SKKN Một số bài tập nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du

SKKN Một số bài tập nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du

Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Thể dục nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Người thầy đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Thể dục, có những thành tích tốt trong việc đào tạo học sinh phát triển toàn diện. Những năm gần đây phong trào thể dục thể thao được phát triển mạnh thông qua các giải đấu từ cơ sở đến cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia được các cấp chính quyền và các nhà chuyên môn quan tâm. Thạch Thành là huyện miền núi cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn tuy nhiên môn bóng chuyền được huyện chọn là môn thể thao thế mạnh của huyện vì thế các trường đặc biệt quan tâm và đầu tư cho bộ môn này, đặc biệt là có cac nôi bóng chuyền của huyện như là Thạch Sơn, Thành Minh, Thạch Quảng những địa phương này bóng chuyền phát triển rất mạnh điển hình như hội khỏe phù đổng năm học 2015-2016 Thạch Thành đóng góp 8 vận động viên cho Thanh Hóa tham gia hội khỏe Phù Đổng toàn quốc đạt Huy chương Vàng. Đây là một thành tích tự hào của bóng chuyền THCS huyện Thạch Thành.

Tuy nhiên, bóng chuyền Nam trường THCS Vân Du lại đang nằm ở tốp dưới của huyện. Trình độ và kĩ thuật có sự chênh lệch rõ rệt bằng chứng là Vân Du chưa lần nào lọt vào vòng thi đấu chung kết trên huyện. Thi đấu vòng bảng, Vân Du chỉ là đội lót đường bị loại ngay ở vòng thi đấu cụm. Trước yêu cầu đó, người dạy phải cố gắng tự tìm những giải pháp nhất định, đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Từ thực tế của nhà trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du đưa bóng chuyền nam của trường lên một tầm cao mới.

Chọn đề tài: Một số bài tập nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ hiểu biết và công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng, kỹ thuật đánh bóng chuyền của học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học tự chọn môn bóng chuyền ở trường THCS.

 

doc 9 trang thuychi01 13161
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số bài tập nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Thể dục nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Người thầy đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Thể dục, có những thành tích tốt trong việc đào tạo học sinh phát triển toàn diện. Những năm gần đây phong trào thể dục thể thao được phát triển mạnh thông qua các giải đấu từ cơ sở đến cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia được các cấp chính quyền và các nhà chuyên môn quan tâm. Thạch Thành là huyện miền núi cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn tuy nhiên môn bóng chuyền được huyện chọn là môn thể thao thế mạnh của huyện vì thế các trường đặc biệt quan tâm và đầu tư cho bộ môn này, đặc biệt là có cac nôi bóng chuyền của huyện như là Thạch Sơn, Thành Minh, Thạch Quảng những địa phương này bóng chuyền phát triển rất mạnh điển hình như hội khỏe phù đổng năm học 2015-2016 Thạch Thành đóng góp 8 vận động viên cho Thanh Hóa tham gia hội khỏe Phù Đổng toàn quốc đạt Huy chương Vàng. Đây là một thành tích tự hào của bóng chuyền THCS huyện Thạch Thành. 
Tuy nhiên, bóng chuyền Nam trường THCS Vân Du lại đang nằm ở tốp dưới của huyện. Trình độ và kĩ thuật có sự chênh lệch rõ rệt bằng chứng là Vân Du chưa lần nào lọt vào vòng thi đấu chung kết trên huyện. Thi đấu vòng bảng, Vân Du chỉ là đội lót đường bị loại ngay ở vòng thi đấu cụm. Trước yêu cầu đó, người dạy phải cố gắng tự tìm những giải pháp nhất định, đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Từ thực tế của nhà trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du đưa bóng chuyền nam của trường lên một tầm cao mới. 
Chọn đề tài: Một số bài tập nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ hiểu biết và công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng, kỹ thuật đánh bóng chuyền của học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học tự chọn môn bóng chuyền ở trường THCS.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp người dạy thể dục- dạy học môn bóng chuyền tìm ra một con đường gần nhất và hiệu quả nhất đến với kĩ năng, kỹ thuật đánh bóng của học trò. 
Giải quyết một đề tài cũng là một quá trình không ngừng học hỏi, tìm tòi và sáng tạo của người dạy. Trải qua thử nghiệm, thay đổi để cuối cùng vận dụng vào thực tế dạy học có kết quả cũng là một cách tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Thể dục nói riêng.
Sau nhiều lần thất bại của đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du và quá trình tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, tôi quyết định đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền trường THCS Vân Du lên một tầm cao mới trở thành một đối thủ lớn cho các trường THCS trong toàn huyện. 
III. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hướng đến rèn các kĩ năng, năng lực, chiến thuật đánh bóng chuyền của học sinh trường THCS Vân Du năm học 2017-2018. 
Đề tài tập trung nghiên cứu ba nội dung:
- Hướng dẫn học sinh nắm vững các kỹ thuật đánh bóng chuyền.
- Rèn cho học sinh có các chiến thuật trong trận đấu
- Định hướng cho học sinh các phương pháp, kĩ năng, chiến thuật đánh bóng đạt thành tích tốt.
 IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Các phương pháp tôi đã sử dụng: 
 - Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp quan sát đối tượng học sinh một cách có hệ thống để lựa chọn nhân tố cóa năng khiếu đánh bóng chuyền. Có 2 cách quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.
 - Phương pháp điều tra: Là phương pháp mà giáo viên khảo sát đối tượng học sinh trong nhà trường THCS Vân Du để phát hiện những đặc điểm, cách luyện tập, năng khiếu bộ môn.
 - Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp giáo viên chủ động vào đối tượng học sinh và quá trình diễn biến mà học sinh tham gia luyện tập để thực hiện theo mục tiêu, dự kiến của mình.
 - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn.
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chỉ thị 36 Ban Bí thư TW Đảng thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày cho hầu hết học sinh, sinh viên, học sinh học nghề, lực lượng vũ trang, công nhân viên chức và các tầng lớp dân cư trong cả nước. Xây dựng đào tạo đội ngũ vận động viên có tài cho quốc gia, tham gia thi đấu ở khu vực châu Á và thế giới nhất là ở các môn cá nhân có triển vọng của Việt Nam. Kiện toàn hệ thống huấn luyện viên, cán bộ khoa học và quản lý, xây dựng mới hiện đại một số cơ sở vật chất TDTT. Xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học ứng dụng y học TDTT, tạo tiền đề cho sự nghiệp phát triển TDTT.
	Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp không va chạm thân thể trực tiếp do có lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng toàn diện.
	 Toàn diện trong thi đấu Bóng chuyền thể hiện trong một loạt kỹ thuật cơ bản (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảng thời gian ngắn. Kỹ thuật thực dụng thi đấu (vận dụng trong thi đấu), kỹ thuật sở trường – tức là khả năng vận dụng điêu luyện vào tình huống nào đó được đào tạo phù hợp với đặc điểm cá nhân (chuyền hai, libero, chủ công, phụ công, phát bóng, chắn bóng.), độc chiêu – tức có trình độ kỹ xảo cao mang tính sáng tạo về một kỹ thuật nào đó, độc đáo của cá nhân mà người khác chưa đạt tới. Để toàn diện hơn trong kỹ thuật người tập cần phải chú ý tới sự phát huy sức mạnh toàn diện các bộ phâïn cơ thể như : sức mạnh 2 tay, 2 chân, lực toàn thân, khả năng quan sát của mắt. Ngoài toàn diện về kỹ thuật ra còn phải toàn diện về tri thức vận dụng kỹ chiến thuật cá nhân và tập thể, năng lực thích ứng với hoàn cảnh, sức khỏe, tâm lý, nhân cách, thể lực chuyên môn. Huấn luyện kỹ thuật chuyên môn nhằm nâng cao khả năng phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết cho người tập bóng chuyền. Phương tiện chủ yếu của huấn luyện kỹ thuật chuyên môn là các bài tập bổ trợ dẫn dắt nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận. Hầu hết các động tác kỹ thuật bóng chuyền đều có sự sự kết hợp giữa các tố chất vận động như: Sức nhanh – Sức mạnh – Sức bền – Sự mềm dẽo và khéo léo, quá trình giảng dạy có làm cho học sinh có khả năng tiến tiếp thu nhanh các kỹ thuật từng động tác của từng môn thể thao giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn giảng dạy sau.
Với đề tài này, người viết tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể trong những giờ dạy thể dục, giờ luyện tập bóng chuyền. Người dạy rèn một số kĩ năng cơ bản cho học sinh có kỹ năng, thể lực đảm bảo. Bước đầu nâng cao chất lượng môn học, dần dần cải thiện những tồn tại trong cách đánh bóng chuyền lâu nay. Bản thân tập trung nghiên cứu các giai đoạn sau trong bài tập luyện tập:
 * Giai đoạn giảng dạy ban đầu: Mục đích của giai đoạn này là học các nguyên tắc kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó mặc dù dưới dạng “đơn giản”, để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Tạo khái niệm chung về động tác để tiếp thu tốt kỹ thuật động tác. Ngăn ngừa, loại trừ những cử động thừa. Hình thành nhịp điệu chung của động tác.
 * Giai đoạn giảng dạy sâu chi tiết: Mục đích giảng dạy ở giai đoạn ban đầu còn đơn giản, đối với kỹ thuật động tác lên mức tương đối hoàn thiện. Nếu ban đầu chủ yếu tiếp thu cơ sở kỹ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kỹ thuật đó. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Giúp học sinh hiểu biết các qui luật vận động của động tác cần học sâu hơn. Cần có sự chính xác kỹ thuật động tác theo các đặc tính không gian, thời gian, động lực của nó sao cho tương ứng với các đặc điểm của người tập. Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện nhịp điệu động tác tự nhiên, liên tục.
 * Giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật động tác: Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo cho người học tiếp thu sâu và vận dụng các động tác hoàn thiện trong thực tế. Nhiệm vụ giai đoạn này là: Củng cố kỹ xảo đã có về kỹ thuật động tác. Mở rộng biến dạng của kỹ thuật động tác để có thể thực hiện nó hợp lý trong các điều kiện khác nhau, kể cả lúc phải biểu hiện các tố chất thể lực ở mức độ cao. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác phải chú ý đến đặc điểm kỹ thuật động tác để lựa chọn các bài tập và sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác việc lựa chọn các bài tập cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của người tập thì hiệu quả giảng dạy mang lại kết quả cao.
 II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng:
1.1. Thuận lợi.
Bài tập luyện tập cho đội tuyển bóng chuyền nam THCS là một vấn đề được người thầy luôn chú trọng, quan tâm để rèn luyện cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9. Các em có một chuỗi hoạt động trong khối THCS về môn học tự chọn. Vì vậy, vai trò của người giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng, bài tập cho các em từ lớp 6, 7, 8 là rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên đam mê, tâm huyết với nghề, với môn bóng chuyền. Những năm gần đây, được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, cũng như các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện cho đội tuyển bóng chuyền nam của trường. Giáo viên cũng tập huấn có lòng đam mê nhiệt huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đặc biệt là môn bóng chuyền nam.
 Tuy nhiên thực tế việc rèn kỹ năng, đưa ra các cài tập luyện ở các nhà trường THCS để có thành thích cao cho đội tuyển bóng chuyền còn gặp một số khó khăn.
1.2. Khó khăn.
 	Trường THCS Vân Du là một trong hai trung tâm chất lượng cao của huyện Thạch Thành. Vì vậy, nhà trường chịu áp lực trước các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh đó là cho con em học các môn văn hóa thi và đạt các giải cấp huyện, cấp tỉnh là tiền đề cho con em mình thi vào đại học sau này. Đa số phụ huynh không đồng tình cho con em mình thi thể dục thể thao nói chung và môn bóng chuyền nói riêng. 
Đội tuyển bóng chuyền nam của trường thi đấu vòng bảng toàn bị loại vòng đầu. Vì thế, đội tuyển bóng chuyền những năm học trước chưa được sự quan tâm, đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường, các bậc phụ huynh. 
Cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện còn thiếu chưa đáp ứng được quá trình tập luyện của đội tuyển bóng chuyền nam THCS Vân Du. Các em được chọn vào đội tuyển bóng chuyền của nhà trường thì lại trùng với các đội tuyển thi văn hóa. Thời gian tập luyện của các em không có nhiều vì các em ôn đội tuyển văn hóa mất rất nhiều thời gian.
2. Kết quả của thực trạng
 Kết quả khảo sát và thi đấu đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du năm học 2016 - 2017 như sau:
Bảng thành tích tập luyện của năm học 2016-2017
 Nội dung
Tốt
Chưa tốt
Đập bóng hàng sau
2
10
Đập bóng số 4
7
5
Đập bóng số 3
4
8
Đập bóng số 2
5
7
Nhẩy phát
1
11
Phát bóng cao tay
8
4
Nhảy chắn bóng
5
7
Kết quả thi đấu
Loại vòng bảng
Bảng thống kê thành tích sức bật của 12 học sinh năm học 2016 - 2017
TT
Họ tên học sinh
Sức bật
Kết quả
1
Đinh Anh Tuấn
270
Khá
2
Hoàng Minh Anh
280
Tốt
3
Nguyễn Minh Quang
285
Tốt
4
Lương Xuân Trường
260
Khá
5
Đặng Phương Nam
265
Khá
6
Đinh Thế Vinh
255
TB
7
Lê Nguyên Vũ
245
TB
8
Lê Thái Thủy
244
TB
9
Bùi Nhất Hưng
234
Yếu
10
Lê Hoàng Đạt
230
Yếu
11
Nguyễn Thanh Hải 
235
Yếu
12
Nguyễn Văn Duy
245
Yếu
Nhìn vào bảng số liệu khảo sát ta thấy: Số học sinh làm được và làm các nội dung bài tập đánh bóng chuyền là rất ít. Những bài tập chưa đạt yêu cầu, các em thường mắc những lỗi cơ bản sau:
- Phát bóng yếu, chưa có lực, bóng chưa mạnh.
- Sức bật nhảy của các em còn hạn chế, nhảy chậm so với bóng rơi.
- Khả năng phòng thủ của các em còn non. Đập bóng còn mắc lưới hoặc ra ngoài.
  Vì vậy, để rèn tốt kĩ năn, bài tập luyện tập bóng chuyền, khắc phục những điểm hạn chế trên đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp thời gian để hướng dẫn, rèn kĩ năng cho học trò; tranh thủ thời gian của các giờ tự chọn, các giờ ôn luyện; lên phương án khoa học để cùng với học sinh khám phá, giải quyết các chiến thuật cơ bản một cách bài bản và đúng hướng.
 III. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
 Bất cứ môn thể thao nào cũng đều cần các yếu tố về sức mạnh, sức bền, sức nhanh, độ linh hoạt khéo léo. Trong bóng chuyền cũng vậy tôi tập trung phát triển các tố chất thể lực đó bằng các bài tập khác nhau để nâng cao thành tích bóng chuyền nam THCS Vân Du tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp, các bài tập sau.
Thực hiện bài bản nhóm bài tập phát triển sức mạnh.
Để thực hiện tốt nhóm bài tập phát triển sức mạnh, bản thân tôi đã cho học sinh thực hiện bài bản các động tác sau:
- Bật cóc
- Tại chỗ bật người lên cao
- Bật bục có độ cao từ 40-60cm
- Bật nhảy liên tục co đầu gối
Quan tâm thực hiện nhóm bài tập phát triển sức nhanh
Bài tập phát triển sức nhanh rất cần thiết trong thi đấu bóng chuyền. Bởi làm tốt bài tập này, học sinh mới linh hoạt trong đội hình, có sức tấn công nhanh. Tôi đã lựa chọn các bài tập sau:
- Chạy tốc độ 20-40-60-100m
- Di chuyển lặp lại lên lưới 9-3-3-9
- Di chuyển ngang 9m-9m
3. Kiên trì luyện tập nhóm bài tập phát triển sức bền
Học sinh trường THCS Vân Du có thể lực chưa thật tốt do các em ít phải lao động nặng. Khả năng duy trì trận đấu sau hiệp 1 là các em đuối sức dần. Vậy tôi đã quan tâm đến các bài tập sau:
- Chạy di chuyển lên lưới 45-1 phút ( 2 lần)
 	- Chạy bền 3- 5km
- Nhảy dây 2- 3phút
4. Phối hợp các bài tập tổng hợp.
Tổng hợp các bài tập tổng hợp để học sinh có sự linh hoạt, khéo léo khi thi đấu. Đó là nhóm bài tập:
- Chuyền bóng chạy theo vòng tròn
- Đệm bóng chạy theo vòng tròn
- Chạy theo tín hiệu còi ( 1 tiếng chạy thẳng-2 tiếng chạy ngược lại)
5. Dạy thật kỹ các kĩ thuật cơ bản bóng chuyền:
Bên cạnh phát phát triển các tố chất thể lực quan trọng, trong bóng chuyền, các tố chất thể lực đã nêu ở trên còn phải tập các động tác kĩ chiến thuật trong bóng chuyền. Đó là những kỹ thuật căn bản quyết định sự thành công của bộ môn.
- Kĩ thuật đệm bóng
- Kĩ thuật chuyền bóng cao tay
- Kĩ thuật phát bóng cao tay
- Kĩ thuật nhảy phát
- Kĩ thuật đập bóng
- Đập bóng hàng sau
- Đập bóng số 4
- Đập bóng số 2
- Đập bóng số 3
6. Tăng cường dạy các bài tập chiến thuật, kỹ thuật phòng thủ
Ngoài các phương pháp, kỹ thuật cơ bản, trong quá trình luyện tập, tôi đã dạy cho học sinh các chiến thuật sau:
- Chiến thuật đánh nhanh
- Chiến thuật đánh chồng
- Chiến thuật đánh lao ngắn với mục đích loại hàng chắn của đối phương.
 	- Kĩ thuật bắt bước 1 
- Phòng thủ khi đối phương đâp bóng, bỏ giỏ
- Kĩ thuật di chuyển
7. Tổ chức cho đội hình các nhóm thi đấu tập với nhau.
Để nâng cao thể lực, kỹ thuật và chiến thuật thi đấu, sau mỗi giờ tập luyện, bản thân người thầy phải linh hoạt chia nhóm để các em được quan sát, học tập lẫn nhau. Ta có thể chia nhóm như sau:
Nhóm thi đấu 1-1
Nhóm thi đấu 2-2
Nhóm thi đâu 3-3
Nhóm thi đấu 4-4
Nhóm thi đấu 5-5
Nhóm thi đấu 6-6
9. Khuyến khích học sinh giao lưu với các đơn vị bạn.
Giao lưu với các trường bạn, các khu phố và với trường Thạch Thành để các em hoàn thiện phần kĩ thuật và tâm lí thi đấu. Thời gian tập luyện chủ yếu là 3 tháng hè và thứ 7, chủ nhật. Bởi trong năm học, các em học ôn các đội tuyển văn hóa là chủ yếu còn rất ít thời gian để tập luyện. Người thầy luôn khuyến khích các em đi giao lưu với các đội bạn để hoàn thiện mình, rút kinh nghiệm trong các bài tập của mình. Đặc biệt, giao lưu còn giúp các em trong đội tuyển bóng chuyền được rèn luyện tâm lí thi đấu tốt nhất.
IV. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một năm thực hiện áp dụng sáng kiến vào việc rèn các bài tập nâng cao chất lượng đội tuyển bóng chuyền nam THCS, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong tổ bộ môn, đến nay đã thu đựơc kết quả đáng kể cả phía người dạy và cả phía người học. 
 Về phía người dạy: Nắm chắc hơn và có nhiều kinh nghiệm về các bài tập áp dụng cho học sinh THCS. Người thầy đã chú ý nhiều hơn đến việc rèn kỹ năng, chiến thuật cho học sinh khi đánh bóng chuyền.
Về phía người học: Biết vận dụng các kỹ năng cơ bản, bài tập chiến thuật vào thực hành đáng bóng chuyền. Thể lực các em được nần cao. Đa số học sinh yêu thích và đam mê môn bóng chuyền kể cả học sinh lớp 6,7,8.
 Sau một thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp cụ thể nêu trên cho học sinh trường THCS Vân Du, tôi thấy ngày càng tự tin, đáng mừng về hướng đi của mình. Bản thân tôi vững vàng hơn về phương pháp, cách thức tiến hành. Kỹ năng, năng lực của học sinh ngày càng có kết quả tốt. Học sinh tự giác, hứng thú trong giờ luyện tập bóng chuyền. 
 Kết quả, thành tích đội tuyển bóng chuyền năm học 2017 - 2018 Trường THCS Vân Du cụ thể như sau:
 Bảng thành tích tập luyện của năm học 2017-2018
 Nội dung
Tốt
Chưa tốt
Đập bóng hàng sau
4
8
Đập bóng số 4
12
0
Đập bóng số 3
11
1
Đập bóng số 2
12
0
Nhẩy phát
6
6
Phát bóng cao tay
12
0
Nhảy chắn bóng
11
1
Kết quả thi đấu
Nhất huyện
Bảng thống kê thành tích sức bật của học sinh năm học 2017 - 2018
TT
Họ tên học sinh
Sức bật
Kết quả
1
Đinh Anh Tuấn
290
Tốt
2
Hoàng Minh Anh
310
Tốt
3
Nguyễn Minh Quang
315
Tốt
4
Lương Xuân Trường
270
Tốt
5
Đặng Phương Nam
275
Tốt
6
Đinh Thế Vinh
270
Tốt
7
Lê Nguyên Vũ
260
Tốt
8
Lê Thái Thủy
255
Khá
9
Bùi Nhất Hưng
245
Khá
10
Lê Hoàng Đạt
240
Khá
11
Nguyễn Thanh Hải 
245
Khá
12
Nguyễn Văn Duy
250
Khá
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy số học sinh có năng lực, kỹ năng, chiến thuật từ các bài tập đã tăng lên rõ rệt. Học sinh có hứng thú tập luyện, và thể lực và thành tích của các em tiến bộ nhanh
 Đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du đã nhất cụm và nhất huyện năm học 2017-2018. Nhiều em ham mê môn học, có nhiều pha bóng đặc sắc trong thi đấu, để lại ấn tượng trong lòng khán giả.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Trong quá trình phấn đấu rèn luyện thông qua các bài tập các em đã tiến bộ về thể lực, kĩ thuật,yếu tố tâm lí và cả về kinh nghiệm thi đấu môn bóng chuyền bản thân thấy phương pháp tập luyện và bố trí thời gian tập luyện cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THCS Vân Du là có hiệu quả đạt thành tích nhất vòng cụm, nhất vòng thi đấu chung kết chào mừng xuân Mậu Tuất năm 2018 rất mong các đồng nghiệp tham khảo để áp dụng.
Có được hệ thống giải các cấp sẽ tạo được sân chơi lành mạnh giúp các em có động cơ tập luyện. Vậy thông qua các giải thi đấu, cần chọn lựa, bồi dưỡng các em có tố chất năng khiếu tốt nhất cho giải đấu ở các cấp đặc biệt là cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia .
2. Kiến nghị:
- Các cấp lãnh đạo thị trấn Vân Du, Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn nữa tới phong trào thể dục thể thao nói chung và môn bóng chuyền nói riêng. Cần có sự đầu tư hơn nữa về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện cho bộ môn TDTT .
- Hàng năm nhà trường tổ chức các giải thi đấu bóng chuyền cho các khối lớp trong trường để gây hứng thú, tạo phong trào và xây dựng nhân tố. 
-Thị trấn tổ chức giải bóng chuyền lứa tuổi THCS. 
- Sở GD& ĐT tỉnh Thanh Hóa nên tổ chức giải bóng chuyền nam nữ THCS hàng năm.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Vân Du, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Lê Văn Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bai_tap_nang_cao_chat_luong_doi_tuyen_bong_chuye.doc