SKKN Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự ly ngắn nhằm nâng cao thành tích cho nam học sinh lớp 9 Trường THCS
Thể dục thể thao (TDTT) góp phần to lớn trong việc phát triển toàn diện con người về phẩm chất lẫn cả trí tuệ. TDTT được đưa vào trong cuộc sống và ngày càng phát triển rộng rãi trong khắp cả nước. Hiện nay, TDTT đang được coi là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Trong các trường học từ tiểu học, THCS, THPT, đến đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nó tồn tại cân đối, mỗi ngày một phát triển hơn trong lĩnh vực giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, những năng lực hoạt động có tính cần cù và sáng tạo hơn.
Trong những năm gần đây nền kinh tế văn hoá đã có những bước đột phá đáng kể. Dưới ánh sáng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đất nước ta dần tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm "Sánh vai với các cường quốc năm châu". Sự chuyển mình của đất nước đã tạo ra thời vận mới cho nền TDTT nước nhà ngày càng phát triển.
Để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội, chúng ta cần giáo dục không chỉ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ . mà còn phải dạy cho các em cả về giáo dục thể chất. TDTT là một nội dung quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất nhằm phát triển con người toàn diện cân đối về mọi mặt.
1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Điền kinh là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa thích, nó đã và đang phát triển rộng rãi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở nước ta Điền kinh được coi là môn thể thao mũi nhọn bởi vì nó phù hợp với điều kiện phát triển của con người với phương tiện và điều kiện của đất nước. Cũng như các môn thể thao khác, tập luyện môn Điền kinh có khả năng tăng cường sức khoẻ phát triển các tố chất thể lực, sự khéo léo linh hoạt tạo điều kiện cho việc hoàn thiện yếu tố thể lực để nâng cao hiệu quả trong thi đấu. Nói đến điền kinh là phải nói đến những cuộc đua tranh ở tốc độ cực hạn. Đó là chạy cự ly ngắn.
Hiện nay, không những cuộc thi đấu tầm cỡ thế giới mà những cuộc thi đấu ở nước ta cũng vậy, đặc biệt là chạy cự ly ngắn, các VĐV tranh đua dành thứ hạng cao diễn ra trong từng 1/1000 giây. Chính vì vậy, chạy cự ly ngắn luôn là đối tượng để các nhà khoa học, các giáo viên, huấn luyện viên quan tâm. nghiên cúu.
MỤC LỤC 1.Mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 1.4. 2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. 1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 1.4.4. Phương pháp kiểmtra sư phạm. 1.4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 1.4.6. Phương pháp toán học thống kê. 1.5. Những điểm mới của SKKN. 1.5.1.Thời gian nghiên cứu. 1.5.2.Đối tượng nghiên cứu. 1.5.3.Địa điểm nghiên cứu. 1.5.4. Mục đích của đề tài. 2.Nội dung. 2.1.Cơ sở lý luận. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2.2.1. Thực trạng trong giảng dạy chạy cự ly ngắn. 2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích chạy cự ly ngắn. 2.2.3. Đánh gái thực trạng công tác giảng dạy sức bền tốc độ. 2.2.4. Thực trạng các bài tập phát triển sức bền tốc độ. 2.3. Các giải pháp biện pháp, biện pháp các bài tập sức bền, tốc độ trong chạy cự li ngắn. 2.4. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền, tốc độ cho nam học sinh lớp 9 trường THCS Quảng Hưng. 3. Kết luận và kiến nghị: 3.1.Kết luận. 3.2. Kiến nghị 1.MỞ ĐẦU: Thể dục thể thao (TDTT) góp phần to lớn trong việc phát triển toàn diện con người về phẩm chất lẫn cả trí tuệ. TDTT được đưa vào trong cuộc sống và ngày càng phát triển rộng rãi trong khắp cả nước. Hiện nay, TDTT đang được coi là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Trong các trường học từ tiểu học, THCS, THPT, đến đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nó tồn tại cân đối, mỗi ngày một phát triển hơn trong lĩnh vực giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, những năng lực hoạt động có tính cần cù và sáng tạo hơn. Trong những năm gần đây nền kinh tế văn hoá đã có những bước đột phá đáng kể. Dưới ánh sáng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đất nước ta dần tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm "Sánh vai với các cường quốc năm châu". Sự chuyển mình của đất nước đã tạo ra thời vận mới cho nền TDTT nước nhà ngày càng phát triển. Để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội, chúng ta cần giáo dục không chỉ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ . mà còn phải dạy cho các em cả về giáo dục thể chất. TDTT là một nội dung quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất nhằm phát triển con người toàn diện cân đối về mọi mặt. 1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Điền kinh là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa thích, nó đã và đang phát triển rộng rãi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở nước ta Điền kinh được coi là môn thể thao mũi nhọn bởi vì nó phù hợp với điều kiện phát triển của con người với phương tiện và điều kiện của đất nước. Cũng như các môn thể thao khác, tập luyện môn Điền kinh có khả năng tăng cường sức khoẻ phát triển các tố chất thể lực, sự khéo léo linh hoạt tạo điều kiện cho việc hoàn thiện yếu tố thể lực để nâng cao hiệu quả trong thi đấu. Nói đến điền kinh là phải nói đến những cuộc đua tranh ở tốc độ cực hạn. Đó là chạy cự ly ngắn. Hiện nay, không những cuộc thi đấu tầm cỡ thế giới mà những cuộc thi đấu ở nước ta cũng vậy, đặc biệt là chạy cự ly ngắn, các VĐV tranh đua dành thứ hạng cao diễn ra trong từng 1/1000 giây. Chính vì vậy, chạy cự ly ngắn luôn là đối tượng để các nhà khoa học, các giáo viên, huấn luyện viên quan tâm. nghiên cúu. Trong môn Điền kinh nói chung và cự ly ngắn nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng mềm dẻo, khéo léo và mức độ hoàn thiện kỹ thuật. Để đạt được thành tích cao trong chạy ngắn thì yếu tố sức bền tốc độ đóng vai trò quyết định. Cụ thể là qua tập luyện sức bền tốc độ giúp cho người tập phát triển tốt hơn về thể chất, nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động cao, tạo điều kiện cho việc phát triển thành tích. Mặt khác, phát triển sức bền tốc độ thì tăng lượng máu tuần hoàn, máu lưu thông tốt hơn (bình thường giảm nhịp đập, làm tăng sự phì đại của tim, tăng khả năng thích ứng của cơ thể với môi trường). Hơn thế nữa, sức bền tốc độ không những nâng cao được thành tích tập luyện và thi đấu cự ly ngắn mà còn tạo điều kiện cho các môn khác trong Điền kinh phát triển. Bởi vậy việc nâng cao sức bền tốc độ trong chạy ngắn là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, thành tích của đội tuyển điền kinh nước ta đã gặt hải được nhiều thành công trên các đấu trường khu vực cũng như ... Qua theo dõi các cuộc thi chạy cự ly ngắn ở các giải thi đấu như: Hội khoẻ phù đổng và các giải điền kinh học sinh tỉnh, toàn quốc thì ta có thể dễ dàng nhận thấy: Các nam học sinh của trường có tốc độ chạy sau xuất phát tương đối đồng đều nhưng càng về cuối cự ly càng bị lùi về phía sau nhiều hơn, đặc biệt trong chạy cự ly ngắn. Một câu hỏi đặt ra: Vì sao chúng ta không duy trì được tốc độ như ban đầu trên toàn cự ly ? Tham khảo các tài liệu cũng như qua trả lời của giáo viên, HLV có kinh nghiệm họ đều cho rằng: "Để đạt được thành tích cao trong chạy cự ly ngắn thì yếu tố tất yếu là trình độ chuẩn bị thể lực chuyên môn". Vậy trong quá trình huấn luyện và thi đấu vấn đề chuẩn bị thể lực chuyên môn là một nội dung cơ bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định đến thành tích của VĐV. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhận thức được tầm quan trọng của sức bền tốc độ với học sinh phổ thông chạy cự ly ngắn trong tập luyện và thi đấu, để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy chạy ngắn. Bằng những kinh nghiệm trong giảng dạy, kiến thức đã được học , bằng sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: " Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự ly ngắn nhằm nâng cao thành tích cho nam học sinh lớp 9 Trường THCS " 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sức bền tốc độ và thành tích chạy cự ly ngắn, nghiên cứu sử dụng một số biện pháp (bài tập) trong huấn luyện và giảng dạy sức bền tốc độ để nâng cao thành tích cho các nam học sinh lớp 9 THCS Quảng Hưng nói riêng và học sinh THCS toàn quốc nói chung. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Để giải quyết được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra hai nhiệm vụ 2 nghiên cứu: * Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy sức bền tốc độ của nam học sinh lớp 9 trường THCS Quảng Hưng Thành phố Thanh Hóa hiện nay. * Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập trong giảng dạy sức bền tốc độ của nam học sinh nam lớp 9 trường THCS Quảng Hưng Thành phố Thanh Hóa . 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để giải quyết được 2 nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài để rút ra các cơ sở lý luận tâm sinh lý và thực hiện nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam học sinh lớp 9 trường THCS Quảng Hưng Thành phố Thanh Hóa . 1.4.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. Đây là phương pháp sử dụng trong thời gian tương đối ngắn có thể thu thập một khối lượng lớn số liệu, vận dụng phương pháp này có nhiều hình thức như toạ đàm hay phỏng vấn. Để thực hiện hiệu quả đòi hỏi phải cụ thể, rõ ràng. Điều tra phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp phản ánh những vấn đề trong thực tế, giúp cho quá trình giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra có cơ sở hơn. Trong khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã phỏng vấn các giáo viên, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhằm thu thập các số liệu cần thiết cho nghiên cứu và giúp cho việc xác định được các bài tập phát triển sức bền tốc độ trong quá trình giảng dạy. 1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm. Phương pháp này nhằm đánh giá thực trạng công tác giảng dạy huấn luyện phát triển năng lực phối hợp vận động cho học sinh của các giáo viên quan sát điều chỉnh. Việc thực hiện các bài tập phát triển sức bền tốc độ trong thực nghiệm, đồng thời sử dụng các phương tiện như đồng hồ bấm giây để đo việc thực hiện các Test kiểm tra từ đó giúp cho việc phân tích, đánh giá khách quan và chính xác hơn. 1.4.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Để thực hiện mục đích nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm xác định và đánh giá sự phát triển tố chất thể lực. Phương pháp được tiến hành bằng các chỉ số Test sau: - Thời gian chạy 20m cuối. - Chạy 100m. - Chạy 150m xuất phát cao. - Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, bàn đạp, người ra hiệu, cờ hiệu. - Với mục đích: kiểm tra năng lực, sức bền tốc độ. 1.4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu lĩnh vực giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá hiệu quả đích thực của các bài tập trên đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các bài tập lựa chọn trên đối tượng với 20 nam học sinh. Được chia làm 2 nhóm: * Nhóm 1: Nhóm thực nghiệm gồm 10 em tập luyện theo các bài tập mà tôi đưa ra. * Nhóm 2: Nhóm đối chứng gồm 10 em tập luyện theo các bài tập của giáo viên. 1.4.6. Phương pháp toán học thống kê. Phương pháp toán học thống kê được sử dụng trong việc xử lý số liệu thu thập qua điều tra quan sát sư phạm và thực nghiệm sư phạm. Các công thức sử dụng bao gồm: - Hệ số tương quan: - Để đánh giá trình độ tập luyện thể lực chuyên môn của VĐV chạy ngắn chúng ta sử dụng công thức: : Là giá trị trung bình của nhóm 1. : Là giá trị trung bình của nhóm 2. nA và nB là số người của nhóm 1 và nhóm 2. Trong đó: (n < 30) Độ lệch chuẩn: 1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN. 1.5.1. Thời gian nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018, chia làm 3 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Từ tháng 01/09/2017 đến tháng 15/09/2017 + Lựa chọn đề tài. + Xây dựng đề cương tổng hợp từ tài liệu nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Từ tháng 16/09/2017 đến tháng 15/11/2017 + Đọc và tham khảo tài liệu. + Thu thập và xử lý số liệu. + Giải quyết nhiệm vụ 1. - Giai đoạn 3: Từ tháng 16/11/2017 đến tháng 15/01/2018 + Giải quyết nhiệm vụ 2. - Giai đoạn 4: Từ tháng 16/01/2018 đến tháng 15/04/2018 + Hoàn thiện đề tài nghiên cứu. 1.5.2. Đối tượng nghiên cứu. - Gồm 20 nam học sinh lớp 9 chạy cự ly 100m tuyển điền kinh trường THCS Quảng Hưng – Thành Phố Thanh Hóa. 1.5.3. Địa điểm nghiên cứu. - Tại Trường THCS Quảng Hưng – Thành Phố Thanh Hóa. 1.5.4. Mục đích của đề tài: - Nêu được những bất cập khi học nội dung chạy cự ly ngắn. - Đề tài giải quyết được sự yếu kém về sức bền tốc độ của học sinh nói chung và học sinh nam nói riêng. - Mục tiêu của tôi đố là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ trong công tác của bản thân góp phần vào việc phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh nam lớp 9. - Nêu được những khó khăn bất cập trong quá trình giảng dạy và huấn luyện nội dung chạy cự ly ngắn trong chương trình học môn thể dục THCS. 2.NỘI DUNG: 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Sách giáo khoa là tài liệu nghiên cứu lý luận sát thực và cụ thể nhất, học sinh được học tập dựa vào quan điểm làm cho bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường gắn liền với tập luyện thể dục thể thao sát thực và gắn với cuộc sống, phát triển năng lực nhận thức cho học sinh ra thực tế cuộc sống. Dựa vào sách giáo khoa là công cụ của thầy giáo, học sinh để giáo viên truyền thụ và học sinh lĩnh hội kiến thức, phát triển kỹ năng. Nói cụ thể chương trình giảng dạy của giáo viên trên các tiết dạy và đó là pháp lệnh của Nhà nước mà theo tôi nghĩ là thầy giáo ai cũng phải thực hiện và thực hiện một cách nghiêm túc. Trong thời kỳ đất nước ta hiện nay trên đà đổi mới “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Vì vậy đào tạo nên những thế hệ trẻ có trí thức, có trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật là một điều hết sức cần thiết, đặc biệt đối với ngành giáo dục. Hơn nữa cho qúa trình học tập và phát triển của tương lai. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG: - Sức bền tốc độ được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng nổi trội hơn cả là các nhà khoa học như: Harre (Đức), Vonkop (Nga), Ozolin (Nga), Phùng Thiếu Phạm (Trung Quốc), các ông cho rằng sức bền tốc độ bị chi phối bởi bốn yếu tố sau: - Trình độ phát triển chung của cơ thể học sinh, các hệ thống cơ quan của cơ thể đặc biệt là hệ thống thần kinh, tim mạch, hô hấp có mối quan hệ chặt chẽ với sức bền tốc độ. - Phẩm chất, ý chí của học sinh. - Năng lực hoạt động của nhóm cơ lớn và các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào các động tác hay còn gọi là mức độ hoàn thiện kỹ thuật. - Sự hoàn thiện về năng lực sức bền tốc độ được hình thành và phát triển về trình độ tập luyện. - Trình độ tập luyện của học sinh càng cao thì sức bền chuyên môn càng cao. Song ở cùng một trình độ thì các học sinh lại có sự khác nhau. Chính vì vậy, đánh giá chính xác mức độ phát triển sức bền tốc độ cho từng học sinh sẽ giúp ta nắm vững và thực hiện được việc điều chỉnh, huấn luyện, từ đó nâng cao được hiệu quả tuyển chọn và đào tạo học sinh. 2.2.1.Thực trạng trong giảng dạy nội dung chạy cự ly ngắn: Chạy ngắn được chia thành 4 giai đoạn: Xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. * Xuất phát: Xuất phát trong chạy ngắn nhằm giúp học sinh rời nhanh ra khỏi bàn đạp, thực hiện các bước chạy sau đó và mau chóng chuyển sang giai đoạn chạy lao sau xuất phát để bắt đầu quá trình tăng tốc. Xuất phát trong chạy ngắn người ta sử dụng xuất phát thấp bằng bàn đạp nhằm tận dụng điểm tỳ và mau chóng đưa cơ thể hướng nhanh về phía trước. * Chạy lao sau xuất phát: Chạy lao sau xuất phát là giai đoạn học sinh thực hiện tăng tốc. Tốc độ chạy lao sau xuất phát được tăng lên chủ yếu do tăng độ dài bước. Việc tăng độ dài bước chủ yếu đến bước thứ tám, thứ mười (bước sau dài hơn bước trước từ 10 - 15cm). Sau đó thì độ dài bước được tăng ít hơn (4 - 8m). Cùng với việc tăng tốc độ di chuyển của cơ thể thì thời gian bay trên không tăng lên và thời gian tiếp đất giảm đi. Ở những bước đầu tiên sau xuất phát, hai bàn chân đặt xuống đường hơi tách rộng so với chạy giữa quãng. Sau đó cùng với việc tăng tốc độ hai chân được đặt hơn gần đến đường giữa, hai chân đặt thẳng hướng chạy. * Chạy giữa quãng: Khi đạt được tốc độ cao nhất, thân trên của học sinh chạy hơi đổ về phía trước (72 - 780) trong một bước độ nghiêng của cơ thể có sự thay đổi. Lúc đạp sau, độ nghiêng thân trên tăng lên còn trong pha bay thì lại giảm đi. Chân đặt trên đường có đàn tính và tiếp xúc với đường từ phần trước bàn chân và các hình chiếu khớp chậu đùi trên đường khoảng 33 - 43cm. Tiếp đó chân được gập lại ở khớp gối và cổ chân, góc gấp ở khớp gối lớn hơn khoảng 140 - 1480. Khi chạy giữa quãng, các bước chạy được thực hiện thông thường không bằng nhau, do bước chân khoẻ thường dài hơn. Để chạy có nhịp điệu và tốc độ đều hơn nên tập để có độ dài bước như nhau của mỗi chân bằng cách lưu ý phát triển sức mạnh cơ chân yếu. Kỹ thuật chạy ngắn sẽ bị ảnh hưởng nếu như học sinh không biết thả lỏng các nhóm cơ khi nó không cần tham gia tích cực vào hoạt động. Kết quả phát triển tốc độ chạy ở mức độ đáng kể phụ thuộc vào việc biết chạy nhẹ nhàng, thả lỏng và không có những căng thẳng thừa của học sinh. * Về đích: Về đích là giai đoạn quyết định đến thành tích trong các môn chạy, đặc biệt là chạy 100m. Bởi lẽ chỉ khi về đích học sinh mới được coi là kết thúc cự ly chạy. Khi về đích trong chạy 100m hầu hết ở các VĐV đều giảm tốc độ từ 10 - 20m trước khi về đích. học sinh thường kết thúc bằng cách đánh ngực, vai qua mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường đích để nhanh chóng chạm vào dây đích. VĐV thực hiện động tác gập thân trên đột ngột về phía trước trong một số trường hợp thì chạy băng qua đích với toàn bộ tốc độ mà không cần nghĩ đến việc thực hiện động tác đánh đích. Muốn đạt được thành tích tốt trong toàn cự ly chúng ta cần sử dụng và lựa chọn những bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ, đặc biệt là trong giai đoạn chạy về đích. Trong chạy cự ly ngắn thì tốc độ phản ứng, tốc độ động tác và tần số động tác có ảnh hưởng trong việc phát triển tốc độ. Để duy trì tốc độ được lâu dài trên cự ly chạy thì phải phát triển đến sức bền tốc độ. Sức bền tốc độ có được phải dựa vào các yếu tố: sức bền yếm khí, sức mạnh bền. Tần số động tác cũng là một biểu hiện quan trọng của tố chất tốc độ. Tần số động tác được quyết định bởi tốc độ chuyển đổi giữa ức chế và hưng phấn của trung ương thần kinh vận động, tức là tính linh hoạt của quá trình thần kinh. Do tập luyện tốc độ thường có thời gian ngắn nên tái tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho cơ bắp làm việc chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng yếm khí mà chủ yếu là glucôphân và photphogen. Để lựa chọn được các bài tập sức bền tốc độ chúng ta phải dựa trên cơ sở sinh lý học của sức bền và tốc độ. 2.2.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích chạy cự ly ngắn : - Trong quá trình thực hiện các bài tập thể lực đã diễn ra những biến đổi về tâm lý, sinh lý, sinh hoá trong cơ thể. Thông qua quá trình biến đổi đó giúp cho cơ thể thích ứng cao dần với LVĐ chuyên môn. - Trong quá trình nghiên cứu tổng hợp các tài liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thấy rằng: - Các tố chất vận động (tố chất thể lực) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành tích thể thao nói chung và chạy ngắn nói riêng và thường được chia thành 5 loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo khéo léo, mỗi tố chất trên đều có đặc điểm riêng nhưng chúng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau trong việc cấu thành các thành tích thể thao. - Tố chất sức nhanh quyết định đến khả năng phản ứng vận động, tần số động tác; cụ thể là tần số bước chạy khi thực hiện bài tập và khả năng thực hiện một động tác riêng lẻ trong thời gian ngắn nhất định của học sinh. Đây là những yếu tố cần thiết và có ý nghĩa rất lớn trong tập luyện các môn chạy cự ly ngắn. - Tố chất sức mạnh có ý nghĩa với việc sử dụng lực trong thực hiện động tác đạp sau của học sinh các môn chạy. Qua nghiên cứu cho thấy thành tích các môn chạy nói chung và chạy cự ly ngắn nói riêng, yếu tố quyết định đến thành tích là độ dài bước và tần số bước chạy. Trong đó độ dài bước có ý nghĩa cao trong việc nâng cao thành tích. Vậy muốn có độ dài bước tốt cần phải phát triển tốt sức mạnh tốc độ. - Tố chất sức bền tốc độ đảm bảo sự duy trì khả năng vận động trong thời gian dài của học sinh. Tập luyện sức bền nhằm nâng cao khả năng chức phận, nâng cao khả năng hấp thụ của cơ thể nên cơ thể có thể duy trì được lâu các hoạt động với cường độ lớn, điều này có tác động rất lớn trong quá trình nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn của học sinh. - Khả năng phối hợp vận động và khéo léo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện. Khả năng phối hợp vận động đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể. Tránh được các động tác thừa, tránh được sự tiêu hao năng lực một cách lãng phí. Độ mềm dẻo làm cho quá trình thả lỏng có tốt hơn, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi từ động tác này sang động tác khác. - Ngoài ra, để đảm bảo được thành tích cao trong quá trình tập luyện và thi đấu của học sinh thì cần phải giáo dục cho học sinh các phong cách đạo đức, ý chí, kỹ - chiến thuật cần thiết. - Tóm lại: Từ những cơ sở lý luận chung và chuyên môn thu được thông qua việc thu thập, tổng hợp, phân tích những nguồn tư liệu khác nhau ( Sách, báo, các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu ) đã tạo ra những tiền đề giúp nâng cao nhận thức sâu sắc và toàn diện về lý luận và thực tiễn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của đề tài. Trong đó những quan điểm, khái niệm, xu hướng huấn luyện, cơ sở sinh lý của sức bền chính là cơ sở lý luận để hiểu sâu về đối tượng của đề tài đã được giải quyết thuận lợi. Từ những công việc này sẽ dẫn dắt thực hiện các bước tiếp theo để hoàn thành đề tài. 2.2.3.Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy sức bền tốc độ: Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm có tác dụng trực tiếp lên con người thông qua việc sử dụng các phương tiện giáo dục thể chất, đặc biệt là các bài tập thể chất cho học sinh khác nhau. Kết quả của nó là tạo ra các biến đổi sâu sắc trong cơ thể người tập về mặt hình thái chức năng mà biểu hiện ở đây là các tố chất thể lực phát triển tương đối
Tài liệu đính kèm:
- skkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_ben_toc_do_trong.doc