SKKN Một số Biện pháp chỉ đạo có hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học huyện Đông Sơn – Thanh Hóa
Bậc học Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới. Thông qua phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò và cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Một trong 5 nội dung hết sức quan trọng hiện nay của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, chính phủ đã xác định "đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành. đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học,.".
Hơn nữa thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập. Do đó, nếu chỉ có thông tin thì không đủ bảo vệ họ tránh được những rủi ro này. Giáo dục kĩ năng sống hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận kĩ năng sống có thể cung cấp cho các em các kĩ năng để giải quyết được các vấn đề nảy sinh từ các tình huống thách thức. Mặt khác kĩ năng sống còn là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống. Kĩ năng sống vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân. Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập với một xã hội không ngừng biến đổi hiện nay đòi hỏi con người phải thường xuyên ứng phó với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống, mục tiêu giáo dục không chỉ giúp con người "Học để biết, Học để làm, mà còn Học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống". Do đó vấn đề giáo dục kĩ năng sống là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đồi tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 B. PHẦN NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lí luận 4 II. Thực trạng 4 1. Thực trạng chung 5 2. Thực trạng về giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học - huyện Đông Sơn – tỉnhThanh Hóa. 6 III. Một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL 8 IV. Hiệu quả 17 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 DANH MỤC NHỮNG SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC NHẬN 22 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Bậc học Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới. Thông qua phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò và cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Một trong 5 nội dung hết sức quan trọng hiện nay của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, chính phủ đã xác định "đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành... đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học,...". Hơn nữa thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập. Do đó, nếu chỉ có thông tin thì không đủ bảo vệ họ tránh được những rủi ro này. Giáo dục kĩ năng sống hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận kĩ năng sống có thể cung cấp cho các em các kĩ năng để giải quyết được các vấn đề nảy sinh từ các tình huống thách thức. Mặt khác kĩ năng sống còn là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống. Kĩ năng sống vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân. Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong xu thế hội nhập với một xã hội không ngừng biến đổi hiện nay đòi hỏi con người phải thường xuyên ứng phó với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống, mục tiêu giáo dục không chỉ giúp con người "Học để biết, Học để làm, mà còn Học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống". Do đó vấn đề giáo dục kĩ năng sống là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Song với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc. Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn và Tổng phụ trách Đội. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo, lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, chưa có năng lực để tổ chức hoạt động ngoài giờ, còn khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học. Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho hoạt động ngoài giờ lên lớp bởi thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ; có quan điểm còn cho đây là hoạt động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết. Thế nên cơ hội để đưa việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vào các hoạt động ngoài giờ là rất ít. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa có chiều sâu đặc biệt là việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa đạt được hiệu quả mong muốn; kỹ năng thực hành của một số học sinh trong các hoạt động thường ngày chưa tốt như: còn nhút nhát, tự ti và lúng túng khi đứng trước đám đông, chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, ....đặc biệt kiến thức về cuộc sống của học sinh còn nghèo nàn. Một số giáo viên còn lơ là, xem nhẹ vai trò của nội dung giáo dục này dẫn đến chưa nhiệt tình, năng nổ trong việc phối hợp thực hiện; sự phối kết hợp của một số phụ huynh học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em tại gia đình chưa được quan tâm đúng mức .... Chính vì thế cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để phát huy những mặt đã làm được và khắc phục những hạn chế trên. Là cán bộ quản lý của Phòng Giáo dục, qua nhiều năm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và vận dụng sự hướng dẫn chỉ đạo của Ngành, năm học 2018 - 2019 tôi chọn đề tài “Một số Biện pháp chỉ đạo có hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học huyện Đông Sơn – Thanh Hóa". 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng ra quyết định nói riêng thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp phân tích. Phương pháp quan sát. Phương pháp phỏng vấn. Phương pháp đàm thoại. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể,trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. Song kĩ năng sống là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kĩ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống ở nhà trường được thực hiện thông qua hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục là những hoạt động do nhà trường tổ chức thực hiện theo chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về chúng. Kĩ năng sống được hình thành thông qua quá trình xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng tích hợp. Rèn luyện Kĩ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Giáo dục kĩ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của người học có năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác, thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua những phương pháp hướng đến người học (lấy học sinh làm trung tâm) và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò tham gia chủ động, tự giác của người học và vai trò chủ đạo của người dạy sẽ có những tác động tích cực đối với những quan hệ người dạy và người học, người học và người học. Giáo dục kĩ năng sống ở bậc tiểu học tập trung vào các kĩ năng chính, kĩ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, nghe, nói; coi trọng đúng mức các kĩ năng sống trong cộng đồng, thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong xã hội hiện đại; hình thành các kĩ năng tư duy sáng tạo, phê phán, giải quyết vấ đề, ra quyết định, trí tưởng tượng, kĩ năng xử lí tình huống ..... Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống nói chung và chính bản thân các em nói riêng. kĩ năng sống là cây cầu nối giúp cho con người vượt qua những bến bờ của thử thách, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống hàng ngày. Qua đó giúp mỗi con người xác định rõ giá trị của bản thân và tập thể, sống tự tin và có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Khi các em học sinh được trang bị những kĩ năng sống cần thiết giúp cho các em có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện đặt ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em tự chủ, tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Giúp các em có thể sống an toàn mạnh khoẻ trong xã hội luôn luôn biến đổi. Nội dung giáo dục trong nhà trường đa dạng và phong phú bao gồm dạy học các môn văn hóa, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể vv..Một trong những phương tiện quan trọng để các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao đó là kỹ năng sống, do đó muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục thì cần phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Bản thân nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi (trong các tinh huống ở gia đình, nhà trường và xã hội); kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ và tự quản lí thời gian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở cộng đồng. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập thông qua các hoạt động vui chơi rất phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, Thông qua các hoạt động đó, sự tương tác giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh được tăng cường. Vì vậy, mà trong năm qua, bản thân tôi đã tận dụng và phát huy trách nhiệm chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở khối tiểu học để góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế mà tôi đã đúc rút được: “Một số Biện pháp chỉ đạo có hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học huyện Đông Sơn – Thanh Hóa" trong các nhà trường. II. Thực trạng 1. Thực trạng chung: Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. Trong thời gian gần đây, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường bởi kĩ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục kĩ năng sống phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục kĩ năng sống rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm. Thời gian qua, dù giáo dục kĩ năng sống có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về kĩ năng sống của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kĩ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, .... 2. Thực trạng về giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học - huyện Đông Sơn – tỉnhThanh Hóa. Cũng như thực trạng chung, các trường Tiểu học đã rất chú trọng việc dạy kĩ năng sống cho học sinh từ nhiều năm nay. Các giáo viên trong quá trình giảng dạy đã rất quan tâm đến việc dạy kĩ năng sống cho học sinh. Nhà trường đã đưa về bộ sách dạy kĩ năng sống cho trẻ, và đến năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cuốn sách Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học dành cho giáo viên. Cuốn sách là tài liệu giúp giáo viên thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời đại mới. 1. Thuận lợi - Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông; hướng dẫn tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các địa chỉ qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông. - Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đã bước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau. - Một số hoạt động giáo dục kĩ năng sống đã được đa số các trường chú ý thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. - Giáo dục kĩ năng sống từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh. - Hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống đã bước đầu được thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khoá và các hoạt động trải nghiệm với nội dung khá đa dạng. 2. Khó khăn, hạn chế - Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh. - Khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,). Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện. - Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít quan tâm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng coi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh. - Một số học sinh kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó với các em, tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau vẫn xảy ra. - Đa số người dân làm nghề nông và sản suất nông nghiệp là chính vì vậy điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa, nên thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điều kiện tốt để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu không có sự quản lý tốt của nhà trường - gia đình - xã hội. Qua thực tế làm công tác quản lý, bản thân thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế. Qua tiến hành khảo sát ( lần 1) ở các trường tiểu học đầu năm học với chủ đề “ Kĩ năng của em”; kết quả như sau: Tổng số học sinh Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt SL % SL % SL % 5.275 1.789 33,9% 2.016 38,2% 1.470 27,9% Tổng số học sinh Thực hành thảo luận nhóm Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm SL % SL % 5.275 2.210 41,9% 3.065 58,1% Tổng số học sinh Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể Biết cách ứng xử hài hòa, khá phù hợp. Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi. SL % SL % 5.275 2.335 44,3% 2.940 55,7 Nhìn vào quả khảo sát trên cho ta thấy, số học sinh có kĩ năng sống tốt còn ít và số học sinh có kĩ năng sống chưa tốt còn nhiều. Chính vì vậy mà việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan tâm. Từ những thực trạng trên thôi thúc bản thân tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Học sinh chưa có kĩ năng sống” để từ đó tìm ra biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao. Tóm lại, đa số học sinh tiểu học chưa có những kĩ năng sống cơ bản. Rất ít học sinh được tiếp cận ở mức độ thường xuyên với các thông tin về kĩ năng sống nói chung, từng kĩ năng cụ thể nói riêng. Mặc dù đa số giáo viên đã nhận thức được bản chất, mức độ cấn thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhưng các đồng chí giáo viên còn lúng túng về phương thức, biện pháp để thực hiện. Giáo viên có quan điểm đúng về mục đích thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhưng mức độ thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không cao. Các giáo viên chưa ý thức đầy đủ về việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. III. Một số biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện Trên thực tế, có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh. Một trong những phương pháp hữu ích và thân thiện nhất để rèn KNS cho học sinh đó là giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Xác định vai trò quan trọng của hiệu trưởng nhà trường trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh nên trong những năm học qua đồng thời với việc áp dụng các hoạt động giáo dục trong các tiết học chính khóa còn chú trọng chuyên sâu vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì theo tâm sinh lý của học sinh tiểu học thì đây là con đường dễ tiếp cận và mau thích nghi nhất. Với kinh nghiệm thực tiễn áp dụng tôi nhận thấy một số biện pháp cần làm để thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như sau: 1. Biện pháp 1. Tổ chức tuyên truyền cho giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh để họ hiểu thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản. Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em. Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi.Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_co_hieu_qua_giao_duc_ki_nang_s.doc