SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - Nhóm chuyên môn ở trường THCS Quảng Đông
Công tác chỉ đạo chuyên môn, tổ chức tốt các hoạt động, sinh hoạt của tổ chuyên môn là công tác quan trọng trong nhà trường. Ở trường THCS tổ chuyên môn là một đơn vị hành chính được chia theo một hoặc một số bộ môn giúp hiệu trưởng quản lý về lĩnh vực chuyên môn trong nhà trường. Thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “khối óc” một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của trường học. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, tổ chức các kỳ thi, quản lý hồ sơ sổ sách, đánh giá cho điểm, đánh giá xếp loại CBGV, duy trì kỷ cương nề nếp đến đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học. đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn. Như vậy tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp hiệu trưởng đến tận GV(giáo viên) và HS(học sinh) vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với hiệu trưởng. Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn? Luôn là câu hỏi khiến bản thân tôi trăn trở. Tôi nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý chỉ đạo chuyên môn. Từ những lý do nêu trên cộng với xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn ở trường THCS Quảng Đông” nghiên cứu và triển khai thực hiện. Tôi coi đây cũng chính là một trong những giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng GD toàn diện và khẳng định chất lượng dạy – học của nhà trường.
1. MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn đề tài Công tác chỉ đạo chuyên môn, tổ chức tốt các hoạt động, sinh hoạt của tổ chuyên môn là công tác quan trọng trong nhà trường. Ở trường THCS tổ chuyên môn là một đơn vị hành chính được chia theo một hoặc một số bộ môn giúp hiệu trưởng quản lý về lĩnh vực chuyên môn trong nhà trường. Thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “khối óc” một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của trường học. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, tổ chức các kỳ thi, quản lý hồ sơ sổ sách, đánh giá cho điểm, đánh giá xếp loại CBGV, duy trì kỷ cương nề nếp đến đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học... đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn. Như vậy tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp hiệu trưởng đến tận GV(giáo viên) và HS(học sinh) vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với hiệu trưởng. Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn? Luôn là câu hỏi khiến bản thân tôi trăn trở. Tôi nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý chỉ đạo chuyên môn. Từ những lý do nêu trên cộng với xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn ở trường THCS Quảng Đông” nghiên cứu và triển khai thực hiện. Tôi coi đây cũng chính là một trong những giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng GD toàn diện và khẳng định chất lượng dạy – học của nhà trường. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tôi nhận thấy hoạt động của các tổ chuyên môn có vai trò quyết định quan trọng đối với kết quả dạy - học. Nhưng để nhận thức và tiến hành các hình thức chức sinh hoạt chuyên môn phong phú nghiêm túc không phải lúc nào, nhà trường nào cũng thực hiện được. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài này nhằm góp một phần nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở trường THCS Quảng Đông nói riêng và bậc THCS nói chung. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Các tổ chuyên môn. - Hoạt động chuyên môn ở trường THCS Quảng Đông. - Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ CM. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quy chế chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS để vận dụng vào nghiên cứu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát thực tế, thu thập thông tin, khảo sát điều tra, phân tích và tổng kết kinh nghiệm. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2. 1. Cơ sở lí luận Tổ chuyên môn là một bộ phận chuyên môn giúp ban giám hiệu nhà trường điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ chuyên môn. Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ là chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm, thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Công tác chụyên môn là hoạt động quan trọng, yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển, sự sống còn hay tên tuổi và danh tiếng của nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và kinh tế của đất nước trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT (giáo dục và đào tạo) đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học cũng như trong công tác quản lý như: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS (học sinh), theo đó HS là trung tâm. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, Ứng dụng CNTT(Công nghệ thông tin) trong dạy học, đổi mới chương trình SGK (sách giáo khoa), đổi mới công tác quản lý, ứng dụng CNTT vào trong công tác điều hành chỉ đạo của đơn vị, xây dựng chương trình nhà trường nhằm phát huy tối đa khả năng dạy và học của thầy và trò. Trong đó đổi mới cách thức quản lý cả về mặt hành chính và chuyên môn đối với các tổ chuyên môn cũng được coi trọng. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên trong nhà trường nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích và rút ra những kết luận sư phạm thể hiện tính thống nhất của tập thể, những phương pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tập thể sư phạm nhà trường. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS (Trung học cơ sở), THPT(Trung học phổ thông) ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điều 16 như sau: 1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. 2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần. - Căn cứ vào số lượng đội ngũ CBGV, cơ cấu bộ môn, tình hình hoạt động của nhà trường, tổ chuyên môn Trường THCS Quảng Đông được bố trí thành 2 tổ bao gồm: + Tổ Khoa học tự nhiên gồm 7 CBGV (cán bộ giáo viên). + Tổ Khoa học xã hội gồm 10 CBGV. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, việc sinh hoạt của tổ chuyên môn ở các trường THCS nói chung và trường THCS Quảng Đông nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các đồng chí tổ trưởng cũng như CBGV đã nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong quá trình dạy học. Tuy nhiên hoạt động chuyên môn của các tổ vẫn còn những hạn chế nhất định và những tồn tại khá phổ biến theo những xu hướng sau: Một là: Số lần sinh hoạt theo quy định 2 lần/tháng thực hiện duy trì thường xuyên và đầy đủ, tuy nhiên chất lượng sinh hoạt còn hạn chế. Hai là: Nội dung các cuộc họp còn mang tính sự vụ, hành chính chưa mang màu sắc chuyên môn, chưa có những chuyên đề thảo luận sôi nổi, thẳng thắn mang tính khoa học. Những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn có được bàn đến nhưng còn mờ nhạt, chưa thực sự đi vào chiều sâu. CBGV đi họp chủ yếu là cho có chứ không chuẩn bị nội dung để trao đổi hay thảo luận những bài hay, khó hoặc thống nhất nội dung chương trình hoặc nội dung ra các đề kiểm tra hoặc trao đổi rút kinh nghiệm giờ dạy. Ba là: Một số CBGV chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, chưa thật sự có tih thần xây dựng tập thể. Mạnh ai người nấy làm dẫn tới mỗi người một ý, không thống nhất, không tìm được tiếng nói chung trong phương pháp giảng dạy, trong cách thức ra đề kiểm tra, trong cách đánh giá xếp loại giờ dạy của CBGV trong tổ. Bốn là: Vai trò, trách nhiệm chưa cao của chính tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết. Các cuộc họp chuẩn bị nội dung chưa chu đáo. Chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi, sôi nổi trong các buổi sinh hoạt. Thông thường nội dung họp chỉ là: triển khai các kế hoạch tháng, năm tuần của nhà trường, lịch kiểm tra, ký duyệt hồ sơ giaó án, phân công ra đề thi chọn đội tuyển HS giỏi, đề kiểm tra chất lượng học kỳ, thao giảng dự giờ và một số việc khác. Năm là: Công tác quản lý chỉ đạo của BGH còn chưa kịp thời, quyết liệt. Việc kiểm tra kế hoạch tổ, biên bản sinh hoạt và các nội dung sinh hoạt chưa thường xuyên, liên tục. Sáu là: Các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều hoặc nếu có thì chỉ để tham khảo bởi dù nằm trong hệ thống trường THPT nhưng mỗi trường có đặc thù riêng do nhiều yếu tố đem lại như: cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào, đội ngũ CBGV, sự quan tâm sâu sát của BGH về chất lượng chuyên môn... Như vậy việc nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm để áp dụng chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cần thiết và kịp thời đối với các trường nói chung và trường THCS Quảng Đông nói riêng. Trong phạm vi đề tài này tôi hi vọng sẽ mang lại một cái nhìn mới mẻ và thiết thực với quan điểm đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng là một trong những biện pháp góp phần đổi mới công tác quản lý của BGH để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường trong năm học 2017-2018 và các năm học tiếp theo. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Với vai trò là Phó hiệu trưởng, tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để hoạt động chuyên môn, các buổi sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn thật sự có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, đặc biệt là chất lượng đại trà. Với Phụ huynh của trường THCS Quảng Đông – một trường ven Thành phố , mới nhập về Thành phố Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay, thì điều mà phụ huynh quan tâm nhất là kết quả của con em thi vào các trưởng THPT sau khi hoàn thành chương trình THCS. Từ đó chúng tôi xác định chất lượng đại trà là quan trọng cùng với chất lượng mũi nhọn để khẳng định vị thế của nhà trường. Về nhận công tác ở trưởng THCS Quảng Đông chưa lâu (từ tháng 01/2017 đến nay), tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đổi mới trong việc chỉ đạo sinh hoạt Tổ - Nhóm như sau: 2.3.1. Lựa chọn và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng thăm dò ý kiến của tất cả CBGV trong các tổ chuyên môn, trên cơ sở tín nhiệm của tổ, đề nghị của PHT phụ trách công tác chuyên môn Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó theo từng năm học. Việc bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau: Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại điều lệ trường THPT, Nhà trường còn căn cứ vào kết quả giảng dạy, thành tích bồi dưỡng HSG tỉnh, các kỳ thi GV giỏi cấp trường, cấp tỉnh để làm cơ sở bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Từ năm học 2017-2018 trở về trước hầu hết các tổ trưởng chuyên môn của nhà trường đều có thành tích tốt về công tác chuyên môn. Có những đồng chí đã được đi học bồi dưỡng cán bộ quản lý và trong nguồn CBQL kế cận của nhà trường. Bên cạnh đó hàng năm nhà trường còn cử các tổ trưởng đi học chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do Phòng GD tổ chức. Qua các khoá học này tổ trưởng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tích luỹ được nhiều phương pháp hay giúp nhà trường quản lí điều hành hoạt động chuyên môn của tổ hiệu quả hơn. 2.3.2. Xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng, kỳ và năm học Vào đầu năm học BGH nhà trường xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học (bản dự thảo). Sau đó đưa về các tổ chuyên môn lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện và báo cáo tại Hội nghị CBVC đầu năm học. Trên cơ sở nội dung, phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp, chỉ tiêu chuyên môn... giao cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn cho từng tổ. Tuỳ vào đặc điểm, tình hình của bộ môn, kết quả của năm học trước đạt được mà các tổ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên để có tính thống nhất cao các tổ cần phải xây dựng KH theo những nội dung cụ thể như sau: Căn cứ để xây dựng kế hoạch: Các căn cứ thường là KH năm học của nhà trường, KH chuyên môn của PHT phụ trách công tác CM, đặc điểm tình hình của tổ... KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 – 2018 (minh họa phần kế hoạch theo từng tháng) Thời gian NỘI DUNG CÔNG VIỆC Người thực hiện Tháng 8, 9/2017 - Chuẩn bị công tác chuyên môn: Phân công chuyên môn, lên TKB - Tổ chức tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học - Tổ chức ngày tựu trường đúng thời gian quy định. - Tổ chức tốt lễ Khai giảng năm học mới và Hội nghị CBCC đầu năm. - Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu, kém. - Hoàn thành hồ sơ chuyên môn. - Họp HĐCM - Xây dựng kế hoạch hoạt động NGLL; công tác phòng chống TNXH - ATGTTổ chức Lễ ra quân và kí cam kết. - Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện - thiết bị. - Sắp xếp lại phòng làm việc và phòng chức năng. - Kiểm tra chuyên đề 100% giáo viên. - Điều tra bổ sung, cập nhật số liệu thống kê, tổng hợp số liệu PCGD. - Dự giờ thăm lớp theo kế hoạch và tiêu chuẩn. - Đăng ký sáng kiến kinh nghiệm. - Xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động - Nhận sách và các thiết bị, hồ sơ của nhà trường - Tổ chức hoạt động GDNGLL theo khối lớp, thực hiện đồng loạt theo Kh của TPT Đội. - Xây dựng 6 bài giảng điện tử, thao giảng toàn trường (Tuần 5 + 6). - Lên khung chương trình bồi dưỡng HSG và phụ đạo học sinh yếu kém. - Triển khai kế hoạch công tác Đội. - Họp GBCM. - Thành lập đội tuyển Toán, Anh, Văn các khối 6,7,8. - Dự giao ban chuyên môn tại THCS Đông Lĩnh. -HĐSP - BGH - BGH và các đoàn thể. Văn, Toán, Anh -CM, GVBM - CM, 2TT - CM - CM VÀ TPT - Thư viện và các phòng BM - GV - GV - BCĐ và HĐSP - BGH, TT, NT và GV - BGH - VT - GVCN - 2TT - GV - TPT - BGH - GV Toán, Anh, Văn PHT Tháng 10/2017 - Duy trì nề nếp dạy học. - Dự giờ, thăm lớp và thao giảng theo nhóm bộ môn (chú ý việc đánh giá theo định hướng phát triển nhà trường). - Thanh tra chuyên môn theo kế hoạch. + Chuyên đề 100% giáo viên, đột xuất 1/4 GV. + Toàn diện: TN 02 GV ; XH 02 GV - Tiếp tục điều tra bổ sung, cập nhật số liệu thống kê, tổng hợp. Hoàn thành hồ sơ sổ sách công tác Phổ cập THCS, báo cáo về PGD. - Bồi dưỡng HSG, dạy tăng buổi cho học sinh (chú ý đến học sinh yếu kém). - Kiểm tra công tác sử dụng thiết bị hàng tháng. - Sinh hoạt chuyên môn chú trọng đến việc xây dựng một giờ dạy theo hướng tích cực của nhóm bộ môn và công tác kiểm tra đánh giá. - Xây dựng hoàn thành KHĐMPPDH. - Chuẩn bị đón các đoàn kiểm tra của cấp trên. - Tập huấn chuyên đề do ngành tổ chức. - Thi GVDG cấp trường. - Triển khai các cuộc thi: KHKT, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết một vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của HS và dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên. - Tổ chức ngoại khóa giáo dục kĩ năng giao tiếp và ứng xử cho HS. - Phát động cuộc thi viết thư Quốc tế UPU. -Thi học sinh giỏi 9 môn văn hóa cấp thành phố (25/10/2017). -BGH, GV, NT - BGH và 2TT GV - BGH và 2TT và các NT - BCĐ và HĐSP - GV được phân công - BGH và TPT - BGH và GV cốt cán - CM, 2TT và NT và GV được phân công. - HĐSP - HĐSP - HĐSP - Theo CV - BGH, GV - BHG, các tổ, GV - Các tổ CM - BGH - Theo CV - Theo CV - BGH, TT, GV - HĐSP -BGH, TPT, GV, HS BGH, TPT, GV, HS BGH, GV, HS Đội tuyển Tháng 11/2017 - Duy trì nề nếp dạy học - Thanh tra CM theo kế hoạch.. - Tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp TP. - Tổ chức thi nghề - Kiểm tra công tác bảo quản và sử dụng thiết bị hàng tháng.. - Thành lập HĐ nghiệm thu đánh giá các đề tài khoa học, đánh giá, chọn và gửi sản phẩm dự thi cấp TP. - Thi học sinh giỏi thể dục, thể thao cấp thành phố. - Tiếp tục bồi dưỡng HSG và phụ đạo HS yếu. - Sơ kết đợt 1 các cuộc vận động lớn và phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày NGVN. - Tham gia SHCM tại các trường THCS Đông Thọ - GV, TPT - BGH và TT - BGH, các tổ CM, GV BGH, CBTB - TV - HĐKH - CM và TPT - BGH, GVTD - CM và HĐSP HĐTĐ, KT PHT Tháng 12/2017 - Duy trì nề nếp dạy- học. - Thanh tra chuyên môn theo kế hoạch. + Chuyên đề 100% GV. + Toàn diện: Tự nhiên 02 GV, Xã hội 02 GV. - Tham gia thi Thiết kế và trao đổi kinh nghiệm về bài giảng dạy học tương tác gửi vào trường học KN. - Phát động tháng cao điểm phòng chống AIDS vào ngày 01/12/2017; Tổng kết công tác phòng chống Ma tuý năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018. - Ra đề cương, ôn tập, tổ chức tốt thi khảo sát chất lượng học kì I. - Kiểm tra công tác mượn và sử dụng thiết bị. Lập kế hoạch sách, TB năm 2018 - Đón đoàn kiểm tra của PGD về công tác CM, phòng chống TNXH, ATGT . - Nạp sản phẩm cuộc thi Vận kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, cuộc thi dạy học theo chủ để tích hợp -BGH, GVCN,TPT - TTND - HĐSP - BGH và các bộ phận chức năng. -BGH, TPT GVBM - Các bộ TB,TV - BHG, Các PB liên quan - Các Tổ trưởng, GV hướng dẫn, HS Tháng 01/2018 - Duy trì nề nếp dạy - học - Thanh tra chuyên môn theo kế hoạch: Chuyên đề 100% GV. - Tổng hợp, báo cáo chất lượng HS về PGD. - Tiếp tục bồi dưỡng HSG 8 và phụ đạo HS yếu kém - Hoạt động ngoại khoá theo chủ điểm. - Rà soát chất lượng học tập của học sinh qua bảng so sánh kết quả từng đợt. - Sơ kết đợt II các cuộc vận động. - Xây dựng kế hoạch cho HKII - Rà soát, bổ sung các số liệu, hồ sơ PC. - HĐSP - CM, TTND - BGH - BGH, GV được phân công - BGH, TPT - HĐSP - CM - BPPT - BGH - VP Tháng 02/2018 - Tổ chức nghỉ tết Nguyên đán - Duy trì nề nếp dạy - học - Thanh tra chuyên môn theo kế hoạch: + Chuyên đề 100% GV + Bồi dưỡng HSG khối 8, phụ đạo bHS yếu kém các khối. - BGH, CĐ - BGH, GVCN - BGH và TT - BGH, GV được phân công Tháng 03/2018 - Duy trì nề nếp dạy - học. - Thanh tra CM theo kế hoạch: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra HKII. - Sơ kết đợt III thực hiện các cuộc vận động lớn. -Tham gia thi GVDG cấp tp. - Thi HSG cấp tỉnh 9 môn văn hóa cấp tỉnh - Tổ chức tốt “Tháng thanh niên” và kỷ niệm ngày 26/3. - Sinh hoạt CM tại các trường - BGH, TT - TT - CM - BGH - BCĐ - GV - BGH và TPT - Theo CV Tháng 04/2018 - Duy trì nề nếp dạy- học. - Thanh tra CM theo kế hoạch. - Ôn tập chuẩn bị HKII - Ra đề cương, đề kiểm tra HKII - Tổng kết đánh giá hoạt động thư viện, TB - BGH và TPT - GVBM - BGH, TT, GV - CBTB,TV Tháng 5/2018 - Duy trì nề nếp dạy - học. - Kiểm tra HKII tổng hợp số liệu báo cáo. - Tổng kết công tác thanh tra CM. - Làm hồ sơ và xét công nhận tốt nghiệp THCS, chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào 10. - Tổng kết các cuộc vận động lớn trong năm và tổng kết năm học. - Nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học Nộp hồ sơ thi đua. Duyệt kết quả BDTX , - Họp PH cuối năm, Lên KH ôn thi vào 10 - Chuẩn bị hoạt động hè. - HĐSP - BGH - HĐ xét TNTHCS - BGH và HĐSP - BPCM - BPCM - BGH, GV TPT và Chi đoàn BGH, GVdạy K9 BGH Tháng 6/2018 - Tổ chức ôn thi vào 10 cho HS, Duyệt hồ sơ thi vào 10. - Xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp - Tổ chức cho CBGV, NV nghỉ hè và phân công trực hè. BGH, GV dạy K9 -BGH, HĐNT Tháng 7/2018 - Tổ chức hoạt động hè theo kế hoạch. - Chuẩn bị công tác tuyển sinh lớp đầu cấp. - Chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm học 2018-2019 BGH, BPCM, Hội đồng nhà trường 2.3.3. Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch Kê hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinhTrong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt chuyên môn là mộ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_sinh.doc