SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 Trường THCS LTK

SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 Trường THCS LTK

 Đất nước ta từng bước xây dựng và phát triển theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, từng bước gặt hái nhiều thành quả trên nhiều lĩnh vực Văn hóa, Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể Dục Thể Thao (TDTT) Trong đó, nổi bật là lĩnh vực TDTT. TDTT giúp củng cố và nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển tầm vóc và thể trạng cho con người Việt Nam. Nhận thấy vai trò quan trọng của TDTT, Đảng và Nhà nước ta đã đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo lên hàng đầu nhằm đáp ứng tốt mục tiêu chung của đất nước, cũng như nhu cầu chung của các nhà trường. Trường THCS Lý Thường Kiệt (LTK) luôn đặt ra những nhiệm vụ cần thiết trong lĩnh vực TDTT nói chung và môn Điền Kinh nói riêng.

Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong hệ thống giáo dục thể chất ở nhà trường, trong chương trình TDTT cho mọi người và thể thao thành tích cao các cấp. Đây là một môn học có tính tích cực trong việc phát triển các tố chất thể lực “sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và khả năng phối hợp vận động”.

 Điền kinh bao gồm nhiều môn tập luyện và thi đấu. Trong đó có môn Nhảy xa. Để đạt được thành tích cao trong tập luyện và thi đấu môn nhảy xa, nhiệm vụ xây dựng và phát triển các yếu tố thể lực đóng vai trò vô cùng quan trọng.

 Trong những năm qua thành tích môn điền kinh của Trường THCS LTK có những tiến bộ đáng kể. Tuy đã đạt được những thành tích nhất định ở các cấp, nhưng thành tích môn nhảy xa thì còn rất hạn chế.

Trên thực tế, để nâng cao thành tích nhảy xa, người học phải trải qua quá trình tập luyện có hệ thống các bài tập nhằm phát triển thể lực chung và chuyên môn.

 

doc 15 trang thuychi01 10775
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 Trường THCS LTK", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
 Đất nước ta từng bước xây dựng và phát triển theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, từng bước gặt hái nhiều thành quả trên nhiều lĩnh vực Văn hóa, Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể Dục Thể Thao (TDTT)Trong đó, nổi bật là lĩnh vực TDTT. TDTT giúp củng cố và nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển tầm vóc và thể trạng cho con người Việt Nam. Nhận thấy vai trò quan trọng của TDTT, Đảng và Nhà nước ta đã đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo lên hàng đầu nhằm đáp ứng tốt mục tiêu chung của đất nước, cũng như nhu cầu chung của các nhà trường. Trường THCS Lý Thường Kiệt (LTK) luôn đặt ra những nhiệm vụ cần thiết trong lĩnh vực TDTT nói chung và môn Điền Kinh nói riêng.
Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong hệ thống giáo dục thể chất ở nhà trường, trong chương trình TDTT cho mọi người và thể thao thành tích cao các cấp. Đây là một môn học có tính tích cực trong việc phát triển các tố chất thể lực “sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và khả năng phối hợp vận động”.
 Điền kinh bao gồm nhiều môn tập luyện và thi đấu. Trong đó có môn Nhảy xa. Để đạt được thành tích cao trong tập luyện và thi đấu môn nhảy xa, nhiệm vụ xây dựng và phát triển các yếu tố thể lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. 
 Trong những năm qua thành tích môn điền kinh của Trường THCS LTK có những tiến bộ đáng kể. Tuy đã đạt được những thành tích nhất định ở các cấp, nhưng thành tích môn nhảy xa thì còn rất hạn chế.
Trên thực tế, để nâng cao thành tích nhảy xa, người học phải trải qua quá trình tập luyện có hệ thống các bài tập nhằm phát triển thể lực chung và chuyên môn. 
 Ở môn Điền kinh nói chung và môn nhảy xa nói riêng muốn đạt được thành tích tốt thì cần có 2 yếu tố chi phối là: Trình độ kỹ thuật và thể lực. Hai yếu tố này quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau tác động qua lại hỗ trợ cho nhau. Muốn thực hiện điều đó cần phải trang bị cho người tập một thể lực tốt đặc biệt là thể lực chuyên môn.
 Trong quá trình giảng dạy nhiều năm tại Trường THCS LTK, việc áp dụng bài tập nâng cao thể lực chuyên môn cho học sinh còn rất hạn chế, chủ yếu đi sâu vào giảng dạy và thể lực chung. Do số giờ ít, số lượng học sinh lại đông. Điều đó đã dẫn đến thành tích môn nhảy xa còn thấp.
 Việc ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của môn điền kinh nói chung cũng như trong giảng dạy kỹ thuật để nâng cao thành tích nhảy xa nói riêng là một việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong Trường THCS LTK hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 Trường THCS LTK” 
2. Mục đích nghiên cứu: Để lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 Trường THCS LTK.
 Để giải quyết mục đích nghiên cứu đề tài, tôi xác định những nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Lựa chọn một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh khối 8. 
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một số bài tập và xây dựng chương trình tập luyện nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh khối 8 .
- Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả việc sử dụng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh khối 8. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Gồm 30 học sinh (16HS nam, 14HS nữ) khối 8 Trường THCS LTK. Trong đó có 15 học sinh thuộc nhóm đối chứng (8 nam, 7nữ); 15 học sinh thuộc nhóm thực nghiệm (8 nam, 7nữ).
4. Thời gian nghiên cứu: 
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016 và được chia thành các giai đoạn như sau: 
Giai đoạn 1: Từ tháng 3/2015 đến tháng 4/2015 xác định vấn đề nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Từ tháng 4/2015 đến tháng 11/2015 giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức kiểm tra sư phạm và thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu.
 Giai đoạn 3: Từ tháng 11/2015 đến tháng 3/2016 phân tích kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện đề tài nghiên cứu, nộp lên hội đồng khoa học nhà trường.
5. Điạ điểm nghiên cứu: Trường THCS Lý Thường Kiệt - Huyện Hà Trung.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Thông qua phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu có liên quan để thấy được cơ sở lý luận về các phương pháp, các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phỏng vấn:
Tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLV có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Từ đó lựa chọn được một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với đặc điểm đối tượng góp phần quan trọng trong việc nâng cao thành tích nhảy xa.
6.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Tiến hành kiểm tra qua 2 giai đoạn: Trước và sau thực nghiệm, để đánh giá chính xác hiệu quả cần lựa chọn những bài tập sau:
 - Bật xa tại chỗ (m).	
 - Bật 3 bước không đà (m).
 - Bật 9 bước không đà (m).	
 - Chạy đạp sau 50m	
	 - Chạy 30m XP thấp (s). 
 - Chạy 30m tốc độ cao (s)
 - Chạy 60m (s).
	 - Thành tích nhảy xa (m).
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn, đề tài đã tiến hành thực nghiệm trên 30 học sinh khối 8. Trong quá trình thực nghiệm tôi chia làm 2 nhóm: 
- Nhóm A: Nhóm thực nghiệm gồm 15 HS, tập theo bài tập đề tài đưa ra.
- Nhóm B: Nhóm đối chứng gồm 15 HS, tập luyện các bài tập khác.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lý luận của SKKN:
1.1. Cơ sở lý luận của sức mạnh tốc độ:
Sức mạnh là khả năng sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực cơ bắp, hay là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Khả năng sinh lực của cơ bắp phụ thuộc vào:
- Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia trong quá trình co cơ.
	- Chế độ co của các đơn vị vận động đó
 - Chiều dài của sợi cơ trước lúc co.
Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi co cơ theo chế độ co cứng và chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa, lực đó gọi là sức mạnh tối đa và thường đạt được trong co cơ tĩnh. Sức mạnh tối đa phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và thiết diện ngang (độ dày) sợi cơ.
1.2. Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh:.
Sức nhanh là một tổ hợp các thuộc tính năng của con người, nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Những hình thức biểu hiện sức nhanh:
	- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
	- Tốc độ động tác đơn.
	- Tần số động tác.
Những hình thức biểu hiện sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt là các chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. 
1.3. Cơ sở lý luận của tố chất sức bền:
Sức bền là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước. Là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong khoảng thời gian dài mà con người có thể chịu được. Có 2 loại sức bền:
 - Sức bền chung là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham gia của phần lớn hệ cơ.
- Sức bền chuyên môn: Là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định.
1.4. Cơ sở lý luận của khả năng phối hợp vận động:
Phối hợp vận động là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành những đường dây liên hệ tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện các động tác phức tạp, được biểu hiện dưới 3 hình thức:
	- Sự chuẩn xác của động tác về không gian.
	- Sự chuẩn xác của động tác khi thời gian bị hạn chế.
	- Khả năng giải quyết nhanh và đúng tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động.
Tập luyện lâu dài làm tăng độ linh họat của quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn. Nâng cao hiệu quả trong nhảy xa, nghĩa là: Hoàn thiện thể lực và kỹ thuật, nâng cao khả năng phối hợp vận động giữa các giai đoạn thực hiện động tác. Trong thời gian ngắn nhất phát huy sức mạnh tốc độ lớn, chính xác về không gian và mức độ dùng sức.
Trong môn nhảy xa các tố chất thể lực có mối liên hệ với nhau, phát triển tố chất này thì kéo theo sự phát triển các tố chất khác. Việc xác định các yếu tố thể lực ảnh hưởng đến thành tích môn nhảy xa không chỉ giới hạn ở một tố chất nào đó mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 
1.5. Tầm quan trọng của các yếu tố thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa:
Trong quá trình thực hiện các bài tập thể lực, cơ thể đã diễn ra những biến đổi về tâm lý, sinh lý. Từ những biến đổi đã giúp cơ thể thích ứng dần với yêu cầu lượng vận động ngày càng lớn. Qua tài liệu và thực tiễn tôi thấy rằng: Tố chất phát triển thành tích thể thao nói chung và nhảy xa nói riêng là sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền và sức bền chuyên môn. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc nâng cao thành tích nhảy xa, vì vậy: Trong quá trình huấn luyện, giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa phải dựa trên cơ sở nền tảng là sự phát triển toàn diện của các tố chất thể lực. 
2. Thực trạng về thể lực chuyên môn trong nhảy xa của học sinh lớp 8 Trường THCS LTK trước khi áp dụng.
 Để đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh khối 8, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn qua 7 bài tập và thành tích nhảy xa. Kết quả thu được như bảng 1.
Bảng 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh khối 8. (n=30)
TT
Bài tập
Thành tích trung bình của 30 HS
1
Bật xa tại chỗ
1.55m
2
Bật 3 bước không đà,
4.35m
3
Bật 9 bước không đà
13,20m
4
Chạy đạp sau 50m
16s95
5
Chạy 30 XP thấp
5s30
6
Chạy 30m tốc độ cao
5s20
7
Chạy 60m
11s75
8
Thành tích nhảy xa
3m55
Nhìn vào kết quả bảng trên cho thấy thể lực chuyên môn và thành tích nhảy xa còn thấp so với tiêu chuẩn tập luyện của HS Điền kinh. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn một số bài tập làm thử nghiệm cho đối tượng nghiên cứu.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Lựa chọn chỉ tiêu thực trạng thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 Trường THCS LTK: Để xác định được các bài tập nhằm đánh giá tố chất thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh khối 8, tôi đã dựa vào tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, dựa vào các bài tập mà giáo viên chuyên sử dụng để kiểm tra thể lực chuyên môn cho HS nhảy xa, quan sát các buổi tập kiểm tra thể lực chuyên môn và một số tài liệu có liên quan, tôi đã hệ thống được 8 bài tập và thành tích nhảy xa:
- Bật xa tại chỗ (m): Đánh giá sức mạnh bột phát.
- Bật xa 3 bước không đà (m): Đánh giá sức mạnh tốc độ.
- Bật xa 9 bước không đà (m): Đánh giá sức mạnh bền.
 - Chạy đạp sau 50m: Đánh giá sức mạnh bền
- Chạy 30m tốc độ cao (s): Đánh giá tốc độ tối đa trong chạy đà. 
- Chạy 30m XP thấp (s): Đánh giá tốc độ trong chạy đà.
- Chạy 60m (s): Đánh giá sức bền tốc độ.
- Thành tích nhảy xa (m): Đánh giá sức bền chuyên môn và tổng hợp.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định bài tập đánh giá thể lực chuyên môn trong nhảy xa, tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên trực tiếp huấn luyện và giảng dạy môn điền kinh trên địa bàn Huyện Hà Trung, có kinh nghiệm thực tế huấn luyện. Sau đó tiến hành tính tỷ lệ % và kết quả thu được như biểu đồ 1. 
Biểu đồ 1: Biểu diễn đặc điểm của đối tượng phỏng vấn. 
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn xác định bài tập đánh giá thể lực chuyên môn trong nhảy xa (n=20). 
TT
Bài tập
Số người đồng ý
Tỷ lệ %
1
Bật xa tại chỗ (m)
17
85
2
Bật xa 3 bước không đà (m)
17
85
3
Bật xa 5 bước không đà (m)
12
60
4
Bật xa 7 bước không đà (m)
9
45
5
Chạy đạp sau 50m
17
85
6
Chạy 30m tốc độ cao (giây)
19
95
7
Chạy 30m XP thấp (giây)
16
80
8
Chạy 60m (giây)
18
90
9
Bật xa 9 bước không đà (m)
16
80
10
Thành tích nhảy xa (m)
20
100
 Trên cơ sở kết quả bảng 2 cho ta xác định những bài tập có tỷ lệ là 80% trở lên là những bài tập đủ điều kiện đánh giá thể lực chuyên môn trong nhảy xa và chọn được 7 bài tập: Bật xa tại chỗ, bật xa 3 bước không đà, bật xa 9 bước không đà, chạy đạp sau 50m, chạy 30m tốc độ cao, chạy 30m XP thấp, chạy 60m(40m đầu chạy tăng tốc + 20m sau đạp sau) và thành tích nhảy xa.
3.2. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 Trường THCS LTK:
Qua phân tích các tài liệu, thông qua nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn, tôi đưa ra 15 bài tập để phát triển tố chất sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền và sức bền tốc độ trong nhảy xa cho học sinh khối 8.
 . 1. Nằm sấp chống đẩy.
Bật rút gối lên ngực.
Lò cò đổi chân.
Chạy đạp sau .
Bật xa tại chỗ.
Bật xa 5 bước.
Đặt 2 tay sau gáy, đứng lên ngồi xuống.
Bật cổ chân trên cát.
Bật nhảy đổi chân với bục cao 30cm.
 Bật cóc 30m 
 Chạy tốc độ cao 30m.
 Chạy 30m xuất phát cao.
 Chạy 60m (40m đầu chạy tăng tốc + 20m sau đạp sau).
 Nâng cao đùi nhanh tại chỗ.
 Chạy 60m XP cao.
Để tìm hiểu các bài tập phát triển các tố chất thường xuyên được sử dụng trong huấn luyện và giảng dạy nhảy xa tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên điền kinh bằng phiếu phỏng vấn. Số phiếu phát ra là 20, số phiếu thu về là 20. Kết quả được trình bày ở bảng 3
.
Bảng 3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa (n = 20)
Tố chất thể lực
TT
Nội dung bài tập
(Thời gian nghỉ giữa các tổ từ 2 – 3phút)
Số người đồng ý
Tỷ lệ %
Sức mạnh và tốc độ
1
Nằm sấp chống đẩy:15lần x 3tổ.
4
20%
2
Bật rút gối lên ngực: 20lần x 3tổ.
17
85%
3
 Nâng cao đùi nhanh tại chỗ: 30 giây x 3 tổ.
16
80%
4
Chạy tốc độ cao 30m: 2lần x 2tổ.
17
85%
5
Bật xa tại chỗ: lần x 3tổ.
17
85%
6
Bật xa 5 bước: 3lần x 3 tổ.
13
65%
7
Đặt 2 tay sau gáy, đứng lên ngồi xuống: 20giây x 3tổ.
2
10%
8
Bật cổ chân trên cát: 20 lần x 3tổ 
13
65%
9
Bật nhảy đổi chân với bục cao 30cm: 20lần x 3 tổ
17
85%
10
Chạy 30m XP cao: 2lần x 2tổ.
16
80%
Sức mạnh bền và 
sức bền tốc độ
11
Lò cò đổi chân 30m: 3ần x 2 tổ.
16
80%
12
Bậc cóc 30m: 3lần x 2tổ.
13
65%
13
Chạy 60m (40m đầu chạy tăng tốc + 20m sau đạp sau) 2 lần x 2 tổ.
17
85%
14
Chạy 60m XP cao: 2 lần x 3 tổ.
13
65%
15
Chạy đạp sau 50m: 2lần x 3tổ.
18
90%
 Qua bảng 3 cho thấy: Trong 15 bài tập được phỏng vấn bài tập nào chiếm tỷ lệ trên 80% tôi sẽ lựa chọn và được 9 bài tập mà các giáo viên điền kinh đánh giá với mức thường xuyên sử dụng được trình bày qua bảng 4. 
.Bảng 4: Nội dung và khối lượng tập luyện nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa
Tố chất thể lực
TT
Nội dung bài tập
(Thời gian nghỉ giữa các tổ từ 2 - 3phút)
Khối lượng
SL
Tổ
Tổng
Sức mạnh và tốc độ
1
Bật rút gối lên ngực: 20 lần x 3 tổ.
20
3
60 lần
2
Nâng cao đùi nhanh tại chỗ: 20 giây x 3 tổ.
20
3
60giây
3
Bật xa tại chỗ: 4 lần x 4 tổ.
4
4
16 lần
4
Chạy 30m XP cao: 2lần x 3tổ.
2
3
6 lần
5
Bật nhảy đổi chân với bục cao 30cm: 20 lần x 3 tổ.
20
3
60 lần
6
Chạy tốc độ cao 30m: 3lần x 3tổ.
3
3
9 lần
Sức mạnh bền
7
Lò cò đổi chân: 30m 5 x 2 tổ.
5
2
10 lần
8
Chạy 60m (40m đầu chạy tăng tốc + 20m sau đạp sau) 2lần x 2tổ
2
2
4 lần
9
Chạy đạp sau 50m: 3 lần x 2 tổ.
2
3
6 lần
Bảng 5. Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn trong nhảy xa của 2 nhóm trước thực nghiệm (nA = nB = 15).
Trước thực nghiệm thể lực chuyên môn trong nhảy xa của cả hai nhóm còn rất thấp so với tiêu chuẩn tập luyện của VĐV điền kinh. Do vây tôi đã mạnh dạn đưa một số bài tập đã được lựa chọn làm thử nghiệm cho đối tượng nghiên cứu. Để biểu thị rõ nét hơn về thể lực chuyên môn của nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm tôi đã biểu diễn trên đồ thị 2 và 3. (Trong đó: Thành tích biểu thị trên sơ đồ là trung bình cộng của 15HS mỗi nhóm).
 Biểu đồ 2: Biểu thị sức mạnh tốc độ và thành tích nhảy xa trước thực nghiệm của 2 nhóm.
Biểu đồ 3: Biểu thị các bài tập về sức bền tốc độ và sức mạnh bền của 2 nhóm trước thực nghiệm.
Sau khi lựa chọn được các bài tập nhằm phát triển sức mạnh, thành tích nhảy xa và tốc độ tôi đưa vào thực nghiệm với thời gian là 6 tuần, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 45 phút cho thực hiện các bài tập ứng dụng. Nhóm thực nghiệm sẽ tập luyện theo tiến trình của đề tài mà tôi đề ra (xem bảng 4), còn nhóm đối chứng tập theo giáo án khác. 
4. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 Trường THCS LTK 
 Sau 6 tuần tôi áp dụng bài tập vào thử nghiệm cho nhóm thực nghiệm theo bài tập của đề tài đưa ra, nhóm đối chứng tập các bài tập theo giáo án khác. Để có đủ điều kiện đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh khối 8. Tôi tiến hành kiểm tra bằng các bài tập, sau thực nghiệm đã thu được kết quả theo biểu đồ 4,5. (Trong đó: Thành tích biểu thị trên sơ đồ là trung bình cộng của 15HS mỗi nhóm).
 Biểu đồ 4: Biểu thị sức mạnh tốc độ và thành tích nhảy xa sau thực nghiệm của 2 nhóm.
Biểu đồ 5: Biểu thị các bài tập về sức bền tốc độ và sức mạnh bền của 2 nhóm sau thực nghiệm.
 Như vậy, mức độ phát triển trình độ thể lực chuyên môn của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng. Từ kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc vận dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã đem lại hiệu quả cao. Chứng tỏ bài tập đã phù hợp với trình độ tập luyện của học sinh lớp 8 Trường THCS LTK. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
 Qua kết quả nghiên cứu cho thấy 9 bài tập được lựa chọn nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong nhảy xa cho học sinh lớp 8 đã mang lại hiệu 
 quả cao và phù hợp với đối tượng thực nghiệm.
. 1. Bật rút gối lên ngực.
Nâng cao đùi nhanh tại chỗ.
Bật xa tại chỗ.
Chạy 30m xuất phát cao.
Bật nhảy đổi chân với bục cao 30cm.
Chạy tốc độ cao 30m.
Lò cò đổi chân 
Chạy 60m (40m đầu chạy tăng tốc + 20m sau đạp sau).
Chạy đạp sau 50m.
 Thể hiện rõ nhất là nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tốt hơn trước thực nghiệm và tốt hơn nhóm đối chứng. Được sử dụng 7 bài tập và thành tích nhảy xa để đánh giá (bảng 6).
 Bảng 6: So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm (thành tích trung bình của 15HS). 
TT
Tên bài tập,
thành tích nhảy xa
Trước
thực nghiệm
 Sau
thực nghiệm
Ghi chú
1
Bật xa tại chỗ
1m60
1.80m
2
Bật 3 bước không đà,
4.35m
4.75m
3
Bật 9 bước không đà
13.20m
14.10m
4
Chạy đạp sau 50m
16s95
15s95
5
Chạy 30 XP thấp
5s30
5s00
6
Chạy 30m tốc độ cao
5s20
4s90
7
Chạy 60m
11s75
11s40
8
Thành tích nhảy xa
3m55
3m85
2. Kiến nghị:
 Các bài tập lựa chọn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hoặc đưa vào giảng dạy và huấn luyện nhảy xa ở các trường.
 Do thời gian ứng dụng còn ít, kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân có hạn nên khó tránh khỏi thiếu sót khi thực hiện đề tài. Vì vậy Tôi rất mong sự góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh và được thực hiện rộng rãi hơn. 
	Cuối cùng, Tôi xin cam kết: SKKN này không sao chép theo mẫu nào.
Thñ tr­ëng ®¬n vÞ x¸c nhËn
 KT HiÖu Tr­ëng
 Phó HiÖu Tr­ëng
 Lê Thị Thơ
Hà trung, ngày 5 tháng 6 năm 2016
 Người viết
 Nguyễn Thị Thường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (1996), "Điền kinh", NXB TDTT Hà Nội. 
2. Dương Nghiệp Chí (1991), "Đo lường Thể Thao", NXB TDTT Hà Nội.
3. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học ( 2000), "Điền Kinh", NXB TDTT Hà Nội.
4. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1993), "Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao", Sở TDTT thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền (1989), "Thể thao trẻ", NXB TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên (1995), "Sinh lý học TDTT", NXB TDTT Hà Nội.
7. Lưu Quang Hiệp – Lê Đức Chương – Vũ Chung Thủy, Lê Hữu Hưng (2000), "Y học TDTT", NXB TDTT Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Văn (1978), "Toán thống kê" , NXB TDTT Hà Nội .
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
GHI CHÚ
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1
1. Lí do chọn đề tài.
1
2. Mục đích nghiên cứu.
2
3. Đối tượng nghiên cứu.
2
4. Thời gian nghiên cứu.
2
5. Địa điểm nghiên cứu.
2
6. Phương pháp nghiên cứu.
2
 6.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
3
 6.2. Phương pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_the_luc_chuyen.doc