SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở trường Tiểu học

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng Công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực đáp ứng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó, mỗi người dân phải có một trình độ văn hóa nhất định thì mới vận dụng được khoa học công nghệ. Vì vậy ngành Giáo dục và đào tạo càng phải quan tâm sâu sắc đến việc Phổ cập giáo dục và chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Theo tinh thần Chỉ thị 10/CT-TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn, trong đó nhấn mạnh: “Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020”. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

doc 23 trang thuychi01 8403
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
`1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
2.3.1
Tham mưu với lãnh đạo địa phương, tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân hiểu về công tác phổ cập.
8
2.3.2
Xây dựng kế hoạch Phổ cập giáo dục
8
2.3.3
Hướng dẫn giáo viên điều tra ở thôn xóm
9
2.3.4
Hướng dẫn đội ngũ giáo viên ứng dụng trong phần mềm phổ cập
11
2.3.5
Tổ chức dạy học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả
15
2.3.6
Thực hiện tốt công tác huy động, tuyển sinh vào lớp 1
16
2.3.7
Quản lí hồ sơ phổ cập
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
17
3
Kết luận và kiến nghị
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Trong thời đại phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng Công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực đáp ứng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó, mỗi người dân phải có một trình độ văn hóa nhất định thì mới vận dụng được khoa học công nghệ. Vì vậy ngành Giáo dục và đào tạo càng phải quan tâm sâu sắc đến việc Phổ cập giáo dục và chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Theo tinh thần Chỉ thị 10/CT-TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn, trong đó nhấn mạnh: “Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020”. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. 
Đối với các nhà trường, công tác tuyên truyền cho mọi người, mọi nhà hiểu được rõ về công tác phổ cập cũng đang là một vấn đề hết sức nan giải. Từ khi công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ được phổ rộng trên cả nước, các nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ cập, Ban giám hiệu đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương vào cuộc triển khai và thực hiện nghiêm túc vấn đề này. Nhiều đơn vị đã triển khai thực hiện tốt công tác điều tra, hướng dẫn giáo viên nhập dữ liệu và quản lí trên phần mềmThành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phổ cập kịp thời. Nhưng trên thực tế, ở một số địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Ban chỉ đạo công tác phổ cập đôi lúc cũng chưa thâm nhập thực tế, chưa nắm vững các văn bản chỉ đạo, sâu sát đến địa bàn dân cư. Việc điều tra huy động, thống kê số liệu, cập nhật sự thay đổi ở địa phương chưa khoa học, không chính xác. Sự phối hợp giữa ba cấp học chưa đồng bộ, các tổ chức đoàn thể ở địa phương chưa gắn bó với công tác phổ cập. Công tác tuyên truyền chưa có tính thuyết phục. Vì vậy nhận thức của nhân dân về tác dụng của công tác phố cập giáo dục Tiểu học ở các mức độ còn hạn chế. Để thực hiện một cách hiệu quả về Luật giáo dục, trong quá trình công tác, là một cán bộ quản lí, bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc về công tác phổ cập là một việc làm hết sức ý nghĩa, không những góp phần nâng cao trình độ dân trí mà cũng từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm về việc học tập của toàn dân trong cộng đồng. Bản thân tôi luôn trăn trở trong việc tìm ra giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục, nhất là công tác chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mà hiện nay đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Vì vậy tôi đã chọn: “Một số biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục 
ở trường Tiểu học" nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác chỉ đạo phổ cập ở nhà trường hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học nói chung và Phổ cập giáo dục Tiểu học – đúng độ tuổi nói riêng, đề xuất một số giải pháp nhằm chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập mức độ 3.
 Đề tài còn nghiên cứu về hiệu quả của việc thống kê, quản lý, xử lý số liệu thông qua phần mềm phổ cập giáo dục. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Thực trạng và một số kinh nghiệm thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học, nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục hiện nay ở xã Nga Thủy huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, nhà nước, Bộ giáo dục đào tạo về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học nói chung và chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 nói riêng.
- Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình có liên quan đến công tác phổ cập giáo dục Tiểu học.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp quan sát, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 2. Nội dung cúa sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:	
2.1.1. Đặc điểm tình hình chung về công tác phổ cập.
Năm 2000, nước ta chính thức tuyên bố đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học. Tuy nhiên, để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, đi vào hội nhập quốc tế, mục tiêu Phổ cập giáo dục phải đòi hỏi cao hơn tạo nền tảng dân trí cho việc đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. 
Bước vào thế kỷ XXI, mục tiêu Phổ cập giáo dục của nước ta đã được Đảng xác định: Củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học, tiến hành Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trong cả nước, phổ cập Trung học phổ thông ở một số thành phố và vùng nông thôn đồng bằng có điều kiện. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và cơ cấu hợp lý. Tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi học tập liên tục, suốt đời trong môi trường giáo dục lành mạnh .	 
Ngày 24/3/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2014/NĐ-CP về phổ 
cập giáo dục, xóa mù chữ. Nghị định này ban hành thay thế cho Thông tư 36/2009/TT-BGDĐT quy định kiểm tra, công nhận chuẩn Phổ cập Giáo dục Tiểu học và đó là cơ sở để các đơn vị xây dựng kế hoạch đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Tiểu học ở các mức độ 1,2,3. Điểm mới ở Nghị định 20/2014/NĐ-CP là tiêu chuẩn công nhận chuẩn phổ cập được đánh giá ở 3 mức độ, mở ra cho các đơn vị đang trên đà phấn đấu đi lên. Phổ cập giáo dục góp phần phát triển toàn diện nhân cách và thỏa mãn nhu cầu học tập về văn hóa ngày càng tăng của toàn xã hội.
2.1.2. Một số khái niệm cơ bản có tính chất lí luận.
- Phổ cập: Nếu là động từ thì nó đề cập đến việc làm ai cũng được biết; còn khi là tính từ, nó có nghĩa gần giống như một việc làm mang tính bắt buộc.[3]
Phổ cập giáo dục: là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.[4]
- Phổ cập giáo dục tiểu học: là thực hiện giáo dục tối thiểu đạt trình độ tiểu học cho trẻ trong độ tuổi quy định một cách phổ biến trên phạm vi cả nước, làm cho đa số trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 nắm vững các kỹ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật...
 	- Sự phát triển cao hơn của Phổ cập giáo dục tiểu học là chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học ở các mức độ(1,2,3), thực hiện giáo dục cho trẻ em đúng tuổi quy định của đầu vào bậc Tiểu học đến với lớp 1 là 6 tuổi và đầu ra (học sinh tốt nghiệp) của bậc Tiểu học là 11 tuổi. 
2.1.3. Những quy định về chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học.
Đối tượng phổ cập giáo dục Tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi chưa hoàn thành chương trình Giáo dục Tiểu học.
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học là chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3:
 Hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học. Tỉ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%.Tỉ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em còn lại đều đang học các lớp Tiểu học.[ 2]
2.1.4. Cách thức tổ chức chỉ đạo phổ cập hiện nay.
Sau nhiều năm thực hiện công tác phổ cập, năm 2013 Bộ giáo dục đào tạo 
đã có những định hướng thiết thực là chỉ đạo các đơn vị trường học phối hợp ba 
cấp điều tra cơ bản về độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tínhvà nhiều thông tin 
khác. Sau cung đoạn điều tra cơ bản thì nhập dữ liệu trên phần mềm được thí điểm ở một số tỉnh thành. Đến năm 2014 thì được chỉ đạo phổ rộng trên toàn quốc. Cách làm này đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, chỉ đạo giáo viên chủ động trong công tác điều tra cập nhật số liệu và tự quản lí trên hệ thống. 
Phòng giáo dục và đào tạo Nga Sơn đã chỉ đạo các đơn vị cụ thể, chi tiết và thực hiện thành công. Cách quản lí phổ cập mới này là tiền đề cho sự phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cho những năm tiếp theo. 
Song song với việc chỉ đạo phổ cập, quản lí dữ liệu phổ cập trên phần mềm, Phòng giáo dục luôn chỉ đạo các nhà trường tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trong 5 tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia thì các tiêu chuẩn đó đều liên quan chặt chẽ tới công tác phổ cập. Để thực hiện tốt được mục tiêu giáo dục, việc chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường luôn được phối hợp nhịp nhàng. Chỉ đạo giáo viên chăm lo dạy học để học sinh có được kiến thức nhất định theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, huy động ra lớp 1 đúng độ tuổi. Dự tính đến hiệu quả đào tạo sau 5 năm hoàn thành chương trình Tiểu học ở tuổi 11 mà đề ra các biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả.
 Nhà trường luôn coi trọng công tác dạy học và tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh đến trường và tích cực tham gia vào quá trình học tập, sẽ giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban. Đó chính là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục và phổ cập giáo dục Tiểu học.
Từ năm 2009 - 2011 nhà trường luôn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1. Từ năm 2012 - 2014 nhà trường luôn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Năm 2015 - 2017 thực hiện theo Nghị định 20-CP, nhà trường đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế địa phương.
	Nga Thủy là một xã thuộc vùng bãi ngang ven biển, đời sống của nhân dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, sản xuất thủ công từ cây cói. Có 70% người dân làm nông nghiệp, đời sống nhân dân rất khó khăn. Người dân quanh năm chăm lo cải tạo đồng chua nước mặn để phát triển nông nghiệp mà chưa thoát khỏi đói nghèo. Một số người phải đi làm ăn xa, bỏ con cái lại cho ông bà chăm sóc. 
Địa bàn dân cư nằm rải rác ở 10 thôn. Có 1740 hộ với 6343 người. Hộ nghèo là 29%. Tỷ lệ sinh: 1,5. Xã đạt Anh hùng lao động năm 1985. Đảng bộ, chính quyền địa phương cũng luôn trăn trở tìm hướng đi cho sự phát triển kinh tế của xã bằng các phương thức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, cải tạo cây cói. Từng bước ổn định đời sống cho nhân dân. Đặc biệt là chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, đầu tư đúng mức cơ sở vật chất cho ba cấp học. Cả ba nhà trường trong địa bàn xã đã đạt trường chuẩn 
Quôc gia. Riêng trường Tiểu học Nga Thủy đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 tháng 11 năm 2011và được công nhận lại vào tháng 11 năm 2016. Tuy khó khăn về kinh tế nhưng nhân dân có truyền thống hiếu học, hàng năm số học sinh giỏi các cấp luôn được xếp ở tốp đầu của huyện Nga Sơn. Số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học ngày càng tăng. 
2.2.2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
	Trường Tiểu học Nga Thủy được tách ra từ trường Phổ thông sơ sở Nga Thủy năm 1991. Ngôi trường được xây dựng trên địa bàn xóm 3 của xã. Học sinh đi học cách xa điểm trường nhất là 2,5 km. Diện tích: 10123m2. Sân chơi: 4077 m2. Bãi tập: 998m2 . Các phòng học, phòng chức năng đảm bảo cho 382 học sinh học 2 buổi/ngày.
Sau nhiều năm xây dựng củng cố và trưởng thành, nhà trường luôn có những bước đi vững chắc. Trường có bề dày về thành tích học tập. Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, được nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Ba năm 2007. Những năm gần đây, trường liên tục đạt phổ cập giáo dục đúng độ tuổi vững chắc. Các tổ chức đoàn thể luôn đạt vững mạnh xuất sắc. Trường được xây dựng khang trang, có nhiều cây xanh bóng mát cho học sinh vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên:	
Tổng số
Quản lí
Số 
GVVH
Giáo viên đặc thù
Âm nhạc
Mĩ thuật
Thể dục
Tin học
Tiếng Anh
27
2
17
1
1
1
1
2
Qua bảng số liệu ta thấy, nhà trường được phân bổ đủ số lượng giáo viên văn hóa và giáo viên bộ môn, đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đạt hiệu quả. Trình độ đào tạo của giáo viên đạt trên chuẩn là 72,5%. Trong đó Đại học: 17; Cao đẳng: 5; THSP: 5. Đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong công tác. Tích cực tham gia công tác phổ cập ở địa phương. Luôn đoàn kết nhất trí các chủ trương đường lối nghị quyết của các cấp, tổ chức ở địa phương, trong nhà trường, có tinh thần học hỏi và xây dựng tập thể đoàn kết, phát triển.
Kết quả giảng dạy của giáo viên trong năm qua: Giáo viên giỏi cấp trường: 23. Trong đó giáo viên giỏi cấp huyện: 5. Giáo viên giỏi cấp tỉnh là 1.
+ Học sinh: Năm học 2017-2018 nhà trường có 14 lớp. Số học sinh là 382 em trong đó nữ: 170 em. Khuyết tật: 1 em. Con hộ nghèo: 39 em.
+ Thực trạng chỉ đạo công tác PCGDTH ở địa phương trong những năm qua.
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã tổ chức tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho người dân hiểu về chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học ở ba mức độ. Thành lập ban chỉ đạo phổ cập gồm 8 người do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Tuyên truyền các văn bản dưới Luật Phổ cập giáo dục trong các hội nghị ở địa phương, hội nghị Đảng ủy mở rộng, các đoàn thể xã hội, trên hệ thống loa truyền thanh. Vì vậy, nhân dân xã Nga Thủy đã giác ngộ được tầm quan trọng của PCGD đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói chung và phát triển kinh tế gia đình nói riêng nên đã quan tâm đến việc học tâp của con em mình. Tỷ lệ con em trong xã thi đỗ đại học cao so với các năm trước. Chính vì vậy trong những năm học gần đây tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi đến trường được nâng lên, không có học sinh bỏ học giữa chừng.
Đội ngũ giáo viên nhà trường ngày càng được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, được nghiên cứu về Luật giáo dục, Điều lệ nên đã hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong công tác PCGDTH. Có chính sách đãi ngộ đến những học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em không mặc cảm khi đến trường. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Phân công giáo viên điều tra từng thôn xóm, mỗi xóm 2 người điều tra, một người có nhiều kinh nghiệm hơn và thành thạo tin học kèm cặp người ít kinh nghiệm. Cập nhật, bổ sung, phát hiện trẻ trong độ tuổi, số dân có hộ khẩu tại địa bàn, trẻ mới sinh. Theo dõi số lượng chuyển đi, chuyển đến, chếtHướng dẫn giáo viên cách nhập dữ liệu trên phần mềm một cách cụ thể.
Nhà trường đã rất quan tâm đến chất lượng dạy và học, xây dựng kế hoạch, sắp xếp lại đội ngũ, bố trí giáo viên đứng lớp cho phù hợp với năng lực giảng dạy của từng giáo viên. Động viên giáo viên đi học các lớp nâng chuẩn để nâng cao trình độ. Phối hợp giữa công đoàn và chuyên môn phát động phong trào thi đua, mở các buổi hội thảo về chuyên đề phổ cập ứng dụng phần mềm vào quản lí dạy học và quản lí phổ cập. Đặc biệt là phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp đã được tập thể giáo viên nhiệt tình hưởng ứng. Chỉ đạo chuyên môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn thảo luận về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thực hiện thông tư 30-Bộ GD&ĐT có gì vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ. 
 Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 nên về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tương đối đầy đủ. Trường lớp khang trang tạo điều kiện cho học sinh học tập, vui chơi. 
2.2.3. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện.
+ Thuận lợi:
 Giáo viên phần đa là người địa phương. Đội ngũ giáo viên đầy đủ, có năng lực vững vàng, luôn nhiệt tình, sáng tạo trong công tác. Có trách nhiệm trong công tác điều tra phổ cập. Lãnh đạo chính quyền địa phương, các đoàn thể rất quan tâm trong công tác đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường.
 Trường Trung học cơ sở, trường Mầm Non và trường Tiểu học luôn phối 
hợp trong công tác điều tra và thống kê số liệu phổ cập, nhập dữ liệu trên phần mềm. Nhà trường đã tổ chức triển khai về công tác điều tra thống kê số liệu trên 
phần mềm cho ba cấp học. Các văn bản nhà nước chỉ đạo kịp thời tạo điều kiện 
cho công tác PCGDTH được thực hiện tốt.
+ Khó khăn:
Chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác phổ cập ở tất cả các khâu, Ban chỉ đạo phổ cập hoạt động không hiệu quả, chưa hiểu cụ thể những kỹ thuật trong công tác điều tra, thống kê, chỉ đạo chưa sát sao.
 Một bộ phận phụ huynh kinh tế khó khăn nên việc chăm sóc trẻ chưa tốt, không đảm bảo sức khỏe để học tập đúng độ tuổi, nhận thức chưa rõ về công tác PCGD chỉ cho đó là: công tác điều tra bổ sung trẻ mới sinh, người chết và số chuyển đi chuyển đến chứ chưa hiểu rõ về tiêu chuẩn của chuẩn phổ cập hiện nay theo Nghị định 20-CP của Chính phủ. Nhiều phụ huynh chưa ý thức được việc làm khai sinh cho trẻ sơ sinh. Hay đổi tên lót, đặt lại tên cho con nên việc cập nhật hồ sơ không thuân lợi. Địa bàn dân cư phát tán các xóm vừa xa trường, bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà nên việc học tập không hiệu quả.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên khi làm phổ cập còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác điều tra cập nhật số liệu không đủ thông tin, hoặc thiếu chính xác.
Tuy đã thành lập Ban chỉ đạo, song việc phân công trách nhiệm chưa cụ thể đôi khi chỉ là hình thức cơ cấu, hoạt động chưa hiệu quả. Hội nghị giáo dục xã đã tổ chức tốt hàng năm nhưng chưa đưa được giải pháp cụ thể cho công tác PCGDTH. Công tác kiểm tra chưa tốt nên chưa phát hiện được những sai sót trong phần mềm để khắc phục. Bước đầu làm quen với phần mềm phổ cập nên nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ. Do vậy, việc nhập dữ liệu trên phần mềm không khoa học, không đầy đủ các thông tin dẫn đến hệ thống tự động thống kê các biểu bảng sai lệch làm mất đi độ chính xác gây khó khăn cho người phụ trách. 
Sự thay đổi nhân khẩu ở địa phương cũng gây ảnh hưởng đến công tác điều tra và thống kê số liệu. Do trình độ dân trí thấp, nhiều người dân không nhớ đầy đủ các thông tin cá nhân để khai báo gây ảnh hưởng đến công tác điều tra cơ bản. Trong việc thống kê tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra cho thấy còn thiếu chính xác, mất rất nhiều thời gian do chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể phù hợp với tiến độ thời gian cho từng mảng công việc. 
 Kết quả công tác PCGDTH của trường tiểu học Nga Thủy trong ba năm qua:
Năm 	
6 tuổi ở địa phương
6 tuổi vào lớp 1
Tỉ lệ
11 tuổi ở địa phương
11 tuổi TNTH
Tỉ lệ
14 tuổi ở địa phương
14 tuổi TNTH
Tỉ lệ
Đạt mức độ
2014
58
58
100%
103
94
91,3
90
90
100%
2
2015
79
79
100%
102
93
91,2
103
103
100%
3
2016
42
42
100%
62
56
90,3
103
103
100%
3
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Tham mưu với lãnh đạo địa phương, tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_pho_cap_giao_duc_o_tr.doc