SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường Mẫu giáo Họa Mi

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường Mẫu giáo Họa Mi

Cơ sở lí luận

Như chúng ta đã thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.

 Là một cán bộ quản lý trường mầm non, lứa tuổi bé nhất so với các cấp học, ở độ tuổi này trẻ tuy đã được đến trường, nhưng sự tự ý thức về hành động của mình chưa cao, đa phần trẻ bây giờ được ông bà bố mẹ nuông chiều, việc gì cũng làm hộ con nên trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân như tự rửa tay, tự cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định, vứt rác vào thùng rác

 Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ nhỏ, giúp trẻ nhận thức được thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Thiết nghĩ, đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là tất cả các đồng nghiệp nói chung.

 Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc giáo dục bảo vệ môi trường đã được các chuyên gia giáo dục khẳng định là rất cần thiết và cấp bách bắt đầu từ thế hệ mầm non, tuy nhiên giáo dục bảo vệ môi trường không thể đặt ra thành một môn học riêng mà chỉ có thể tích hợp trong các môn học của chương trình giáo dục mầm non. Bởi vậy năm học 2010- 2011 Sở Giáo Dục và Đào tạo đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Và đến nay năm học 2012 – 2013 bộ giáo án minh họa giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, khai thác. Bên cạnh đó năm học này vấn đề tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cũng được áp dụng lồng ghép và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học”.

 

doc 29 trang hoathepmc36 5811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường Mẫu giáo Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO GD - ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 
Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
Họ và tên: Trần Thị Thu Huyên 
Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Hoạ Mi 
Trình độ đào tạo: Đại học 
Môn đào tạo: Giáo dục mầm non
Quảng Điền, tháng 2 năm 2015
MỤC LỤC
 Nội dung Trang
I. Phần mở đầu ................. 3
I.1. Lý do chọn đề tài ....... 3
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ....... 4
I.3. Đối tượng nghiên cứu ....... 4
I.4. Phạm vi nghiên cứu .......... 4
I.5. Phương pháp nghiên cứu .......... 5 
II. Phần nội dung ........ 5
II.1. Cơ sở lí luận ....... 5
II.2. Thực trạng ....... 6
a. Thuận lợi, khó khăn ......... 6
b. Thành công, hạn chế ....... 7
c. Mặt mạnh, mặt yếu ......... 8
d. Nguyên nhân ...... 8
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng ..... 9
II.3. Giải pháp, biện pháp ..... 10
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .... 10
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ..... 11
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp ......... 19
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ...... 20
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ..... 21
II.4. Kết quả nghiên cứu ... 22
III. Kết luận, kiến nghị ..... 23
III.1. Kết luận ... 23
III.2. Kiến nghị ..... 24
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁCGIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nhạc sĩ Trương Quang Lục đã từng viết:
“Trái đất này là của chúng mình
Qủa bóng xanh bay giữa trời xanh”
Đúng vậy, trái đất này không chỉ của riêng ai mà của toàn nhân loại. Bầu trời xanh ấy chính là điểm tựa cùng chắp cánh cho những ước mơ của tâm hồn trẻ thơ bay cao bay xa hơn. Bởi vậy mà, việc bảo vệ cho bầu trời xanh ấy là một việc làm có ý nghĩa thiết thực không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Hiện nay, trái đất đang nóng dần lên, vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán lũ lụt ...xảy ra liên tục. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng ra tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên; đất, nước, không khí, ánh sáng ... tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải ...đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Là một con người Việt Nam ai cũng nhận thức được việc gìn giữ cho quê hương chúng ta ngày một sạch đẹp hơn. Điều đó không chỉ là để có một vẻ đẹp về thiên nhiên, cây cối, hay là quang cảnh mà còn là để cho chúng ta một sức khỏe thật tốt. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều”, chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là sức khỏe. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có một môi trường sống trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.
Vì vậy, để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục học sinh trường mẫu giáo Họa Mi có ý thức bảo vệ môi trường”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Với vai trò là người cán bộ quản lý, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi bồi dưỡng kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường cho đội ngũ giáo viên. 
3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mẫu giáo Họa Mi.
4. Phạm vi nghiên cứu
 Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện và áp dụng trong năm học 2014-2015 tại trường Mẫu giáo Họa Mi.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp thực hành.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
 Là một cán bộ quản lý trường mầm non, lứa tuổi bé nhất so với các cấp học, ở độ tuổi này trẻ tuy đã được đến trường, nhưng sự tự ý thức về hành động của mình chưa cao, đa phần trẻ bây giờ được ông bà bố mẹ nuông chiều, việc gì cũng làm hộ con nên trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân như tự rửa tay, tự cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định, vứt rác vào thùng rác
 Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ nhỏ, giúp trẻ nhận thức được thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Thiết nghĩ, đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là tất cả các đồng nghiệp nói chung. 
 Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định.
Không chỉ dừng lại ở đó, việc giáo dục bảo vệ môi trường đã được các chuyên gia giáo dục khẳng định là rất cần thiết và cấp bách bắt đầu từ thế hệ mầm non, tuy nhiên giáo dục bảo vệ môi trường không thể đặt ra thành một môn học riêng mà chỉ có thể tích hợp trong các môn học của chương trình giáo dục mầm non. Bởi vậy năm học 2010- 2011 Sở Giáo Dục và Đào tạo đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Và đến nay năm học 2012 – 2013 bộ giáo án minh họa giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, khai thác. Bên cạnh đó năm học này vấn đề tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cũng được áp dụng lồng ghép và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học”. 
2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
- Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Địa phương cùng với Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. 
- Bản thân tôi luôn chỉ đạo giáo viên và học sinh nên tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.
* Khó khăn:
 - Kinh phí đàu tư để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường còn hạn hẹp.
 - Sáu phòng học cấp 4 diện tích còn hẹp ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ.
 - Nhận thức của một số phụ huynh chưa đầy đủ nên việc vận động ủng hộ kinh phí phục vụ công tác giáo dục bảo vệ môi trường còn gặp khó khăn.
 - Trẻ mầm non còn nhỏ chóng nhớ mau quên nên việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải thưòng xuyên liên tục.
 - Trình độ của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nắm chắc về nội dung, phương pháp, hình thức nên còn hạn chế trong công tác giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường.
b. Thành công, hạn chế
* Thành công:
- Khi đưa ra kế hoạch thực hiện đề tài, tôi cũng đã được sự quan tâm, giúp đỡ của các đoàn thể nhà trường, của tổ chuyên môn, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện để giáo viên thực hiện tốt các hoạt động cho trẻ. 
- Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của nhà trường đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt.
 * Hạn chế:
- Vấn đề giáo dục trẻ mầm non ý thức bảo vệ môi trường được thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón trẻ, đến các hoạt động học, hoạt động chơi, ăn, ngủđều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Nhưng những năm trước ở Trường Mẫu giáo Họa Mi, tôi cũng đã chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường như thông qua tranh ảnh, đàm thoại cùng trẻ về hành động, việc làm của các bạn nhỏ về ý thức bảo vệ môi trường (vứt rác vào thùng, trồng cây) hay tổ
chức các buổi lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân trẻ, hay giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường thông qua trò chơi nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động thì trẻ làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm. Chính vì thế tôi đã suy nghĩ trăn trở áp dụng một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu quả cao, mạnh dạn mở lớp tập huân chuyên đề, để chia sẻ trao đổi học tập cùng nhau.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh:
- Trẻ có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu quý chăm sóc bảo vệ cỏ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp mọi nơi, yêu quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi bị bụi bẩn, thích tham gia vào việc trồng cây cùng các cô giáo trong trường.
* Mặt yếu:
- Đa số trẻ của trường tôi là nông thôn rất ham chơi, chưa có ý thức bảo vệ môi trường sân trường, nhiều lúc trẻ vẫn chạy một cách vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm hết cả lớn vườn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, đi vệ sinh, rửa tay chưa biết khoá vòi nước lại.....
- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm do mãi làm kinh tế nên ít quan tâm đến con em mình tôi nhìn thấy nhiều phụ huynh do vội vàng đưa con đi học nên nhiều khi đi xe máy lấm bết bụi đường, nổ máy phóng thẳng vào sân trường tới cửa lớp. 
- Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục môi trường chưa được đầu tư nhiều như: Thùng rác chưa có đủ và đúng quy cách, tủ giá kệ đựng đồ chơi ít...
d. Nguyên nhân
- Trước khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy đã có nhiều giáo viên nghiên cứu về các hoạt động của trẻ mầm non trong đó có cả đề tài giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ở độ tuổi này. Nhưng dựa trên tình hình thực tế của Trường Mẫu giáo Họa Mi là trường nằm ngay trên trung tâm Xã Quảng Điền, đa số trẻ là con em địa phương nên ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. 
- Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, kéo theo là sự sụ bùng nổ về vấn đề dân số là một hồi chuông cảnh tĩnh cho nhân loại. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
- Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng
- Môi trường là vấn đề nóng bỏng được đem ra bàn luận trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng của nhiều quốc gia. Bảo vệ môi trường không riêng của một quốc gia mà là việc của cả thế giới từng cá nhân, tập thể. Việc áp dụng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, không trùng lặp, không gây quá tải, tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải có sẵn để biến những dụng cụ dạy và học đơn giản nhưng mang tính khoa học và sáng tạo để trẻ thực hành và trải nghiệm một cách thoải mái và không gưỡng ép. Đồng thời kết hợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng môi trường trong sạch.
- Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
- Xuất phát từ tình hình thực tế là Trường Mẫu giáo Họa Mi nằm ngay ở trung tâm Xã Quảng Điền, đa số trẻ là con em nông thôn nên ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế. Chính vì thế bản thân tôi đã xác định việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
- Đồng hành với những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Hình thành cho trẻ ý thức sơ đẳng về bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ, hành động nhỏ. 
- Giúp giáo viên có kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường từ đó nêu gương cho trẻ có ý thức tốt hơn trong việc thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường, tạo động lực cho trẻ biết yêu quý và gần gũi với thiên nhiên hơn. Trên cơ sở đó nhằm hình thành cho trẻ tính gọn gàng, ngăn nắp khi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời; biết bỏ rác đúng nơi quy định; biết chăm sóc cây xanh và yêu quý những động vật nuôi gần gũi với trẻ tạo cho trẻ thái độ thiện cảm với môi trường ở mọi lúc, mọi nơi 
- Thu hút sự quan tâm của phụ huynh đối với con em mình trong công tác bảo vệ môi trường. Từ đó kết hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đưa ra những biện pháp, giải pháp nhằm giáo dục trẻ tốt hơn.
- Trẻ hào hứng hơn khi chơi với những đồ dùng, đồ chơi mới lạ được tao ra từ những nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu tôi đã mạnh dạn chỉ đạo giáo viên đưa ra một số biện pháp sau:
* Khảo sát đầu năm về chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường:
 - Giáo viên: + Tốt 10/18 đạt 55,5%.
 + Khá 8/18 đạt 44,4%.
- Để biết được thói quen, ý thức ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tại trường, kết quả cụ thể như sau:
 Bảng khảo sát đầu năm về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
Tổng số trẻ
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp
Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng
329
109/329
Đạt 33,1%
100/329
Đạt 30%
121/329
Đạt 36,8%
85/329
Đạt 25,8 %
Tổng số trẻ
Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai với môi trường
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
Nhắc nhở người lớn không được xả rác bừa bãi.
329
98/329
Đạt 29,8%
101/329
Đạt 30,7%
98/329
Đạt 29,8 %
Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, với kết quả như vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non ý thức bảo vệ môi trường.
* Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT qua các chủ đề:
- Dựa vào tình hình của các lớp, khả năng thực tế của trẻ tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa chọn các nội dung, hoạt động tích hợp để đưa vào kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng chủ đề như sau:
+ Chủ đề Trường mầm non:
- Hoạt động chính: Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác.
- Hoạt động ngoài trời: Xem tranh ảnh, đoạn băng tình huống về việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan của trường, trò chuyện với trẻ về cách xử lý tình huống của trẻ: Nhặt rác trong sân trường, nhặt lá cây bỏ vào thùng rác.
- Hoạt động chiều: Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt (Trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hoạt động ngoài trời, và khi tay bẩn).
Kết quả: Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi và có ý thức về BVMT như : Cùng cô sắp xếp đồ chơi, làm đồ chơi trang trí lớp, lau chùi bàn ghế, trồng thêm cây xanh góc thiên nhiên.
+ Chủ đề Bản thân và Gia đình.
- Hoạt động chính: Nhận biết môi trường gia đình bao gồm: Các phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng và sự sắp đặt trong gia đình.
- Quan sát qua băng hình hoặc tranh ảnh, và đàm thoại về môi trường sạch và môi trường bẩn khác nhau như thế nào, giúp trẻ phân biệt được môi trường sạch, môi trường bẩn.
¹. Môi trường sạch được thể hiện: Các phòng ở, nhà vệ sinh, chuồng gia súc, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, không bụi, không khói và không có tiếng ồn.
¹. Môi trường bẩn được thể hiện: Nhà ở, sân vườn không được quét dọn, đồ dùng đồ chơi không được lau chùi và sắp xếp gọn gàng, bụi bẩn.
 Sau khi trẻ phân biệt được môi trường sạch, môi trường bẩn trẻ hiểu được ích lợi khi sống trong môi trường sạch, tác hại sẽ ra sao khi sống trong môi trường bẩn.
- Hoạt động ngoài trời: Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc của trẻ ở nhà. Cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp dọn dẹp nhà cửa, biết chăm sóc cây cảnh, cây hoa có trong nhà mình (tưới nước, nhặt lá vàng, bắt sâu...)
Kết quả : Trẻ đã biết có hành vi đúng sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, tự làm một số công việc đơn giản hang ngày : vệ sinh cá nhân, trực nhật.. Trẻ có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, có ý thức về những điều nên làm như : Tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, khoá nước khi rửa tay xong.
 + Chủ đề Thế giới động vật:
Ngoài việc giáo viên cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người. Giáo viên còn giáo dục trẻ yêu quí các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi. 
VD: Trong chủ đề nhánh: Một số loài cá. Giáo viên cho trẻ cùng quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau ( bình nước sạch và bình nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con cá đó. Giáo viên còn mở rộng về một số động vật đang sống trong lòng Đại Dương như cá thu, tôm, cua... để trẻ biết thêm về thế giới động vật nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức con người.... Cô nhấn mạnh trong tự nhiên có rất nhiều con 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam_tot_cong_tac_gia.doc