SKKN Một số giải pháp giáo dục An toàn giao thông cho học sinh lớp 4 - 5 trường Tiểu học Điện Biên I

SKKN Một số giải pháp giáo dục An toàn giao thông cho học sinh lớp 4 - 5 trường Tiểu học Điện Biên I

 Hiện nay, số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề giảm mà ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều, trong đó có không ít học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường là nạn nhân và cũng chính là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông. Vậy trường học sẽ giáo dục tuyên truyền về an toàn giao thông đến với học sinh như thế nào ? Giáo dục trật tự an toàn giao thông cho các em học sinh nói chung, học sinh tiểu học Điện Biên I nói riêng là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “ An toàn là bạn – tai nạn là thù !”.Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn trăn trở.

doc 21 trang thuychi01 19414
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục An toàn giao thông cho học sinh lớp 4 - 5 trường Tiểu học Điện Biên I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHO HỌC SINH LỚP 4-5
 Người thực hiện: Lê Thị Hà
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1
 SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động GDNGLL
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
 MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng việc dạy và học an toàn giao thông của học sinh lớp 4-5 hiện nay ở trường tiểu học.
3
2.3
Các giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh lớp 4-5.
5
2.3.1
Giải pháp thứ nhất: Sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong tiết dạy ATGT.
5
2.3.2
Giải pháp thứ hai: Tích cực tham gia giáo dục ATGT lồng ghép trong các hoạt động.
11
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với học sinh, với bản thân và nhà trường.
14
3
Kết luận và kiến nghị
16
3.1
Kết luận
16
3.2
Kiến nghị
16
1. Mở đầu
 	Hiện nay, số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề giảm mà ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều, trong đó có không ít học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường là nạn nhân và cũng chính là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông. Vậy trường học sẽ giáo dục tuyên truyền về an toàn giao thông đến với học sinh như thế nào ? Giáo dục trật tự an toàn giao thông cho các em học sinh nói chung, học sinh tiểu học Điện Biên I nói riêng là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “ An toàn là bạn – tai nạn là thù !”.Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn trăn trở. 
1.1. Lý do chọn đề tài :
 	An toàn giao thông đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Tai nạn giao thông từng giây, từng phút đã cướp đi tính mạng của biết bao người.Theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia về số lượng ca tử vong tai nạn giao thông năm 2018, cả nước có hơn 8.200 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT). Tính trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra hơn 50 vụ tai nạn giao thông và có 23 người chết do tai nạn giao thông. Trong 2 tháng đầu năm 2019, cả nước có hơn 1350 người chết do tai nạn giao thông. Số vụ tai nạn giao thông tại Thanh Hóa từ 16/2 đến 15/3/2019 xảy ra 17 vụ tai nạn, làm chết 18 người(Thống kê của Ban ATGT Thanh Hóa).Với những thông số trên, ta thấy ngoài việc ảnh hưởng đến nền kinh tế, tai nạn giao thông ảnh hưởng lớn đến tinh thần của nhiều nạn nhân, của nhiều gia đình. Nguyên nhân dẫn đến con số đáng báo độngvề tai nạn giao thông, dẫn tới sự đau lòng là do đâu? Không khó để có một câu trả lời về nguyên nhân này, bởi thông tin về tai nạn giao thông đang hàng ngày được cập nhật trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Một nguyên chủ yếu đó là ý thức, sự hiểu biết của người tham gia giao thông trong việc chấp hành luật giao thông còn quá thấp. Đây là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Ta có thể khẳng định rằng nguyên nhân chủ quan này cần được khắc phục nhờ vào việc giáo dục ý thức. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào trường học dạy môn An toàn Giao thông nhằm giáo dục tuyên truyền cho HS ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ là cần thiết. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Thực hiện chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ, uỷ ban an toàn giao thông quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học từ năm học 1998 - 1999. Thực tế việc giảng dạy và giáo dục An toàn giao thông trong trường tiểu học hiện nay còn lúng tứng về cách giảng day. Vấn đề mà giáo viên thấy lúng túng ở đây chính là Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để truyền tải kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông đến với học sinh một cách tự nhiên. Trong quá trình giảng dạy môn học này,tôi xin được trình bày sơ lược vài giải pháp kinh nghiệm nhỏ của mình khi dạy về ATGT cho các em HS tiểu học Điện Biên I qua đề tài : Một số giải pháp giáo dục An toàn giao thông cho học sinh lớp 4-5 trườngTiểu học Điện Biên I.
1.2. Mục đích nghiên cứu.	
- Xây dựng và áp dụng đề tài nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành giao thông và đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học.
- Gián tiếp tuyên truyền việc chấp hành ATGT tới phụ huynh học sinh(đặc biệt là chấp hành ATGT tại cổng trường- Địa điểm giao thông quan trọng của TP Thanh Hóa).
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Học sinh lớp 4-5 Trường Tiểu học Điện Biên I- Thành phố Thanh Hóa năm học 2018-2019.
Nội dung chương trình các bài dạy ATGT trong trường TH.
Các tài liệu có liên quan đến việc giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học.
Tập trung nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của học sinh trong nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 a. Nghiên cứu lý luận: 	
Các vấn đề liên quan đến giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học.
b. Điều tra: 
Kết hợp phương pháp tìm hiểu nghiên, cứu trò chuyện, điều tra phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh các cơ quan có liên quan. 
Trên cơ sở đó phân tích tác động qua lại tổng hợp một số kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Cơ sở lý luận:Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 – 2019.
Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn : Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học. Nhưng vì do tài liệu sách giáo khoa và điều kiện còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy học pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Mà mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì vậy GV chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em ngay từ bé. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. 
2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
2.2.1.Thực trạng việc dạy và học ATGT ở trường:
Thực tế việc giảng dạy và giáo dục An toàn giao thông trong trường tiểu học muốn đem tới cho các em những kĩ năng, hành vi tham gia giao thông đúng quy định là rất khó. Vấn đề mà giáo viên thấy khó ở đây chính là Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để truyền tải kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông đến với học sinh một cách tự nhiên. Vậy làm thế nào để có Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học?
 	2.2.2 Thực trạng việc chấp hành luật an toàn giao thông của học sinh và phụ huynh:
 	Hiện nay, việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đang ngày một phổ biến với nhiều hình thức nào là việc bày bán hàng dọc các tuyến đường quốc lộ (mũ bảo hiểm, kính, rồi đến khẩu trang, áo mưa,) gây mất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông, một bộ phận người dân còn sử dụng vỉa hè dành cho người đi bộ làm “địa bàn” trao đổi buôn bán đồ ăn, đồ dùng học tập cho học sinh(nhất là tại cổng trường tiểu học) khiến cho cổng trường bị tắc nghẽn đầu và cuối buổi học. 
 	 Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, ý thức về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy thực sự là chưa đồng bộ( phần lớn là do phụ huynh học sinh chưa nhắc nhở các em).Một số học sinh được bố mẹ chở ô tô đến trường, khi các em lên và xuống ô tô còn chưa đảm bảo an toàn. Cũng ở độ tuổi này , một số học sinh đã biết đi xe đạp đến trường nhưng chưa có kĩ năng đi an toàn .hay một phần lớn học sinh chưa có ý thức đảm bảo trật tự văn hóa giao thông trước cổng trường.
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
 	Không khó để có một câu trả lời về nguyên nhân này, bởi thông tin về tai nạn giao thông đã và đang trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, báo chí,Internet..Một nguyên nhân mang tính chất quan trọng, quyết định hơn cả đó là ý thức của mọi lứa tuổi tham gia giao thông trong việc chấp hành luật giao thông còn quá thấp, sự hiểu biết về an toàn giao thông còn hạn chế dẫn tới thực hiện sai quy định khi tham gia giao thông. Ta có thể khẳng định rằng nguyên nhân chủ quan này cần loại bỏ nhờ vào việc giáo dục ý thức.
Giáo dục ý thức về an toàn giao thông đã và đang được tuyên truyền ở tất cả các ban ngành .Quan tâm giáo dục về ATGT trong trường học để có một thế hệ mới thấu hiểu, tự giác chấp hành là một trong những giải pháp hữu hiệu giải quyết bất cập giao thông. Thực hiện theo tinh thần đó, trường Tiểu học Điện Biên I đã tích cực giáo dục tuyên truyền về ý thức thực hiện An toàn giao thông đến từng phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, để tránh nhàm chán và tăng sức hút, khả năng tiếp thu của học sinh , nhà trường đã thông qua các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục , phương pháp dạy học an toàn giao thông đổi mới phong phú.
Bản thân là một giáo viên, tôi tự hiểu trách nhiệm của mình trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là giúp các em hứng thú khi học nội dung này để thực sự qua mỗi bài học, các em học sinh hãy biết yêu thương bản thân và gia đình, hãy tự giác tuân thủ đúng luật giao thông theo quy định về lứa tuổi để bảo vệ chính mình bởi mỗi ngày bớt đi một người bị tai nạn giao thông là bớt đi những nỗi đau, bớt đi những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần. Trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, tôi có 3 giải pháp để tuyên truyền tới học sinh:
2.3. Giải pháp chủ yếu để thực hiện sáng kiến 
2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong tiết dạy ATGT. 
 Là môn học còn mới, tài liệu giảng dạy còn ít, thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, không phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em tiểu học. Chính vì vậy, giáo viên cần phải lựa chọn PP và HTTC dạy học phong phú phù hợp với lứa tuổi học sinh để học sinh học mà chơi, chơi mà học. Học trò hiểu và thực hiện luật ATGT cần qua thực hành, trải nghiệm. Qua các hoạt động học tập để truyền tải tới học sinh những kiến thức, những thông điệp về ATGT, những kiến thức ấy sẽ trở thành kĩ năng sống cho học sinh đúng như mục tiêu của giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học hiện nay. Chính các em cũng là những tuyên truyền viên tích cực để làm lan tỏa luật giao thông đến với mọi người thân. Vì lẽ đó, bản thân tôi đã thực hiện đổi mới giáo dục ATGT bằng việc sử dụng phối kết hợp nhóm PPDH sau:
Phương pháp thảo luận nhóm
 	Phương pháp này giúp các em bàn bạc về vấn đề giáo viên đưa ra để đi tới thống nhất về nội dung kiến thức, kĩ năng mới. Khi dạy các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi đi ra đường qua bài Chiếc xe đạp an toàn(Lớp 4), học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về chiếc xe đạp an toàn cần những điều kiện, yếu tố nào để sử dụng tốt khi tham gia giao thông, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã học.
Phương pháp trò chơi
Tôi hay áp dụng lồng ghép trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn,.. cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau, đi bộ khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như: ví dụ sử dụng trò chơi trong dạy bài: Biển báo hiệu giao thông và vạch kẻ đường.
Khi vượt xe đỗ bên đường. 
Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra. 
Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng, gặp các biển báo phải xử lí thế nào.
Phương pháp trắc nghiệm: Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. 
Phương pháp hồi tưởng: Khi dạy bài: An toàn khi đi đường cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay. 
Phương pháp điều tra thực tế : Để có người thật, việc thật mang tính minh chứng và thuyết phục, trong dạy ATGT, tôi đã cho HS ghi lại những thực tế mà các em cập nhật được trong tuyến đường từ nhà tới trường. Ví dụ bài: Lựa chọn đường đi xe đạp an toàn. Học sinh cần cho các bạn biết được con đường từ nhà mình đến trường đã là con đường an toàn chưa, vì sao? Nếu chưa phải là con đường an toàn như các em nêu qua ghi chép thực tế thì giáo viên sẽ hướng dẫn cần lựa chọn con đường tới trường an toàn nhất.
Phương pháp sắm vai, đóng tiểu phẩm: Sắm vai, đóng tiểu phẩm bao giờ cũng gần gũi với HS, các em tự xử lí tình hướng qua tiểu phẩm. Với PPDH này, bài giảng đến với các em không khô khan, nhàm chán mà ngược lại các em rất hứng thú và ghi nhớ luật ATGT được lâu hơn. Ví dụ bài : Biển báo giao thông và vạch kẻ đường: Các em được đóng tiểu phẩm Ngọc Hoàng vi hành. Ở đây các em được thể hiện các vai thể hiện nội dung hiểu biết qua các biển báo mà Ngọc Hoàng yêu cầu
Tất cả những PPDH trên đều là cần thiết và quan trọng trong tiết dạy ATGT. Trong số đó, tôi quan tâm nhiều đến việc sử dụng Phương pháp thực hành để dạy học cho các em. Phương pháp này giúp các em được thẩm thấu luật giao thông và được trải nghiệm về những hành vi giao thông với các tình huống thực tế. Trong bất cứ một tiết học ATGT nào cũng vậy, điều quan trọng là các em đều phải thực hành được những kĩ năng ATGT. Các em không đơn thuần chỉ ngồi trong phòng học với bốn bức tường nghe thuyết trình về những kiến thức hành vi hay quan sát những Slied giáo án Powerpoint mà các em cần được vận dụng.
Cách vận dụng, thực hành theo 2 hướng:
Hướng thứ nhất là Thực hành ngay trong bài học qua việc xử lí tình huống bằng cách sắm vai, đóng tiểu phẩm, sử dụng sa bàn nút giao thông,...Ở hướng này, học sinh rất thú vị vì các em được xử lí tình huống giao thông trong tiểu phẩm hay thực hành làm bài tập dưới hình thức thi nhanh, thi chính xác. Ví dụ: dạy bài Thực hành đi xe đạp, tôi giới thiệu sa bàn thể hiện mô hình một nút giao thông, gọi một nhóm HS (4-5 em)lên đứng cạnh sa bàn. GV nêu các tình huống về chiều đường xe đang được đi, hỏi HS về cách bạn xử lí trên đường khi đi xe đạp để tránh nguy cơ bị tai nạn qua các nút giao thông. Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm rồi thực hiện ngay trên sa bàn.
 Hướng thứ hai là giáo dục ATGT qua thực tế, thực hành: GV chọn khu vực sân trường là nơi các em thực hành. Ví dụ: dạy bài Lựa chọn đường đi xe đạp an toàn. Thực tế , học sinh tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp trên các tuyến đường thành phố với lưu lượng giao thông đông đúc nên việc hướng dẫn các em thực hành kĩ năng đi xe đạp an toàn là vô cùng cần thiết. Giáo viên cho học sinh thực hành ngay trên sân. Đường đi là từ sân ra tới cổng trường, yêu cầu các em vận dụng những kiến thức đã học thành kĩ năng đảm bảo an toàn. Khi dạy kĩ năng An toàn khi đi đường. Phần lớn đối với học sinh Thành phố thường được bố mẹ đưa đi học bằng phương tiện xe máy. Ở kĩ năng này, các em có thể quan sát kiểm tra mũ bảo hiểm đúng quy định, các thao tác đội mũ đúng quy cách lẫn nhau. Hiệu quả của phương pháp này giúp HS có kĩ năng một cách tốt hơn là dạy trên hình ảnh hay thuyết trình. Hiện nay, khi phương tiện ô tô tham gia giao thông trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều,học sinh thành phố cần được nắm vững kiến thức và trang bị kĩ năng An toàn khi lên - xuống xe là vô cùng thiết thực. Giáo viên hướng dẫn cho các em thực hành thắt dây an toàn khi ngồi trong xe, và lên xuống xe tại cổng trường qua bài An toàn khi đi xe hơi, xe buýt, tàu hỏa.
 	Thực hiện các hành vi ATGT ở mức độ, tác dụng cao hơn đó là các em được trải nghiệm xuống đường cùng giáo viên để tham gia giao thông với kĩ năng Qua đường an toàn. Thực tế ở thành phố , một số tai nạn giao thông xảy ra trong trường hợp qua đường vì chưa đảm bảo an toàn. Chính vì vậy , hướng dẫn các em kĩ năng này là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Học sinh được đi bộ qua đường (ngay trước cổng trường) cùng giáo viên đúng chỉ dẫn giao thông . Các em qua đường ở nơi không có vạch kẻ hay có vạch kẻ dành cho người đi bộ, biết đèn tín hiệu với các hiệu lệnh cho người đi bộ,. Sau mỗi lần thực hành như vậy, các em đều nhắc lại và nhớ được các hành vi tham gia giao thông đúng quy định.
 	Ngoài những PPDH trên dùng trong tiết học, khâu chuẩn bị của giáo viên là vô cùng quan trọng. Phần chuẩn bị ở đây là những tư liệu hình ảnh thực tế về người thật việc thật cho HS nắm được như : Tự chụp ảnh hay quay videoclip về những hành vi khi tham gia giao thông ở địa bàn thành phố. Với những hình ảnh chân thực của cuộc sống như thế thì HS mới tiếp nhận kiến thức, kĩ năng về ATGT một cách dễ dàng trong tiết dạy. Khi nói về giữ trật tự ATGT ngay trước cổng trường, giáo viên quay một số video clip để các em nhận thấy thực tế bản thân mình hay bạn bè xung quanh đã có hành vi tham gia giao thông đúng quy định chưa. Cũng qua những video clips đó, việc giáo dục ATGT cho các em còn có tác dụng tuyên truyền tới phụ huynh học sinh. 
Giáo án sử dụng phối kết hợp các PPDH
Bài dạy : Phòng tránh tai nạn giao thông – Lớp 5
I. MỤC TIÊU: 
1. Giúp HS biết được những điều cơ bản cần thiết để tránh những việc làm nguy hiểm dễ gây tai nạn giao thông và những việc nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông.
2. Giúp HS khi tham gia giao thông có kĩ năng phòng tránh tai nạn để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
3.Giúp HS nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, phòng tránh tai nạn giao thông.
II. CHUẨN BỊ : 
- HS : Tiểu phẩm Đá bóng trên vỉa hè( Trang phục)
- GV : +Tư liệu về ATGT của tỉnh Thanh Hóa trong 3 tháng đầu năm 2015 (phục vụ cho Giới thiệu bài)
 + Quay, chụp các hình ảnh về những việc làm phòng tránh tai nạn giao thông trong thực tế của Hs và Phụ huynh trường tiểu học Điện Biên I
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cũ về Nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông 
- Em hãy nêu nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông ? 
( Do ý thức chấp hành luật ATGT còn chưa tốt, do đường xấu, do phương tiện giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn.)
- Trong 3 nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là chủ yếu ? ( do ý thức thực hiện ATGT chưa tốt)
* GV nhận xét việc ôn kiến thức cũ
Hoạt động 2: HDHS biết những hành vi nguy hiểm có thể gây TNGT cần tránh:
Mục tiêu : Hs nhận biết được những hành vi nguy hiểm dễ gây tai nạn giao thông và có kĩ năng cần tránh
Các bước thực hiện:
- Tiểu phẩm: Đá bóng trên vỉa hè
HS xem tiểu phẩm: Đá bóng trên vỉa hè ( Tốp Hs đã được chuẩn bị trước)
+ Qua tiểu phẩm, em hãy cho biết : Hành vì nào là hành vi nguy hiểm?
+ Hành vi đó đã gây ra hậu quả gì ? 
* GV công nhận : Đó chính là một trong những hành v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_an_toan_giao_thong_cho_hoc_si.doc