Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh

Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh

Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển cùng với xu thế phát triển chung của thế giới. Trong công cuộc đổi mới không thể không kể đến đổi mới giáo dục và đào tạo , bởi đổi mới giáo dục và đào tạo là tạo ranguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

Hiện nay, mục tiêu giáo dục ở trường thcs đã được xác định rõ ràng đó là: Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những vốn trí thức có hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhà trường còn phải giáo dục cho học sinh về mọi mặt để các em phát triển toàn diện.

Như chúng ta đã biết, trò chơi không phải là một thứ mua vui đơn thuần giải trí, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡngrất quan trọng góp phần tích cực vào việc giáo dục cho học sinh về mọi mặt như “Đức – Trí - Thể - Mỹ”.

Trong xã hội nói chung và trường   học nói riêng , chơi là một nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày, nó là một hoạt động tự do, bất định không gò ép hoặc bắt buộc. Đây là một đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn , sự thu hút bởi vì không aigiám khẳng định diễn biến và kết quả cuối cùng của mỗi trò chơi.

Tuy nhiên , trò chơi là một hoạt động có quy tắc. Dù trò chơi có đơn giản bao nhiêu cũng phải có quy tắc nhất định và vì vậy sẽ tạo nên sự bình đẳng giữa những người tham gia trò chơi. Người ta thường nhắc đến các luật chơi, do đó mọi hành động của các em khi tham gia trò chơi thường chịu sự chỉ đạo và ràng buộc bởi những quy tắc nhất định đối với các em, trò chơi tác động trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và thể lực của mỗi em, góp phần tạo nên bầu không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể. Chơi là để giải toả những căng thẳng về tinh thần, chơi là để phát triển tâm hồn và thể chất, chơi là để học làm người , để phát triển nhân cách một cách toàn diện.

doc 31 trang Mai Loan 12/12/2023 1853
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU	2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	2
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.	4
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	4
Khách thể nghiên cứu	4
Đối tượng nghiên cứu	4
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU	4
PHẠM VI NGHIÊN CỨU	5
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN	6
VỊ TRÍ CỦA ĐỀ TÀI TRONG TRƯỜNG THCS	6
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS, CÓ ẢNH HƯỞNG ĐỂN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.	6
Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS	7
Một số đặc điểm tâm lý	8
VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH THCS	10
Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển nhân cách	10
Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.	11
IV - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ	14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ	15
I - THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI	15
1- Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động vui chơi15 2-Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động vui chơi 16
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NÓI RIÊNG TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ	17
Thực trạng về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ hoạt động tập thể	17
Thực trạng tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ hoạt động tập thể.19
NHỮNG NGUYỆN VỌNG CỦA HỌC SINH VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.20
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NỘI DUNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ	23
- MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ	23
1.- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, tự giác của học sinh trong giờ vui chơi	23
2.- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thcs	23
3.- Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác có sự hướng dẫn của giáo viên 24
4.- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục trong mỗi nội dung	24
5.-Nguyên tắc tận dụng mọi tiềm năng cơ sở vật chất sẵn có vào việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể	25
-XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI CHO HỌC SINH TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ	25
Trò chơi thứ nhất “Kết bạn”.	25
Trò chơi thứ 2: Trò chơi: “chuyền bóng tiếp sức”.	26
Trò chơi tâng cầu	26
-MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU CỦA GIÁO VIÊN VỀ HIỆU QUẢ CỦA NHỮNG TRÒ CHƠI MÀ TÔI ĐÃ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG TRONG NĂM HỌC 2011-2012	27
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ	28
KẾT LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU	28
KHUYẾN NGHỊ	28
TÀI LIỆU THAM KHẢO	30
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển cùng với xu thế phát triển chung của thế giới. Trong công cuộc đổi mới không thể không kể đến đổi mới giáo dục và đào tạo , bởi đổi mới giáo dục và đào tạo là tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Hiện nay, mục tiêu giáo dục ở trường thcs đã được xác định rõ ràng đó là: Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những vốn trí thức có hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhà trường còn phải giáo dục cho học sinh về mọi mặt để các em phát triển toàn diện.
Như chúng ta đã biết, trò chơi không phải là một thứ mua vui đơn thuần giải trí, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng rất quan trọng góp phần tích cực vào việc giáo dục cho học sinh về mọi mặt như “Đức – Trí
- Thể - Mỹ”.
Trong xã hội nói chung và trường học nói riêng , chơi là một nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày, nó là một hoạt động tự do, bất định không gò ép hoặc bắt buộc. Đây là một đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn , sự thu hút bởi vì không ai giám khẳng định diễn biến và kết quả cuối cùng của mỗi trò chơi.
Tuy nhiên , trò chơi là một hoạt động có quy tắc. Dù trò chơi có đơn giản bao nhiêu cũng phải có quy tắc nhất định và vì vậy sẽ tạo nên sự bình đẳng giữa những người tham gia trò chơi. Người ta thường nhắc đến các luật chơi, do đó mọi hành động của các em khi tham gia trò chơi thường chịu sự chỉ đạo và ràng buộc bởi những quy tắc nhất định đối với các em, trò chơi tác động trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và thể lực của mỗi em, góp phần tạo nên bầu không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể. Chơi là để giải toả những căng thẳng về tinh thần, chơi là để phát triển tâm hồn và thể chất, chơi là để học làm người , để phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Ở lứa tuổi các em học là hoạt động chủ đạo nhưng hoạt động vui chơi vẫn giữ một vị trí quan trọng, nó trở thành hoạt động không thể thiếu ở các em.
Mặt khác, việc tổ chức hoạt động vui chơi cho các em sẽ tạo nên một tập thể lành mạnh, góp phần rất lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Có thể nói, bản chất của trò chơi theo ý nghĩa sinh học là sự điều hoà , cân bằng nguồn năng lượng dư thừa được sản sinh trong cơ thể , vì thế có người cho rằng “chơi là sống”.
Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau, song nhìn chung trò chơi giúp các em rèn luyện những đức tính quý báu: Thật thà, lễ phép, dũng cảm, cần cù rèn luyện khả năng quan sát, óc phán đoán, tăng cường thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền , tính phản xạ
Trò chơi còn giáo dục ý thức tổ chức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, đồng thời trò chơi còn giúp các em hoàn thiện các kỹ năng ứng dụng học vấn vào cuộc sống hàng ngày.
“Học mà chơi, chơi mà học” là một quan điểm rất đúng đắn trong quá trình hướng dẫn và tổ chức chơi cho các em. Hiệu quả của trò chơi còn phụ thuộc vào khả năng bản thân người hướng dẫn. Không nên dừng lại ở mức độ giải trí đơn thuần mà phải xem trò chơi thực sự là một phương tiện giáo dục có hiệu quả, dễ tiếp thu nhất, góp phần thực hiện trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
Trò chơi chính là sự bổ trợ tích cực, cơ bản cho giờ chơi và hoạt động tập thể. Qua đó, thành tích và kĩ năng được tăng lên. Nhiều trò chơi tốt, tích cực còn có tác dụng hạn chế và đi tới bỏ xa những trò chơi không lành mạnh, mất vệ sinh, phản tác dụng giáo dục.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động vui chơi cho các em ở trường nói chung và trong giờ thể dục nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những lý do đã nêu, đồng thời để góp phần hỗ trợ và củng cố cho chơi và hoạt động tập thể thêm phong phú và có hiệu quả. Tôi mạnh dạn
chọn đề tài này với chủ đề: “Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh.”
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Hoạt động vui chơi là một hoạt động mang tính giáo dục cao thông qua các hoạt động. Nghiên cứu nội dung hoạt động vui chơi và xây dựng thiết kế một số trò chơi cho học sinh trong các giờ chơi và hoạt động tập thể nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Với những vấn đề trên, tôi lĩnh hội và phát huy kiến thức được học tập trong nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, gây hứng thú cho các em trong mỗi tiết học với quan điểm “học mà chơi , chơi mà học” để từ đó thu hút các em thích chơi và tham gia hoạt động tập thể, đây cũng là mục tiêu quan trọng của đề tài.
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1.Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động vui chơi của học sinh thcs, đề tài tập trung nghiên cứu là học sinh thcs trên địa bàn quận ◻èng §a, chủ yếu là học sinh trường THCS Th¸i ThÞnh
2. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động tập thể.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh và vai trò của các hoạt động vui chơi đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ, ý nghĩa , vai trò của nó trong quá trình giáo dục học sinh.
Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh trong các giờ chơi và hoạt động tập thể.
Đề xuất một số nội dung hoạt động và thiết kế một số trò chơi cho học sinh trong mỗi giờ chơi và hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện nhà trường và nhu cầu của học sinh hiện nay.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Do điều kiện và thời gian có hạn, trong đề tài này tôi mới tiến hành điều tra 10 giáo viên thcs và hơn 100 học sinh lứa tuỗi 13-14 ở trường THCS Thái Thịnh
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thống kê toán học.
* Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu.
Đây là quan trọng chúng ta muốn làm bất cứ công việc gì không thể chỉ dựa vào sự nhiệt tình là đủ. Mà sự nhiệt tình đó phải gắn liền với những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của công việc nhằm giải quyết nhiệm vụ 1, nhiệm vụ
Từ đó hiệu quả đạt được sẽ như mong muốn. Từ những suy nghĩ trên tôi luôn tìm tòi, thu thập các tài liệu liên quan đến củng cố thêm cho công việc của mình.
* Phương pháp điều tra (ankét).
Nhằm đánh giá, tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3.
Phương pháp quan sát.
Dự giờ chơi và hoạt động tập thể có tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh.
Phương pháp thống kê toán học.
Nhằm sử lý số liệu và kết quả điều tra thu thập.
Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: đàm thoại, tổng kết rút kinh nghiệm.
Trong phương pháp trên, phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
VỊ TRÍ CỦA ĐỀ TÀI TRONG TRƯỜNG THCS.
Hiện nay nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, các chủ nhân của thế kỉ XXI phải là những con người thông minh, dí dỏm, hoạt bát, có ánh sáng trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh và một thân thể cường trángCon người của văn hoá thời hiện đại, văn minh không chỉ giỏi một lĩnh vực mà còn phải là con người toàn diện, có năng lực, có sức khoẻ, luôn luôn vận động phù hợp với sự phát triển của đất nước. Chính vì thế mà giáo dục được đặt lên hàng đầu, toàn xã hội tôn vinh nghề giáo và cũng đặt cho chúng ta một nhiệm vụ to lớn là khâu đột phá đưa đất nước ta đi vào kỷ nguyên mới, sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Trong các kỳ đại hội Đảng đã đề ra “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bởi “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Giáo dục và đào tạo cho thế hệ trẻ hôm nay một cách toàn diện chính là chúng ta đã đặt nền móng vững chắc cho toàn nhà tri thức trong tương lai.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS, CÓ ẢNH HƯỞNG ĐỂN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
K.D.Uinxki đã từng nói: “Các bạn hãy nghiên cứu những quy luật của các hiện tượng tâm lý mà các bạn muốn điều khiển và các bạn hãy hành động căn cứ trên những quy luật này và những hoàn cảnh mà các bạn muốn vận dụng chúng vào đó để tổ chức cho học sinh THCS vui chơi và thấy được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu một số đặc điểm tâm sinh lý của các em có ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi.
Học sinh THCS ở độ tuổi 12 đến 15 tuổi, ở lứa tuổi này bản thân mỗi đứa trẻ có sự tích luỹ kinh nghiệm sống nhất định và có những đặc điểm về thể lực, khả năng vận động, khả năng hoạt động trí tuệ, hứng thú tình cảm cũng như vốn tri thức tích luỹ đượcVì vậy, để giáo dục trẻ có hiệu quả, thì
việc nắm vững những đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tổi này là rất quan trọng.
Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thcs.
Cơ thể của trẻ em là nền tảng vật chất và trí tuệ tâm hồn, nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt “Thân thể có khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt” ngược lại “Tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”.
Ở lứa tuổi này, cơ thể của các em đang có sự phát triển và hoàn thiện dần về cấu trúc, chức năng. Thể lực của các em phát triển tương đối đồng đều, chiều cao mỗi năm chỉ trên dưới 4 cm trọng lượng cơ thể mỗi năm chỉ tăng khoảng 3kg. Bộ xương đang ở giai đoạn cứng dần nhưng còn nhiều mô sụn, quá trình hoá xương chưa kết thúc và đang phát triển mạnh mẽ, vì vậy cần phải chú đến tư thế đi, đứng , nghỉ, chạy nhảy của các em đề phòng cong vẹo, gù xương ở trẻ, tránh để các em mang vác vật quá nặng, tránh để các em viết lâu, làm các việc quá tỉ mỉ gây mệt mỏi cho các em.
Nói đến đặc điểm thể chất học sinh không thể không nhắc đến đặc điểm của hệ thần kinh. Hệ thần kinh cảu các em trong giai đoạn này đang phát triển mạnh. Bộ óc của các em đang phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 13, 14 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện về chất lượng và sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Điều này tạo điều kiện cho các phản xạ có điều kiện nhanh và nhiều. Tuy nhiên, ở giai đoạn này khả năng ức chế của hệ thần kinh còn yếu, vì thế ta cần phải chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác cũng không được doạ nạt các em vì làm như thế không những làm tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển hệ thần kinh và bộ óc của các em. Trong khi đó, nhu cầu trao đổi chất và năng lượng của trẻ lại lớn dần đến các cơ quan phải tăng cường hoạt động làm cho các em chóng mệt mỏi. Do đó , tổ chức hoạt động vui chơi phải chú ý sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý của các em.
Một số đặc điểm tâm lý.
Đặc điểm của quá trình nhận thức:
Nói đến đặc điểm tâm lý của học sinh THCS thì vấn đề đầu tiên cần phải nói đến đó là quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em có những nhận thức nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó tỏ thái độ và có hành vi hoạt động tham gia vào mối quan hệ xã hội.
-Về tri giác: Tri giác của các em còn mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ động. Do đó các em còn phân biệt các đối tượng còn không chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn lẫn lộn. Các em thích quan sát những gì sinh động những đặc điểm, những sự vật trực tiếp gây cho các em cảm xúc. Ngoài ra tri giác của các em còn hạn chế và khả năng lập kế hoạch chưa tốt.
-Về trí nhớ: Các em có khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy móc. Trẻ dễ nhớ những gì tác động trực tiếp đến tri giác của trẻ và nhớ lâu những gì chúng đã tiến hành hành động trên nó. Do đó trẻ thích tham gia những hoạt động mang tính thực tiễn có tính chất vận dộng.
-Về tư duy: Tư duy của trẻ bậc thcs đang chuyển dần từ trực quan cụ thể sang trừu tượng khái quát. Học sinh trường ở từng khối lớp có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ. Tóm lại, đặc điểm tư duy của trẻ bậc thcs không có ý nghĩa tuyệt đối mà có ý nghĩa tương đối.
2.2-Đặc điểm nhân cách của học sinh THCS.
Mặc dù sự phát triển nhân cách của học sinh thcs không mang tính chất “đột biến” nhưng trong giai đoạn này sự hình thành nhân cách của các em diễn ra khá rõ nét. Khi bước chân tới trường trẻ được gia nhập một cuộc sống mới: tập thể lớp học. Tất cả đều có sự ảnh hưởng đến sự hình thành quan hệ mới, hình thành thái độ với người khác đối với tập thể và đối với học tập, hình thành các phẩm chất của ý trí, tình cảm và đạo đức ở học sinh .
*Về tính cách:
Phần lớn học sinh có nhiều nét tính cách tốt như: lòng vị tha, tính ham hiểu biết, tính hồn nhiên, tính chân thực, lòng thương người hồn nhiên trong quan hệ với người lớn, với thầy cô, bạn bè, hồn nhiên nên rất cả tin, tin vào sách vở, tin vào người tốt, tin vào khả năng của bản thân. Tất nhiên niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng. Chúng ta có thể tận dụng điều này để giáo dục các em, sao cho các em dần dần hết “ngây” nhưng còn giữ được chất “thơ”. Bên cạnh đó tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này. Tính bắt chước chính là con dao hai lưỡi, bởi trẻ bắt chước cái tốt cũng lắm mà cái xấu cũng nhiều. Ngoài ra tính cách của các em cũng có nhược điểm là bướng bỉnh và bất thường cho nên chúng ta cũng phải chú ý đến điều này để giáo dục các em.
*Về nhận thức:
◻ lứa tuỗi nµy nhận thức của học sinh rất rõ nét. Nhu cầu nhận thức chính là một trong nhu cầu tinh thần. Nhu cầu này đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ . Một đặc điểm quan trọng là nhu cầu nhận thức của trẻ ở giai đoạn này thường gắn liền với nhu cầu vui chơi, nhu cầu hoạt động tập thể trường lớp xã hội.
*Về tình cảm
Các em rất dễ xúc động, sống nhiều trong tình cảm. Tình cảm thẩm mỹ và tình cảm trí tuệ đang phát triển. Tình cảm của các em dễ nảy sinh nhưng chưa bền vững.
*Về hứng thú:
Ở lứa tuổi này các em chưa có hứng thú chuyên biệt với từng bộ môn, từng hoạt động, điều này dẫn đến các em học vì điểm. Đối với vui chơi các em thường hứng thú với hoạt động tập thể có quy tắc đòi hỏi sự cố gắng, sự khéo léo nhất định, hay những hoạt động vui chơi giàu trí tưởng tượng, luôn vận động.
*Về năng khiếu và sự phát triển của năng khiếu:
Học sinh thường bộc lộ năng khiếu thơ , ca, nghệ thuật ( múa hát , vẽ).
Việc phát triển những khả năng của các em trong lĩnh vực này là rất quan trọng và cần thiết để bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho các em. Trò chơi sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển và rèn luyện tài năng nơi các em.
Tóm lại, ở lứa tuổi này các em có những biến đổi sâu sắc cả về tâm sinh lý, nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Để tổ chức các hoạt động học tập cũng như các hoạt động vui chơi cho các em có hiệu quả thì người giáo viên cần phải nắm vững những đặc điểm cơ bản của lứa tuổi này để từ đó tổ chức hoạt động cho phù hợp với tâm sinh lý của các em.
VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH THCS.
Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Về vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của lý luận và thực tiễn đã khẳng định “Cuộc sống của con người được tạo bởi dòng các hoạt động” hay nói cách khác hoạt động chính là phương thức tồn tại của con người.
Năng lực của trẻ được hình thành và bộc lộ trong quá trình hoạt động của các em. Khi ta chưa xem xét, chưa quan sát hoạt động của trẻ thì ta chưa thể nói một em nào đó có hay không có năng lực đối với loại hình hoạt động đó. Ví dụ ta không thể nói về năng lực âm nhạc của một em nếu em chưa học nhạc dù là hình thức sơ đẳng nhất chỉ có hoạt động học tập được tổ chức đúng đắn thì ta mới biết em đó có biểu hiện năng lực về mặt nào.
Con người sinh ra không có sẵn năng lực đối với một loại hình hoạt động nào đó. Năng lực của con người chỉ được hình thành và phát triển nhân cách con người đặc biệt là khi con người còn ở lứa tuổi thiếu nhi.
Hoạt động của trẻ rất phong phú và đa dạng. Các hoạt động này góp phần làm bộc lộ và phát triển những tính cách của trẻ. Do đó, vai trò của giáo viên thể dục là phải lựa chọn xây dựng tổ chức cho các em tham gia nhiều loại
hình hoạt động khác nhau, để qua đó các em có điều kiện bộc lộ, hình thành và phát triển năng lực riêng và nhân cách nói chung.
Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Chơi là hoạt động cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi , nhưng đối với trẻ chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là sống, do đó ta có thể nói: chơi đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống trẻ, đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của chúng. Đúng như nhà giáo dục vĩ đại Ma-ren- kê đã tổng kết: Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng như những hoạt động công tác và phục việc phục vụ của người lớn. Chính vì vậy nên những người lao động tương lai được giáo dục trước hết là lúc chơi.
Vậy để thấy rõ được hoạt động vui chơi đối với cuộc sống của trẻ trước hết chúng ta phải biết được thế nào là chơi, hoạt động vui chơi ?
Trò chơi
Trong nhµ trường hiện nay hoạt động vui chơi không kém phần quan trọng. Các em “Học mà chơi- chơi mà học”. Trò chơi một chủ đề mà nhiều tác giả trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực khoa học đề cập đến và cũng được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Nhưng để đi đến một cái chung thì

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_va_to_chuc_tro_choi_van_dong.doc
  • pdfSKKN_The_duc_Nguyen_Viet_Hung.pdf