SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đặc biệt là hội chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn - TP Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đặc biệt là hội chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn - TP Thanh Hóa

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật hiện đang là xu thế của nhiều quốc gia trong thế kỷ XXI. Việt Nam là một trong những quốc gia đó. Ngày nay, nhà nước ta đã tham gia công ước quốc tế về quyền trẻ em và ban hành Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam, đồng thời ngày 17/04/1995 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định 26/CP giao trách nhiệm tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật cho ngành giáo dục. Từ đó, việc tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật thuộc các độ tuổi được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của ngành học.

Tuy nhiên, xuất phát từ tư tưởng nhân văn, đảm bảo sự bình đẳng giữa trẻ với trẻ, đồng thời nhìn nhận vấn đề từ góc độ mục tiêu giáo dục, kinh tế giáo dục thì phương thức tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ưu việt hơn nhiều.

Các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục phục hồi chức năng trẻ khuyết tật khuyến cáo: Nếu được can thiệp sớm ngay từ lứa tuổi mầm non, quá trình hoà nhập của trẻ sẽ đạt kết quả khả quan. Việc phát hiện sớm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục hòa nhập cho trẻ từ độ tuổi mầm non sẽ tạo nên những “cơ hội vàng” đối với mỗi trẻ em không may bị khuyết tật. Các kết quả nghiên cứu đã rất nhiều lần chỉ ra rằng những năm đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng trong việc học và phát triển. Bằng cách tham gia những lớp học hòa nhập ở trường bình thường cùng với đội ngũ giáo viên hiểu cách ứng dụng những kĩ thuật và hoạt động giáo dục, trẻ với những nhu cầu đặc biệt sẽ có một “bắt đầu thuận lợi" thực sự trong việc hiện thực hóa tiềm năng dồi dào của mình.

 

doc 22 trang thuychi01 10244
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đặc biệt là hội chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn - TP Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật hiện đang là xu thế của nhiều quốc gia trong thế kỷ XXI. Việt Nam là một trong những quốc gia đó. Ngày nay, nhà nước ta đã tham gia công ước quốc tế về quyền trẻ em và ban hành Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam, đồng thời ngày 17/04/1995 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định 26/CP giao trách nhiệm tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật cho ngành giáo dục. Từ đó, việc tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật thuộc các độ tuổi được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của ngành học.
Tuy nhiên, xuất phát từ tư tưởng nhân văn, đảm bảo sự bình đẳng giữa trẻ với trẻ, đồng thời nhìn nhận vấn đề từ góc độ mục tiêu giáo dục, kinh tế giáo dục thì phương thức tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ưu việt hơn nhiều.
Các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục phục hồi chức năng trẻ khuyết tật khuyến cáo: Nếu được can thiệp sớm ngay từ lứa tuổi mầm non, quá trình hoà nhập của trẻ sẽ đạt kết quả khả quan. Việc phát hiện sớm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục hòa nhập cho trẻ từ độ tuổi mầm non sẽ tạo nên những “cơ hội vàng” đối với mỗi trẻ em không may bị khuyết tật. Các kết quả nghiên cứu đã rất nhiều lần chỉ ra rằng những năm đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng trong việc học và phát triển. Bằng cách tham gia những lớp học hòa nhập ở trường bình thường cùng với đội ngũ giáo viên hiểu cách ứng dụng những kĩ thuật và hoạt động giáo dục, trẻ với những nhu cầu đặc biệt sẽ có một “bắt đầu thuận lợi" thực sự trong việc hiện thực hóa tiềm năng dồi dào của mình. 
Hiện nay ở một số cơ sở mầm non đang tiếp nhận trẻ khuyết tật hòa nhập nhưng chủ yếu là ở hội chứng trẻ tự kỷ, tuy nhiên trong các văn bản qui phạm pháp luật đối tượng trẻ rối loại tự kỷ chưa được đưa vào danh mục trẻ khuyết tật. Thực tế tại Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây, số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ gia tăng đáng kể và trở thành một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm. Trong khi đó nhận thức của các gia đình, cộng đồng, xã hội về hội chứng này còn thiếu đầy đủ, thậm chí sai lệch; điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho trẻ tự kỷ trong việc tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục và các chính sách an sinh xã hội. Tại Mỹ, tự kỷ được xếp vào danh mục 13 dạng khuyết tật và vấn đề trẻ tự kỷ đã được khẳng định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách y tế của Tổng thống Barack Obama, và ông cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn nữa cho trẻ tự kỷ và gia đình các em, quyết định sẽ chi hàng tỉ đô la từ ngân sách liên bang cho các nguyên cứu về nguyên nhân và phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ. Trong bối cảnh của xã hội Việt Nam, do chưa có nhiều thông tin về hội chứng tự kỷ và các dịch vụ dành cho người tự kỷ, nên có nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ trong một thời gian rất dài, nhưng không được phát hiện và can thiệp sớm. Trong khi đó, phần lớn cán bộ các ngành y tế, giáo dục hoặc cha mẹ trẻ còn thiếu những kiến thức chuyên môn để có thể phát hiện sớm và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Cùng với đó là nhận thức của cộng đồng, xã hội trong công tác chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo quyền cho các em còn gặp rất nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều trẻ dù đã lớn nhưng không nói được, không hòa nhập được với môi trường xã hội xung quanh và phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân trong gia đình. Đây là một vấn đề xã hội rất đáng phải lưu tâm, bởi không chỉ riêng trẻ em mà cả những người tự kỷ trưởng thành, cho đến nay vẫn chưa thể hòa nhập cộng đồng do những rào cản / định kiến xã hội.
Tại trường mầm non Lam Sơn chúng tôi, trong nhiều năm vừa qua nhà trường liên tục đón nhận và chăm sóc giáo dục một số lượng lớn trẻ khuyết tật học hòa nhập, nhưng đa số là trẻ ở dạng hội chứng tự kỷ. Song, trên thực tế đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đón nhận và chăm sóc, giáo dục trẻ ở hội chứng chủ yếu do tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của toàn xã hội, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền giáo dục có chất lượng “vì con người” trong đó người khuyết tật nói chung và trẻ em mắc hội chứng tự kỷ nói riêng được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn khác nhau: Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục hòa nhập chưa cụ thể, chưa phù hợp; chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên dạy hòa nhập chưa có; cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu dành cho giáo dục hòa nhập thiếu. Đặc biệt là nhận thức của người dân và cộng đồng về tầm quan trọng của việc can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ ngay từ lứa tuổi mầm non còn hạn chế.
Để thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập nhằm tạo cơ hội cho trẻ sớm hòa nhập cộng đồng ngay từ lứa tuổi mầm non đang trở thành nhu cầu của xã hội. Vậy làm thế nào để giảm bớt những khó khăn, vượt qua được những trở ngại để đạt kết quả tốt nhất?
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với sự tâm huyết và kinh nghiệm của bản thân nên trong năm học 2016-2017, tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đặc biệt là hội chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn- TP Thanh Hóa” là đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Giúp cho việc phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ ngay từ lứa tuổi mầm non được tốt hơn. Đồng thời giúp cộng đồng nhận thức sâu hơn về sự cần thiết phải tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ sớm hòa nhập với cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng là trẻ mắc hội chứng tự kỷ học hòa nhập; Công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục hòa nhập tại trường mầm non Lam Sơn – Thành phố Thanh hóa, năm học 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tham khảo một số văn bản quy định về giáo dục hòa nhập, các tài liệu về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam. 
Đọc phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu có liên quan đến các hội chứng tự kỷ của trẻ em.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Mục đích: Thu thập các thông tin về trẻ mắc hội chứng tự kỷ ở trường mầm non Lam Sơn.
- Cách tiến hành: Sử dụng bài tập khảo sát, ghi chép nhật ký.
* Phương pháp trò chuyện
- Mục đích: Nắm được chính xác các thông tin, tình hình, mức độ của trẻ mắc hội chứng tự kỷ. 
- Cách tiến hành: Trò chuyện trực tiếp.
 1.4.3. Phương pháp so sánh, thống kê: (Sử lý số liệu của các phương pháp trên) 
2. NỘI DUNG SÁNH KIẾN KINH NGHIỆM. 
2.1. Cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ mắc chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn. 
+ Điều lệ trường Mầm non.
+ Luật giáo dục 2005,
+ Luật người khuyết tật 2010, điều 3 chương 1 là một bước tiến quan trọng hướng tới hoàn thiện luật pháp không còn rào cản đối với người tự kỷ để nhóm ngườn này nhận được sự quan tâm của hệ thống an sinh xã hội.
- Bộ GD&ĐT đã ban hành những văn bản quy định về việc chăm sóc giáo dục đối với người khuyết tật, tàn tật: 
+ Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, tàn tật.
- Trẻ mắc chứng tự kỷ là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và lao động.
- Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục, trong đó trẻ Tự kỷ cùng học với trẻ em bình thường ngay tại nơi trẻ sinh sống. Giáo dục hòa nhập xuất phát từ quan điểm xã hội về giáo dục, coi nhà trường như một xã hội thu nhỏ và phản ánh tính chất đa dạng của xã hội. Vì vậy, môi trường giáo dục trong đó được chú ý cải thiện sao cho phù hợp với nhu cầu học tập đa dạng của học sinh.
- "Khuynh hướng hòa nhập" (Mainstreaming - tiếng Anh) có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ Tự kỷ cơ hội gia nhập "xu hướng chính của cuộc sống" bằng việc hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường có cơ hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè tự kỷ.
Do đó, ta có thể hiểu là "hòa nhập" không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ tự kỷ mà còn cho trẻ bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: Trẻ bình thường và trẻ tự kỷ.
Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ tự kỷ vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Phải xây dựng kế hoạch hoạt động rõ ràng để đảm bảo cho trẻ Tự kỷ được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. 
2.2 Thực trạng của hoạt động giáo dục trẻ hòa nhập, đặc biệt hội chứng tự kỷ tại trường mầm non Lam Sơn.
2.2.1 Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Trường mầm non Lam Sơn là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, trường liên tục đạt tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, được chủ tịch UBND tỉnh tặng là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ theo yêu cầu giáo dục trẻ, vì vậy nhà trường rất thuận lợi trong việc giúp trẻ học hòa nhập.
- Ban giám hiệu nhà trường mạnh dạn, có năng lực và dám nghĩ dám làm.
- Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, đào tạo cơ bản, nhiệt tình trong công việc chăm sóc. Trong chăm sóc, giáo dục trẻ thì nhanh nhẹn, tháo vát, khẩn trương, khoa học, tận tình và chu đáo, hàng ngày ở trường, các cô giáo luôn chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề nghiệp.
 - Phụ huynh học sinh là những người quan tâm, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục con.
* Khó khăn 
 - Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục hòa nhập còn đang là vấn đề cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành: thiếu về số lượng, chủng loại (trang thiết bị, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học đặc thù...),
- Đội ngũ giáo viên chưa có chuyên môn sâu về giáo dục hòa nhập để đáp ứng nhu cầu học hòa nhập ngày càng tăng của trẻ khuyết tật.
- Nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ em mắc hội chứng tự kỷ chưa đầy đủ. Một số cha mẹ trẻ còn mặc cảm, chưa tin tưởng vào khả năng của con mình. Một số phụ huynh có con bình thường lại hơi e dè khi con mình học cùng lớp với bạn mắc chứng tự kỷ, đặc biệt là những trẻ mắc ở mức độ nặng.
2.2.2 Kết quả khảo sát mức độ trẻ tự kỷ trong nhà trường năm học 2016- 2017
Bảng 1:
Số trẻ khảo sát
Tự kỷ mức độ nhẹ
Tự kỷ ở mức độ trung bình
Tự kỷ ở mức độ nặng
12 trẻ
3 trẻ /12 = 25 %
6 trẻ /12 = 50 %
3 trẻ/12 = 25 %
Bảng 2: Các căn cứ của chỉ số mức độ biểu hiện.
Mức độ TK
Phản xạ mắt
Phản xạ nghe
Sợ hãi hoặc căng thẳng
Giao tiếp không lời
Giaso tiếp có lời
Tự kỷ mức độ nhẹ
Trẻ có thể thích nhìn vào gương hoặc ánh đèn hơn chúng bạn, có thể chăm chú nhìn lên bầu trời, hoặc tránh nhìn vào mắt người lớn.
Trẻ đôi khi không phản ứng, hoặc quá phản ứng đối với một số loại tiếng động.
Trẻ đôi khi thể hiện quá nhiều hoặc quá ít sự sợ hãi hoặc hồi hộp khi so sánh với trẻ bình thường trong tình huống tương tự
Nhìn chung, nói chậm. Hầu hết lời nói có nghĩa, tuy nhiên có thể xuất hiện sự lặp lại máy móc hoặc phát âm bị đảo lộn.
Non nớt trong việc dùng các đối thoại không bằng lời, hoặc với tay tới cái mà trẻ muốn
Biểu hiện tự kỷ ở mức độ trung bình
Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào bầu trời, tránh không nhìn vào mắt người lớn, c giữ đồ vật rất gần với mắt.
Trẻ có thể giật mình hoặc che tai khi nghe thấy những âm thanh thường ngày.
Trẻ đặc biệt thể hiện sự sợ hãi hoặc hơi nhiều hoặc hơi ít ngay cả so với trẻ ít tháng hơn trong tình huống tương tự.
Có thể không nói. Khi nói, giao tiếp bằng lời có thể lẫn lộn giữa những lời nói có nghĩa và những lời nói khác biệt như là không rõ nghĩa,
Thông thường trẻ không thể diễn đạt không bằng lời cái trẻ cần hoặc mong muốn,và không thể hiểu được giao tiếp không lời của những người khác.
Biểu hiện tự kỷ ở mức độ nặng
Trẻ luôn tránh không nhìn vào mắt người lớn,
Trẻ quá phản ứng hoặc phản ứng dưới mức bình thường với âm thanh ở một mức độ khác thường cho dù đó là âm thanh nào
Luôn sợ hãi ngay cả đã gặp lại những tình huống và đồ vật vô hại.
Không có lời nói có nghĩa. Trẻ có thể kêu thét như trẻ mới sinh, kêu những tiếng kêu kỳ lạ hoặc như tiếng kêu của động vật,
Trẻ chỉ có thể thể hiện những cử chỉ kỳ quái hoặc khác thường mà không rõ nghĩa và thể hiện sự không nhận thức được các ý nghĩa liên quan tới cử chỉ hoặc biểu hiện nét mặt của những người khác
 Bảng 3: Kết quả khảo sát trên trẻ.
STT
Số trẻ tự kỷ
KS
Mức độ tự kỷ
Phản xạ mắt
Phản xạ nghe
Sợ hãi hoặc căng thẳng
Giao tiếp không lời
Giao tiếp có lời
1
12 Trẻ
Tự kỷ mức độ nhẹ
4/12
trẻ = 
33 %
3/12
trẻ =
25%
9/12
trẻ = 75 %
6/12
trẻ =
50 %
6/12
trẻ = 50 %
2
Tự kỷ mức độ trung bình
5/ 12 trẻ = 42 %
5/ 12 trẻ = 42 %
1/ 12 trẻ = 08 %
3/ 12 trẻ = 25 %
4 / 12 trẻ = 33 %
3
Tự kỷ mức độ nặng
3/ 12 trẻ = 25 %
4/ 12 trẻ = 33 %
2/ 12 trẻ = 17 %
3/ 12 trẻ = 25 %
2/ 12 trẻ = 17 %
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc GD hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường:
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tại trường: 
* Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập và sắp xếp giáo viên, phân chia trẻ tự kỷ về các lớp hợp lý. 
* Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập
Việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục một trẻ bình thường đã khó, chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ khuyết tật càng khó hơn nhiều. Đó là một quá trình không phải một tháng, không phải một năm mà trong nhiều năm tháng liên tục. 
Kế hoạch là chương trình hành động tổng quát, là kế hoạch triển khai và phân bố các nguồn lực cơ bản quan trọng để đạt được các mục tiêu cơ bản, toàn diện và lâu dài của nhà trường nói chung. Với giáo dục hòa nhập cũng vậy, việc xây dựng kế hoạch thực hiện trong cả năm học là việc cụ thể hóa các mục tiêu cần đạt được trong cả năm học và các phương thức để đạt được mục tiêu ấy. Việc xây dựng kế hoạch dài hạn cho cả năm học sẽ giúp cho người cán bộ quản lý chủ động trong công tác chỉ đạo. Thông qua đó có thể triển khai các hoạt động theo đúng lộ trình một cách khoa học, đồng thời có thể bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, với mục tiêu là huy động 76 % trẻ khuyết tật trong độ tuổi đến trường, thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục hòa nhập cho trẻ có hiệu quả, trong kế hoạch tôi đã đề ra lịch trình cụ thể như sau:
- Tháng 6 + 7: Phân loại trẻ Tự kỷ ở mức độ khác nhau, phát hiện kịp thời những biểu hiện sớm để có biện pháp phối hợp cùng cha mẹ .
- Tháng 8 + 9: Sắp xếp, ổn định đội ngũ giáo viên, biên chế trẻ Tự kỷ vào các nhóm, lớp phù hợp. Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục hòa nhập cho giáo viên trong lớp có trẻ Tự kỷ. Chỉ đạo giáo viên điều tra những thông tin cơ bản về trẻ, qua đó xây dựng kế hoạch nhóm, lớp và kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ.
- Những tháng tiếp theo: Thực hiện chế độ tặng quà đối với trẻ Tự kỷ học hòa nhập tại trường.
+ Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức về giáo dục hòa nhập cho giáo viên, quan tâm nhiều hơn đến kĩ năng thực hành thông qua việc dự giờ, thăm lớp, tổ chức các buổi kiến tập về giáo dục hòa nhập tại trường.
+ Hướng dẫn giáo viên cách ghi chép, đánh giá sự tiến bộ của trẻ qua mỗi chủ đề.
- Tháng 4 + 5: Đánh giá trẻ cuối năm học, chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ cá nhân trẻ, bàn giao lại cho phụ huynh (đối với những trẻ Tự kỷ chuyển lên học tiểu học).
+ Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập của nhà trường trong cả năm học, rút kinh nghiệm cho năm học tiếp theo.
Mặc dù đây là công việc thường làm nhưng so với trước đây trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường chúng tôi vẫn đưa giáo dục hòa nhập vào và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học chứ chưa xây dựng kế hoạch riêng dành cho các hoạt động giáo dục hòa nhập. Với việc thực hiện kế hoạch như vậy chúng tôi vẫn tiến hành công tác giáo dục hòa nhập song song với các nhiệm vụ khác. Tuy nhiên với biện pháp mới này sẽ giúp cho việc triển khai các nhiệm vụ một cách cụ thể, chi tiết hơn, việc đánh giá kết quả cũng đầy đủ hơn giúp cho hiệu quả giáo dục hòa nhập được tốt hơn. Qua thực tế một năm học thực hiện biện pháp này giúp tôi quản lý các hoạt động giáo dục hòa nhập có hiệu quả khoa học hơn, cập nhật thông tin được kịp thời hơn. Việc điều chỉnh và bổ sung kế hoạch cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt, trẻ Tự kỷ được theo dõi sát sao hơn, đánh giá sự tiến bộ của trẻ được theo dõi có hệ thống đầy đủ hơn. 
* Sắp xếp giáo viên, phân chia trẻ tự kỷ về các lớp hợp lý. 
Với đặc điểm chung của trường có 15 lớp, đội ngũ giáo viên đa số lại trẻ tuổi đời, ít tuổi nghề, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, không ít đồng chí lại chưa làm mẹ. Trẻ Tự kỷ học hòa nhập trong trường lại có trẻ mới, có trẻ cũ đã học tại trường. Vậy làm thế nào để vừa đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục chung mà vẫn tạo được cơ hội tốt nhất cho trẻ Tự kỷ?
- Ngay từ khi mới nhận trẻ vào trường, tôi đã chỉ đạo ban tuyển sinh biên chế trẻ khuyết tật vào một lớp theo đúng độ tuổi. Thực hiện theo hướng dẫn của điều lệ trường mầm non, mỗi một lớp mẫu giáo không quá 2 trẻ cùng một loại khuyết tật. việc giảm sĩ số học sinh trong lớp có trẻ tự kỷ để tạo điều kiện cho giáo viên có thêm thời gian và cho trẻ khuyết tật có thêm cơ hội được chăm sóc chu đáo hơn.
- Không chỉ có vậy, chúng tôi đã sắp xếp giáo viên vào các lớp đó sao cho ít nhất từ 1-2 giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ nhỏ, lựa chọn những giáo viên có tính tình nhẹ nhàng, kiên trì, chu đáo, tỉ mỉ vào những lớp có trẻ Tự kỷ. Bên cạnh đó không thay đổi 100% số giáo viên trong lớp. Thường là chúng tôi giữ lại ít nhất một giáo viên theo trẻ chuyển lên lớp trên và nếu có thể sẽ lựa chọn cô giáo mà trẻ yêu quí và gần gũi nhất.
Qua quá trình thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy trẻ được chăm sóc rất chu đáo, có tiến bộ, yêu quí cô và bạn, cô giáo cũng hết lòng thương trẻ, dành cho trẻ nhiều sự quan tâm hơn. Sau một năm học không có giáo viên hay trẻ Tự kỷ nào cần luân chuyển lớp. Cha mẹ trẻ cũng rất yên tâm và tin tưởng vào cô giáo, vào sự sắp xếp của nhà trường.
* Biện pháp 2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập và vận động trẻ khuyết tật (Tự kỷ) ra lớp học hòa nhập: 
Nhận thức của cộng đồng xã hội, của phụ huynh và giáo viên cũng là một trở ngại trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ Tự kỷ trong trường mầm non. Trên thực tế hiện nay, không phải trường, lớp nào cũng sẵn sàng đón nhận trẻ Tự kỷ ra học hòa nhập. Trong khi đó, do còn hạn chế về nhận thức nên không ít phụ huynh có con bị khuyết tật đã không nghĩ đến việc chạy chữa cho con mình ngay từ khi còn bé, một số do mặc cảm nên không chịu thừa nhận con mình bị Tự kỷ và không chịu đón nhận sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng. Thậm chí có gia đình còn giấu kín, suốt ngày nhốt trẻ Tự kỷ trong nhà không cho đến trường. Do đó việc can thiệp sớm đối với những trẻ Tự kỷ còn gặp nhiều khó khăn. 
 . Tại góc tuyên truyền của trường, lớp chúng tôi cũng có những bài viết ngắn, những hình ảnh minh họa với những nội dung liên quan đến giáo dục hòa nhập để tuyên truyền với phụ huynh trong trường, lớp. 
Một góc tuyên truyền của lớp Hoa sen - trường mầm non Lam Sơn
Một góc tuyên truyền của lớp Hoa hồng - trường mầm non Lam Sơn
Không chỉ có vậy, căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm cho thấy số trẻ ở dạng tự kỷ chiếm đa số trẻ khuyết tật trên địa bàn. Chúng tôi đã mời phụ huynh dự hội thảo để nghe các chuyên gia nói chuyện . Qua buổi nói chuyện, bác sĩ đã chia sẻ những nguyên nhân, biểu hiện và tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và can thiệp sớm đối với trẻ Tự kỷ nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng. Ngay sau buổi nói chuyện rất nhiều phụ huynh đã chủ động đến gặp bác sĩ, gặp ban giám hiệu nhà trường chia sẻ một số nghi vấn và khó khăn của c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_cac_hoat_d.doc