SKKN Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường tiểu học Nga Văn, Nga Sơn
Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đang là vấn đề được quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính thức được đưa vào nhà trường.
Nhà trường là nơi đang diễn ra cuộc sống thực của trẻ, do vậy Kỹ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường. Nó không phải là môn học mới đưa vào nhà trường. Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục.
Thực hiện Quyết định số 2994/QĐ-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học, dựa trên cơ sở những định hướng nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong các môn học cho các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và cần thiết trong thực tế xã hội hiện nay, nhất là đối với bậc tiểu học, bậc học nền tảng hình thành nhân cách một con người. Vì vậy, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới. Trong giáo dục tiểu học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại.
Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Như chúng ta đã biết đặc điểm lứa tuổi tiểu học, các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ bị lôi cuốn. Đối với lứa tuổi này, giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức lưu tâm, gẫn gũi với các em, phát hiện những biểu hiện lệch lạc, chia sẻ kịp thời những vướng mắc của các em, dạy cho các em biết phân biệt cái đúng, cái sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của các em phù hợp với từng nhóm học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em. Giáo dục kĩ năng sống không phải đơn thuần là dạy ở các tiết học Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội mà phải biết lồng ghép rèn kĩ năng sống ở tất cả các tiết học và các hoạt động khác. Giáo dục kĩ năng sống cho các em là một vấn đề cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh, hoạt động Đội và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, địa phương. Giáo dục kĩ năng sống là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết trong nhà trường. Vì thế là phó hiệu trưởng tôi luôn trăn trở với suy nghĩ: làm thế nào để nâng cao hiệu quả việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh? Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu và chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường tiểu học Nga Văn, Nga Sơn” để tích lũy thêm kinh nghiệm trong quản lý, trong chỉ đạo chuyên môn.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền tich cực bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên, phụ huynh và học sinh 5 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8 Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên vận dụng linh hoạt và sáng tạo việc lồng ghép rèn kĩ năng sống qua các môn học chính khóa 13 Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với gia đình, cán bộ thư viên và các tổ chức trong nhà trường để rèn kĩ năng sống cho học sinh 16 Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên thực nghiệm một số kỹ năng dạy kỹ năng sống cho học sinh 17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động gia đình, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đang là vấn đề được quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính thức được đưa vào nhà trường. Nhà trường là nơi đang diễn ra cuộc sống thực của trẻ, do vậy Kỹ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường. Nó không phải là môn học mới đưa vào nhà trường. Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục. Thực hiện Quyết định số 2994/QĐ-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học, dựa trên cơ sở những định hướng nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong các môn học cho các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và cần thiết trong thực tế xã hội hiện nay, nhất là đối với bậc tiểu học, bậc học nền tảng hình thành nhân cách một con người. Vì vậy, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới. Trong giáo dục tiểu học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Như chúng ta đã biết đặc điểm lứa tuổi tiểu học, các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ bị lôi cuốn. Đối với lứa tuổi này, giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức lưu tâm, gẫn gũi với các em, phát hiện những biểu hiện lệch lạc, chia sẻ kịp thời những vướng mắc của các em, dạy cho các em biết phân biệt cái đúng, cái sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của các em phù hợp với từng nhóm học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em. Giáo dục kĩ năng sống không phải đơn thuần là dạy ở các tiết học Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội mà phải biết lồng ghép rèn kĩ năng sống ở tất cả các tiết học và các hoạt động khác. Giáo dục kĩ năng sống cho các em là một vấn đề cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh, hoạt động Đội và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, địa phương. Giáo dục kĩ năng sống là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết trong nhà trường. Vì thế là phó hiệu trưởng tôi luôn trăn trở với suy nghĩ: làm thế nào để nâng cao hiệu quả việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh? Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu và chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường tiểu học Nga Văn, Nga Sơn” để tích lũy thêm kinh nghiệm trong quản lý, trong chỉ đạo chuyên môn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức, vốn hiểu biết cho giáo viên và đưa ra các giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Qua đó, giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hộị, hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật,... Trang bị cho học sinh các kĩ năng cơ bản “học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Giúp học sinh có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em kĩ năng cần thiết làm hành trang bước tiếp trong cuộc đời. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. - Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Nga Văn, Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, bản thân tôi đã áp dụng các nhóm phương pháp chính sau đây: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan đến rèn kĩ năng sống cho học sinh để rút ra cơ sở khoa học. Kết hợp với các công văn, hướng dẫn và quan điểm chỉ đạo liên quan đến đề tài để chỉ đạo việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua quan sát hoạt động học tập của học sinh và thông qua dự giờ giáo viên. Quan sát hoạt động vui chơi (Thích trò chơi nào, thái độ trung thực hay gian lận khi tham gia trò chơi) nắm bắt tình hình thực tế việc rèn luyện kĩ năng sống tại nhà trường... Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người). Từ đó, các đồng chí quản lý và giáo viên đưa ra các giải pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Phương pháp thực nghiệm: Xây dựng giờ dạy mẫu, chỉ đạo giáo viên dạy thực hành ở một số tiết dạy ở một số khối lớp. Tổ chức cho giáo viên cùng dự giờ, cùng tham gia hoạt động với học sinh. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tập huấn, chuyên đề trao đổi, đánh giá rút kinh nghiệm, đưa ra những phương pháp nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến rèn kĩ năng sống cho học sinh. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người [1]. Kĩ năng sống là một tập hợp các kĩ năng mà con người có được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý một số vấn đề. Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Kĩ năng sống đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành, phát triển con người toàn diện phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vì một người có kiến thức chuyên môn nhưng sức khỏe yếu, thiếu tự tin trước đám đông, tính tình nhút nhát, ít giao lưu với bạn bè, không hòa đồng với mọi người, hiểu biết xã hội và môi trường xung quanh hạn chế Những người thuộc nhóm này chắc chắn trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày sẽ gặp rất nhiều khó khăn, kết quả công việc không cao. Người dù có chuyên môn nhưng khả năng diễn đạt kém lại có tính ích kỉ không hòa đồng thì cũng không thể lãnh đạo và giúp đỡ người khác tiến bộ được. Rèn kĩ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội... Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. kĩ năng sống được chia thành hai nhóm: Nhóm 1: Nhóm kĩ năng giao tiếp, hòa nhập cuộc sống. Nhóm 2: Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí Vấn đề đạt ra với học sinh tiểu học, kĩ năng nào là quan trọng nhất cần giáo dục? Theo tôi, các đồng chí quản lý và các đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy ở cấp tiểu học cũng như các bậc cha mẹ học sinh cần thấy rõ tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống để rèn cho trẻ các kĩ năng rất cần thiết hình thành ở lứa tuổi. Chẳng hạn, các kĩ năng công cụ cơ bản như kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán là ưu tiên số một. Bên cạnh đó cần rèn cho học sinh kĩ năng tư duy có phê phán, phân tích, ra quyết định trong một số tình huống cụ thể. Kĩ năng tự tin là người có kiến thức, tin vào kĩ năng cá nhân mình, tin vào những điều tốt đẹp. Kĩ năng trung thực tức là không nói dối, không làm trí trá, không đối phó, không làm điều mình không muốn với bạn. Kĩ năng giao tiếp trong gia đình và ở nhà trường, giao tiếp với ông bà cha mẹ, với anh chị em, với khách, với thầy cô bạn bè, tôn trọng, quan tâm đến bản thân và người khác. Kĩ năng sử dụng các vật dụng thông thường trong gia đình (chổi quét nhà, khăn lau, dao, kéo, nồi cơm điện, ti vi,.... Kĩ năng xử lý những vấn đề nhỏ liên quan đến vật dụng của mình (như rửa các vết bẩn (vết mực, vết chocolate...), dọn thủy tinh khi bị vỡ cốc, chén). Kĩ năng xử lý những chấn thương khi bị đứt tay, ngã xước da, khi đau bụng, nhức đầu, buồn nôn... Các kĩ năng như kĩ năng tiết kiệm thời gian tức là đúng giờ, đúng hẹn, có kế hoạch, có tổ chức; kĩ năng tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ ăn, giữ gìn vệ sinh chung; kĩ năng đi đúng phần đường qui định khi tham gia giao thông; kĩ năng thực hiện đúng luật chơi khi vui chơi; kĩ năng giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi của mình và chia sẻ với bạn; kĩ năng tự phục vụ (tự ăn, tự mặc quần áo, tự vệ sinh thân thể, tự sắp đồ dùng học tập, tự giác học bài); kĩ năng kiểm soát tình cảm - kĩ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác v.v... cũng là kỹ năng cần thiết hình thành từ cấp học [1]. Các kĩ năng trên muốn có được phải nhờ một nguyên tắc quan trọng: giáo dục bằng việc làm. Và mỗi việc làm phải có sản phẩm. Có sản phẩm tức là có kỹ năng sử dụng sản phẩm. Gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau chặt chẽ để giáo dục trẻ. 2.2. Thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học Nga Văn Từ thực tế trực tiếp chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường, qua thăm lớp, dự giờ, qua sinh hoạt chuyên môn cụm, công tác rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Nga Văn cũng đã có những ưu điểm nhất định. * Về nhà trường: Thực hiện công văn số: 463/BGDĐT-BDTX V/v: Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kĩ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX ngày 28/01/2015. Ban giám hiệu trường tiểu học Nga Văn đã thấy rõ tính cấp thiết giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường. Tập trung chỉ đạo phối hợp với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với giáo dục ngoài giờ lên lớp và chú trọng chỉ đạo rèn kĩ năng sống lồng ghép qua các môn học. * Về phía giáo viên: Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng tính cấp thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên nhà trường đều thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường. Nhiều đồng chí đã có kĩ năng tốt trong tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học chính khóa đạt kết quả cao. * Về phía học sinh: Học sinh trường Tiểu học Nga Văn đa phần là con em nông thôn thuần túy, các em ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô giáo. Hầu hết các em học sinh có kĩ năng lao động tốt, sống chan hòa, yêu lao động, chăm học. Bên cạnh những ưu điểm, trường tiểu học Nga Văn còn gặp những khó khăn, tồn tại, hạn chế cần được giải quyết khắc phục: - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hệ thống máy chiếu phục giảng dạy còn ít, nơi vui chơi cho học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay. - Một số giáo viên chưa hiểu rõ bản chất, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh tiểu học. Khả năng lồng ghép rèn kĩ năng sống thông qua các môn học han chế, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa phong phú. Một số giáo viên khi dạy chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức, ít chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong các tiết học ngoài giờ lên lớp chưa giúp các em cách học “chơi mà học” một cách có hiệu quả tốt. - Nhiều học sinh kĩ năng sống của các em còn hạn chế. Các em không có điền kiện giao lưu, rèn luyện, nhiều em không có thói quen chào hỏi, không dám giao tiếp trước tập thể, không biết nói lời xin lỗi khi làm sai, còn chơi trò chơi nguy hiểm Một số gia đình chỉ tập trung chú trọng đến việc chăm lo cho con học văn hóa còn các mặt hoạt động giáo dục khác thì phó mặc cho giáo viên và cho nhà nhà trường. Kết quả khảo sát kĩ năng sống của học sinh đầu năm học 2016-2017 Nhóm Tổng số học sinh toàn trường Đạt Chưa đạt SL TL SL TL Kĩ năng giao tiếp, hòa nhập 245em 160em 65,3% 85em 34,7% Kĩ năng trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí 245em 149em 60,8% 96em 39,2% Qua khảo sát thực tế cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đạt về kĩ năng sống ở các nhóm còn cao. Một bộ phận giáo viên trong trường chưa hiểu hết tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Hiệu quả công tác giáo dục kĩ năng sống trong các nhà rường chưa cao. Nguyên nhân là do công tác quản lí khâu kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ. Một bộ phân giáo viên trong trường chưa hiểu hết tầm quan trọng, tính cấp thiết giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Để đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh thì gia đình, nhà trường và cộng đồng phải có sự kết hợp chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng kĩ năng sống cho học sinh. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Giáo dục kĩ năng sống cần bắt đầu từ nhỏ, từ từng hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó hình thành tính cách và nhân cách. Vì vậy, tiểu học được coi là cấp học nền móng. Theo chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT thì hiện nay tất cả các trường tiểu học trong cả nước đều tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc tăng buổi. Như vậy, thời gian dành cho trẻ chủ yếu là ở trường. Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ. Rèn kĩ năng sống là nhiệm vụ trọng trách của nhà trường. Giải pháp 1. Làm tốt công tác tuyên truyền tích cực bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: “Hiện nay, thuật ngữ kĩ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị “lạm dụng” khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó”[3]. Thật vậy, để nâng cao nhận thức, vốn hiểu biết cho giáo viên, phụ huynh và học sinh và tạo được sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, tạo sức mạnh tổng hợp làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh. Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức chuyên đề Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học. Bản thân tham gia học tập và chỉ đạo giáo viên tự học tự bồi dưỡng theo Module BDTX theo TT26, các Module TH 37, TH 40, TH42, TH45 về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học. Tổ chức thao giảng, dự giờ (theo khối, lớp). Tổ chức sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh theo lứa tuổi khối lớp ngay trong từng giờ dạy. Các nội dung cụ thể như sau: * Làm tốt công tác tuyên truyền - Trước khi hội nghị phụ huynh đầu năm, tôi đã cùng với đồng chí hiệu trưởng chuẩn bị nội dung, tài liệu để chỉ đạo giáo viên trao đổi cùng với phụ huynh công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh . - Chỉ đạo giáo viên tổ chức hội nghị phụ huynh đầu năm cần tuyên truyền để phụ huynh nắm rõ về cách đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22 để phụ huynh cùng kết hợp theo dõi đánh giá một số kĩ năng sống cơ bản sau đây: + Kĩ năng giao tiếp: Cần giúp các em về cách chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với mọi người + Kĩ năng tự nhận thức: Giúp cho các em đang ở lứa tuổi tiểu học thì nhận thức việc học tập ở lớp, ở nhà như thế nào? Khi vui chơi nên chơi những trò chơi có lợi, tránh những trò chơi nguy hiểm + Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Giúp các em biết một số tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Biết cách ứng phó khi gặp tình huống căng thẳng Chỉ đạo giáo viên trao đổi với phụ huynh kết hợp với các tổ chức giáo dục khác để rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho các em như: Trong các ngày nghỉ hay trong thời gian nghỉ hè, phụ huynh cho các em tham gia các câu lạc bộ vui chơi giải trí bổ ích; sinh hoạt tại nhà văn hóa thanh thiếu nhi của huyện, trại hè; các em đi học các lớp võ thuật rèn luyện sức khỏe, thể lực, phản xạ nhanh nhạy, để ứng phó với các tình huống nguy hiểm; tham gia lớp học bơi để phòng tránh đuối nước; tham gia các lớp năng khiếu góp phần nâng cao kĩ năng sống cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh và học sinh Tôi nhận thức rằng, muốn rèn kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, người giáo viên phải hiểu và nắm vững vai trò của giáo dục kĩ năng sống với lứa tuổi tiểu học. Vì vậy, tôi đã tham mưu với đồn chí hiệu trưởng tổ chức chuyên đề: Rèn kĩ năng sống cho học sinh, nhằm tuyên truyền tới toàn thể giáo viên về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Sau khi triển khai chuyên đề, các đồng chí giáo viên tích cực tham gia học tập với thái độ nghiêm túc, tích cực tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tích cực dự giờ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường sôi nổi hẳn lên. Thông qua, dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm, các đồng chí giáo viên nhận thức được hoạt động rèn kĩ năng sống cho học sinh không phải tự mỗi giáo viên làm được, mà cần phải có sự phối hợp với phụ huynh. Từ đó, mỗi giáo viên lại là một tuyên truyền viên tới phụ huynh giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các bậc phụ huynh nâng cao được nhận thức để cùng phối hợp với giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh đạt kết quả tốt nhất. Trường tiểu học Nga Văn, Nga Sơn tổ chức triển khai chuyên đề: Rèn kĩ năng sông cho học sinh. * Lựa chọn hình thức học tập phù hợp cho học sinh Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và dạy phân hóa đối tượng ngay trong từng giờ dạy. Tổ chức nhóm học tập theo từng đối tượng để học sinh có dịp bộc lộ khả năng hiểu biết, khả năng giao tiếp trước nhóm bạn, lớp, được đánh giá lẫn nhau. Thông qua đó rèn kĩ năng giao tiếp nói và lắng nghe, tự tin và mạnh dạn. Giáo viên cần tập trung đánh giá sự tiến bộ của học sinh, coi trọng sự động viên khuyến khích học sinh để giúp học sinh tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện, phát huy những khả năng đảm bảo công bằng, kịp thời và khách quan. Từ cách làm trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_ren_ki_nang_song_nham_nang_cao.doc