SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm Non Đông Hương – Thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm Non Đông Hương – Thành phố Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết: Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Muốn vậy, người làm công tác giáo dục ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ.

Vậy để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện thì việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơ sở giáo dục mầm non có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Để đạt được điều này thì giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với trẻ.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.

 

doc 21 trang thuychi01 7823
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm Non Đông Hương – Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng khi giải quyết vấn đề:
5
2.3.1. Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
5
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non
6
2.3.2.1. Củng cố và khắc sâu kiến thức cho giáo viên về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
6
2.3.2.2. Chỉ đạo cho giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục
7
2.3.2.3. Phát động các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn theo nội dung từng chủ đề
14
2.3.3. Biện pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ
14
2.3.3.1. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
14
2.3.3.2. Tuyên truyền, phối kết hợp với các lực lượng xã hội.
15
2.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả của giáo viên trong việc tạo dựng môi trường giáo dục cho trẻ.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Muốn vậy, người làm công tác giáo dục ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ. 
Vậy để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện thì việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơ sở giáo dục mầm non có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Để đạt được điều này thì giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với trẻ.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên vẫn chưa khai thác và vận dụng triệt để và hiệu quả môi trường cho trẻ hoạt động. Chính vì lẽ đó mà Bộ giáo dục đã triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và trong nội dung học bồi dưỡng thường xuyên MoDun QL1; MoDun MN1-D đã hướng dẫn rất cụ thể về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức, điều đặc biết nhất là năm học 2017 – 2018 trong nhiệm vụ trọng tâm của ngành học mầm non Thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các cơ sở giáo dục mầm non”. 
Với những ý nghĩa thiết thực đó tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm Non Đông Hương – Thành phố Thanh Hóa.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của nhóm, lớp và địa phương. 
- Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng môi trường giáo dục mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. 
- Tạo cho trẻ cơ hội học tập thông qua chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. 
- Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm Non Đông Hương – Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra: Nắm tình hình của từng lớp về cơ sở vật chất, giáo viên và trẻ. 
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên. Quan sát quá trình tham gia xây dựng môi trường giáo dục và hoạt động của học sinh.
- Phương pháp thực hành: Thực hành trực tiếp tại các nhóm, lớp. Thực hành qua các đợt kiểm tra chuyên đề, các đợt phát động thi đua.
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả thực hiện từng tiêu chí theo từng học kì, từng năm để so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta có thể khẳng định rằng: Đối với trẻ mầm non, trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú và đang thực hiện. Vì vậy, môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Cả hai môi trường này đều vô cùng quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường vật chất bên trong và bên ngoài lớp học. Môi trường hoạt động đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, thỏa mãn nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng của mình, qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố, bổ sung và phát triển, đây là những nhân tố góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non.
Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ.
Có thể nói: Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ, cùng thảo luận về một chủ đề trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, xã hội, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ. Đồng thời, môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
Trường Mầm non Đông Hương là một trường thuộc Phường Đông Hương Thành Phố Thanh Hóa, trường nằm ngay bên đường Nguyễn Tĩnh rất thuận tiện cho việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường. Trường chỉ có một điểm trường với tổng số 14 nhóm, lớp, có đầy đủ các điều kiện để phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ, 100% các lớp được nối mạng Intenet nên đã vận dụng khai thác các phần mềm và công nghệ thông tin vào giảng dạy đạt hiệu quả cao. Là trường mầm non được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 1, đạt chuẩn chất lượng cấp độ 3.
* Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nhà trường vẫn còn những khó khăn nhất định: Trường đạt chuẩn quốc gia và đã được trang bị cơ sở vật chất tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu học tập của trẻ, số trẻ ra lớp đông, lớp học luôn bị quá tải đã ảnh hưởng không ít đến việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.
- Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt; chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc; hình ảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí, giáo viên chưa tận dụng các hình trang trí làm phương tiện dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động
- Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, cách bố trí các góc hoạt động cho trẻ chưa thực sự linh hoạt và chưa khai thác được triệt để, hiệu quả sử dụng các góc. Các hình ảnh trên mảng tường chủ yếu để trang trí , giáo viên chưa tận dụng các hình ảnh trang trí làm phương tiện dạy học.
- Một số giáo viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Một số cháu chưa qua trường lớp mẫu giáo nên nề nếp chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động.
* Kết quả của thực trạng 
Từ thực trạng trên của trường mầm non Đông Hương, bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đã được thực hiện song kết quả đạt được chưa đáng kể cụ thể như sau:
Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng các biện pháp:
Số TT
Tổng số giáo viên được khảo sát
Tiêu chí khảo sát
Mức độ đạt được
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
 28
Sưu tầm và sáng tạo ra các phương tiện cho trẻ hoạt động phù hợp với chủ đề.
10
13
5
2
28
Hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan trong và ngoài lớp.
9
13
6
3
28
Tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh.
9
12
7
Bảng khảo sát mức độ đạt được của trẻ trước khi áp dụng các biện pháp:
SốTT
Tổng số trẻ được khảo sát
Tiêu chí khảo sát
Mức độ đạt được
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
400
Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào việc thiết lập môi trường giáo dục cùng với cô giáo.
105
180
110
5
2
400 
Hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi.
130
150
114
6
3
 400
Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, với bạn và môi trường xung quanh.
100
140
150
10
Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy cần phải có những biện pháp chỉ đạo sát sao và linh hoạt hơn để đội ngũ cán bộ giáo viên nắm vững kiến thức về chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Để có cơ sở đưa ra kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với thực tế của nhà trường, tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường trên các mặt sau:
- Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường (từ khâu thiết kế mặt bằng, bố trí các phòng, nhóm, bếp ăn, sân chơi, khu trồng cây xanh, vườn hoa, cây cảnh... Sau đó đánh giá xếp loại việc sắp xếp, trang trí, sử dụng cụ thể môi trường giáo dục của từng khu vực trong, ngoài lớp, từng nhóm lớp về cách bố trí các góc hoạt động hợp lí, vừa tầm với trẻ, bếp ăn luôn sạch sẽ). Đồng thời đánh giá môi trường văn hoá xã hội của nhà trường (bao gồm các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với nhau, giữa giáo viên với trẻ và với phụ huynh, dân cư xung quanh khu vực trường học).
Từ kết quả đánh giá này sẽ cho ban giám hiệu và giáo viên trong nhà trường thấy được những điểm làm được và chưa làm được của việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục cho trẻ. Bản thân tôi đã cùng với phó hiệu trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả, tôi đã lập một kế hoạch cụ thể như sau:
- Trực tiếp xuống các nhóm lớp để quan sát việc trang trí, bố trí, sắp xếp các phương tiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ ở các chủ đề.
- Quan sát cách giáo viên khai thác và hướng dẫn trẻ khai thác đồ dùng trực quan trong các hoạt động giáo dục trẻ trong và ngoài lớp.
- Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc tạo lập môi trường giáo dục tích cực cho trẻ.
- Phát động các phong trào thi đua, sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp theo chủ đề, chủ điểm, trồng cây xanh, bổ sung các biểu bảng...nhân dịp các ngày lễ như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tết cổ truyền, ngày quốc tế phụ nữ 8/3 để môi trường giáo dục thêm phong phú, đa dạng.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non.
2.3.2.1. Củng cố và khắc sâu kiến thức cho giáo viên về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: 
Để giúp giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng môi trường đạt hiệu quả, trước tiên tôi tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi, đưa ra ý tưởng mới về xây dựng môi trường giáo dục ở các nhóm lớp và cảnh quan ngoài trời, trình bày những đề xuất, kiến nghị và những khó khăn khi thực hiện xây dựng môi trường giáo dục tại nhóm lớp của mình, sau đó làm bài thu hoạch nộp lên ban giám hiệu nhà trường. Sau đó tôi đã tiến hành chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên được thực hành tạo môi trường giáo dục cho trẻ như: 
- Chia giáo viên ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng phụ trách thực hành một nội dung khác nhau. Cứ sau 3 ngày thực hành tôi cho các nhóm trưng bày sản phẩm để cùng nhận xét và để các nhóm khác được tham khảo, học tập, sau đó tôi lại đổi nội dung khác để giáo viên được sáng tạo và thể hiện hết năng lực của mình. Sau 9 ngày tổ chức thực hành, với những nội dung đã được tôi chuẩn bị sẵn, các nhóm đã hoàn thành việc thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động ở các nội dung như: Trang trí tranh theo nội dung chủ đề (tranh không cố định để trẻ được hoạt động cùng cô), trang trí lớp theo chủ đề; làm các loại bảng biểu cho các nhóm lớp; làm đồ dùng đồ chơi cho các góc hoạt động, tạo cảnh quan môi trường phong phú để trẻ hoạt động một cách tích cực, hứng thú.
- Sau khi hoàn thành phần thực hành tôi cho các nhóm lên trình bày cách khai thác và sử dụng phương tiện giáo dục mà mình vừa tạo ra cho tất cả cán bộ giáo viên được nắm bắt. Từ việc làm này tôi thấy việc thiết lập và sử dụng môi trường giáo dục đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây.
2.3.2.2. Chỉ đạo cho giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục:
* Môi trường bên trong lớp học: 
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì nhất định môi trường trong lớp học phải có những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Chính vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên phải xây dựng được môi trường có không gian phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; có các góc mở với những đồ dùng đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện để kích thích sự sáng tạo, óc tư duy của trẻ, cách bố trí hợp lí các góc hoạt động: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sángSắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, qua đó giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu các chức năng sử dụng của đồ dùng đồ chơi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, hợp tác cùng bạn, hoặc tự giải quyết các nhiệm vụ,  
- Ví dụ: cách sắp xếp các góc hoạt động thì vị trí các góc chơi phải hợp lý, thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động. Thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và số lượng đồ dùng đồ chơi trong góc.
- Ví dụ: Góc phân vai - chủ đề Thế giới động vật – nếu giáo viên bố trí 2 hoạt động: vừa có cửa hàng hải sản vừa chơi nấu ăn thì diện tích phải rộng hơn, số lượng trẻ chơi nhiều hơn so với 1 hoạt động trong cùng góc.
Thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Ví dụ: Góc xây dựng – chủ đề thế giới động vật – tuần 1 xây trại chăn nuôi; thì tuần 2 chơi xây vườn bách thú Hoặc góc phân vai – Chủ đề Gia đình: Tuần 1 chơi đóng vai các thành viên gia đình, tuần 2 chơi bán rau, củ quả, đồ dùng gia đình. Sau khi kết thúc một chủ đề, các góc sẽ được sắp xếp lại với các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề mới.
+ Việc bố trí lớp cũng cần phải tạo cho giáo viên quan sát được toàn bộ các hoạt động của trẻ ở nhóm, lớp mình.
+ Các đồ dùng đồ chơi được sắp xếp có mục đích giáo dục nhằm gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động.
+ Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động, giáo viên phải khai thác và hướng dẫn trẻ khai thác triệt để đồ dùng trực quan mà cô đã chuẩn bị.
Bằng cách chỉ đạo như vậy ở các nhóm lớp đã xây dựng và thiết lập được môi trường giáo dục một cách phong phú, đa dạng.
Ngoài việc tổ chức cho giáo viên tập trung thực hành xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, trong năm học này tôi đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ theo từng chủ đề. Các hình ảnh trang trí phong phú gắn với nội dung giáo dục theo chủ đề. Việc trang trí lớp theo chủ đề vừa tạo sự chú ý và hứng thú khám phá ở trẻ vừa để cho mọi người biết lớp đang học chủ đề nào. Việc làm này đã thực hiện từ nhiều năm trước đây, nhưng giáo viên chỉ làm rầm rộ vào lúc chuẩn bị khai giảng năm học mới, sau đó chỉ bổ sung những hình ảnh cho có gọi là trang trí theo chủ đề. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã chỉ đạo các lớp thực hiện các biện pháp sau:
Ví dụ: 	+ Đối với chủ đề thế giới động vật 
Trước khi vào thực hiện chủ đề, tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu, phế thải tận dụng như: chai nhựa, vải vụn, len gỡ ra từ áo cũ, sách, tranh ảnh, tờ tạp chí cũ...Sau khi đã sưu tầm được nguyên vật liệu, tôi hướng dẫn cho giáo viên trang trí lớp học, làm tranh chủ đề, may các con rối, con giống như gấu, chó, mèo, thỏ...để minh hoạ cho các bài thơ chữ to, tôi đã chỉ đạo giáo viên cắt những hình ảnh trong các tạp chí củ dán vào để thay thế cho các câu thơ ví dụ: như trong bài thơ “Mèo đi câu cá” bằng hình thức này giúp trẻ cảm nhận bài thơ thông qua các hình ảnh, câu chuyện và sử dụng trong hoạt động góc tạo hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động. 
Hoặc đối với chủ đề "Thế giới thực vật" tôi hướng dẫn giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi và trang trí ở các góc, sưu tầm tranh ảnh về thực vật để trẻ được chơi, được xem sách, được vẽ, xé dán.. Sưu tầm hạt các loại cây để ươm và cho trẻ quan sát sự phát triển của cây.phân loại các loại cây khác nhau, cùng với đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp, đồ dùng đồ chơi ngoài trời như: Cây xanh, luống rau, luống hoa phong phú, đa dạng cũng góp phần kích thích trẻ hứng thú quan sát những sự thay đổi theo ngày, theo mùa của các lá trên cùng một cây hoặc tìm ra sự giống và khác nhau giữa cây này và cây khác, cây hoa với cây ăn quả, cây bóng mát... Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng chăm bón cây như:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay_dung_moi_truong.doc