SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu giáo dục học sinh khó khăn, khuyết tật về học tập tại trường Tiểu học Lam Sơn 3 - Thị xã Bỉm Sơn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu giáo dục học sinh khó khăn, khuyết tật về học tập tại trường Tiểu học Lam Sơn 3 - Thị xã Bỉm Sơn

Để xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh theo hướng chủ nghĩa xã hội thì nhân tố “con người” là vô cùng quan trọng. Nó tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố trung tâm có tác dụng quyết định đối với toàn bộ hệ thống khác tạo nên đà phát triển chung.

Hiện nay, với nhịp độ phát triển của cuộc sống mới, bên cạnh sự phát triển nhiều mặt của xã hội, nhiều hiện tượng xã hội nảy sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, đến quá trình học tập của trẻ em. Trẻ em chậm phát triển về trí tuệ, thể lực cũng là một trong các vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đối với gia đình: con cái thành đạt là hạnh phúc của cha mẹ. Đối với nhà trường, để có được 100% học sinh đi học chuyên cần, hoàn thành nội dung môn học, hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh là một trong chỉ tiêu lớn mà kế hoạch năm học đã đề ra. Với học sinh có khó khăn về học tập, cha mẹ đôi khi không biết mình phải làm gì, làm như thế nào, lúng túng và có các biện pháp dạy con không phù hợp. Với nhà trường, sự khó khăn càng nhiều hơn bởi các em học hòa nhập với cả một tập thể, nếu không có các giải pháp phù hợp dẫn đến kết quả giáo dục các em không đạt mà hiệu quả hoạt động của cả một tập thể cũng không cao.

Hiện nay, học sinh khó khăn về học tập được quan tâm ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Sự quan tâm đó thể hiện sự công bằng, tính nhân văn của Đảng và nhà nước ta. Về mặt lí thuyết, đã nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng học sinh này. Các nhà giáo dục học cũng viết nhiều tài liệu đề ra các giải pháp để giáo dục học sinh khó khăn trong học tập. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi học sinh khó khăn có một cách giáo dục khác nhau bởi sự khác nhau tâm lí, về hoàn cảnh, về thể lực đòi hỏi các bậc làm cha mẹ, các thầy cô giáo phải có hình thức giáo dục phù hợp.

 

doc 18 trang thuychi01 5032
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu giáo dục học sinh khó khăn, khuyết tật về học tập tại trường Tiểu học Lam Sơn 3 - Thị xã Bỉm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Để xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh theo hướng chủ nghĩa xã hội thì nhân tố “con người” là vô cùng quan trọng. Nó tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố trung tâm có tác dụng quyết định đối với toàn bộ hệ thống khác tạo nên đà phát triển chung.
Hiện nay, với nhịp độ phát triển của cuộc sống mới, bên cạnh sự phát triển nhiều mặt của xã hội, nhiều hiện tượng xã hội nảy sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, đến quá trình học tập của trẻ em. Trẻ em chậm phát triển về trí tuệ, thể lực cũng là một trong các vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đối với gia đình: con cái thành đạt là hạnh phúc của cha mẹ. Đối với nhà trường, để có được 100% học sinh đi học chuyên cần, hoàn thành nội dung môn học, hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh là một trong chỉ tiêu lớn mà kế hoạch năm học đã đề ra. Với học sinh có khó khăn về học tập, cha mẹ đôi khi không biết mình phải làm gì, làm như thế nào, lúng túng và có các biện pháp dạy con không phù hợp. Với nhà trường, sự khó khăn càng nhiều hơn bởi các em học hòa nhập với cả một tập thể, nếu không có các giải pháp phù hợp dẫn đến kết quả giáo dục các em không đạt mà hiệu quả hoạt động của cả một tập thể cũng không cao.
Hiện nay, học sinh khó khăn về học tập được quan tâm ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Sự quan tâm đó thể hiện sự công bằng, tính nhân văn của Đảng và nhà nước ta. Về mặt lí thuyết, đã nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng học sinh này. Các nhà giáo dục học cũng viết nhiều tài liệu đề ra các giải pháp để giáo dục học sinh khó khăn trong học tập. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi học sinh khó khăn có một cách giáo dục khác nhau bởi sự khác nhau tâm lí, về hoàn cảnh, về thể lực đòi hỏi các bậc làm cha mẹ, các thầy cô giáo phải có hình thức giáo dục phù hợp.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở trường tiểu học Lam Sơn 3 luôn đứng đầu trong các trường Tiểu học của thị xã. Số lượng học sinh ngày một tăng, không có học sinh lưu ban, bỏ học. Tuy chất lượng giáo dục đại trà được duy trì song số học sinh gặp khó khăn về học tập có phần tăng lên.Tình trạng trên do có nhiều nguyên nhân. 
 Vậy, những nguyên nhân nào dẫn đến học sinh gặp khó khăn về học tập, có thể khắc phục nguyên nhân đó đến đâu để giúp các em học tập hiệu quả hơn. Đó cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu giáo dục học sinh khó khăn, khuyết tật về học tập tại trường Tiểu học Lam Sơn 3- Thị xã Bỉm Sơn” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh gặp khó khăn, khuyết tật trong học tập.
 Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp chỉ đạo giáo viên dạy học sinh khó khăn, khuyết tật về học tập học hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh khó khăn, khuyết tật học tập tại trường Tiểu học Lam Sơn 3.
 Phương pháp giáo dục học sinh khó khăn, khuyết tật.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập, xử lí thông tin: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài làm cơ sở lí luận, có hiểu biết sâu về vấn đề đang nghiên cứu; thu thập, phân tích thông tin từ đó có cơ sở thực tế nhằm khẳng định lí do chọn đề tài là đúng đắn, cần thiết để giải quyết vấn đề.
Phương pháp phân tích, đàm thoại, thảo luận: Kịp thời tiếp thu ý kiến, kinh nghiệm của giáo viên và các nhà quản lí để có giải pháp cụ thể dạy học cho từng đối tượng học sinh khó khăn; 
Phương pháp thực nghiệm: Qua quá trình chỉ đạo; Từ thực tế giờ dạy, hồ sơ của giáo viên, bài kiểm tra, kết quả đánh giá định kì; hồ sơ học tập của học sinh khó khăn khuyết tật để có sự kiểm chứng hiệu quả của các giải pháp.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Muôn đời nay người ta thường tiếp xúc với trẻ em nhưng mãi thế kỷ XX tâm lý học mới phát hiện ra “Trẻ em”. Đến những năm 20 của thế kỷ này, tâm lý học lần đầu tiên lấy trẻ em bình thường làm đối tượng nghiên cứu. Và sau 40 năm của bước ngoặt này, tâm lý học sư phạm bắt đầu lấy trẻ em đang học ở trường phổ thông làm đối tượng nghiên cứu theo cung cách trong “phòng thí nghiệm”.
 Khái niệm về khó khăn, khuyết tật học tập.
- Khuyết tật học tập là thuật ngữ dùng để chỉ các trường hợp có khó khăn đặc thù trong các kĩ năng học đường với biểu hiện chung như: không chậm phát triển trí tuệ nhưng việc lĩnh hội và vận dụng một hoặc một số kỹ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết, tính toán và suy luận) có hạn chế, khó khăn, kém hoặc chậm phát triển so với yêu cầu phát triển của độ tuổi và không thể khắc phục bằng các phương pháp hướng dẫn thông thường.
- Khó khăn học tập: là năng lực học tập nào đó trong các năng lực nghe, nói, đọc, viết, tính toán, suy luận gặp hạn chế, dẫn tới việc tiếp thu các nội dung kiến thức, kĩ năng liên quan kém hoặc chậm trễ. Việc khó khăn nắm nội dung kiến thức và kĩ năng của các kĩ năng học đường được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cụ thể cho từng giai đoạn và khối lớp.
 Nguyên nhân gây khó khăn học tập:
Có thể phân loại các nguyên nhân gây ra khó khăn học tập thành 2 nhóm: khó khăn học tập có nguyên nhân từ trẻ và khó khăn học tập có nguyên nhân môi trường xung quanh trẻ như gia đình và nhà trường. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp có khó khăn học tập đều là kết quả của sự tác động của 2 nhóm nguyên nhân nói trên.
Liên quan đến nhóm khó khăn học tập có nguyên nhân từ trẻ, khiếm khuyết học tập là một trong những nguyên nhân cần chú ý. Khiếm khuyết học tập là một rối loạn về tiến trình tâm lý liên quan đến việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ làm cho trẻ bị hạn chế về nghe, suy nghĩ, nói, đọc, viết, đánh vần và làm toán. Khiếm khuyết học tập được biểu hiện bằng sự không đồng nhất giữa khả năng (thường được đo bằng chỉ số thông minh) và thành quả học tập. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác cũng thường được nhắc đến là:
      - Giảm tập trung: biểu hiện thường gặp là Hội chứng tăng động kém tập trung.
      - Chậm phát triển tâm thần.
      - Giảm các giác quan, đặc biệt là tình trạng giảm hoặc mất thính lực.
      - Rối loạn cảm xúc.
      - Bệnh mãn tính cũng ảnh hưởng đến khả năng học của trẻ qua sự mệt mỏi, đau mãn tính, tác dụng phụ của thuốc, nghỉ học để đi khám hoặc trong đợt bệnh cấp tính, rối loạn cảm xúc do tình trạng bệnh kéo dài, trí thông minh thấp (ở những bệnh liên quan đến thần kinh), tình trạng chuyển lớp học và áp lực từ sự mong đợi của cha mẹ và thầy cô.
      - Tính khí bất thường.
   Nhóm khó khăn học tập có nguyên nhân từ môi trường xung quanh trẻ bao gồm các vấn đề về gia đình, xã hội và trường học. Các vấn đề về gia đình và xã hội thường gặp bao gồm cha mẹ ly thân hoặc ly dị, trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ bê, tình trạng bệnh hoặc chết của người thân trong gia đình, cha (mẹ) có vấn đề về tâm thần (hoặc tâm lý), cha mẹ lập gia đình sớm, sử dụng chất gây nghiện và kinh tế kém. Ngoài ra, các tiến trình trong trường học cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ. Lượng kiến thức được giảng dạy, số lượng bài tập về nhà, cách giảng dạy của giáo viên, những hướng dẫn, những hình thức thưởng phạt là những nguyên nhân quan trọng tác động đến khả năng học tập của học sinh.[1]
 Một số biểu hiện của học sinh gặp khó khăn, khuyết tật học tập:
 Các biểu hiện dễ sao lãng, dễ quên (mất tập trung chú ý), kiềm chế cảm xúc kém, hay có hành vi bột phát, dễ bị kích thích (tăng động). Các biểu hiện khó khăn trong việc hình thành mối quan hệ với người khác: từ nhỏ đã không quan tâm tới mẹ và những người xung quanh, ở trường lớp, không chơi với các bạn, ít quan tâm tới bạn và cô, chơi một mình, ngôn ngữ có những hạn chế khi hay lặp lại từ ngữ, dùng sai ngữ cảnh, sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại một số hành vi, hoạt động. Các biểu hiện về cảm giác bản thể kém, khả năng phối kết hợp các vận động cơ thể hạn chế, vận động tinh và vận động thô kém.
Tuy các em có những khiếm khuyết nhưng trong các em vẫn có những nét tích cực tiềm ẩn mà các nhà giáo dục, cha mẹ học sinh phải có trách nhiệm khơi dậy, kích thích nó lên. Đúng như Ma-ka-ren-cô đã nói: “Không có những đứa trẻ không thể sửa chữa được mà chỉ có sự giáo dục tổ chức không đúng đắn, những thầy giáo thờ ơ, những bậc cha mẹ vô trách nhiệm”.
2. Thực trạng học sinh khó khăn học tập 
2.1 Tình hình chung
Trong những năm gần đây, số học sinh gặp khó khăn nhiều về học tập liên quan đến biểu hiện khuyết tật học tập có phần gia tăng. Năm học 2016-2017, trường TH Lam Sơn 3 có 632 học sinh(254 học sinh nữ); Số lớp có học sinh gặp khó khăn học tập là 11 lớp/15 lớp; Số học sinh toàn trường có các biểu hiện trên khoảng 22 em. Cụ thể thường gặp ở những học sinh như:
	Học sinh tăng động, giảm chú ý: 2 em.
	Học sinh khó khăn về nhìn- đọc: 4 em
	Học sinh khó khăn về nghe-viết: 2 em
	Học sinh dễ quên, mất tập trung chú ý: 12 em
	Học sinh khó khăn trong giao tiếp: 2 em
 Bảng 1: Bảng thống kê số học sinh chưa hoàn thành, chưa đạt theo các nội dung đánh giá giữa học kì 1(2016-2017):
Môn
Số lượng
(Chưa HT, chưa đạt)
Tỉ lệ
Môn Toán
12/22
54%
Tiếng Việt
8/22
36%
Năng lực
1.Tự phục vụ, tự quản
13
2.Hợp tác
10
3.Tự học, GQVĐ
22
Phẩm chất
1.Chăm học, chăm làm
15
2.Tự tin, trách nhiệm
20
3.Trung thực, kỉ luật
4
4.Đoàn kết, yêu thương
2
Trong số 22 em được tìm hiểu thì tỷ lệ xếp loại về kiến thức chưa hoàn thành nội dung một trong số các môn học là 20/22 em; có 10 em xếp loại năng lực chưa đạt ở tất cả các chỉ số; có 2 em xếp loại phẩm chất chưa đạt ở tất cả các chỉ số.
2.2 Những biểu hiện khó khăn về học tập của học sinh.
Các em có nhiều biểu hiện khó khăn trong học tập tuy nhiên ở nhiều mức độ khác nhau. Nhiều học sinh có những biểu hiện thường xuyên, lặp lại nhiều lần, khó rèn luyện sửa chữa, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Cụ thể:
Khó khăn về đọc: Một số học sinh không biết đọc trơn, phải đọc đánh vần, tốc độ đọc chậm, độ chính xác kém, không theo dõi được bạn đọc, đọc thường thêm hoặc bỏ hoặc thay từ, đảo từ, bỏ dòng, lặp lại dòng( Em An -1B; Dương-3C; Đạt- 4A). Học sinh đọc hiểu kém( khoảng 9/22 em khó khăn học tập được khảo sát).
Khó khăn về viết: Một số học sinh không nghe-viết được, chỉ nhìn chép(Dương 2C; Đạt - 4A); một số nghe viết được nhưng chữ viết khó đọc, không đọc được( Nhi 2C); một số viết nhảy dòng, viết cách quãng; tốc độ viết chậm; không biết viết câu văn, đoạn hoặc bài văn. Thông thường những học sinh khó khăn về đọc thường gặp khó khăn về viết( Dương 2C; Đạt 4A).
Khó khăn về tính toán: Trong số 22 em có những khó khăn về học tập có 12 em có những khó khăn về tính toán. Các em thường ghi nhớ kém, không biết đếm, đọc viết số; không thực hiện được phép tính đặc biệt các pháp tính cộng trừ nhân chia có nhớ, các qui tắc về dấu phẩy, không biết giải thích suy luận( Toán giải có nhiều phép tính, tính giá trị biểu thức); không biết về hình học.
Khó khăn trong giao tiếp: Học sinh khó khăn học tập thường có tâm lí chán học, học không tập trung, không thích giao tiếp hoặc không hợp tác(Dúng 4A; Ly-2B).  Việc không có hứng thú học tập của các học sinh này làm cho kết quả học tập của các em ngày càng bị hạn chế.
2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến học sinh gặp khó khăn, khuyết tật học tập: 
Qua quá trình theo dõi thường xuyên kết quả học tập trên lớp, kết quả đánh giá chỉ số về năng lực phẩm chất học sinh cho thấy học sinh khó khăn học tập tại trường tiểu học Lam Sơn 3 có một số nguyên nhân sau:
Khó khăn về đọc: Do phải sử dụng nhiều giác quan để phân tích, tổng hợp âm, vần; do khả năng xử lí thông tin yếu dẫn đến học sinh không phân tích kịp. Kết quả học sinh đọc chậm. Một số học sinh có khả năng suy luận phán đoán nhưng không theo kĩ năng suy luận cơ bản dẫn đến học sinh bỏ hoặc nhảy cóc từ, câu do gặp phải từ khó.
Khó khăn về viết: Những học sinh này có trí nhớ rất kém: không nhớ hình dạng chữ, vị trí chữ trong vở viết, không nhớ cấu trúc từ, câu nên thường viết sai cấu trúc từ, câu, sai chính tả.
Khó khăn về tính toán: Khả năng ghi nhớ của các em kém, năng lực suy luận yếu, nhận thức không gian tưởng tượng kém, không nhận biết được các mối quan hệ vị trí phải trái trước sau 
Khó khăn trong giao tiếp: Các em không tự bộc lộ bản thân, chỉ thích chơi với một, hai người, có tâm lí sợ sai, sợ cái mới, bị động. Những em này thường được người lớn quá quan tâm che chở.
Nguyên nhân tâm lí từ hoàn cảnh gia đình: Những học sinh này thường gặp khó khăn học tập tại một thời điểm do bị sang chấn tâm lí từ hoàn cảnh khách quan, các kiến thức cơ bản dần bị mất di không đáp ứng được yêu cầu học ngày càng cao ở các lớp trên dẫn đến kết quả học tập thấp.[2]
2.4 Kết quả của thực trạng học sinh khó khăn, khuyết tật học tập.
Đối với nhà trường, nhiều học sinh khó khăn, khuyết tật học tập sẽ đồng nghĩa với việc chưa hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Số học sinh chưa hoàn thành nội dung môn toán là 12 em, môn Tiếng việt là 6 em trong đó đa số các em có liên quan đến khuyết tật học tập; số học sinh gặp khó khăn liên quan đến yếu tố hoàn cảnh gia đình thấp.
Đối với học sinh: Việc thiếu hụt tri thức, phẩm chất năng lực kém sẽ dẫn tới lạc hậu, không đáp ứng với thời đại, từ đó sẽ gây ra chán nản bi quan, hình thành ở trẻ sự phát triển lệch lạc, một gánh nặng cho gia đình và cả xã hội.
Đối với nhà trường: Học sinh khó khăn khuyết tật học tập không phải là học sinh khuyết tật được học hòa đồng, do đó giáo viên, nhà trường phải có các giải pháp để giúp các em khắc phục hạn chế, khiếm khuyết, được đánh giá với tất cả các học sinh khác.
Đối với gia đình: Học sinh khuyết tật học tập không có biểu hiện khuyết tật bên ngoài, chỉ bộc lộ trong quá trình học tập. Chính vì vậy, phụ huynh có tâm lí e ngại khi đưa con đi khám bác sĩ, làm hồ sơ theo dõi cho con vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí sau này của các em cũng như sự đánh giá của cộng đồng đối với những học sinh này.
3. Giải pháp giải quyết vấn đề.
Qua việc nghiên cứu thực trạng học sinh khó khăn, khuyết tật học tập, từ những nguyên nhân trên tôi đã có những biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục giúp đỡ học sinh khó khăn, khuyết tật học tập. Cụ thể:
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của tập thể giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Thực hiện tốt chỉ đạo chuyên môn như chuyên đề chuyên sâu, sinh hoạt chuyên môn tổ khối.
Chỉ đạo dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa.
Chỉ đạo giáo viên phối hợp với gia đình, các đoàn thể để có phương pháp giáo dục phù hợp.
3.1 Phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc phát hiện giúp đỡ học sinh khó khăn khuyết tật học tập.
	Các khó khăn trong học tập của học sinh thường được bộc lộ ngay từ năm học lớp 1. Giáo viên cùng với gia đình có thể phát hiện thông qua các hoạt động học tập trên lớp, tại gia đình, dưới hình thức cá nhân, trong hoạt động nhóm, tập thể. Sau một thời gian nhận lớp, giáo viên cần báo cáo thực trạng học sinh khó khăn khuyết tật với ban giám hiệu nhà trường. Với những thông tin cần thiết, ban giám hiệu cùng với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn và gia đình cần có những đánh giá, tổng hợp những đặc điểm của khó khăn khuyết tật học tập, từ đó ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hỗ trợ và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh để thường xuyên theo dõi và điều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp.
 Chỉ đạo dạy học theo hướng tích cực hóa phù hợp với đối tượng học sinh.
Giúp học sinh học nội dung và học kỹ năng học tập phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên đối với học sinh khó khăn khuyết tật học tập. Khi chương trình học tập ở mỗi khối lớp, giai đoạn càng ngày càng nâng cao, việc điều chỉnh mục tiêu học tập là cần thiết, phương pháp dạy học đối với các em này mang tính chất cá nhân, xây dựng mục đích học tập cần chú ý phù hợp với mức độ phát triển của từng em trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu của chương trình học tập. Khi dạy kỹ năng, cần phải chú ý đến đặc trưng trong phong cách học tập của học sinh vốn được quy định bởi đặc trưng trong năng lực nhận thức, hoạt động xử lí thông tin, giúp học sinh làm chủ kĩ năng học tập, biết cách học tập phù hợp với khả năng của bản thân là điều rất quan trọng và ý nghĩa.
Ví dụ: Nếu kĩ năng đọc của học sinh mới ở mức nhận biết mặt chữ - đọc âm của con chữ, cần tiếp tục phát triển đến cấp độ nhận biết vần – âm, sau đó ghép vần, đọc đánh vần. Nếu học sinh đọc bỏ từ bỏ câu , đọc lặp lại cần khoanh hoặc gạch chân dưới từ, cụm từ, câu cần đọc tiếp theo, nếu học sinh không biết ngắt nghỉ cần khoanh hoặc gạch chéo ranh giới ý của câuDo dạy hòa đồng nên mỗi giáo viên cần tạo điều kiện thời gian dành cho những học sinh này nhiều hơn hoặc phân công học sinh đọc tốt ngồi cạnh và giúp đỡ các em theo hướng trên. Trong lĩnh vực viết, nếu kĩ năng viết của học sinh chỉ đạt mức viết được nét, cần xác định nội dung giúp đỡ các em về con chữ, sau đó nâng cao dần cấp độ âm, vần, cấp độ viết từ, câu, đoạn và bài văn. Với học sinh khó khăn về tính toán, cần dùng đồ dùng trực quan kết hợp với giải thích, sơ đồ hóa
Đối với học sinh khó khăn, khuyết tật, những giờ học thuyết trình một chiều làm chúng trở nên chán nản, mệt mỏi.Vì vậy giáo viên cần đổi mới phương pháp, cần tổ chức những tiết học đa dạng về hình thức, thực hành và trải nghiệm, khám phá, giải quyết vấn đề, làm việc cá nhân, làm việc nhóm,.. là việc làm hết sức cần thiết, nhằm thu hút sự tập trung chú ý của học sinh, đa dạng yêu cầu hoạt động: quan sát, nghe, nói, viết cũng giúp học sinh này tăng khă năng chú ý. Khi giáo viên hướng dẫn cả lớp, những học sinh này có thể không ý thức rằng cô cũng đang nói với mình. Hơn thế, có những em không ngừng nói chuyện, có những em tiếp tục chú ý vào những âm thanh bên ngoài lớp. Cần khởi động tiết học để tạo hứng thú cho các em, thể hiện sự quan tâm đến đối tượng học sinh này qua những cử chỉ thân mật như đặt tay lên vai, tươi cười khi nói với các em tạo sự thân thiện cởi mở và giúp các em cảm thấy yên tâm khi học.
Với học sinh khó khăn khuyết tật, các em thường ghi nhớ kém, khó hình dung những công việc cần làm trong tiết học, quên giữa chừng, không nhớ việc cần làm tiếp, học sinh có thể có biểu hiện xao lãng, mất tập trung chú ý, dễ có tâm lí chán nản, lảng tránh thực hiện hoạt động mặc dù bản thân rất muốn làm.Việc duy trì ghi nhớ thông qua hướng dẫn trình tự công việc giúp các em có trách nhiệm học tập hơn. Cũng cần cho các em này thao tác và làm nhiều lần để các em ghi nhớ. Thu hút sự chú ý của đối tượng học sinh này trên lớp cũng là một việc quan trọng. Vì vậy, khi muốn hướng dẫn, giải thích trình tự hoạt động, trước tiên giáo viên phải thu hút sự chú ý của học sinh.
Ở những học sinh khó khăn, khuyết tật học tập có trí nhớ công việc hạn chế, chúng không thể thu giữ các thông tin phức tạp được truyền tải đến cùng một lúc. Vì thế cần hướng dẫn chúng thật đơn giản, ngắn gọn, có trọng tâm, có thể hướng dẫn riêng bằng cách viết ra giấy, gạch chân, tô màu nội dung thật cụ thể để tăng sự chú ý và ghi nhớ cho các em.
3.3 Tổ chức chuyên đề chuyên sâu hướng dẫn giáo viên theo dõi đánh giá sự tiến bộ của học sinh
Ngoài tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, quản lí chuyên môn cần tổ chức buổi chuyên đề riêng nhằm chỉ đạo hướng dẫn giáo viên giúp đỡ học sinh khó khăn, khuyết tật học tập như: Cung cấp tới giáo viên các văn bản hướng dẫn của các ngành các câp liên quan đến đối tượng trên; Tổng hợp ý kiến của tất cả giáo viên dạy học sinh có biểu hiện khó khăn khuyết tật, giúp giáo viên chủ nhiệm thống kê những khó khăn của học sinh khi học tập rèn luyện, lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của học sinh; Hướng dẫn giáo viên làm hồ sơ cho đối tượng học sinh trên( phụ lục 2); hướng dẫn cách đánh giá học sinh (trên yêu cầu vì tiến bộ của học sinh). Các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, nhà trường cần đưa nội dung này trở thành một trong các nội dung thảo luận.
	3.4 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
	Bên cạnh việc tác động trực tiếp lên năng lực nhận thức của học sinh khó khăn khuyết tật học tập cần có những thay đổi, điều chỉnh, thiết lập những điều kiện môi trường trong lớp hòa nhập đảm bảo phù hợp với đặc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hieu_giao_duc_hoc_sin.doc