SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm độ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Thành Vân

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm độ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Thành Vân

Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người để phát triển một cách toàn diện. Trong đó, tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non và dần hình thành nhân cách của trẻ, từ đó trẻ được tiếp cận với những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. [1] Vì vậy đòi hỏi phải giáo dục trẻ như thế nào? Chất lượng giáo dục mầm non phát triển ra sao? Đấy là điều mà ngành giáo dục và toàn xã hội phải quan tâm. Thông qua các hoạt động giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

doc 27 trang thuychi01 9612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm độ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Thành Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON 
THÀNH VÂN
 Người thực hiện: Đỗ Thị Thanh
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Thành Vân
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
 Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề
3
2.2.1. Thuận lợi
3
2.2.2. Khó khăn
3
2.2.3. Kết quả thực trạng
4
2.3. Các giải pháp thực hiện 
5
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp, kích thích hoạt động của trẻ.
5
2.3.2. Tạo cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của bản thân qua thực hành trải nghiệm.
8
2.3.3. Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
11
2.3.4. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
14
2.3.5. Nâng cao năng lực cho giáo viên, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
17
2.4. Hiệu quả sau khi thực hiện các giải pháp 
18
3. Kết luận kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người để phát triển một cách toàn diện. Trong đó, tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non và dần hình thành nhân cách của trẻ, từ đó trẻ được tiếp cận với những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. [1] Vì vậy đòi hỏi phải giáo dục trẻ như thế nào? Chất lượng giáo dục mầm non phát triển ra sao? Đấy là điều mà ngành giáo dục và toàn xã hội phải quan tâm. Thông qua các hoạt động giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Trong năm học nhà trường lên kế hoạch và xác định : Chuyên đề tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường là nhiệm vụ trọng tâm, bắt buộc giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức qua sách vở, đồng nghiệp để vững vàng về chuyên môm nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt có kỹ năng sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mếm trẻ, biết ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác những thông tin trên mạng để áp dụng vào các môn học một cách hợp lý và mang tính giáo dục. Giúp giáo viên xác định mục tiêu, nội dung cụ thể cho từng hoạt động, sự sáng tạo của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức căn cứ vào khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục, trẻ được trải nghiệm, trao đổi và trình bày ý kiến của mình, biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống thực tế, từ đấy giúp giáo viên đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. [2] 
Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tốt sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì.[3]
Từ những cơ sở trên, cho ta thấy tầm quan trọng của chuyên đề tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại nhà trường là vô cùng cần thiết. Trong quá trình công tác bản thân tôi là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn trong nhà trường tôi nhận thấy kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế, nhút nhát trong giao tiếp, chưa tích cực trong các hoạt động, chưa thể hiện được sự sáng tạo, năng động của mình, để nâng cao chất lượng giáo dục giáo viên cần khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp, trải nghiệm, trao đổi, đưa ra ý tưởng riêng cho bản thân trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thoải mái sáng tạo với mục tiêu “Lấy trẻ làm trung tâm”. Đây là một yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu chu đáo để đưa ra các biện pháp có tính khả thi cao, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm độ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Thành Vân” với mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ công lao của mình đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm độ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Thành Vân” Là tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non tại trường mầm non Thành Vân.
Đánh giá thực trạng về sự phát triển của trẻ ở các mặt như: Thể chất, tâm lý, trí tuệ, thẩm mỹ, tìm ra các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp.
 Đề xuất các giải pháp tốt nhất để phát huy tính tích cực của trẻ và để trẻ thực sự là trung tâm của mọi hoạt động.
Giúp cho giáo viên và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Thành Vân nơi tôi công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp thực hành trải nghiệm.
Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
Phương pháp quan sát.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận. 
 Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Bác coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bác luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn nhân dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Bác nhấn mạnh “Mục đích giáo dục phải gắn liền với nội dung giáo dục, giáo dục phải toàn diện”. Qua câu nói của Bác chúng ta thấy được việc bồi dưỡng chăm sóc cho thế hệ tương lai rất quan trọng, nhất là bậc học mầm non cần chăm sóc giáo dục trẻ được tốt vì: Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu cho sự nghiệp giáo dục nhân cách con người mới. Có thể nói rằng sự phát triển nhân cách của trẻ em sau này phụ thuộc khá lớn vào công tác giáo dục mầm non. [4]
Bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên, làm nền móng cho những bậc học tiếp theo của cuộc đời, nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường mầm non trong việc phát triển giáo dục chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đây là xu hướng phát triển của nền giáo dục mà mỗi trường mầm non nên áp dụng. Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cho phép trẻ được hoạt động theo nhu cầu, theo hứng thú của bản thân, được trải nghiệm, giao tiếp chia sẻ, thích khám phá những điều mới lạ, trẻ không bị áp đặt theo ý muốn chủ quan của giáo viên, trẻ được lựa chọn và tham gia các hoạt động cùng cô, cùng bạn bè, cho trẻ làm quen những gì trẻ thích. Trẻ thực hiện các nhiệm vụ theo sự hiểu biết và khả năng sáng tạo của bản thân, trong các hình thức học theo cá nhân, theo nhóm. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là rất quan trọng, giáo viên phải là “thang đỡ”, “điểm tựa” của trẻ, là người tổ chức xây dựng tốt môi trường chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích cực, để trẻ hoạt động tạo cơ hội, tình huống, những thách thức mới, tạo cảm giác tin tưởng và trợ giúp trẻ trong việc học của trẻ, cô và trẻ cùng học, cùng chơi, cùng khám phá, cùng chia sẽ và cùng nhau đưa ra kết luận.[2]
Năm học 2018 – 2019 bậc học Mầm non đã tổ chức chuyên đề “ Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục mầm non việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một biện pháp đảm bảo chất lượng và phù hợp với từng các nhân trẻ, giúp trẻ tiếp thu được kiến thức nhẹ nhàng, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện chuyên đề năm 2018-2019, “ Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và nhiệm vụ năm học của bậc học mầm non. Trường Mầm non Thành Vân đầu tư xây dựng trường lớp và mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Song trong quá trình thực hiện việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi: 
Trường mầm non Thành Vân được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thành, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trong xã tạo điều kiện mua sắm, bổ xung cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học trong nhà trường.
Nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 26 đồng chí, 100% số giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, đa số giáo viên còn trẻ có khả năng tiếp cận kiến thức mới, ứng dụng công nghệ thông tin nhanh. 
Giáo vên có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, luôn tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, có tinh thần tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non hiện nay.
Trẻ huy động ra lớp đầy đủ, đi học chuyên cần.
Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ khoa học và chặt chẽ.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn:
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ tuy nhiên trong đấy còn nhiều loại đồ dùng đồ chơi đã cũ, mẫu mã chưa phong phú nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục của trẻ. 
	Bên cạnh đó một số giáo viên phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt sáng
tạo, còn dập khuôn máy móc. Môi trường tổ chức học tập, trải nghiệm của trẻ chưa đủ, chưa phong phú, không có không gian mở cho trẻ khám phá.
Trình độ dân trí không đồng đều, dân tộc thiểu số chiếm 80%, nên việc tuyên truyền để mọi người dân hiểu biết trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế.
Một số phụ huynh do bận nhiều công việc nên chưa quan tâm chú trọng đến con em mình, nhất là việc tạo cho trẻ thể hiện sự sáng tạo. 
	Một số phụ huynh còn quá nuông chiều con nên thường để trẻ tiếp cận nhiều với máy tính, điện thoại, trò chơi điện tử dẫn đến trẻ thụ động, ì một chỗ, nhác vận động nên việc giáo dục trẻ gặp không ít khó khăn.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ tìm ra những phương pháp, kinh nghiệm để giáo viên giúp trẻ vững vàng, tự tin, sáng tạo khi tham hoạt động.
2.2.3. Kết quả thực trạng.
 Từ sự hiểu biết của các bậc phụ huynh về sự chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, bên cạnh đó phương pháp dạy trẻ của giáo viên tại lớp chưa thực sự mang tính chất khoa học và phù hợp với lứa tuổi nên trong những năm qua còn rất nhiều trẻ vẫn rụt rè, nhút nhát, chưa thực sự sáng tạo, chưa có những mối quan hệ tình cảm trong xã hội. Cụ thể qua điều tra trẻ tại khối mẫu giáo cho thấy kết quả như sau:
Bảng khảo sát kết quả đánh giá trẻ đầu năm học 2018 – 2019
Tiêu chí
Tổng số
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
- Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia các hoạt động
315
150
165
%
47%
53%
- Trẻ chủ động sáng tạo tham gia hoạt động, cùng nhau làm việc, trao đổi, đưa ra ý kiến của mình
315
140
175
%
44%
56%
- Thể hiện sự khám phá, tìm tòi, tư duy, tưởng tượng
315
142
173
%
45%
55%
- Kỹ năng thực hành, trải nghiệm
315
140
175
%
44%
56%
Nhìn vào bảng trên cho thấy còn rất nhiều trẻ thiếu tự tin, chưa thể hiện được hết khả năng sáng tạo, sự trao đổi với bạn cùng nhóm, cùng lớp. Trí tuệ phát triển bình thường không có khả năng tư duy cao, ngôn ngữ diễn đạt chưa rõ nên không đưa ra được ý kiến của mình.
Từ thực trạng trên, tôi đã tìm ra những biện pháp tối ưu nhất và chỉ đạo giáo
viên trực tiếp dạy trẻ trên lớp áp dụng vào thực tế trong bài giảng và trong sinh
hoạt hàng ngày nhằm giúp trẻ phát triển những khả năng tiềm ẩn của mình.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
 Để công tác chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thành Vân đạt kết quả cao tôi đã sử dụng các giải pháp sau:
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp, kích thích hoạt động của trẻ.
Môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, góp phần quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người trẻ em. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan trọng đối với việc dạy của giáo viên và việc học của trẻ, trẻ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau phù hợp với từng độ tuổi, trẻ cần có nhiều cơ hội để chơi và học cả bên trong và bên ngoài lớp học, tạo điều kiện cho trẻ khám phá một cách tích cực, chủ động trải nghiệm, phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có của bản thân.[5] Vì vậy tôi đã tham mưu cùng ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo giáo viên như sau: 
* Môi trường vật chất, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động trong lớp học.
Môi trường vật chất trong lớp học đối với trẻ mẫu giáo được tổ chức sao cho đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, đối với trẻ nhỏ chơi và học đi liền với nhau. Mỗi độ tuổi sẽ có cách bài trí không gian và cấu trúc khác nhau. Vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên bố trí không gian phù hợp với diện tích phòng học, tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, các góc hoạt động trong lớp hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện, sắp xếp lớp học gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ lớp mình, tạo cho trẻ một môi trường vui chơi lành mạnh. Sử dụng tranh ảnh là sản phẩm của giáo viên và nhất là của trẻ trong trang trí chủ đề, tôi chỉ đạo giáo viên treo tranh ảnh ngang tầm mắt trẻ, màu sắc trang trí hài hòa, khi trang trí phải theo hướng mở để trẻ thỏa sức sáng tạo.
Ví dụ: Khi trang trí chủ đề nghề nghiệp tôi chỉ đạo giáo viên cùng trẻ làm ra sản phẩm ngôi nhà, cây cỏ, hoa lá, dụng cụ các nghề... bằng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Bìa cát tông, hột hạt, sỏi... cùng trẻ làm thành những mảng rời, khi thực hiện chủ đề giáo viên cho trẻ gắn lên mảng chủ đề theo ý tưởng của mình. 
Hoặc với góc học tập: Tất cả những họa tiết trang trí trên tường, tôi chỉ đạo giáo viên thiết kế theo hướng mở để trẻ có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Để tạo cây chữ cái, giáo viên sử dụng những nguyên vật liệu như: vỏ ngao, đá sỏi... trang trí thân cây, lá và quả cắt từ những mảnh vải dạ vụn. Lá cây và hoa được dính bằng giấy nhám để trẻ có thể tháo ra, dính vào dễ dàng theo ý thích của trẻ. Khi thiết kế con sâu chữ số giáo viên làm những cành hoa dời có gắn thẻ số, khi thực hiện yêu cầu của cô trẻ sẽ lựa chọn và gắn lên hình con sâu. 
Giáo viên sắp xếp những khu vực hoạt động góc có mối liên hệ với nhau, bố trí sắp xếp các góc chơi phù hợp với chủ đề và lứa tuổi, ở các góc chơi tôi chỉ đạo giáo viên đặt biển chỉ dẫn cho từng góc để giúp trẻ phân biệt các góc với nhau và nội quy của từng góc chơi, trong quá chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ muốn khẳng định mình bằng cách tập làm những công việc của người lớn. Chính vì thế giáo viên phải bố trí, sắp xếp góc chơi đa dạng, phong phú về chủ đề chơi, qua đấy đáp ứng được tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. 
Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới thực vật - tết mùa xuân” tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ làm ra được những sản phẩm như: Bánh trưng, bánh tét, bánh gai, nem chua, xúc xích, khoong kheng đặc trưng của địa phương xã Thành Vân, từ đó trẻ sẽ thỏa sức khám phá thế giới xung quanh.
Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ làm xúc xích
Hoặc cho trẻ chơi trò chơi nấu ăn giáo viên chuẩn bị sẵn những hình ảnh và lô tô thực phẩm để trẻ chọn dán lên mảng tường, đó như là “bảng thực đơn” để trẻ thực hiện trò chơi nấu ăn hôm nay ăn gì và nấu gì?. Trẻ sẽ được hóa thân vào các vai chơi: Người bán hàng, người mua hàng, hoặc người đầu bếp tài ba.
Đối với đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu phải tuyệt đối an toàn, không gây hại cho sức khỏe của trẻ, khi cho trẻ sử dụng cần được làm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh, khuyến khích giáo viên sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi, bảo vệ môi trường. Trong các buổi họp chuyên môn tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động phải sắp xếp phù hợp với chủ đề chơi, phù hợp theo từng độ tuổi, được bổ xung thay đổi, tạo cho trẻ sự mới mẻ, hấp dẫn. Khai thác giá trị của đồ dùng, đồ chơi, thiết bị một cách triệt để, linh hoạt cho nhiều mục đích khác nhau, sử dụng trong các hoạt động giáo dục đa dạng theo cá nhân hoặc nhóm trẻ để có thể luân chuyển, chia sẻ đồ dùng, đồ chơi giữa các góc hoạt động.
Ví dụ: Tôi phát huy tính sáng tạo của giáo viên, làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động bằng những chiếc màn, chiếc võng đã cũ, giấy gói hoa...tạo thành những bộ trang phục để sử dụng cho trẻ học trong các giờ hoạt động, hay sử dụng ở góc phân vai: mua, bán... hoặc biểu diễn văn nghệ, biểu diễn thời trang trong các ngày hội ngày lễ.
Giáo viên cung cấp cho trẻ những nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi phải đa dạng, linh hoạt theo hướng mở, để khuyến khích trẻ hoạt động với các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi đó, nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích sự phát triển của trẻ.
Ví dụ: Để tạo thành một cây hoa hoàn chỉnh, tôi chỉ đạo giáo viên chuẩn bị sẵn những lá cây, cánh hoa rời, trẻ có nhiệm vụ lắp ghép tạo thành cây hoa hoàn chỉnh. Hoặc khi cho trẻ làm xúc xích giáo viên đã chuẩn bị những sợi len vụn và túi nilông, khi chơi trẻ có nhiệm vụ nhồi những sợi len vụn vào trong túi nilông, sau đó lấy dây buộc để tạo thành những đoạn xúc xích đẹp mắt. Chuẩn bị nguyên vật liệu như bột mỳ, trứng... giáo viên hướng dẫn trẻ cách làm bánh xoài, khoong kheng tái tạo lại món ăn phổ biến của quê hương Thành Vân.
Ngoài ra tôi chỉ đạo giáo viên lựa chọn các đồ dùng như tranh ảnh, trang phục mang màu sắc văn hóa địa phương và các dân tộc, nhằm giúp trẻ được khám phá, tìm hiểu về văn hóa địa phương và văn hóa của các dân tộc. Do vậy môi trường vật chất cho trẻ hoạt động bên trong lớp học cùng với chuẩn bị đồ chơi, vật liệu, đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ là việc đầu tiên giáo viên cần quan tâm khi muốn trẻ chơi một cách tích cực, sáng tạo và hiệu quả. 
* Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động bên ngoài lớp học.
 Môi trường bên ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ. Để có một môi trường thân thiện, gần gũi với trẻ thì công tác trang trí môi trường là vô cùng quan trọng, vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng thời gian ngoài giờ để trang trí môi trường bên ngoài thật ngộ nghĩnh với mục đích đem lại một môi trường học tập đẹp nhất, hấp dẫn giúp trẻ hứng thú khi đến trường. 
Ví dụ: Với sự nhiệt huyết và khả năng sáng tạo của giáo viên, tôi chỉ đạo giáo viên tìm tòi học hỏi, sưu tầm và tận dụng tối đa các loại nguyên vật liệu phế thải như: Lốp xe cũ, sơn màu,., thiết kế và trang trí được nhiều góc chơi, sân chơi, với những hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương, phù hợp với tâm sinh lý của độ tuổi, phù hợp với từng khu vực chơi. Tôi chỉ đạo giáo viên vẽ những hình ảnh ngộ nghĩnh tại sân trường như: Ếch con, lá sen, cùng các họa tiết nhỏ, bên trong những lá sen là những chữ cái, chữ số và tô màu bằng sơn nước với những màu sắc tươi sáng, thu hút được sự hứng thú của trẻ trong quá trình vui chơi và học tập
Hình ảnh tạo môi trường thu hút trẻ khi vui chơi
Chơi ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển các kĩ năng vận động thô như chạy, nhảy, leo trèoQua đó rất tốt cho sức khỏe

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc_hoat_dong_gi.doc