SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoa Mai

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoa Mai

Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người, ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn của toàn xã hội. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống quốc dân đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để có thể lực tốt, lớn lên có thân thể khỏe mạnh có sức đề kháng chống lại bệnh tật, có sức lao động tốt có đầu óc thông minh và sáng tạo thì ngay từ khi còn nhỏ trẻ cần được chăm sóc thật đầy đủ và chu đáo, có thể nói “ Sức khỏe ” là vốn quý nhất của con người, sức khỏe phụ thuộc vào các yếu tố: Dinh dưỡng – phòng bệnh – di truyền. Trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, chăm sóc dinh dưỡng tốt sẽ phòng bệnh tốt, ít bệnh tật, chống đỡ môi trường và ngược lại, cho nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng rất quan trọng đối với trẻ.

Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể.

Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ em ở những năm đầu đời là quan trọng, nó đặc biệt cần cho quá trình phát triển trí lực và thể lực sau này của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ từ 2-5 tuổi nếu có được chế độ dinh dưỡng hợp lý thì về sau sẽ có thể chất tốt hơn so với các trẻ khác cùng lứa tuổi mà không có chế độ dinh dưỡng tốt. Mặt khác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường là cả một vấn đề quan trọng. Trẻ Mầm non đang trong giai đoạn cơ thể phát triển toàn diện, ở lứa tuổi này trẻ còn non nớt, nhạy cảm, ngây thơ nhất, mọi sinh hoạt của trẻ đều phụ thuộc hoàn toàn vào cô giáo vì vậy giáo viên phải chăm chút tỉ mỉ, kiên trì, chịu khó rèn luyện cho trẻ từng bước đi, lời nói, sửa cho trẻ từng tư thế nằm ngủ, khi ngồi tô vẽ, cầm thìa xúc cơm ăn. Giáo viên phải hiểu sâu sắc về trẻ, có kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ, thái độ nhẹ nhàng, có tình yêu thương và thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ khi ở trường.

 

doc 25 trang thuychi01 6434
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoa Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
II. NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lý luận 
3
2. Thực trạng 
5
3. Các giải pháp – biện pháp thực hiện
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 
12
1. Kết luận
13
2. Kiến nghị
14
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người, ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn của toàn xã hội. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống quốc dân đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để có thể lực tốt, lớn lên có thân thể khỏe mạnh có sức đề kháng chống lại bệnh tật, có sức lao động tốt có đầu óc thông minh và sáng tạo thì ngay từ khi còn nhỏ trẻ cần được chăm sóc thật đầy đủ và chu đáo, có thể nói “ Sức khỏe ” là vốn quý nhất của con người, sức khỏe phụ thuộc vào các yếu tố: Dinh dưỡng – phòng bệnh – di truyền. Trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, chăm sóc dinh dưỡng tốt sẽ phòng bệnh tốt, ít bệnh tật, chống đỡ môi trường và ngược lại, cho nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng rất quan trọng đối với trẻ.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. 
Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ em ở những năm đầu đời là quan trọng, nó đặc biệt cần cho quá trình phát triển trí lực và thể lực sau này của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ từ 2-5 tuổi nếu có được chế độ dinh dưỡng hợp lý thì về sau sẽ có thể chất tốt hơn so với các trẻ khác cùng lứa tuổi mà không có chế độ dinh dưỡng tốt. Mặt khác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường là cả một vấn đề quan trọng. Trẻ Mầm non đang trong giai đoạn cơ thể phát triển toàn diện, ở lứa tuổi này trẻ còn non nớt, nhạy cảm, ngây thơ nhất, mọi sinh hoạt của trẻ đều phụ thuộc hoàn toàn vào cô giáo vì vậy giáo viên phải chăm chút tỉ mỉ, kiên trì, chịu khó rèn luyện cho trẻ từng bước đi, lời nói, sửa cho trẻ từng tư thế nằm ngủ, khi ngồi tô vẽ, cầm thìa xúc cơm ăn. Giáo viên phải hiểu sâu sắc về trẻ, có kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ, thái độ nhẹ nhàng, có tình yêu thương và thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ khi ở trường. 
Nhưng thế nào là dinh dưỡng hợp lý nhất cho trẻ câu hỏi quả không dễ, vì dinh dưỡng vốn rất đa dạng và khác biệt theo từng vùng, theo từng miền, từng mùa, khối lượng kiến thức về dinh dưỡng cũng vô cùng phong phú và phức tạp. Đa số các bậc cha mẹ những người không chuyên hay thiếu kiến thức về dinh dưỡng thường xuyên gặp khó khăn trong việc đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất.
Ở trường mầm non trẻ phải được cung cấp 60%-65% lượng dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Do vậy việc áp dụng một chế độ ăn uống đúng và chuẩn là vô cùng quan trọng. Với quy mô lớn các trường chăm sóc cùng một lúc hàng trăm trẻ trở lên thì việc đảm bảo dinh dưỡng thực sự là một thách thức đối với trường mầm non. Công việc lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày ở trường mầm non đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao về dinh dưỡng thì đỡ vất vả. Đồng thời phải luôn bổ sung, cập nhật kiến thức vì thức ăn cần thay đổi liên tục theo từng ngày, theo từng mùa, theo độ tuổi, thậm chí theo cả thể trạng của trẻ ( như trẻ bị suy dinh dưỡng có chế độ ăn riêng ).
Trên thực tế còn nhiều phụ huynh chưa hiểu hết về chế độ dinh dưỡng, còn cho con ăn quá sớm, chưa chế biến đúng và hợp lý, trang thiết bị còn thiếu thốn. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt công tác quản lý, chỉ đạo trường Mầm non đảm bảo chất lượng giáo dục và an toàn vệ sinh dinh dưỡng, phòng tránh được các dịch bệnh thường xảy ra để giúp cho sức khỏe trẻ phát triển tốt theo yêu cầu đó mới là nhiệm vụ mà ngành học mầm non đề ra.
Xuất phát từ những lý do trên bản thân là người chỉ đạo công tác nuôi dưỡng trong nhà trường, tôi băn khoăn và mong muốn chính mình được góp phần nào đó để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ trong nhà trường và có một vài kinh nghiệm nhỏ bé để giúp đỡ đồng nghiệp cùng thực hiện công tác này nên tôi mạnh dạn đưa kinh nghiệm này thành " Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoa Mai"..
2. Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Mai nói riêng và các trường mầm non nói chung đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt. Giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao kiến thức dinh dưỡng và công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non đạt kết quả cao hơn.
- Đề cập đến một số cơ sở khoa học của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Hoa Mai.
- Chỉ ra thực trạng về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non Hoa Mai – TP Thanh Hóa. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Nghiên cứu “ Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non HoaMai” để từ đó đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng ở trường mầm non Hoa Mai – TP Thanh Hóa năm học 2016-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài SKKN của mình lựa trọn, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp biện pháp sau: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, tham khảo tài liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ cho quá trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kết quả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu. 
- Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng về công tác quản lí nhóm lớp của giáo viên để tìm ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp mang lại hiệu quả cao cho thực tiễn.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Áp dụng thêm một số biện pháp khác để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm: 
+ biện pháp: Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non.
+ biện pháp: thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ trong ngày
+ biện pháp: tổ chức các phong trào thi đua về nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ.
+ biện pháp: rèn nền nếp thói quen vệ sinh cá nhân trẻ.
II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận.
Để thực hiện thành công Nghị Quyết số 29- NQ/TW “ Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, và cuộc vận động lớn của ngành việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là nhiệm vụ và là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó vai trò của các đồng chí cán bộ quản lý trong chỉ đạo là rất quan trọng. Đánh giá đúng thực chất chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
+ Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người, là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu cho đời sống con người.Trong đó thực phẩm đóng vai trò căn bản trong việc cung cấp nguồn năng lượng sống cho cơ thể. 
+ Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tụê, trẻ em nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn khoẻ mạnh, thông minh và học giỏi. Ngược lại nếu nuôi dưỡng không đúng cách, trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ dàng mắc bệnh. Với trẻ Mầm non còn rất nhỏ sức khoẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cơ thể, sức khoẻ của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di chuyền, môi trường, trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể trẻ, nếu ăn không đủ chất, ăn không hợp lý, ăn không ngon miệng đều gây tác hại cho sức khoẻ của trẻ, lứa tuổi mầm non là giai đoạn mà cơ thể phát triển rất nhanh, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện, và đây cũng là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe con người. Hiện nay vấn đề vệ sinh an  thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, nên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.
* Trên cơ sở các nhà nghiên cứu đã rút ra tầm quan trọng của dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng.Việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là yếu tố quan trọng không kém là việc đánh giá trung thực chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ giúp chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, có cơ sở khoa học để từ đó tuyên truyền, vận động, phối hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng cuộc sống giúp trẻ phát triển cân đối, hài hoà cả thể chất lẫn tinh thần, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát hơn. 
Nhưng thực tế hiện nay nguồn thực phẩm tuy nhiều nhưng thực phẩm sạch đủ dinh dưỡng cho trẻ mới thực sự là nguy hiếm. Vậy làm thế nào để trẻ có bữa ăn đơn giản nhưng mà đủ chất dinh dưỡng điều dó mới là điều cần ở người lớn chúng ta.
Trên thực tế còn nhiều phụ huynh chưa hiểu hết về chế độ dinh dưỡng, còn cho con ăn quá sớm, chưa chế biến đúng và hợp lý, nhiều trường chưa chịu khó tìm nguồn dinh dưỡng cho trẻ, trang thiết bị còn thiếu thốn mà họ vẫn tiến hành tổ chức ăn để lấy tiếng và lấy cơ sở để thu hút trẻ.
Trong trường mầm non người quản lý về mảng chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò vị trí hết sức quan trọng: là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ việc chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý về số lượng, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chỉ đạo giáo viên nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo. 
- Việc đưa các nội dung chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ vào chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là một việc cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ từ độ tuổi mẫu giáo đến tuổi học đường. Mặt khác trẻ mầm non rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những kiến thức học ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài. Việc tiến hành giáo dục dinh dưỡng-sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ biết cách vệ sinh trước, trong và sau khi ăn. Biết lựa chọn ăn uống một cách hợp lí, thông minh tự giác để đảm bảo sức khoẻ cho mình.
- Đối với trường mầm non chăm sóc và nuôi dưỡng tốt cho trẻ là ta cung cấp cho cơ thể trẻ đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể trẻ như: Lipit, Gluxitvitamin, Protein, các chất khoáng và nước. Nếu thiếu một trong các chất này cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí tử vong. 
2. Thực trạng: 
a. Thực trạng địa phương : 
Trường mầm non Hoa Mai là một trong những trường chuẩn quốc gia đóng trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, được xây dựng nằm trong khu trung tâm thành phố với dân số đông, dân trí cao, nguồn thu nhập kinh tế khá ổn định, nguồn thực phẩm sẵn có hơn nữa việc mua bán thực phẩm cũng dễ dàng. Chính vì thế việc tổ chức ăn cho trẻ trong nhà trường cũng có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó nhà trường cũng gặp không ít những khó khăn.
b.Thực trạng ở trường mầm non Hoa Mai : 
 - Trường mầm non Hoa Mai có tổng số 750 trẻ trong độ tuổi ra lớp. Trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, ban giám hiêu, đội ngũ giáo viên luôn tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, không ngừng phấn đấu để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trẻ đến trường đã có nề nếp thói quen trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ chơi. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường quan tâm và thường xuyên cải tạo các món ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tại trường.
 Năm học 2016 - 2017 tổng số trẻ đến trường : 750 công tác chăm sóc bán trú trẻ đạt 100%. Với 690 trẻ mẫu giáo và 60 trẻ nhà trẻ. Trường có 24 phòng học và các phòng chức năng với đầy đủ trang thiết bị đảm bảo tôt cho việc phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Sân trường có cây xanh bóng mát, sân chơi rộng rãi cho trẻ đảm bảo theo quy định của nghành học mầm non đề ra. Đội ngũ giáo viên của trường đạt chuẩn 100% luôn yêu nghề, mến trẻ nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi tiếp thu kiến thức mới.
Hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an tòan thực phẩm có vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. 
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo đội nguxgiaos viên nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoa Mai" để thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệc là vệ sinh an toàn tại trường. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món ăn  phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
Thực phẩm không gieo trồng mà do nhiều nơi cung cấp nên vấn đề xuất xứ, nguồn gốc thực phẩm để đảm bảo thực phẩm sạch còn gặp nhiều khó khăn. 
 * Kết quả thực trạng:
Do điều kiện thực tế của địa phương, mặc dù nhà trường đã nhiều năm chỉ đạo nuôi ăn cho trẻ nhưng với kết quả về calo và chất lượng cân đối các chất dinh dưỡng như đối với đầu năm Năm học 2016 – 2017
* Về sức khoẻ: 
Độ tuổi
Số trẻ KS
Cân nặng
Chiều cao
Kênh BT
Kênh SDD
Kênh BT
Kênh thấp còi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
NHÀ TRẺ
60
52
86,0
8
16,0
53
86,0
7
14,0
MẪU GIÁO
690
650
94
40
5,7
628
91,0
62
15,0
	- Tổng số trẻ đến trường : 750/750 cháu	Đạt 100%.
	+ Về cân nặng : Nhà trẻ
 kênh BT: 52 Đạt 86%.
	 kênh SDD: 8 Đạt 16 %.
	+ Chiều cao : kênh BT: 53 Đạt 86%
 kênh SDD: 7 Đạt : 14%
 + Về cân nặng : Mẫu giáo
 kênh BT: 650 Đạt 94%.
	 kênh SDD: 40 Đạt 5,7 %.
	+ Chiều cao : kênh BT: 628 Đạt 91,0%
 kênh SDD: 62 Đạt : 15,0%
- Qua một số kết quả khảo sát của trẻ, bản thân tôi luôn nghĩ làm thế nào để nâng cao về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, từ đó tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi của trẻ.
	 Xuất phát từ những kết quả trên tôi đã tìm tòi học hỏi bằng nhiều biện pháp và giải pháp để đưa chất lượng nuôi dưỡng năm học 2016-2017 lên đạt yêu cầu chuẩn mà Sở và phòng Giáo dục chỉ đạo.
3. Các biện pháp đã sử dụng.
3.1. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non.
 - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tốt các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Làm tốt công tác phân công và thực hiện có hiệu quả việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đề ra các chỉ tiêu đạt về số lượng, chất lượng nuôi dưỡng chăm sócvà giáo dục trẻ.
 - Nguồn gốc thực phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc gióa dục trẻ cụ thể lồng ghép vào các lĩnh vực. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh chung và vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Lồng ghép các nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ học.
 - Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến, nhà bếp luôn sạch sẽ.
 - Đối với nhân viên 100% nhân viên nấu ăn và y tế học đường được khám sức khỏe định kỳ trong năm. Thông qua việc chỉ đạo cho giáo viên hướng dẫn trẻ về vệ sinh và an toàn thực phẩm được trẻ tiếp thu qua việc cho trẻ làm quen với văn hóa ăn Buffet.
 Hình ảnh chuẩn bị cho trẻ làm quen với tiệc Buffet
 Trẻ hào hứng tham gia cùng bữa tiệc Buffet
3.2. Tăng cường chỉ đạo rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Vệ sinh cá nhân trẻ:
+ Tăng cường kiểm tra các nhóm lớp thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt trong ngày phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ.
 Hàng ngày trẻ phải được rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong lau khô. Dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, nhắc nhở cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
+ Dạy trẻ có thói quen biết giữ vệ sinh ăn uống như:
  Ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi, khi thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định. Trẻ ăn xong biết đánh răng, súc miệng sạch sẽ, uống nước.
Bên cạnh đó, chỉ đạo giáo viên đưa nội dung giáo dục môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động, nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như: lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp mầm non.      
Ví dụ: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào các chủ đề Bản bản thân, gia đình... Ở các chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội dung sau:
- Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
 - Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định. Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi qui định. 
3.3. Công tác tham mưu, tuyên truyền:
	Trong công tác tham mưu, tuyên truyền, chúng tôi luôn coi trọng về vấn đề này tới các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền trong phường để mọi người dân đều hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ Mầm non nói riêng và toàn cộng đồng nói chung.
	Ngay từ khi có kế hoạch cụ thể về trường mầm non Hoa Mai, Ban giám hiệu chúng tôi đã khẳng định là: Muốn triển khai có hiêu quả tốt ở trường mầm non thì phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, nhân dân trong phường. Trong đó đặc biệt là sự hỗ trợ của cán bộ Đảng, chính quyền đoàn thể và tập thể phụ huynh học sinh trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà ban giám hiệu nhà trường đã tập trung xây dựng chương trình và tham mưu và nội dung tuyên truyền đến các cấp, các ngành về vấn đề chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non là rất quan trọng. 
	Xác định tầm quan quan trọng của chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nên khi có các cuộc họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_giao_vien_nang_cao_cha.doc