chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường. - Nhà trường được cha mẹ học sinh quan tâm và phối hợp nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, trong việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như việc xây dựng cảnh quan môi trường . * Khó khăn - Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng đến nay đã cũ, khuôn viên nhà trường không được vuông. - Các hành lang trên các tầng chưa có cây xanh leo nên còn nắng nhiều, giờ hoạt động ngoài trời của trẻ chưa được phong phú. Hệ thống cây xanh, hoa, cây cảnh cằn cỗi, số cây cho bóng mát chưa nhiều. Bố trí vị trí trồng cây chưa phù hợp, chưa cắt tỉa và tạo dáng cho cây, công tác chăm sóc cây chưa thường xuyên và chưa biết huy động sức mạnh từ phía cha mẹ học sinh. Chính vì vậy nhà trường mới đảm bảo nội dung "trường xanh" nhưng "chưa đẹp", chưa có nhiều môi trường cho trẻ hoạt động. - Công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện phong trào còn chưa sâu rộng. - Việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động của một số nhóm lớp chưa có hiệu quả cao, môi trường ngoài lớp học chưa được quan tâm nhiều, công tác vệ sinh chưa được thường xuyên. Một số giáo viên còn đối phó trong việc thực hiện nội dung chuyên đề như: Trang trí, tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, phụ huynh. - Giáo viên chưa biết tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm để làm đồ dùng dạy học mà chủ yếu sử dụng các đồ dùng dạy học sẵn có. Chưa biết huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ nguyên liệu làm đồ dùng, việc làm đồ dùng mới chỉ dừng lại ở giáo viên mà chưa quan tâm hướng dẫn cho trẻ cùng làm. - Chưa xây dựng được kế hoạch thực hiện giáo dục môi trường trong trường một cách cụ thể, khoa học dẫn đến hiệu quả chua cao. Để đánh giá đúng thực trạng tôi tiến hành khảo sát thực tế về môi trường, CSVC cùng 38 giáo viên và 580 trẻ tại trường, kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: TT Nội dung Tổng số Kết quả Đạt Chưa đạt Số lượng % Số lượng % I Điều kiện thực hiện 1 Số lớp có công trình vệ sinh đảm bảo yêu cầu và có đầy đủ đồ dùng tối thiểu phục vụ chăm sóc vệ sinh cho trẻ. 14 lớp 14 100 0 0 2 Số lớp có môi trường trong lớp sinh động, phong phú theo hướng mở, linh hoạt....vị trí phù hợp với tính chất hoạt động của từng góc. Sắp xếp khoa học, thuận tiện với trẻ khi sử dụng. 14 lớp 11 78.5 3 21.5 3 Số lớp có nhiều loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh.... do cô và trẻ sưu tầm, tự làm bằng phế liệu và các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương 14 lớp 11 78.5 3 21.5 4 MT ngoài lớp học (sân chơi rộng, đảm bảo an toàn, đủ đồ chơi ngoài trời, có đa dạng các loại cây, có vườn thiên nhiên cho trẻ, có hệ thống cống rãnh, xử lý rác đúng quy định, có nguồn nước sạch.....) 1 sân chơi 1 100 0 0 II Chất lượng đội ngũ 1 Số CBGV có trình độ chuẩn trở lên.Nắm vững nội dung chuyên đề. Xây dựng được kế hoạch chuyên đề phù hợp thực tiễn 38 cô 38 100 0 0 2 Nắm vững phương pháp, kích thích được tính tích cực hoạt động và sự say mê, sáng tạo của trẻ trong khi tham gia hoạt động, linh hoạt khi tổ chức. 38 cô 33 86 5 14 3 Chú trọng việc xây dựng MT hoạt động, tích cực tận dụng phế liệu làm đồ dùng đồ chơi, thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp trong lớp để tạo hứng thú cho trẻ. 38 cô 29 76 9 24 4 Sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường 38 cô 31 81.5 7 17.5 III Chất lượng trên trẻ 1 Về kiến thức: Trẻ nắm được một số kiến thức sơ đẳng về môi trường sống, bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân.(môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, mối quan hệ giữa con người với môi trường, sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường)... 580 cháu 420 72.4 160 27.6 2 Về kỹ năng-hành vi:Trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, vừa sức để giữ gìn, bảo vệ môi trường trường, lớp, gia đình, nơi ở. Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường... 580 cháu 408 70.3 172 29.7 4 Tự giác thực hiện một số thao tác vệ sinh cá nhân. 580 cháu 396 68.2 184 31.8 3 Về thái độ-tình cảm: Yêu quí, gần gũi với thiên nhiên. Quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi. Quan tâm đến những vấn đề của môi trường trường, lớp, gia đình... 580 cháu 418 72 162 28 Kết quả khảo sát trên cho thấy: - Về điều kiện thực hiện: Các lớp đã tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi theo quy định. Giáo viên đã biết bố trí sắp xếp các góc chơi, biết phân chia các góc phù hợp, có sáng tạo trong việc trang trí, sắp xếp, tự làm và sưu tầm một số đồ dùng đồ chơi nhưng chưa đẹp mắt, chưa thuận tiện cho việc sử dụng, chưa đa dạng phong phú về chủng loại và chưa thực hiện thường xuyên. - Sân chơi rộng, an toàn, đồ chơi ngoài trời có nhiều chủng loại. Trong trường có nhiều các loại cây, có vườn thiên nhiên của bé được trồng nhiều loại rau, củ, quả khác nhau và thay đổi theo mùa nhưng khai thác sử dụng chưa thường xuyên, bố trí chưa hợp lí, có những lúc việc xử lý rác thải chưa kịp thời..... - Chất lượng đội ngũ: 100% có trình độ chuẩn về chuyên môn, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, nắm vững nội dung chuyên đề, tuy nhiên do đời sống còn khó khăn nên nhiều giáo viên chưa thực sự yên tâm công tác. - Chất lượng trên trẻ: Còn nhiều trẻ giao tiếp kém, rụt dè, chưa mạnh dạn năng động trong các hoạt động, đặc biệt là độ tuổi nhà trẻ và 3 tuổi. Đa số trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống còn hạn chế, chưa biết hợp tác chia sẻ với mọi người xung quanh, yêu quý và gần gũi thiên nhiên, biết yêu quý và bảo vệ vật nuôi cây trồng gần gũi trẻ nhưng kỹ năng thao tác còn vụng về như cách chăm sóc cây, con vật, thao tác vệ sinh cá nhân còn hạn chế. 2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Giải pháp 1 Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của CBGV, nhân viên trong trường về nội dung GDBVMT cho trẻ trong trường MN - Triển khai hiệu quả cho cả hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh học sinh nắm rõ về mục đích, ý nghĩa và vai trò của trường học “ Xanh, sạch, đẹp, thân thiện” và việc xây dựng môi trường hoạt động, giữ gìn bảo vệ môi trường, lớp học là đem lại lợi ích thiết thực cho học sinh, từ đó có trách nhiệm cao trong việc thực hiện xây dựng giáo dục bảo vệ môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non. - Để bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường về nội dung GDBVMT thì trước hết vai trò người đứng đầu trong trường học là hết sức quan trọng, phải được thể hiện trong kế hoạch phát triển toàn diện và kế hoạch phát triển của nhà trường. Khi lên kế hoạch công việc cần xác định rõ mục tiêu, cách tổ chức công việc, xác định thời gian cho từng công việc, giao trách nhiệm, sắp đặt nguồn lực, tổ chức giám sát việc thực hiện và điều phối các hoạt động có hiệu quả. - Tổ chức cho CBGV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức, Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các buổi giao ban, sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng với CBGV các tổ chuyên môn, yêu cầu CBGV thường xuyên tích lũy học hỏi nâng cao hiểu biết về nội dung GDBVMT và tạo môi trường hoạt động theo hướng mở phù hợp với từng độ tuổi và địa hình không gian từng lớp. - Giúp giáo viên xác định được nội dung giáo dục bảo vệ môi trường hết sức thiết thực với trẻ. Lập kế hoạch hoạt động thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non lồng ghép với các chủ đề trong năm học Ví dụ: Khi lựa chọn chủ đề “ Thế giới động vật” thì trước tiên giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài học, thông qua chủ để để trẻ biết động vật sống trong môi trường cần thức ăn nước uống và chúng gắn bó với môi trường, mối quan hệ đơn giản giữa động vật với con người và môi trường.Biết những hành động tốt xấu của con người trong việc bảo vệ động vật. Biết lợi ích và tác hại của động vật, yêu quí gần gũi với vật nuôi, cho chúng ăn uống, biết cách phòng trừ một só con vật có hại như Ruồi, Muỗi...Sau đó giáo viên phải xác định được nội dung của bài học cụ thể như: các con vật gần gũi với trẻ, sống trong môi trường xung quanh trẻ, những điều kiện cần thiết để chúng sống đó là, đất, nước, thức ăn, quan hệ của chúng với con người có ích, có hại, tác động của con người đối với con vật đó như chăm sóc hay tiêu diệt. Cuối
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong_hoat_dong.doc