SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Nga Giáp
Như chúng ta đã biết: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng, thế mạnh của từng trẻ trong lớp, đánh giá đúng và tôn trọng trẻ. Trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục (MTGD) trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được.
“Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ”[1]. Môi trường giáo dục trong trường mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội là các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình, là sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGA GIÁP Người thực hiện: Mai Thị Mỵ Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Giáp SKKN lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2018MỤC LỤC Tên đề mục Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3.Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 5 Giải pháp 1: Triển khai chuyên đề một cách nghiêm túc từ đó nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường về nội dung xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 5 Giải pháp 2: Xây dựng phiếu khảo sát tự đánh giá thực trạng mức đạt được các tiêu chí “ Xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của nhà trường. 6 Giải pháp 3: Công tác tham mưu với địa phương và phối kết hợp với phụ huynh để đầu tư xây dựng, tu sửa Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 7 Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 8 Giải pháp 5: Tổ chức tốt hội thi Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường và chuẩn bị tố các điều kiện tham gia hội thi các cấp. 15 Giải pháp 6: Phối kết hợp với Phụ hunh và cộng đồng trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19 3. Kết luận, kiến nghị 20 3.1.Kết luận 20 3.2. Kiến nghị 20 Tài liệu tham khảo 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng, thế mạnh của từng trẻ trong lớp, đánh giá đúng và tôn trọng trẻ. Trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục (MTGD) trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được. “Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ”[1]. Môi trường giáo dục trong trường mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội là các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình, là sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết định của môi trường xung quanh. Để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn hình thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này thì chúng ta - những người quản lý và những giáo viên mầm non đang trực tiếp đứng lớp hiểu và nắm được tầm quan trọng, ích lợi, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức, tính chất của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, phát triển tiềm năng sáng tạo và sự khéo léo, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện trong lĩnh vực giáo dục (Đức, trí, thể, mỹ, lao động). Hiểu được điều đó tôi đã lựa chọn, đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng trong năm học 2017-2018 vừa qua đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Nga Giáp". 1.2. Mục đích nghiên cứu: + Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên nâng cao chất lượng xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Nga Giáp. + Xây dựng và tổ chức các hoạt động cho trẻ trong môi trường giáo dục với phương châm lấy trẻ làm trung tâm. Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ. + Nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, đoàn kết trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Nga Giáp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng và sử dụng MTGD lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Nga Giáp. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, Thông tư, chương trình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn, Môdun Bồi dưỡng thường xuyên. - Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin để giáo viên nắm bắt một số nội dung liên quan đến việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Quan sát điều tra, ghi chép: Quan sát quá trình giáo viên và trẻ tham gia các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục và mức độ đạt được theo các tiêu chí đánh giá và sự hứng thú của trẻ tham gia các hoạt động trong môi trường đã được xây dựng nhằm điều tra khảo sát khả năng đạt được của giáo viên và trẻ tại trường, lớp. Sau khi quan sát thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với giáo viên và trẻ ở từng nhóm lớp. - Phương pháp thống kê số liệu: Sử dụng phương pháp này để thu thập, xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Theo dự án tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học mô đun 1(MN1-D), (MN2 TK) dành cho giáo viên và mô đun (QL1 TK) dành cho cán bộ quản lý về Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm trong đó có nội dung về thiết kế, xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non có nêu rõ: “Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.” [2]. Để nâng cao chất lượng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nói chung và nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nói riêng, trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ban hành kèm theo thông tư 28/2016/TT-BGD ra ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục đào tạo. Nội dung xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động cho từng độ tuổi bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội: + Đối với môi trường vật chất có: Môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp yêu cầu có các đồ dùng, đồ chơi đa dạng có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú, hấp dẫn, Sắp xếp, bố trí đồ vật, đồ chơi an toàn, hợp lý, đảm bảo thẩm mỹ và đáp ứng mục đích giáo dục, Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu quy định. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào hoạt động, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. Các khu vực hoạt động của trẻ cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết; Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời. Khu chơi với cát, đá, sỏi, nước. Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật. + Đối với môi trường xã hội: Cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo [3]. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ 3-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5- 6 tuổi của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: “Tổ chức môi trường giáo dục hoạt động của trẻ trong trường, nhóm, lớp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy xây dựng, bố trí và tổ chức môi trường cho trẻ chơi và hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “ Chơi mà học ” “ Học bằng chơi” [4].. Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm , tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2014-2015, 2015-2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo: “Môi trường giáo dục trong trường, nhóm, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển năm lĩnh vực giáo dục của trẻ” [5]. Để áp dụng chuyên đề vào thực tiễn các nhà trường một cách có hiệu quả nhất, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020 đã được Sở Giáo Dục và Đào tạo Thanh Hóa, phòng Giáo Dục và Đào tạo Huyện Nga Sơn tổ chức triển khai vào hè năm 2017 đến toàn thể cán bộ giáo viên các trường Mầm non. Bên cạnh đó kế hoạch số 237/KH-SGDĐT- GDMN ngày 15/02/2017; Công văn số 335/SGDĐT - GDMN ngày 27/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017- 2018; Kế hoạch số 2446/KH-SGDĐT-GDMN ngày 13/10/2017 của Sở Giáo dục và đào tạo, Kế hoạch số 05/KH-GD&ĐT ngày 03/11/2017 của Phòng GD&ĐT Huyện Nga sơn về tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”. Như vậy qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và là chuyên đề trọng tâm trong năm học 2017 – 2018 đối với bậc học mầm non cả nước nói chung và trường mầm non Nga Giáp nói riêng. 2.2. Thực trạng của công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: * Những thuận lợi: - Đối với nhà trường: + Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tổ mầm non phòng giáo dục và đào tạo. về chuyên môn, thường xuyên trao đổi thông tin 2 chiều qua hộp thư điện tử về nhiệm vụ giáo dục mầm non nói chung và nội dung xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nói riêng. + Được Đảng ủy - UBND, các ban ngành đoàn thể xã, hội cha mẹ học sinh rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. + Là trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2012, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 vào tháng 4 năm 2015 nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho quá trình chăm sóc – nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. + Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống đồ chơi ngoài trời đảm bảo theo quy định. - Đối với giáo viên: Đội ngũ giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình trong công việc, hết lòng yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng môi trường, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 85%. - Đối với phụ huynh: Luôn quan tâm đến con em trong trường và tin tưởng ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường. - Đối với trẻ: Tỷ lệ trẻ ra lớp đông, trẻ ngoan, thông minh, nhanh nhẹn. * Những khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường cũng còn gặp một số khó khăn như: - Do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường xây dựng từ năm 2006 nên một số vị trí ở sân chơi, nền các phòng học và phòng chức năng bị bung gạch; tường các phòng học, phòng chức năng có nhiều chỗ bị bong lở, cổng trường và hàng rào sắt bị rỉ, mục, các gốc cây bóng mát trong sân trường chưa được xây bồn. - Tuy khuôn viên bên ngoài của nhà trường đảm bảo xanh - sạch – đẹp – an toàn nhưng chưa thực sự phong phú về các khu vực chơi ngoài trời. - Bước vào đầu năm học 2017-2018 nhà trường thiếu 6 giáo viên theo định biên nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nuôi dưỡng – chăm sóc – giáo dục trẻ nói chung và công tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm nói riêng. * Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học (Tháng 9/2017) Ban giám hiệu chúng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chung của nhà trường, đội ngũ giáo viên và trẻ. Kết quả: - Đối với nhà trường: Theo thang điểm 100. Chất lượng xây dựng kế hoạch chỉ đạo (20 điểm) Chất lượng bồi dưỡng CBGV (20 điểm) Đầu tư CSVC-TTB, đồ dùng - ĐC (20 điểm) XD môi trường vật chất bên trong và ngoài nhóm lớp (20 điểm) XD các mối quan hệ, MT xã hội trong nhà trường (20 điểm) Kết quả Tổng điểm đạt Xếp loại 19 18 17.5 17 18.5 90 Tốt - Khảo sát Giáo viên: Tổng số Giáo Viên Nắm vững lý thuyết XDMTGD lấy trẻ làm TT, năng lực, nghiệp vụ. Thực hành xây dựng môi trường GD: MT vật chất và MTXH Nội dung, hình thức, PP tổ chức cho trẻ khai thác và sử dụng MTGD có hiệu quả. Công tác tuyên truyền, sưu tầm vật liệu phế thải làm ĐD ĐC và XDMTGD trong và ngoài nhóm, lớp Kết quả chung Tốt K TB Y T K TB Y T K TB Y T K TB Y T K TB Y 12 3 4 4 1 3 5 4 0 3 4 5 0 4 5 3 0 3 4 4 1 Tỉ lệ % 25 33.3 33,3 8.4 25 41.7 33.3 0 25 33.3 41.7 0 33.3 41.7 25 0 25 33.3 33.3 8.4 - Bảng khảo sát trên trẻ đầu năm học: Độ tuổi Tổng số trẻ Trẻ có kỹ năng hiểu biết, tự tin giao tiếp tình cảm , ứng xử Trẻ hợp tác cùng cô và bạn chuẩn bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động. Trẻ tích cực hoạt động, sáng tạo trải nghiệm, khám phá trong MT giáo dục Trẻ luôn khẳng định bản thân, có kiến thức và phát triển kỹ năng hoạt động. Kết quả chung Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 13-24 Tháng 15 12 3 12 3 11 4 10 5 11 4 25-36 Tháng 30 25 5 25 5 25 5 23 7 25 5 3 - 4 Tuổi 56 49 7 49 7 49 7 48 8 49 7 4 - 5 Tuổi 66 59 7 60 6 58 8 57 9 57 9 5 – 6 Tuổi 100 91 9 91 9 91 9 90 10 90 10 Tổng số 267 236 31 237 37 234 33 228 39 232 35 Tỉ lệ % 88.4 11.6 88.8 13.8 87.6 12.4 85.4 14.6 86.9 13.1 Qua các bảng khảo sát cho thấy kết quả chung của nhà trường tuy đạt điểm ở mức độ tốt nhưng nằm ở số điểm chớm đầu mức tốt; Chất lượng đội ngũ giáo viên ở mức trung bình cao, thậm chí còn có đồng chí còn ở mức độ yếu; chất lượng trên trẻ vì qua thời gian nghỉ hè, các cháu đã phần nào quên các kiến thức về tất cả các lĩnh vực cũng như sự giao tiếp, hợp tác với bạn bè nên tỉ lệ trẻ chưa đạt còn cao. 2. 3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề: Với thực trạng trên để nâng cao chất lượng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng chung của nhà trường, của giáo viên và trẻ trong xây dựng và sử dụng môi trường trong năm học như sau: 2.3.1. Giải pháp 1: Triển khai chuyên đề một cách nghiêm túc từ đó nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường về nội dung xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: - Ngay sau khi Ban giám hiệu được đi tiếp thu chuyên đề do Phòng GD&ĐT mở, tôi đã phân công nhiệm vụ cho đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên kế hoạch để tổ chức học tập, thực hành nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho CBGV trong trường tham gia học và thực hành. Yêu cầu các nội dung cần đạt được đó là: + Cán bộ giáo viên trong trường phải nắm chắc được vai trò của việc xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. + Yêu cầu của việc tổ chức xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm phù hợp và sử dụng có hiệu quả. + Tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung phương phápxây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở các lứa tuổi. Đây được coi là biện pháp then chốt, bởi vì đội ngũ cán bộ giáo viên là những người trực tiếp xây dựng và hướng dẫn cho trẻ sử dụng môi trường một cách có hiệu quả - là những tấm gương về sự thân thiện, lòng nhân ái, sự hợp tác, chia sẻ cho trẻ học tập và noi theo, là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc - giáo dục trong trường mầm non. - Trong quá trình triển khai các nội dung chuyên đề, tôi chỉ đạo triển khai dưới hình thức phát huy tính tích cực của người học, chia lớp ra thành các nhóm theo khối: Nhà trẻ, 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi và đưa ra các câu hỏi để các nhóm thảo luận và thống nhất đưa ra đáp án cử đại diện tổ trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung nếu nhóm đã trả lời chưa đầy đủ. Từ đó cán bộ giáo viên sẽ hiểu sâu và nhớ lâu từng nội dung và đưa vào thực hiện sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Ví dụ câu hỏi: + Đồng chí hiểu thế nào là môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm. + Xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm gồm những nội dung gì? + Xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ Mầm non? + Đ/c hãy thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhóm lớp mình... - Bên cạnh thảo luận, ôn luyện về kiến thức chúng tôi đã phân công các nhóm thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bên trong lớp học về tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, nguyên liệu phế thải để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi, bố trí sắp xếp các khu vực chơi trong các nhóm lớp mình phụ trách. Hoặc tổ chức một hoạt động cho trẻ được hoạt động, giao tiếp, chia sẻ, hợp tác và được thể hiện mình trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Nhận thức đúng sẽ giúp cho hành động đúng. Để thực hiện biện pháp này, ban giám hiệu nhà trường đã tích cực: + Đăng lý mua tài liệu với Phòng GD&ĐT, sưu tầm tìm tài liệu, sách báo, tập sanviết về nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho toàn trường học tập nghiên cứu. + Mở video hình ảnh thăm quan thực tế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trường Mầm non Nam Ngạn, trường mầm non Hoa Mai do Sở GD&ĐT tổ chức lớp chuyên đề đến thăm quan học hỏi; Truy cập những tranh ảnh, đồ dùng trên mạng, Itenet, đĩa chiếu cho chị em xem về quy trình, nguyên tắc, thiết kế (cách sắp xếp bố trí môi trường giáo dục và cách làm từ những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phươngđể cho sự sắp xếp phù hợp với từng góc chơi, từng chủ đề). + Mở hội thảo chuyên đề cho cán bộ giáo viên cùng tham gia hưởng ứng thảo luận về nội dung thực hiện. - Xây dựng tổ chức các giờ dạy mẫu và cách sắp xếp bố trí của các lớp. Đặc biệt là hai lớp điểm thay đổi vị trí, thay đổi theo chủ đề, đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với chủ đề, giúp trẻ dễ lấy và hoạt động thoải máinhằm phát triển tư duy của trẻ. Kết quả: 100% cán bộ giáo viên trong trường đã tham gia học tập, thảo luận, thực hành xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách nghiêm túc, chất lượng và áp dụng xây dựng và tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục một cách hiệu quả, có chất lượng. 2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng phiếu khảo sát tự đánh giá thực trạng mức đạt được các tiêu chí “Xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của nhà trường: Ngay sau khi nhận được kế hoạch 2446/KH-SGDĐT-GDMN ngày 13/10/2017 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, và Kế hoạch số
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_xay_dung_v.doc