SKKN Một số bài tập phối hợp nâng cao thành tích hai nội dung điền kinh “Chạy ngắn – chạy bền ” cho học sinh Lớp 8

SKKN Một số bài tập phối hợp nâng cao thành tích hai nội dung điền kinh “Chạy ngắn – chạy bền ” cho học sinh Lớp 8

Cơ sở lí luận của vấn đề

Như chúng ta đã biết điền kinh là môn thể thao đa dạng, bao gồm nhiều nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Trong những nội dung của điền kinh thì nội dung chạy được giảng dạy xuyên suốt và mang lại tính hứng thú nhất trong học sinh và cũng là nội dung phát triển tốt nhất các tố chất thể lực. Chạy là phương pháp di chuyển tích cực, là một hoạt động có chu kì. Mỗi chu kì gồm hai bước chạy: Một bước chân trái, một bước chân phải. Mỗi bước chạy gồm hai thời kì gồm có thời kì chân chạm đất và thời kì bay trên không và chạy cũng là nội dung phổ biến nhất được đưa ra trong các bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn thể thao. Hơn nữa các nội dung trong môn điền kinh nói chung và môn chạy nói riêng đều đặt ra những mức quy định về thành tích phải đạt được sau quá trình tập luyện và cũng là môn mang tính chất ganh đua nhau rất quyết liệt thể hiện rất rõ trong yêu cầu kiểm tra đánh giá chạy ngắn hay chay bền phải đạt số giây, số mét quy định theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên, còn trong thi đấu thì sự thắng thua đôi khi chỉ hơn kém nhau một bước chân. Chính vì thế tùy theo cự li yêu cầu mà người chạy phải biết phân phối thể lực một cách hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất.

Vì vậy, để đạt được thành tích theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho học sinh trung học cơ sở theo công văn số 445/GDTC ngày 17/01/1998 và quyết định số 53/2008/QĐ – GDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên, hay để có thể giành được chiến thắng trong các cuộc thi đòi hỏi trong quá trình giảng dạy hay bồi dưỡng học sinh môn chạy ngắn, chạy bền người giáo viên bên cạnh việc hình thành được kĩ thuật động tác cho học sinh, thì cũng phải từng bước nâng cao được hai yêu cầu về thể lực đó là thể lực chung và thể lực chuyên môn cho học sinh, hai yếu tố thể lực này có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi học sinh có thể lực chung tốt thì mới làm nền tảng cho phát triển thể lực chuyên môn. Mà thể lực bao gồm các tố chất như sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn, tính linh hoạt khéo léo, mềm dẻo, Trong đó những yếu tố sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn là yếu tố cần thiết trong quá trình học tập nội dung chạy ngắn và chạy bền của học sinh.

Bên cạnh hình thành kĩ thuật động tác, nâng cao thể lực cho học sinh cũng cần chú ý về mặt tâm sinh lí của học sinh tuổi 13 – 14, ở lứa tuổi này là giai đoạn giao thời từ trẻ em thành người lớn nên các em luôn muốn thể hiện mình là người lớn, mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn, điều này đã tạo ra động lực muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Và cũng ở lứa tuổi này quá trình nhận thức các vấn đề được nâng cao rõ rệt. Các em biết tập trung chú ý, nhìn nhận sự đúng sai của một sự việc, một kĩ thuật động tác một cách bản chất hơn. Nên việc hình thành kĩ thuật động tác trong giai đoạn lứa tuổi này khá thuận lời. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí cũng như thể lực của học sinh qua từng giai đoạn mà sử dụng các phương pháp, các bài tập phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn cũng như nâng cao kết quả của học sinh dự thi học sinh giỏi TDTT hay hội khỏe phù đổng cấp THCS.

 

doc 20 trang hoathepmc36 01/03/2022 7453
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số bài tập phối hợp nâng cao thành tích hai nội dung điền kinh “Chạy ngắn – chạy bền ” cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BÀI TẬP PHỐI HỢP NÂNG CAO
THÀNH TÍCH HAI NỘI DUNG ĐIỀN KINH “CHẠY NGẮN – CHẠY BỀN ” CHO HỌC SINH LỚP 8
Họ và tên: NGUYỄN THỊ TUYẾT
Đơn vị công tác: THCS TÔ HIỆU
Trình độ: ĐẠI HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Krông Ana, tháng 4 năm 2019
MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU ...1
I. Đặt vấn đề ....1
II. Mục đích nghiên cứu .1
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Cơ sở lí luận của vấn đề . 2
II. Thực trạng của vấn đề ..3
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ...5
IV. Tính mới của giải pháp...11
V. Hiệu quả của giải pháp.11
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...13
I. Kết luận...13
II. Kiến nghị...13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.16
PHỤ LỤC...17
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
- QĐ : Quyết định.
- GDĐT : Giáo dục đào tạo.
- GDTC : Giáo dục thể chất.
- TDTT : Thể dục thể thao.
- THCS : Trung học cơ sở.
- % : Phần trăm.
- m : Mét.
- XPC : Xuất phát cao.
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng.
Trong cuộc sống hiện nay, cũng như trong các trường học vị thế của TDTT đã khẳng định được tầm quan trọng của nó. Thông qua bộ môn thể dục bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, sự nỗ lực, giúp các em biết được các kĩ năng cơ bản để tập luyện hằng ngày từ đó nâng cao sức khỏe và thể lực cho bản thân, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, tính kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao. Đối với học sinh khi có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể thì các em sẽ có cơ hội thể hiện bản thân về lĩnh vực thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường.
Để đat được thành tích cao trong thể dục thể thao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng không thể bỏ qua hai yếu tố cơ bản đó là kĩ thuật động tác và thể lực. Hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau, có tác dụng thúc đẩy để đạt thành tích cao. Đặc biệt yếu tố kĩ thuật động tác, khi kĩ thuật động tác chính xác, thuần thục thì càng tiết kiệm được sức, từ đó phát huy được khả năng dùng sức của cơ thể giúp nâng cao thành tích của bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình học tập và tập luyện của học sinh hiện nay thường mắc những sai lầm rất cơ bản trong học kĩ thuật và yếu tố thể lực của các em cũng chỉ ở mức trung bình. Chính những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập và thi đấu của các em. 
Trong những năm qua thành tích thể dục thể thao của học sinh trường THCS Tô Hiệu trong các cuộc thi học sinh giỏi thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng do phòng giáo dục tổ chức đạt kết quả còn thấp so với các trường trong huyện, đặc biệt là thành tích hai nội dung chạy ngắn, chạy bền của môn điền kinh. Với các lí do trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Một số bài tập phối hợp nâng cao thành tích hai nội dung điền kinh “ Chạy ngắn – chạy bền ” cho học sinh lớp 8. Sáng kiến được áp dụng cho học sinh tại trường THCS Tô Hiệu.
II. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và sử dụng một số bài tập trong quá trình dạy học nội dung chạy ngắn và chạy bền cho học sinh lớp 8, cũng như áp dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh của trường tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện, nhằm nâng cao thành tích học tập và kết quả thi đấu. Qua đó đánh giá được hiệu quả của các bài tập, từ đó lựa chọn được các bài tập phù hợp áp dụng trong công tác giảng dạy.
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Như chúng ta đã biết điền kinh là môn thể thao đa dạng, bao gồm nhiều nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Trong những nội dung của điền kinh thì nội dung chạy được giảng dạy xuyên suốt và mang lại tính hứng thú nhất trong học sinh và cũng là nội dung phát triển tốt nhất các tố chất thể lực. Chạy là phương pháp di chuyển tích cực, là một hoạt động có chu kì. Mỗi chu kì gồm hai bước chạy: Một bước chân trái, một bước chân phải. Mỗi bước chạy gồm hai thời kì gồm có thời kì chân chạm đất và thời kì bay trên không và chạy cũng là nội dung phổ biến nhất được đưa ra trong các bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn thể thao. Hơn nữa các nội dung trong môn điền kinh nói chung và môn chạy nói riêng đều đặt ra những mức quy định về thành tích phải đạt được sau quá trình tập luyện và cũng là môn mang tính chất ganh đua nhau rất quyết liệt thể hiện rất rõ trong yêu cầu kiểm tra đánh giá chạy ngắn hay chay bền phải đạt số giây, số mét quy định theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên, còn trong thi đấu thì sự thắng thua đôi khi chỉ hơn kém nhau một bước chân. Chính vì thế tùy theo cự li yêu cầu mà người chạy phải biết phân phối thể lực một cách hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất.
Vì vậy, để đạt được thành tích theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho học sinh trung học cơ sở theo công văn số 445/GDTC ngày 17/01/1998 và quyết định số 53/2008/QĐ – GDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên, hay để có thể giành được chiến thắng trong các cuộc thi đòi hỏi trong quá trình giảng dạy hay bồi dưỡng học sinh môn chạy ngắn, chạy bền người giáo viên bên cạnh việc hình thành được kĩ thuật động tác cho học sinh, thì cũng phải từng bước nâng cao được hai yêu cầu về thể lực đó là thể lực chung và thể lực chuyên môn cho học sinh, hai yếu tố thể lực này có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi học sinh có thể lực chung tốt thì mới làm nền tảng cho phát triển thể lực chuyên môn. Mà thể lực bao gồm các tố chất như sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn, tính linh hoạt khéo léo, mềm dẻo, Trong đó những yếu tố sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn là yếu tố cần thiết trong quá trình học tập nội dung chạy ngắn và chạy bền của học sinh.
Bên cạnh hình thành kĩ thuật động tác, nâng cao thể lực cho học sinh cũng cần chú ý về mặt tâm sinh lí của học sinh tuổi 13 – 14, ở lứa tuổi này là giai đoạn giao thời từ trẻ em thành người lớn nên các em luôn muốn thể hiện mình là người lớn, mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn, điều này đã tạo ra động lực muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Và cũng ở lứa tuổi này quá trình nhận thức các vấn đề được nâng cao rõ rệt. Các em biết tập trung chú ý, nhìn nhận sự đúng sai của một sự việc, một kĩ thuật động tác một cách bản chất hơn. Nên việc hình thành kĩ thuật động tác trong giai đoạn lứa tuổi này khá thuận lời. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí cũng như thể lực của học sinh qua từng giai đoạn mà sử dụng các phương pháp, các bài tập phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn cũng như nâng cao kết quả của học sinh dự thi học sinh giỏi TDTT hay hội khỏe phù đổng cấp THCS. 
II. Thực trạng vấn đề
 Trường THCS Tô Hiệu nằm trên địa bàn xã Eabông, một xã thuộc vùng khó khăn của huyện, học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỉ lệ cao, chính vì thế nhiều hộ gia đình chưa thật sự chú trọng vào chất lượng bữa ăn hằng ngày của các em, các em chỉ ăn có lượng mà không có chất. Vì thế tuy cùng một độ tuổi nhưng chiều cao, cân nặng của các em không đồng đều. Mà khi chiều cao, cân nặng không đạt mức yêu cầu theo độ tuổi thì đồng nghĩa thể lực của các em sẽ yếu hơn so với các bạn cùng trang lứa đạt tiêu chuẩn về chiều cao, cân năng, chính vị vậy mà giáo viên rất khó để đưa ra định lượng tập luyện phù hợp mà vẫn phát huy được sự tăng tiến về thể lực. 
Qua thực tế giảng dạy năm học 2016 – 2017 tôi nhận thấy rằng chất lượng kiểm tra thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên hai nội dung chạy ngắn và chạy bền của học sinh thì thành tích học sinh đạt được ở mức mức tốt chiếm tỉ lệ rất thấp, học sinh chủ yếu ở mức đạt của tiêu chuẩn, thậm chí có nhiều học sinh vẫn ở mức chưa đạt. Cũng như kết quả của học sinh dự thi chạy ngắn, chạy bền của năm đó, cùng với kết quả của những năm học trước dự thi học sinh giỏi thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng cấp huyện do tôi bồi dưỡng không có kết quả nên bản thân luôn muốn tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục. Chính vì thế, đến năm học 2017- 2018 để tìm ra nguyên nhân trên tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này trong quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình bồi dưỡng học sinh dự thi chạy ngắn, chạy bền, tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến tích cực về thái độ tập luyện, kết quả trong kiểm tra đánh giá và trong tham gia thi đấu cấp huyện của các em đã được nâng lên. Cụ thể để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá sức nhanh, sức bền của 62 học sinh lớp 8A1, 8A2 được dạy theo mô hình trường học mới của trường THCS Tô Hiệu với hai nội dung chạy nhanh 30m và chạy tùy sức 5 phút theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh. Sau khi lấy được kết quả hai nội dung trên đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh giúp tôi đánh giá được thực trạng sức nhanh tốc độ và sức bền của các em . Đồng thời qua kết quả giúp tôi phát hiện được một phần nào nguyên nhân dẫn đến thành tích hai nội dung chạy ngắn và chạy bền ở mức thấp đó chính là do yếu tố thể lực, đa phần học sinh mới chỉ có thể lực ở mức trung bình đáp ứng được các bài tập ở lượng vận động thấp, dẫn đến khi đi vào các bài tập đòi hỏi thể lực chung, thể lực chuyên môn cao thì học sinh chưa đáp ứng được. Mặt khác từ kết quả kiểm tra cũng là cơ sở để tôi phân chia số học sinh trong lớp thành các nhóm thể lực khác nhau: Thể lực tốt, thể lực khá, thể lực trung bình, thể lực yếu mỗi nhóm thể lực xếp thành một hàng tập luyện trong mỗi giờ học, qua đó giúp tôi đưa ra định lượng phù hợp với các bài tập cho mỗi nhóm thể lực tương ứng trong lớp.	`
Kết quả kiểm tra đánh giá sức nhanh, sức bền
Bảng 1A: Thành tích chạy 30m, lớp 8A1, 8A2 theo tiêu chuẩn về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên .
Lớp
Số học sinh được khảo sát
Kết quả thu được
Tốt
Tỉ lệ (%)
Đạt
Tỉ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỉ lệ
(%)
8A1
31
4
12,9
18
58,1
9
29
8A2
31
5
16,1
16
51,6
10
32,3
Bảng 2A: Thành tích chạy tùy sức 5 phút lớp 8A1, 8A2 theo tiêu chuẩn về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh,sinh viên .
Lớp
Số học sinh được khảo sát
Kết quả thu được
Tốt
Tỉ lệ
(%)
Đạt
Tỉ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỉ lệ
(%)
8A1
31
1
3,2
17
54,8
13
42
8A2
31
0
0
17
54,8
14
45,2
Kết quả bảng 1A và 2A cho thấy tỉ lệ học sinh đạt kết quả loại tốt chiếm tỉ lệ thấp, học sinh xếp loại chưa đạt còn chiếm tỉ lệ khá cao.
Qua kết quả cho thấy mặc dù trong cùng một lớp học tuy cùng một độ tuổi nhưng thể lực không đồng đều, chính vì thế mà một số bài tập đưa ra nhằm phát triển các tố chất thể lực trong học sinh nhiều khi không thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được với những em có thể lực trung bình trở lên, còn những em thể lực yếu lại không đáp ứng được, hoặc những em có thể lực tốt lại quá nhẹ nhàng nên không muốn tập. Và với kết quả trên nếu trong quá trình lên lớp mà chỉ đưa ra các bài tập cùng với định lượng ở mức cơ bản áp dụng kế hoạch tập luyện chung cho cả lớp thì việc nâng cao thể lực và thành tích cho học sinh sẽ không thực hiện được nhất là những học sinh có thể lực yếu và xếp loại chưa đạt sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của các bài tập dẫn đến các em dễ xảy ra tình trạng chán nản trong tập luyên. Cũng như không thể phát huy tối đa khả năng của những học sinh có tố chất thể lực tốt. Mà trong thể thao chỉ nắm được kĩ thuật mà không có thể lực để tham gia tập luyện thì việc nâng cao thành tích là điểu không thể.
Cũng thông qua kết qủa giúp tôi rút ra được những thiếu sót còn mắc phải trong qua trình giảng dạy trên lớp cũng như trong công tác bồi dưỡng học sinh nội dung chạy ngắn, chạy bền, đó là trong quá trình lên lớp chưa nắm rõ thể lực chung của từng đối tượng học sinh để đưa ra các định mức tập luyện phù hợp, cũng như trong quá trình bồi dưỡng thì còn dành quá ít thời gian để rèn luyện thể lưc cho các em mà nóng vội đi vào chuyên môn hóa vì muốn có thành tích ngay. Vì vậy, để khắc phục những thiếu sót đó bản thân tôi đã vạch ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Khi đảm nhận giảng dạy môn thể dục ở lớp nào hay lựa chon học sinh để bồi dưỡng thì cần nắm chắc về tình trạng thể lực của học sinh, bằng cách ngay từ những tiết học đầu tiên cần tiến hành kiểm tra thể lực học sinh thông qua một số bài kiểm tra như chạy, nhảy, bật xa, đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá, từ đó làm cơ sở phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm thể lực tương ứng, để đưa ra các định lượng tập luyện phù hợp với những nội dung học liên quan đến các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền với từng nhóm thể lực cụ thể.
- Phân phối thời gian hợp lí trong mỗi buổi tập để trang bị và hoàn thiện kĩ thuật và tập các bài tập giúp phát triển thể lực.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trước những khó khắn gặp phải trong quá trình giảng dạy, thực trạng của vấn đề tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, áp dụng một số bài tập nhằm giúp học sinh hoàn thiện được kĩ thuật động tác và phát triển các yếu tố thể lực trong mỗi buổi tập với nội dung tương ứng từ đó nâng dần thành tích học tập của các em.
Bài tập 1: Trang bị và hoàn thiện kĩ thuật động tác ở mỗi nội dung.
Kĩ thuật động tác là cách thức sắp xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiện vụ vận động. Kĩ thuật động tác chạy tuy rất đơn giản và tự nhiên nên bất cứ ai cũng có thể thực hiện được, song để khi chạy đạt hiệu quả nhất thì không phải ai cũng thực hiện được, chính vì thế cần trang bị cho các em những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật chạy ngắn và chạy bền và từng bước hoàn thiện kĩ thuật động tác bằng các biện pháp:
+ Khi dạy nội dung ôn tập cần đi sâu vào chi tiết của động tác. Nhằm uốn nắn, chỉnh sửa để học sinh thực hiện chính xác và hoàn thiện hơn.
+ Khi học kĩ thuật động tác mới giáo viên cần tập trung giải quyết kĩ thuật bước chạy thông qua các giai đoạn kĩ thuật như giai đoạn xuất phát, giai đoạn chạy lao, giai đoạn chạy giữa quãng, giai đoạn về đích của chạy ngắn, cũng như cách chạy và cách phân phối sức trong chạy bền, biện pháp khắc phục một số tình trạng thường xuất hiện trong chạy bên như thở dốc, đau sóc, vì thế giáo viên chỉ cần phân tích kĩ thuật động tác ngắn gọn, chính xác, xúc tích, dễ hiểu, có thể kết hợp tranh để minh họa làm tăng sự chú ý trong các em. Bước đầu giúp học sinh hình dung được kĩ thuật động tác, tận dụng thời gian cho học sinh tập luyện.
 + Qua lí thuyết giáo viên làm mẫu động tác hoàn thiện, chính xác và đẹp. Sau đó gọi 1 – 2 học sinh lên thực hiện lại kĩ thuật động tác đó. Giúp gây ấn tượng sâu trong trí nhớ của học sinh, đồng thời thông qua động tác thực hiện của học sinh giáo viên sẽ nắm được khả năng bắt chước để thực hiện kĩ thuật động tác của các em đang ở mức độ nào.
+ Tùy theo độ phức tạp của kĩ thuật động tác mà giáo viên phân tách thành các giai đoạn phù hợp để hướng dẫn học sinh tập kĩ thuật động tác và bài tập bổ trợ cho các giai đoạn của động tác tương ứng. Hoàn thiện kĩ thuật động tác khi học sinh đã thực hiện thuần thục các động tác đơn lẻ. Qua đó, học sinh nắm và thực hiện được kĩ thuật động tác dễ giàng hơn. Tạo động lực cho sự tích cực trong tập luyện để hoàn thiện kĩ thuật động tác.
+ Cần tổ chức cho học sinh tập luyện một cách hợp lí, bố trí đội hình tập luyện động tác kĩ thuật và bổ trợ chuyên môn ở vị trí thích hợp khi phân nhóm tập luyện. Sẽ giúp giáo viên dễ quan sát để sửa sai cho các em.
 Hình ảnh: Học sinh đang tập giai đoạn xuất phát với bàn đạp.
 Bài tập 2: Một số bài tập phát triển thể lực chung.
Trong mỗi buổi học cần đưa ra các dạng bài tập phát triển chung với những yêu cầu khác nhau theo nhóm thể lực tương ứng như : Chạy việt dã tùy sức, chạy biến tốc: 20m nhanh + 20m chậm với những học sinh có thể lực yếu, 30m nhanh + 30m chậm đối với những học sinh có thể lực trung bình, 40m nhanh + 40m chậm với những học sinh có thể lực khá, 50m nhanh + 50m chậm với những học sinh có thể lực tốt, bài tập chạy lặp lại trong khoảng cự li 100 – 500m với cường độ 50 – 60% cường độ tối đa. Khi áp dụng bài tập này giúp cho học sinh làm quen dần với các bài tập phát triển sức nhanh tốc độ cũng như sức bền chuyên môn. Từng bước nâng dần thể lực.
Bài tập 3: Phát triển sức nhanh.
Để phát triển tối đa sức nhanh trong mỗi học sinh đáp ứng yêu cầu chạy hết cự li quy định trong thời gian ngắn nhất tôi sử dụng các biện pháp sau:
+ Đưa ra và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập phát triển tốc độ như: chạy đoạn ngắn 30 – 60m theo nhóm thể lực dưới hình thức chạy tăng tốc, chạy tốc độ cao. Để có hiệu quả cao, các bài tập đều được yêu cầu người tập thực hiện trong thời gian ngắn nhất và thời gian nghỉ giữa các lần tập phải đủ để hồi phục trở lại gần mức ban đầu mới cho chạy lặp lại. Qua đó, học sinh phát huy được tối đa sức nhanh của bản thân thông qua bài tập.
+ Đưa ra và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập phản ứng nhanh. Trong chạy ngắn bên cạnh sức nhanh thì phản ứng nhanh cũng là một ưu thế giúp người tập thực hiện tốt giai đoạn xuất phát tạo tâm thế cho các giai đoạn còn lại trong chạy ngắn. Để rèn luyện phản ứng nhanh tôi sử dụng các bài tập rèn luyện phản xạ, thực hiện xuất phát với nhiều tư thế khác nhau như: Mặt hướng chạy xuất phát, vai hướng chạy xuất phát, lưng hướng chạy xuất phát, ngồi xuất phát, xuất phát cao và xuất phát với bạn đạp. Giúp học sinh thấy được vai trò quan trong của sự phản ứng nhanh trong chạy ngắn, tạo động lực cho sự tập luyện.
 + Lồng ghép rèn luyện sức nhanh và phản ứng nhanh dưới hình thức trò chơi có tinh thi đua như chạy tiếp sức, chạy tiếp sức chuyển vật, chạy thoi tiếp sức, Giúp học sinh không nhàm chán trong tập luyện, tạo tính hứng thú. Rèn luyện được khả năng phát huy tối đa phản ứng nhanh, sức nhanh. 
Hình ảnh: Học sinh thực hiện bài tập chạy tốc độ cao.
 Bài tập 4: Phát triển sức mạnh tốc độ, sức mạnh đôi chân, sức bền tốc độ.
Để đạt được thành tích trong chạy ngắn và chạy bền đòi hỏi người tập phải phát huy tốt yếu tố sức mạnh và sức bền nên tôi sử dụng biện pháp sau:
+ Đưa ra và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng bài tập phát huy tối đa sức mạnh tốc độ và sức mạnh chân hay một số bài tập vừa mang tính chất bổ trợ cho kĩ thuật động tác vừa khắc phục trọng lượng cơ thể như: Đạp chân vào bàn đạp xuất phát, đạp chân khi chạy tăng tốc sau xuất phát, bật xa tại chỗ, bật cao liên tục, nhảy lò cò, chạy đạp sau, Từ đó, học sinh phát huy tốt sức mạnh tốc độ của bản thân đồng thời phát triển sức mạnh cho đôi chân. Từng bước nâng cao được sức mạnh tốc độ cũng như sức mạnh của đôi chân.
Hình: Bật xa tại chỗ
Hình: Nhảy lò cò
 Hình ảnh: Học sinh thực hiện bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh đôi chân.
+ Đưa ra và hướng dẫn học sinh thực hiện một số bài tập rèn luyện sức bền tốc độ: Ở giai đoạn về đích của chạy ngắn, chạy bền học sinh thường hay mắc tình trạng giảm tốc độ vì thế để khắc phục tôi áp dụng bài tập gắng sức chạy 10 – 20m cuối trước khi về đích với tốc độ cao nhất có thể. Qua đó giúp học sinh khắc phục được tình trạng giảm tốc độ ở cuối đoạn về đích.
Hình ảnh: Học sinh chạy gắng sức 10- 20m cuối khi về đích
Bài tập 5: Phát triển sức bền chuyên môn.
Sức bền của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở rất kém do các em không chịu khó tập luyện. Sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tập luyện của các em, để nâng cao sức bền chuyên môn tôi sử dụng biện pháp sau:
+ Đưa ra các bài tập phù hợp và hướng dẫn học sinh thực hiện theo nguyên tắc hệ thống, tăng tiến, vừa sức như: Nhảy dây bền, kết hợp chạy với đi bộ và rút ngắn dần cự li đi bộ tăng cự li chạy, chạy trên địa hình tự nhiên theo nhóm sức khỏe bắt đầu từ 300m và qua mỗi buổi tập nâng dần lên 350m, 400m, 450m, 500m. Với bài tập này giúp tôi đánh giá được sự tiến bộ về yếu tố thể lực trong mỗi nhóm học từ đó có sự điều chỉnh nhóm tập luyện cũng như đưa ra các định mức tập luyện phù hợp qua mỗi buổi học.
+ Chạy với cự li quy định có tính thời gian. Hay chạy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bai_tap_phoi_hop_nang_cao_thanh_tich_hai_noi_dun.doc