SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả cao tại trường THCS Tam Lư huyện Quan Sơn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả cao tại trường THCS Tam Lư huyện Quan Sơn

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngay từ năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật các cấp dành cho học sinh trung học nhằm khyến khích học sinh trung học sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Đồng thời, qua đó góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học. Những sản phẩm, hay dự án có triển vọng áp dụng vào thực tế sẽ được các cơ sở nghiên cứu khoa học bảo trợ tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

Hiện nay chúng ta đang sống trong thế kỉ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hơn bao giờ hết khoa học kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, như là “chìa khóa” của sự phát triển kinh tế xã hội. Kế thừa tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh về vai trò của khoa học kỹ thuật và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới, tại Đại hội lần thứ IX Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Cùng với giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ sẽ tiếp thêm sức mạnh, chắp cánh cho đất nước ta trên con đường phát triển, vươn lên ''sánh vai với các cường quốc năm châu'' như ước nguyện của Người.

 

doc 22 trang thuychi01 20664
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả cao tại trường THCS Tam Lư huyện Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
2
Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận:
4
2.2. Thực trạng các biện pháp chỉ đạo NCKH và tham gia Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tại các trường trên địa bàn huyện Quan Sơn.
5
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động NCKH và tham gia Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tại trường THCS Tam Lư huyện Quan Sơn:
6
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
16
3.1. Kết luận.
16
3.2. Kiến nghị.
17
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách dự án, tập thể và cá nhân đạt giải Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp huyện lần thứ nhất năm học 2015-2016.
i
Phụ lục 2. Hình ảnh Poster dự án của Trường THCS Tam Lư tham dự vòng chung kết cấp Tỉnh năm học 2015-2016.
ii
Phụ lục 3. Giấy chứng nhận Dự án của trường THCS Tam Lư đạt giải cấp Tỉnh năm học 2015-2016.
iii
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngay từ năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật các cấp dành cho học sinh trung học nhằm khyến khích học sinh trung học sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Đồng thời, qua đó góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học. Những sản phẩm, hay dự án có triển vọng áp dụng vào thực tế sẽ được các cơ sở nghiên cứu khoa học bảo trợ tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.
Hiện nay chúng ta đang sống trong thế kỉ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hơn bao giờ hết khoa học kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, như là “chìa khóa” của sự phát triển kinh tế xã hội. Kế thừa tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh về vai trò của khoa học kỹ thuật và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới, tại Đại hội lần thứ IX Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Cùng với giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ sẽ tiếp thêm sức mạnh, chắp cánh cho đất nước ta trên con đường phát triển, vươn lên ''sánh vai với các cường quốc năm châu'' như ước nguyện của Người.
Trên thực tế, nghiên cứu khoa học vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ và khó với học sinh các trường trung học cả nước nói chung và trên địa bàn các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa như huyện Quan Sơn nói riêng. Hầu hết các em đều rất bỡ ngỡ, nhưng khi nhà trường triển khai, tổ chức các hoạt động rộng khắp trên phạm vi toàn trường thì hầu hết học sinh rất tự tin, chủ động khám phá tìm tòi. Bởi theo tôi, khi các em thi học sinh giỏi các môn văn hoá là học sinh làm theo ý tưởng của người khác, không có tương tác, còn nghiên cứu khoa học hay tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật thì ý tưởng là của các em, vận dụng kiến thức để thực hiện ý tưởng cũng là do các em. Các em được tương tác, được thực hiện trọn vẹn cả quá trình sáng tạo đó, các thầy cô giáo, các nhà khoa học (nếu có) chỉ đóng vai trò hướng dẫn, cố vấn, bảo trợ mà thôi. Làm được như vậy sẽ giải quyết được mối quan hệ giữa lý thuyết với thực hành một cách tích cực nhất, khơi nguồn sáng tạo vô tận hay chí ít giúp các em có những tích lũy quý giá trong hành trình sáng tạo khoa học kỹ thuật sau nay.
Với mong muốn góp phần cùng lãnh đạo các nhà trường trung học trên địa bàn huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa áp dụng sáng tạo, vận dụng linh hoạt nhiều giải pháp, chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật tại các trường trung học hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo tổ chức. Chính vì vậy cá nhân tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt hiệu quả cao tại trường THCS Tam Lư huyện Quan Sơn”.
Mục đích nghiên cứu
Trước hết, nghiên cứu đề tài này cá nhân tôi mong muốn cùng lãnh đạo các nhà trường tìm ra biện pháp lãnh chỉ đạo nhằm đảm bảo hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh tại các trường Trung học, tham gia tích cực cuộc thi khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, nhằm xác định các cơ sở lí luận, các nguyên tắc, yêu cầu, đề tài rút ra kết luận khái quát về các biện pháp chỉ đạo, góp phần tích cực đổi mới giáo dục phổ thông. Đây cũng là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các em trong tương lai.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là xác định các biện pháp chỉ đạo có hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tích cực tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế hội nhập.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm: Phương pháp quan sát; Phương pháp trao đổi, phỏng vấn giáo viên bộ môn; Phương pháp điều tra; Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp phân tích, xử lý tài liệu.
- Phương pháp thống kê toán.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan:
- Nghiên cứu khoa học (NCKH): Là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp. 
- Sáng chế: Là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Sáng chế có khả năng áp dụng nên có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng chế độc quyền (patent), có thể mua bán bằng sáng chế, cấp giấy phép sử dụng (licence) v à được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. 
- Khoa học kỹ thuật (KHKT):  
+ Khoa học là hệ thống các kiến thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên những phương pháp được xác định để thu nhận kiến thức.  
+ Kỹ thuật: thông thường được hiểu là toàn bộ các thiết bị, phương tiện, máy móc và công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo quản và chế tạo các sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống xã hội.
2.1.2. Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học: 
- Là cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trên phạm vi toàn quốc, được bắt đầu từ năm học 2012-2013. Cuộc thi dành cho các cơ sở giáo dục có học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông (gọi tắt là học sinh trung học) và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 
- Mục đích của cuộc thi được xác định: 
+ Khuyến khích học sinh trung học nghi ên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; 
+ Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; 
+ Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học; 
+ Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. 
2.1.3. Các quy định về tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học:
- Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (Ban hành kèm Thông tư số 38/2012/TTBGDĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Công văn số 3162/BGDĐT-GDTrH ngày 24/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT cấp quốc gia cho học sinh trung học năm học 2015-2016;
- Công văn số 1135B /SGDĐT-GDTrH, ngày 25/6/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học 2015 -2016;
- Công văn số 259/PGD&ĐT ngày 04/8/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH dành cho học sinh trung học năm học 2015 -2016.
2.2. Thực trạng các biện pháp chỉ đạo NCKH và tham gia Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tại các trường trên địa bàn huyện Quan Sơn.
2.2.1. Thực trạng chung:
	Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT cho học sinh trung học ngay từ năm học 2012-2013, tuy nhiên vì nhiều lí do khác nhau đến những năm gần đây, đặc biệt là năm học 2015-2016 ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn mới phát động phong trào NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT cấp huyện, tuyển chọn dự án tham gia cấp tỉnh. Việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học từ trước tới năm 2012 đã có nhưng mới dừng lại ở các ý tưởng sáng tạo, về cơ bản vẫn là trên lý thuyết. Các trường trung học trên địa bàn huyện Quan Sơn hầu như chưa được tiếp cận với hoạt động nghiên cứu khoa học này. Tháng 10 năm 2015 phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức vòng chung kết cuộc thi cấp huyện, số lượng và chất lượng các đề tài tham dự Cuộc thi nhiều và chất lượng, đã đáp ứng được nhu cầu cần có một sân chơi khoa học lý thú, hấp dẫn, đồng thời có tác động tích cực đến phong trào NCKH trong các nhà trường. Kỹ năng học tập, làm việc nhóm, lập luận, trình bàycủa học sinh được cải thiện, góp phần thúc đẩy việc thay đổi phương pháp dạy học  theo hướng tích cực hiện nay; tạo sân chơi mới lý thú, bổ ích, hấp dẫn; bồi dưỡng cho học sinh kể cả giáo viên kỹ năng phương pháp NCKH; hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường, giúp học sinh biết vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen sớm với NCKH. Cuộc thi còn góp phần đưa giáo dục hội nhập tốt hơn và giúp chúng ta nhận rõ hơn điểm yếu của học sinh từ đó có hướng bồi dưỡng, hỗ trợ; là cơ hội huy động sự quan tâm, tham gia mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội, các cơ sở NCKH, các doanh nghiệp đối với các trường phổ thông.
Dù mới là những bước đi ban đầu với vô vàn những khó khăn nhưng hoạt 
động nghiên cứu khoa học đã thu hút được nhiều học sinh trong nhà trường quan tâm và tham gia. Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê và thực hiện nghiêm túc. Nhiều đề tài nghiên cứu có những tìm tòi mới mẻ, sáng tạo thể hiện khả năng và mong muốn được chinh phục những đỉnh cao của tri thức. Phạm vi nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực song chủ yếu là các lĩnh vực như: Kỹ thuật điện và cơ khí; khoa học môi trường; Hoá sinh; Khoa học máy tính; Kỹ thuật vật liệu và công nghệ sinh học... 
Tuy nhiên, với góc nhìn của một cán bộ quản lí giáo dục cá nhân tôi nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh tham gia sân chơi sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở các trường phổ thông trên địa bàn huyện Quan Sơn còn hạn chế. Tại Cuộc thi năm 2015 của huyện có 12 đề tài của 8 trường tham gia vòng chung khảo và đạt giải (Phụ lục 1), trong khi đó cả huyện có trên 2000 học sinh với 16 trường trung học (14 THCS, 2 THPT) cùng đội ngũ giáo viên gần 500 người; kết quả thi cấp tỉnh của huyện Quan Sơn vỏn vẹn đạt 3 giải (2 giải Khuyến khích, 1 giải Ba). Điều này cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa thể hiện hết sự miệt mài, chăm chỉ, trí thông minh, sáng tạo của học sinh huyện Quan Sơn, sự phát triển của phong trào NCKH chưa đều khắp giữa các các giữa các trường và chưa thật sự bền vững.
2.2.1. Nguyên nhân:
Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh, học sinh các nhà trường chưa được đầy đủ về vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh dẫn tới “đầu tư” chưa thỏa đáng, chưa hiệu quả. Việc này đã làm sai lệch động cơ nghiên cứu của các em và vô hình chung làm cho học sinh có nhận thức không đúng đắn về hoạt động nghiên cứu khoa học. 
Do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt năng việc học và thi cử, phần lớn các em tập trung việc học là chính, trong khi một số trường chưa thật quan tâm và xem công tác NCKH là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia NCKH; các trường chưa có chiến lược cho việc hình thành và phát triển phong trào NCKH của học sinh.
Việc “nhóm lửa” - phát huy khả năng khám phá, tư duy độc lập, sáng tạo và NCKH ở học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, rào cản. Số lượng, chất lượng các đề tài chưa phát huy tiềm năng trí tuệ, sáng tạo của học sinh, một số học sinh chưa hứng thú với NCKH, thậm chí một số ít em được phỏng vấn vẫn còn chưa biết đến sân chơi khoa học bổ ích này tạo ra là cho mình (cho rằng sân chơi này là của đội học sinh giỏi và của giáo viên). Học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong xác định ý tưởng, lựa chọn đề tài và thời gian giành cho NCKH. Chính vì vậy, hàm lượng khoa học chưa cao, chưa đáp ứng với những vấn đề xã hội quan tâm.
Ngoài ra, một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp NCKH từ đó dẫn đến tâm lý ngại hướng dẫn NCKH cho học sinh, thiếu niềm tin vào công tác NCKH của các em; Thiếu các cơ chế, chính sách tạo động lực và nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động NCKH của học sinh; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các trường chưa đáp ứng cho hoạt động NCKH; Tâm lý một số phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKH vì e sợ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích.
	2.3. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động NCKH và tham gia Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tại trường THCS Tam Lư huyện Quan Sơn:
	2.3.1. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức:
	Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh, các tổ chức chính trị, doanh nghiệp trên địa bàn xã về mục đích, ý nghĩa, kế hoạch của hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nói riêng bằng nhiều hình thức sinh động phong phú. 
	Sau khi đã lựa chọn nội dung kế hoạch, mục đích, ý nghĩa của NCKH và Cuộc thi KHKT thì việc sử dụng các hình thức và biện pháp một cách linh hoạt là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả thiết thực trong công tác tuyên truyền.
	Cá nhân tôi đã chỉ đạo lựa chọn các hình thức tuyên truyền cụ thể sau:
Thông qua các cuộc họp, hội nghị.
Thông qua hệ thông phát thanh tại các thôn bản trên địa bàn xã.
Thông qua các hội thi (lồng ghép các câu hỏi tích hợp có nội dung về NCKH và Cuộc thi KHKT).
Thông qua các góc trưng bày tại phòng truyền thống, góc tuyên truyền trên sân trường.
Xây dựng đội ngũ giáo viên thành những tuyên truyền viên.
	Qua các hình thức tuyên truyền này giúp học sinh biết vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen với nghiên cứu khoa học. Tạo ra sân chơi bổ ích, trí tuệ và khoa học cho học sinh phổ thông. Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Đông thời là cơ hội để tác động đến toàn xã hội, huy động sự tham gia mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học đối với nhà trường.
	2.3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, của các tổ chuyên môn gắn liền với kế hoạch hoạt động NCKH và Cuộc thi KHKT 
	Ngay từ đầu năm học nhà trường chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH và Cuộc thi KHKT trong kế hoạch chỉ đạo tổng thể hoạt động của nhà trường. Đồng thời chỉ đạo các tổ bộ môn có kế hoạch cụ thể chi tiết trên cơ sở phân công các thành viên phụ trách hoạt động NCKH nói chung, theo từng lĩnh vực NCKH tương ứng nói riêng. 
	Nhà trường tổ chức thảo luận để ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thể dựa trên các hướng dẫn của Bộ, của Sở về nghiên cứu khoa học và Cuộc thi KHKT các cấp. 
	Tổ chức học tập và nghiên cứu quy chế thi khoa học kỹ thuật cho giáo viên và học sinh. Tổ chức tập huấn về nghiên cứu khoa học và các giai đoạn của Cuộc KHKT. 
	Dự trù, phân bố kinh phí cho công tác NCKH và Cuộc thi KHKT với tư cách một hoạt động thường niên, song song với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá. Bởi hoạt động NCKH và Cuộc thi KHKT có nhu cầu kinh phí lớn, nếu lãnh đạo nhà trường thiếu sự chỉ đạo ưu tiên kinh phí, hoặc chưa huy động hết các nguồn lực tài chính nhằm mục đích chú trọng hoạt động NCKH và Cuộc thi KHKT chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chí ít sẽ bị động, lúng túng.
	2.3.3. Thành lập Ban chỉ đạo và Hội đồng khoa học trường theo hướng dẫn để xây dựng kế hoạch, triển khai đầy đủ các hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT: 
	Thành phần Ban chỉ đạo, Hội đồng khoa học cấp trường do hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, bao gồm 01 lãnh đạo nhà trường, giáo viên có chuyên môn thuộc lĩnh vực của dự án nghiên cứu theo kinh nghiệm của tôi có thể mời thêm một số nhà khoa học, chuyên gia có sẵn trên địa bàn khi cần thiết (ví dụ có thể mời thêm cán bộ Nông trường, Kiểm lâm đối với dự án liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái rừng).
	Ví dụ: 
Đề tài “Máy cắt nứa vầu đa năng” của em học sinh Vi Quốc Việt đạt giải Ba cấp tỉnh, nhà trường đã mời ông chủ xưởng cơ khí Xuân Phương đóng trên địa bàn bản Hậu xã Tam Lư tham gia Hội đồng khoa học cùng nhà trường.
Đề tài “Phương pháp ươm cây vầu kiểu mới đem lại hiệu quả kinh tế cao” của em Hà Phạm Tố Uyên, mời ông Vi Văn Tăm- nguyên kỹ sư Lâm trường Na Mèo về hưu.
	Sự vào cuộc, chung tay, sẵn sàng tham gia các hoạt động NCKH và Cuộc thi KHKT của các đội ngũ chuyên gia, những người am hiểu về các lĩnh vực liên quan đề tài dự án của học sinh đã giúp cho việc triển khai rất hiệu quả, ít có sự sai lầm, thiếu sót, lãng phí kinh phí trong quá trình đầu tư dự án của nhà trường.
	Hội đồng khoa học cấp trường có trách nhiệm thẩm định và cấp phép triển khai dự án nghiên cứu khoa học. Chỉ những dự án nghiên cứu được cấp phép của Hội đồng khoa học cấp trường mới được triển khai thực hiện.
Việc thẩm định, cấp phép cho dự án nghiên cứu phải căn cứ và Quy chế thi
KHKT cấp quốc gia và văn bản hướng dẫn khác của Cuộc thi để đảm bảo dự án đảm bảo đúng quy định. 
	Khi xem xét dự án nghiên cứu cần lưu ý:
	- Kế hoạch nghiên cứu cần rõ ràng, cụ thể và khả thi;
	- Ưu tiên những dự án có ý tưởng độc đáo, sáng tạo;
	- Dự án nghiên cứu phải thuộc 17 lĩnh vực của cuộc thi và không thuộc các dự án bị cấm (mầm bệnh, hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến môi trường...), an toàn cho học sinh nghiên cứu; 
	- Học sinh lớp 8-9 có hạnh kiểm và học lực ở học kì I từ loại khá trở lên;
	- Mỗi học sinh tham gia 01 dự án; dự án tập thể có không quá 03 thành viên.
- Mỗi người hướng dẫn khoa học chỉ hướng dẫn đồng thời tối đa 02 dự 
án;
	Ban chỉ đạo, Hội đồng khoa học nhà trường cần cập nhật các quy định theo văn bản hướng dẫn hằng năm của Bộ và Sở, tránh những vướng mắc phát sinh vi phạm quy định trong quá trình tổ chức thực hiện sau này. 
	2.3.4. Chỉ đạo phân công giáo viên hướng dẫn theo năng lực, sở trường, chuyên môn đào tạo thuộc các lĩnh vự

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc.doc