SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm Non
Trong những năm học vừa qua, cùng với sự đổi mới chung trong giáo dục, GDMN với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi Mầm non cũng cần phải có những đổi mới, nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu. Đối với trẻ mầm non, việc hình thành nền tảng nhân cách ban đầu đó chủ yếu và cơ bản là thông qua hoạt động vui chơi, mà đặc biệt là trẻ chơi hoạt động góc. Thông qua hoạt động góc, trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”, qua đó “xã hội trẻ em ” được hình thành. Trẻ được hóa thân vào các vai mà trẻ được thấy trong đời sống hàng ngày
Bởi vậy, có thể khẳng định: Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở độ tuổi mầm non. Thông qua các hoạt động vui chơi không ngừng hình thành cho trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi, trẻ mới có cơ hội tìm hiểu sự vật để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN TỐT VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON Người thực hiện: Vũ Thị Hồng Anh Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiết Ống SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hoạt động góc THANH HOÁ NĂM 2016 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1.1 Vị trí tầm quan trọng của giáo dục mầm non 2 2.1.2 Vị trí vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 3 2.2 Thực trạng 4 2.2.1 Thuận lợi 4 2.2.2 Khó khăn 5 2.2.3 Kết quả của thực trạng 6 2.3 Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 7 2.3.1 Biện pháp 1 7 2.3.2 Biện pháp 2 8 2.3.3 Biện pháp 3 9 2.3.4 Biện pháp 4 11 2.3.5 Biện pháp 5 15 2.3.6 Biện pháp 6 15 2.3.7 Biện pháp 7 16 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 3. Kết luận, kiến nghị 18 3.1 Kết luận 18 3.2 Kiến nghị 19 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm học vừa qua, cùng với sự đổi mới chung trong giáo dục, GDMN với mục tiêu phát triển tổng thể trẻ trong độ tuổi Mầm non cũng cần phải có những đổi mới, nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu. Đối với trẻ mầm non, việc hình thành nền tảng nhân cách ban đầu đó chủ yếu và cơ bản là thông qua hoạt động vui chơi, mà đặc biệt là trẻ chơi hoạt động góc. Thông qua hoạt động góc, trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”, qua đó “xã hội trẻ em ” được hình thành. Trẻ được hóa thân vào các vai mà trẻ được thấy trong đời sống hàng ngày Bởi vậy, có thể khẳng định: Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở độ tuổi mầm non. Thông qua các hoạt động vui chơi không ngừng hình thành cho trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi, trẻ mới có cơ hội tìm hiểu sự vật để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Cũng phải nói thêm, vui chơi của trẻ khác với vui chơi giải trí của người lớn. Như N.K.Kơrupkia đã viết “ Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì vui chơi có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vui chơi đối với trẻ là học tập, là lao động và là một hình thức giáo dục nghiêm túc”. Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của hoạt động vui chơi là con đường, là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mẫu giáo, tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Với cương vị là một Phó hiệu trưởng, phụ trách chuyên môn của trường mầm non xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ Mẫu giáo ở trường mầm non” để nghiên cứu, nhằm phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc nói riêng và chất giáo dục toàn diện nói chung của trường Mầm non Thiết Ống. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non xã Thiết Ống, huyện Bá Thước” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động góc và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ trong nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Ban giám hiệu nhà trường Mầm Non Thiết Ống, huyện Bá Thước - Giáo viên và học sinh khối Mẫu giáo trường MN Thiết Ống. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu mà cá nhân tôi cho là thích hợp và mang lại hiệu quả cao nhất như: - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp thống kê số liệu - Phương pháp quan sát hoạt động của nhà trường và đặc biệt là hoạt động góc của trẻ. - Trao đổi hoạt động của nhà trường mầm non Thiết Ống về một số kinh nghiệm quản lý hoạt động góc. - Trao đổi với giáo viên mẫu giáo về một số một số kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động góc cho trẻ. - Phương pháp thực nghiệm 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Vị trí tầm quan trọng của giáo dục mầm non: Giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, việc giáo dục trẻ là trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó gia đình và nhà trường là hai nhân tố quan trọng nhất. Sau gia đình, trường học là nơi góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Cô giáo mầm non được giao cho nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Như lời Bác Hồ đã dạy: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, biết ngủ,biết học hành là ngoan. Ở lứa tuổi mầm non, các cháu đều được nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ thật chu đáo phần lớn là nhờ sự chăm sóc, giáo dục của cô giáo mầm non. Các cô chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo cho trẻ học hành, uốn nắn cho trẻ từ cách ngồi, cách đi, cách cầm bút, cách xưng hô Góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện. Ở giai đoạn này thế giới xung quanh đối với trẻ có nhiều cái mới lạ, cô giáo mầm non chính là người giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu được những hiện tượng tự nhiên và xã hội gần gũi xung quanh trẻ. Chính vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục trẻ tốt sẽ hình thành ở trẻ nền tảng đầu tiên để trẻ phát triển tốt nhất. Để trẻ yêu thích cái đẹp, biết yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè, những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em, 2.1.2. Vị trí vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là cuộc sống, là món ăn tinh thần của trẻ .Tổ chức chơi cho trẻ chính là tổ chức cuộc sống thực cho trẻ. Có thể nói rằng, trẻ mà không được chơi thì sẽ không phát triển được hết khả năng, cũng như, sẽ không làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. Trong khi chơi, trẻ được tìm tòi khám phá và thông qua các trò chơi làm cho nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển hoàn thiện. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ tham gia hoạt động vui chơi nhiều hơn thì sẽ hiểu biết, thông minh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt hơn những trẻ không hoặc ít hoạt động. Thông qua các trò chơi còn giúp trẻ nhận thức được cái đẹp, cái xấu, hướng theo cái đẹp, làm phát triển tình cảm, thẩm mỹ, từ đó, mà hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp sau này. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp và làm cho tư duy tưởng tượng của trẻ phát triển. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo và có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển toàn diện của trẻ. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Thuận lợi: Trường Mầm Non Thiết Ống nằm cạnh trục đường 217, đường giao thông đi lại thuận tiện, được sự quan tâm của phòng giáo dục, Đảng uỷ, UBND xã Thiết Ống cùng các ban, ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ nhà trường trong mọi hoạt động. Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình chịu khó, yêu nghề mến trẻ. Năm học 2015-2016, nhà trường có tổng số 25 CBGV. Trong đó, ban giám hiệu có 03 đồng chí, giáo viên 21 đồng chí, nhân viên 01 đồng chí. Có 19 nhóm lớp với 491 trẻ. Trong đó: Nhà trẻ có 20 cháu với 2 nhóm lớp, mẫu giáo 17 nhóm lớp với 471 cháu. Tập thể nhà trường luôn đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống. Hội phụ huynh của nhà trường luôn quan tâm theo dõi, phối kết hợp với nhà trường, thường xuyên chăm lo đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để trẻ được phát triển toàn diện, tích cực ủng hộ các hoạt động do nhà trường tổ chức. 2.2.2. Khó khăn: Trường Mầm Non Thiết Ống thuộc xã có địa bàn rộng gồm 19 thôn bản, đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp, chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông, không có nghề phụ. Cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường còn hạn chế, vì vậy, còn gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân là một quản lý trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo chuyên môn, nên phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng của việc hướng dẫn tổ chức hoạt động góc. Phòng nhóm lớp của nhà trường còn thiếu và đang bị xuống cấp, diện tích phòng học không đủ so với quy định, GV của nhà trường còn thiếu nên phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Một số ít giáo viên cũng chưa thực sự tự giác, còn mang tính đối phó, chưa trú trọng đến việc tổ chức hoạt động góc thường xuyên cho trẻ, nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Các giáo viên chưa biết tận dụng các vật thật sẵn có ở địa phương để sử dụng cho trẻ chơi, ví dụ như: các loại rau, củ ,quả tươi sống Giáo viên chưa biết cách bố trí các góc cho phù hợp và đúng nguyên tắc. Trong tổ chức hoạt động góc cho trẻ, đôi lúc giáo viên còn mang tính áp đặt trẻ, áp đặt trong lựa chọn trò chơi, áp đặt trong cách chơi... dẫn đến chưa phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của trẻ một cách tối ưu nhất. Một số trò chơi bị lặp đi lặp lại, nội dung chơi chưa phong phú, còn đơn điệu làm mất đi sự hứng thú và tự nguyện của trẻ. Bên cạnh đó khả năng tiếp thu, khả năng tập trung của trẻ còn rất hạn chế, nhận thức chưa được đồng đều. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chưa phong phú về chủng loại, chưa nhiều về số lượng, việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để phục vụ hoạt động góc chưa nhiều, các giá góc trong lớp còn to chiếm diện tích chơi của trẻ. Nhiều phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học, việc chơi của trẻ ở trường , dẫn đến việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp khó khăn. 2.2.3. Kết quả của thực trạng Qua khảo sát thực trạng trên cô và trên trẻ đầu năm về việc thực hiện hoạt động góc cho thấy kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả thực trạng việc tổ chức hoạt động góc của giáo viên Số TT Nội dung tiêu chí khảo sát Số GV đạt Tỉ lệ % Số GV chưa đạt Tỉ lệ % 1 Việc tổ chức hoạt động góc thường xuyên theo đúng kế hoạch. 9 43% 12 57% 2 Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa và sự quan trọng của việc tổ chức hoạt động góc. 8 38% 11 62% 3 Thực hiện đúng phương pháp và có khả năng sáng tạo và kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động góc. 8 38% 11 62% 4 Sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có và vật thật để phục vụ hoạt động góc. 10 48% 8 52% 5 Công tác tuyên truyền. 11 52% 10 48% Bảng 2: Kết quả thực trạng chất lượng hoạt động góc trên trẻ Số TT Nội dung tiêu chí khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ % Số trẻ chưa đạt Tỉ lệ % 1 Sự hứng thú tham gia hoạt động góc. 232 47% 259 53% 2 Kỹ năng chơi của trẻ. 111 23% 380 77% 3 Kỹ năng giao tiếp trong khi chơi. 111 23% 380 77% 4 Khả năng sáng tạo, linh hoạt và tính chủ động khi chơi. 98 20% 393 80% 5 Khả năng thể hiện nội dung chơi 98 20% 398 80% 6 Ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và thực hiện nội quy góc chơi. 111 23% 380 77% Từ thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao kết quả chất lượng hoạt động góc tại các nhóm lớp của trường mầm non Thiết Ống đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, tôi đã tìm và nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ và tuyển tập những trò chơi dành cho trẻ mầm non để nghiên cứu và tìm ra các biên pháp sau: 2.3 Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 2.3.1. Biện pháp 1: Công tác tham mưu với Hiệu trưởng về việc bổ sung những trang thiết bị cần thiết cho hoạt động góc Để việc tổ chức hoạt động góc đạt kết quả cao thì phòng nhóm lớp phải rộng, sạch, đẹp, các mảng tường phải sạch, các giá góc phù hợp với trẻ. Phòng nhóm lớp phải có thảm, chiếu ngồi cho trẻ chơi, bàn ghế đủ và phù hợp với trẻ. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã có kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng những nội dung cụ thể như: - Mua bổ sung thảm, chiếu ngồi cho các lớp đủ về số lượng, để khi tổ chức hoạt động góc trẻ được sử dụng thuận tiện. - Mua toàn bộ bạt trắng căng sát tường của các lớp cao 2m bao quanh lớp, do tường của nhà trường xây dựng đã lâu bị ẩm, mốc, bẩn, nên việc đóng bạt là cần thiết và thuận lợi cho việc tổ chức cho trẻ chơi, cũng như trang trí lớp. - Bên cạnh đó, tôi tham mưu với nhà trường mua bổ sung một số giá góc đẹp nhỏ phù hợp với diện tích lớp và trẻ thay thế các giá góc của nhà trường đã cũ và không phù hợp với hoạt động của trẻ. Ngoài ra, còn mua bổ sung toàn bộ các rổ nhựa vuông để cô và trẻ đựng nguyên vật liệu cũng như đồ chơi tự tạo cho trẻ dễ hoạt động. - Lên kế hoạch hoạt động chuyên môn liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động góc, trong đó, có các đợt thi đua như: “Thi thiết kế góc mở”. “ Thi thiết kế giáo án hoạt động góc hay”. “Thi góc thiên nhiên xanh”. Thông qua hoạt động này đã khuyến khích được tinh thần thi đua và phấn đấu của giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của nhà trường. 2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên cách sắp xếp bố trí các góc chơi phù hợp với diện tích lớp Tôi cùng với tổ chuyên môn của nhà trường sắp xếp bố trí các góc chơi, tuân theo các nguyên tắc sau: Một là, chia diện tích phòng thành các góc và các khu vực chơi khác nhau Hai là, bố trí góc chơi yên tĩnh ( tạo hình, học tập- sách), xa góc chơi ồn ào (Bán hàng, xây dựng , âm nhạc) Ba là, có góc cố định( Góc tạo hình, gia đình, sách), có góc di động hoặc thay đổi tùy theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó. Bốn là, có ranh giới riêng giữa các góc( sử dụng các mảng tường, các giá tủ để ngăn cách) Năm là, có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển Sáu là, bố trí bàn ghế, đệm, thảm, chiếu, gốiphù hợp với từng góc Bảy là, đồ chơi, học liệu mở được để vừa tầm với của trẻ Tám là, đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ Chín là, cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình Sau khi xác định được các nguyên tắc này tôi xuống tận các nhóm lớp chỉ đạo giáo viên bố trí sắp xếp các góc của lớp phù hợp, những góc cố định thì trang trí cầu kỳ hơn, những góc di động thì làm thêm các bảng mở để trẻ được hoạt động. Ngoài ra, những lớp có diện tích hẹp, số cháu đông thì giáo viên có thể xây dựng một số góc cố định ở bên ngoài lớp học, để trẻ được thoải mái tự do hoạt động hơn, ví dụ: góc thiên nhiên, góc gia đình, góc bán hàng Đây là những góc mà giáo viên có thể xây dựng bên ngoài lớp học. Bên cạnh việc hướng dẫn chung cho các nhóm lớp về cách xây dựng các góc, tôi cùng với các tổ trưởng đã xây dựng điểm một lớp về cách bố trí các góc trong lớp để chị em giáo viên được tham khảo và học tập trực tiếp. Qua đó đa số giáo viên đã chủ động biết cách sắp xếp, bố trí các góc lớp đúng nguyên tắc, hợp lý, khoa học phù hợp với từng nhóm lớp, từng độ tuổi, dẫn đến việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ diễn ra thuận lợi và đạt kết quả. 2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức tiết dạy mẫu, hướng dẫn giáo viên cách xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động góc, rèn kỹ năng chơi và kỹ năng giao tiếp khi chơi *Tổ chức tiết dạy mẫu - Ngay từ đầu năm sau khi được tham gia dự giờ hoạt động góc, do phòng giáo dục tổ chức, tôi cùng tổ trưởng của khối mẫu giáo đã xây dựng một giáo án mẫu về hoạt động góc và kế hoạch thực hiện để hiệu trưởng duyệt, sau khi duyệt tôi triển khai cho một giáo viên có năng lực, tham gia chuẩn bị và thực hiện rèn kỹ năng , nội dung chơi cho trẻ. Huy động giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, biểu bảng mở, sưu tầm các loại rau ,củ , quả tươi cần thiết cho góc chơi của tiết mẫu, mọi công tác chuẩn bị đã xong, BGH dự giở trước để chính sửa bổ sung cho tiết dạy hoàn thiện, sau đó tổ chức dạy tiết hoat động góc mẫu vào ngày thứ 7 để tất cả GV đều được tham gia dự giờ, với cách làm này đã thực sự mang lại hiệu quả cao, qua việc trực tiếp được tham gia dự giở, GV đã hiểu rõ phương pháp , nội dung và cách thức thực hiện giờ hoạt động góc. *Gợi ý và hướng dẫn GV cách xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động góc trong một ngày, rèn kỹ năng chơi và kỹ năng giao tiếp cho trẻ Trước hết, GV phải lựa chọn những góc chơi trong ngày, sau đó lựa chọn nội dung của góc chơi cho phù hợp với khả năng của trẻ và phù hợp với chủ đề đang học. Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới thực vật” ngày thứ ba cho trẻ chơi 4 góc chơi: 1.Góc bán hàng ( chợ quê, bán các loại rau, củ quả, hột hạt của địa phương) 2.Góc xây dựng- Lắp ghép ( xây dựng khu vườn của bé ) 3.Góc tạo hình ( nặn, bồi các loại củ, quả) 4.Góc nấu ăn ( các món ăn chay) Tiếp đến là việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi nguyên liệu mở và đặc biệt là sưu tầm những nguyên liệu thật sẵn có ở địa phương cho từng góc. ở góc bán hàng ( bán các loại rau, củ, quả ) để góc chơi thêm phong phú và kích thích hứng thú chơi cho trẻ, GV phải sưu tầm những loại rau ,củ, quả thật, nhỏ xinh và làm sạch sẽ để trong góc chơi và khi trẻ chơi trẻ tự tay bày hàng, treo hàng theo sự sáng tạo và ý thích của trẻ. Đối với góc xây dựng lắp ghép, thì việc chuẩn bị nguyên liệu, đồ dùng đồ chơi mang tính mở là rất quan trọng. Ở góc này nếu không có nguyên liệu mở thì việc cho trẻ chơi không còn ý nghĩa, vì vậy GV viên phải chuẩn bị tất cả đồ chơi mở để trẻ thao tác lắp ghép, tự tạo ra sản phẩm cho góc chơi, có như vậy kỹ năng chơi của trẻ với được hình thành và phát triển tốt. Với góc nấu ăn GV chuẩn bị tất cả các dụng cụ đồ chơi nấu ăn được làm bằng nguyên liệu sẵn có sẽ thu hút trẻ, ngoài ra giáo viên cũng phải chuẩn bị thực phẩm thật cho trẻ chơi có như vậy với kích thích được sự ham chơi của trẻ. Sau đó là việc rèn kỹ năng chơi cho trẻ trong từng góc chơi, việc rèn kỹ năng chơi cho trẻ cũng hết sức quan trọng và phải thật sự kiên trì, GV phải hướng dẫn và dạy trẻ từng kỹ năng chơi, những kỹ năng khó thì phải rèn nhiều lần và thường xuyên với mang lại kết quả. GV cần chia số lượng cháu cho phù hợp với từng góc, có góc cần đông trẻ như góc xây dựng lắp ghép, góc tạo hình, góc khoa học toán có góc cần ít trẻ hơn như góc bán hàng, góc nấu ăn khi rèn kỹ năng chơi cho trẻ GV cũng cần rèn từng góc một, khi tổ chức cho trẻ chơi mỗi ngày cần chọn một góc chính để chú trọng rèn kỹ năng góc đó có như vậy với đạt kết quả. Trong khi tổ chức cho trẻ chơi GV phải dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, túc là trẻ được hóa thân vào trò chơi được đóng vai là các bác kỹ sư, cô bán hàng, bác đầu bếpGV dạy trẻ giao tiếp với bạn chơi giống như ngoài đời người lớn đang thực hiện công việc của mình, và GV phải cùng tham gia chơi để giao tiếp với trẻ để trẻ có thể bắt trước cô giáo cách giao tiếp, hoặc cô gợi mở cho trẻ để trẻ biết cách giao tiếp với bạn chơi của mình thường xuyên. Trong khi trẻ chơi GV phải rèn trẻ ý thức giữ gìn và bảo quản đồ chơi, không vứt hoặc ném đồ chơi bừa bãi, khi chơi xong trẻ phải tự tay sắp xếp đồ chơi vào đúng nơi quy định, ngày nào cô giáo cũng phải rèn ý thức chơi cho trẻ có như vậy ở trẻ với có được ý thúc và hiểu được nội quy của góc chơi. Với cách rèn này đa số trẻ đã thực hiện rất tốt, tất cả trẻ được chơi và chơi một cách say sưa. Với hoạt động góc là hoạt động mang tính rèn kỹ năng nên ngoài việc tổ chức tiết hoạt động góc, GV phải biết lồng ghép tổ chức vào các hoạt động khác trong ngày như giờ đón trẻ, có thể cho trẻ chơi tự chọn góc trẻ thích chơi; giờ hoạt động chiều và giờ trả trẻ cũng có thể cho trẻ chơi, qua đó cũng góp phần rèn luyện kỹ năng cho trẻ chơi thành thạo hơn. 2.3.4. Biện pháp 4: Trang trí góc chơi và tận dụng các nguyên vật liệu, phế thải làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, sưu tầm vật thật sẵn có ở địa phương để tổ chức hoạt động góc - Trang trí góc chơi, tạo các biểu bảng mở Đối với trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan, màu sắc sặc sỡ, hình ảnh ngộ nghĩnh của những bông hoa, của những con vật sẽ thu hút trẻ, kích thích tính tò mò ham khám phá của trẻ. Vì vậy, việc trang trí lớp học mà đặc biệt trang trí góc chơi là việc làm quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động góc. Ngay từ đầu năm học, tôi đã có kế hoạch hướng d
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_thuc_hien_tot_viec_t.doc