SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học
Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức giữ một vị trí rất quan trọng. Đây chính là yếu tố then chốt, mang tính quyết định đưa đất nước đi lên như cha ông ta đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy’’. Để thổi bùng lên không khí: dạy thật, học thật, thi thật và tiếp tục thực hiện thật tốt cuộc vận động “ Hai không”, cũng như các cuộc vận động và phong trào thi đua khác của Đảng, của ngành phát động. Điều đó đều nhờ vào tài đức và tâm huyết của những người thầy. Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên đều có chung một quyết tâm, có chung bầu nhiệt huyết và tất thảy cùng toàn tâm, toàn trí để hoàn thành tốt thiên chức “trồng người” của mình. Trong đó, Hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục chính là người cầm lái con thuyền chất lượng giáo dục trong các nhà trường đi đến đài vinh quang hay không? Để thiết thực thực hiện mục tiêu NQ 29 và chủ đề năm học “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” thì phải đổi mới cách quản lý từ tổ chuyên môn, đổi mới từ cách sinh hoạt tổ. Mỗi thành viên trong tổ là một hạt nhân quan trọng. Mỗi GV phải phấn đấu hết mình cho sự nghiệp giáo dục nói chung và cho sự đổi mới nói riêng. Người phụ trách chuyên môn và người tổ trưởng phải có cái nhìn tổng quát và biết gắn kết những ý tưởng riêng trong tổ thành ý tưởng chung của cả tổ và biến những kế hoạch đó thành những hoạt động cụ thể cho tổ chuyên môn.
Sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ thực sự có hiệu quả khi các thành viên trong tổ thực sự đoàn kết, tự giác, nỗ lực không ngừng và có thêm sự hỗ trợ kịp thời của chuyên môn trường và lãnh đạo nhà trường.
1. Mở đầu 1. 1. Lí do chọn đề tài Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức giữ một vị trí rất quan trọng. Đây chính là yếu tố then chốt, mang tính quyết định đưa đất nước đi lên như cha ông ta đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy’’. Để thổi bùng lên không khí: dạy thật, học thật, thi thật và tiếp tục thực hiện thật tốt cuộc vận động “ Hai không”, cũng như các cuộc vận động và phong trào thi đua khác của Đảng, của ngành phát động. Điều đó đều nhờ vào tài đức và tâm huyết của những người thầy. Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên đều có chung một quyết tâm, có chung bầu nhiệt huyết và tất thảy cùng toàn tâm, toàn trí để hoàn thành tốt thiên chức “trồng người” của mình. Trong đó, Hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục chính là người cầm lái con thuyền chất lượng giáo dục trong các nhà trường đi đến đài vinh quang hay không? Để thiết thực thực hiện mục tiêu NQ 29 và chủ đề năm học “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” thì phải đổi mới cách quản lý từ tổ chuyên môn, đổi mới từ cách sinh hoạt tổ. Mỗi thành viên trong tổ là một hạt nhân quan trọng. Mỗi GV phải phấn đấu hết mình cho sự nghiệp giáo dục nói chung và cho sự đổi mới nói riêng. Người phụ trách chuyên môn và người tổ trưởng phải có cái nhìn tổng quát và biết gắn kết những ý tưởng riêng trong tổ thành ý tưởng chung của cả tổ và biến những kế hoạch đó thành những hoạt động cụ thể cho tổ chuyên môn. Sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ thực sự có hiệu quả khi các thành viên trong tổ thực sự đoàn kết, tự giác, nỗ lực không ngừng và có thêm sự hỗ trợ kịp thời của chuyên môn trường và lãnh đạo nhà trường. Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì tổ khối chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi mới nội dung chương trình,một cách sát thực nhất. Tổ khối chuyên môn còn là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh, phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy, học tập. Vì vậy tổ khối chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường mà có phong trào chuyên môn mạnh thì họ đều rất chú trọng đến chất lượng và thường xuyên đổi mới các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối. Bên cạnh đó một số trường vẫn còn tồn tại các nhược điểm như: tổ khối có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài của phân môn sắp dạy...mà chỉ tập trung giáo viên trong khối lại họp “đối phó” hoặc bàn về các sự việc khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất là nhận thức của các tổ khối trưởng. Các buổi họp khối để sinh hoạt chuyên môn sẽ không có hiệu quả nếu phó hiệu trưởng không theo sát và khối trưởng không say mê chuyên môn chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểm tra đánh giá thì khối chỉ hoạt động hình thức. Một nguyên nhân khác là do năng lực quản lý của đội ngũ tổ khối trưởng còn hạn chế. Nhiều khối trưởng cũng chưa nhận thức được mối liên quan chặt chẽ của hoạt động của tổ khối chuyên môn và việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy... Nhưng không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng buổi sinh hoạt khối có hiệu quả và duy trì thành nề nếp là một công việc rất khó đòi hỏi ban giám hiệu phải nhiệt tình và có quyết tâm gây dựng. Bản thân tôi được sự tin tưởng của ban giám hiệu giao, là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường. Một nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề trong giai đoạn đổi mới không ngừng của ngành. Đối với riêng tôi mặc dù trình độ năng lực có nhưng bên cạnh đó thì bề dày về kinh nghiệm chưa sâu mà kỳ vọng thì nhiều cho chuyên môn, vậy nên luôn đặt ra cho tôi một bài toán cần phải có sự cố gắng để tìm ra lời giải đáp. Đứng trước khó khăn đó bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những biện pháp như thế nào cho phù hợp với khả năng của giáo viên trong tổ và từ đó tôi cùng các chị em trong tổ nghiên cứu và tìm ra cách thức sinh hoạt chuyên môn nhẹ nhàng, không gò ép, không khuôn mẫu mà luôn hiệu quả và vẫn đáp ứng được những yêu cầu chung của bậc học. Chính từ lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học.” mong muốn góp phần tâm sức trí tuệ của mình vào sự nghiệp đổi mới và thành công trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nhà trường. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học Minh Khai 2”, nhằm mục đích: - Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối. - Tạo ra động lực mới, giúp giáo viên hứng thú với hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở các khối. - Giúp các khối trưởng có kĩ năng tổ chức các buổi sinh hoạt chyên môn một cách linh hoạt và khoa học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Một số kinh nghiệm khi chỉ đạo hoạt động tổ khối chuyên môn trong trường Tiểu học Minh Khai 2. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu thực hiện sáng kiến: - Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo. - Phương pháp quan sát: Thông qua dự, quan sát hoạt động của tổ khối. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt tổ khối ở trường. - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn nắm bắt các mặt khó khăn của năm trước để có sự điều chỉnh kịp thời từ đó có những đề xuất hợp lý cho đề tài. - Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả dạy và học trong lớp học. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2. 1. Cơ sở lí luận. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó (Điều 18, khoản 1- Điều lệ trường tiểu học); Tổ chuyên môn là một hoạt động hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng. Tổ chuyên môn quản lý giáo viên trong tổ một cách cụ thể, đi sát các lớp, cập nhật tình hình chất lượng học sinh cũng như trình độ giáo viên từng ngày, từng tháng. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó (Điều 18, khoản 2 - Điều lệ trường tiểu học). Sinh hoạt chuyên môn còn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều hình thức, nhiều góc độ để rút ra những kết luận chung, những biện pháp khả thi cho cả tổ, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cá nhân, nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Để việc sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường đạt kết quả cao thì rất cần sự quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có biện pháp khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường. Vậy sinh hoạt tổ chuyên môn là vấn đề đang được các cấp quản lý quan tâm và tìm giải pháp phù hợp để cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2.2. Thực trạng vấn đề. Tổ chuyên môn là một bộ phận hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng. Tổ chuyên môn quản lý giáo viên trong tổ một cách cụ thể, đi sát các lớp, cập nhật tình hình chất lượng học sinh cũng như trình độ giáo viên từng ngày, từng tháng. Vậy sinh hoạt tổ chuyên môn là vấn đề đang được các cấp quản lý quan tâm và tìm giải pháp phù hợp để cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong một trường học nói chung và trong các tổ chuyên môn nói riêng do đặc thù nhiệm vụ của các tổ khác nhau nên khối lượng công việc các tổ cũng khác nhau, vì vậy việc tổ chức các hoạt động trong tổ chuyên môn của mình có hiệu quả là điều đáng được chú trọng. Trên thực tế việc sinh hoạt ở nhiều tổ chuyên môn chỉ là hình thức, không mấy hiệu quả. Vậy điều đáng quan tâm đối với các tổ chuyên môn là tìm kiếm các giải pháp để tổ chức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả. Năm học 2017- 2018, trường tôi có 3 tổ chuyên môn. Tổ 12,3: gồm 9 người - đạt chuẩn 100%. Trong đó trình độ Đại học là 8; trình độ Trung học là 1. Tổ 4,5: gồm 6 người - đạt chuẩn 100%. Trong đó trình độ Đại học là 6. Tổ đặc thù có 6 người - đạt chuẩn 100%. Trong đó trình độ Đại học là 4; trình độ Cao đẳng là 2. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Giáo viên luôn có ý thức trau dồi và học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp. Các khối chuyên môn trong nhà trường đều học chung một buổi nên thuận tiện cho việc sinh hoạt chuyên môn theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Trình độ chuẩn của các giáo viên trong khối tương đối đồng đều, đa số giáo viên dạy lớp đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau: - Mỗi khối chỉ có từ 3 – 4 giáo viên trong khối nên phải ghép với các khối khác thành tổ chuyên môn. Việc chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối còn hạn chế. Nhận thức về việc sinh hoạt tổ khối của giáo viên chưa cao. - Vẫn còn tình trạng một số buổi chưa thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, chưa đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt sơ sài, các văn bản chỉ đạo tìm hiểu chưa kĩ càng dẫn đến thực hiện chưa tốt. Một số tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu còn nể nang, đặc biệt chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo viên thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyên môn. - Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018 về đổi mới công tác công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, để thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy cần tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi đề cập vấn đề này song tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học.” mà đã được chúng tôi áp dụng vào các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường Tiểu học Minh Khai 2. 2.3. Một số biện pháp chỉ đạo mà tôi đã áp dụng thành công trong những năm học gần đây. Năm học 2017 - 2018, trường Tiểu học Minh Khai 2 có 21 giáo viên được chia làm 3 tổ: tổ 1-2-3; tổ 4- 5 và tổ đặc thù. Trên thực tế trong một trường học nói chung và trong các tổ chuyên môn nói riêng do đặc thù nhiệm vụ của các tổ khác nhau nên khối lượng công việc các tổ cũng khác nhau, vì vậy việc tổ chức các hoạt động trong tổ chuyên môn của mình có hiệu quả là điều đáng được chú trọng. Ban giám hiệu nhà trường đồng nhất quan điểm tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, chuyên môn, kinh phí hoạt động kịp thời Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm kiểm tra đôn đốc xây dựng mang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng giáo dục giáo dục nhà trường. Bản thân tôi sức khoẻ tốt, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn Đại học, biết lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người đóng góp, cũng như sự học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp để kịp thời điều chỉnh bản thân mình. - Đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực, luôn đoàn kết thống nhất, tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Bản thân tôi còn trẻ kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế. Đội ngũ chị em giáo viên trình độ mặc dù đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng đào tạo theo hệ tại chức nên việc cập nhật chương trình mới còn phần nào hạn chế. Bài soạn đưa ra mục đích yêu cầu còn chung chung hệ thống câu hỏi đóng, thiếu tính gợi mở, hình thức tổ chức bị khô cứng, xử lý tình huống sư phạm chưa thật sự linh hoạt. Kết quả của các giáo viên trong tổ tham gia các đợt hội giảng của nhà trường phát động được đánh giá không cao, giáo viên chưa mạnh dạn và chưa phát huy được tính sáng tạo trong quá trình dạy học, việc vận dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn rụt rè. Nội dung sinh hoạt của tổ khối vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy được sự linh hoạt năng động và sự mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng của mỗi giáo viên trong tổ khối. Phong trào làm đồ dùng dạy học còn thiếu tính sáng tạo có làm chỉ mang tính cách hình thức chống đối đủ đồ dùng để dạy. Còn một số ít giáo viên trong tổ còn chậm tiến bảo thủ, tư tưởng xuôi chiều dậm chân tại chỗ. Phụ huynh học sinh đa phần là bận rộn nên chưa thật sự quan tâm đến con cái, phó thác cho cô giáo nên việc phối hợp với cô giáo không thường xuyên đó cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian của cô giáo. Đứng trước khó khăn của nhà trường nói chung cũng như của tổ khối nói riêng bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ phải tìm cách đưa ra những biện pháp như thế nào để đẩy mạnh chất lượng đội ngũ giáo viên trong tổ khối nâng cao chất lượng sinh hoạt ở mỗi giáo viên trong tổ khối của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gặt hái được nhiều kết quả cao đóng góp vào thành tích chung của nhà trường. Để làm được điều đó bản thân tôi là một PHT phụ trách chuyên môn của nhà trường tôi mạnh dạn tìm ra những biện pháp sau để sớm khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn chưa đồng đều cho các đồng chí giáo viên trong trường mình, cụ thể: Trên thực tế việc sinh hoạt ở nhiều tổ chuyên môn chỉ là hình thức, không mấy hiệu quả. Vậy điều đáng quan tâm đối với các tổ chuyên môn là tìm kiếm các giải pháp để tổ chức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả. 2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ tổ, khối trưởng chuyên môn Theo quy định sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ là 2 lần/ 1 tháng vào tuần chẵn, ngoài ra còn có buổi sinh hoạt đột xuất nhằm triển khai thống nhất các tiết dạy mẫu. Như vậy tất cả các giáo viên trong tổ đã được thống nhất bài dạy, lĩnh hội các nội dung kế hoạch tháng của nhà trường, công đoàn, của chuyên môn trường, các đoàn thể báo cáo tổng kết kế hoạch tháng trước. Chính vì vậy phần nào giáo viên đã hình dung hết kế hoạch của tháng cho từng bản thân. Để tổ khối chuyên môn hoạt động có hiệu quả không thể không nói đến vai trò của người khối trưởng. Ngay từ trong hè để chuẩn bị cho năm học mới tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường từng bước lập lại nền nếp, kỷ cương nhà trường và họp bàn dự kiến nhân sự các khối, lớp để xem xét, nắm năng lực của từng giáo viên , hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công, lựa chọn những giáo viên có chuyên môn vững và được sự tín nhiệm của đồng nghiệp để làm tổ, khối trưởng chuyên môn. Đây cũng chính là những nòng cốt giúp cho hoạt động chuyên môn nhà trường đi lên. Sau khi lập được các tổ khối trưởng, ban giám hiệu nhà trường chúng tôi cùng các tổ khối trưởng họp liên tịch để bàn bạc và đề ra chỉ tiêu kế hoạch, phương hướng, biện pháp nhằm thực hiện đúng theo chỉ tiêu quy chế năm học,về công tác chuyên môn của các tổ khối, kế hoạch từng học kỳ, từng tháng, hàng tuần và phổ biến nội dung công việc thật cụ thể . Để có chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả cao chúng tôi đã hướng dẫn tổ khối trưởng các khối căn cứ vào kết quả giảng dạy trong năm học vừa qua để rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho các phân môn để từ đó định hướng cho việc giảng dạy trong năm học mới. Kết hợp với phương hướng nhiệm vụ năm học để đề ra kế hoạch hoạt động từng tuần và phổ biến cho giáo viên qua các buổi họp khối tổ, nhờ vậy năng lực chuyên môn và chất lượng giảng dạy của đội ngũ tổ khối trưởng cũng như giáo viên được nâng lên rõ rệt . Hình ảnh phân công, chỉ đạo các tổ, khối trưởng trong việc sinh hoạt chuyên môn của trường Tiểu học Minh Khai 2 2.3.2. Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối. Muốn đạt được các yêu cầu về chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối thì chúng tôi yêu cầu người tổ trưởng phải chuẩn bị nội dung của buổi sinh hoạt tổ khối chu đáo, chủ động tạo nên “tình huống” để giáo viên tham gia thảo luận đóng góp. Để chuẩn bị cho cuộc họp tổ chuyên môn đạt kết quả tốt, trước cuộc họp tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ tổng kết hoạt động công tác tổ trong tháng qua một cách cụ thể rút ra được những mặt mạnh, những nhược điểm, có bài học kinh nghiệm cần khắc phục, những công tác thường xuyên, đột xuất. Sau đó dựa trên kế hoạch hoạt động tháng của nhà trường tôi yêu cầu tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ lập kế hoạch dự thảo hoạt động của tháng tới. Đối với giáo viên, khi tổ trưởng triển khai, tổ viên phải chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ hội họp của mình. Khi tổ trưởng triển khai xong thì tổ trưởng yêu cầu từng giáo viên phát biểu ý kiến. Giáo viên tham gia hội họp thì phải trật tự, phải lắng nghe ý kiến phát biểu của đồng nghiệp và đặc biệt phải suy nghĩ, phát biểu ít nhất 1 ý kiến nhằm xây dựng chất lượng dạy học, có như vậy công tác mới trôi chảy, thực hiện dân chủ hóa trong hội họp, công tác. Nếu giáo viên nào không làm được thì tự mình trừ điểm thi đua khi tham gia xếp loại. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của đầu năm học, là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi đã động viên giáo viên tích cực áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, cho giáo viên dạy mẫu và thảo luận góp ý tìm ra phương pháp, điều kiện phù hợp với đặc điểm tình hình giảng dạy, học tập tại trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra còn cho giáo viên dạy mẫu các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạchđể từ đó rút kinh nghiệm cho các tiết dạy, bài dạy. Hình ảnh tổ trưởng tổ chuyên môn 4-5 đang triển khai công tác chuyên môn tại trường Tiểu học Minh Khai 2 Ngoài ra để cho tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả trước hết người phụ trách chuyên môn phải làm được vai trò trung tâm, xây dựng tốt mối đoàn kết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, làm chổ dựa tinh thần, chuyên môn, biết lắng nghe chia sẻ niềm vui nỗi buồn, khó khăn của đồng nghiệp trong tổ, không than phiền, khi có khuyết điểm góp ý thẳng thắn, quyết liệt, nhưng nhẹ nhàng, nhìn thấy sự tiến bộ đi lên biết khen, chê đúng lúc, biết động viên kịp thời thì mới có hiệu quả. 2.3.3. Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn để củng cố
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_buoi.doc