SKKN Kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong ôn tập Địa lí 12 và làm bài thi môn Địa lí trung học phổ thông quốc gia

SKKN Kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong ôn tập Địa lí 12 và làm bài thi môn Địa lí trung học phổ thông quốc gia

Như chúng ta đã biết, Atlat Địa lí Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí lớp 12. Atlat được ví như quyển sách giáo khoa (SGK) Địa lí thứ 2 mà mỗi học sinh (HS) đều phải biết đọc và sử dụng.

 Hơn nữa, từ năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định ghép kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và kì thi tuyển sinh đại học - cao đẳng (ĐH - CĐ) thành một kì thi chung gọi là trung học phổ thông quốc gia (THPTQG). Trong kì thi này có khá nhiều điểm mới, đặc biệt đối với bộ môn Địa lí, trong những năm học trước các thí sinh chỉ được sử dụng Atlat trong kì thi tốt nghiệp và không được sử dụng trong kì thi tuyển sinh ĐH - CĐ thì từ năm học 2014 - 2015, các thí sinh hoàn toàn được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong kì thi THPTQG. Đây là một lợi thế rất lớn cho các em HS khi tham gia kì thi. Nó giúp các em có thể khai thác được phần lớn kiến thức từ hệ thống các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh,. có trong Atlat để trả lời câu hỏi mà không cần phải ghi nhớ máy móc. Đặc biệt từ năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên Địa lí cùng các môn Lịch sử, Giáo dục công dân được đưa vào kì thi THPTQG dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi Khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm. Lượng kiến thức cần học ngày càng nhiều, vì vậy Atlat Địa lí Việt Nam càng trở thành trợ thủ đắc lực cho HS trong ôn thi và làm bài môn Địa lí.

Tuy nhiên, thực tế phần lớn HS còn lúng túng trong khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cũng như chưa có cách khai thác hiệu quả. Nhiều em trong quá trình làm bài vẫn đang còn “ngại” dùng Atlat và tư tưởng “tô bừa” cho nhanh bởi vì các em chưa biết cách dùng.

 Trước thực trạng trên, với tư cách là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường THPT, đặc biệt là đang trực tiếp giảng dạy lớp 12, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam có hiệu quả cho các em HS là rất cần thiết.

Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong ôn tập Địa lí 12 và làm bài thi môn Địa lí trung học phổ thông quốc gia” để nghiên cứu.

 

doc 22 trang thuychi01 9733
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong ôn tập Địa lí 12 và làm bài thi môn Địa lí trung học phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, Atlat Địa lí Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí lớp 12. Atlat được ví như quyển sách giáo khoa (SGK) Địa lí thứ 2 mà mỗi học sinh (HS) đều phải biết đọc và sử dụng.
 Hơn nữa, từ năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định ghép kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và kì thi tuyển sinh đại học - cao đẳng (ĐH - CĐ) thành một kì thi chung gọi là trung học phổ thông quốc gia (THPTQG). Trong kì thi này có khá nhiều điểm mới, đặc biệt đối với bộ môn Địa lí, trong những năm học trước các thí sinh chỉ được sử dụng Atlat trong kì thi tốt nghiệp và không được sử dụng trong kì thi tuyển sinh ĐH - CĐ thì từ năm học 2014 - 2015, các thí sinh hoàn toàn được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong kì thi THPTQG. Đây là một lợi thế rất lớn cho các em HS khi tham gia kì thi. Nó giúp các em có thể khai thác được phần lớn kiến thức từ hệ thống các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh,... có trong Atlat để trả lời câu hỏi mà không cần phải ghi nhớ máy móc. Đặc biệt từ năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên Địa lí cùng các môn Lịch sử, Giáo dục công dân được đưa vào kì thi THPTQG dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi Khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm. Lượng kiến thức cần học ngày càng nhiều, vì vậy Atlat Địa lí Việt Nam càng trở thành trợ thủ đắc lực cho HS trong ôn thi và làm bài môn Địa lí.
Tuy nhiên, thực tế phần lớn HS còn lúng túng trong khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cũng như chưa có cách khai thác hiệu quả. Nhiều em trong quá trình làm bài vẫn đang còn “ngại” dùng Atlat và tư tưởng “tô bừa” cho nhanh bởi vì các em chưa biết cách dùng.
	Trước thực trạng trên, với tư cách là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường THPT, đặc biệt là đang trực tiếp giảng dạy lớp 12, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam có hiệu quả cho các em HS là rất cần thiết.
Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong ôn tập Địa lí 12 và làm bài thi môn Địa lí trung học phổ thông quốc gia” để nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Xác định và làm rõ hơn phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam phục vụ cho việc ôn tập kiến thức Địa lí 12 của HS.
Nâng cao kĩ năng khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí trong kì thi THPTQG.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tập trung vào chương trình Địa lí 12 - THPT ban cơ bản.
Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy - học của giáo viên (GV) và HS trường THPT Hoằng Hóa 2, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài nhằm giúp cho HS hình thành năng lực tư duy chủ động, sáng tạo, phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, đánh giá,... vấn đề, sự việc. Quan trọng hơn, HS có được sự say mê, hứng thú trong học tập bộ môn Địa lí, từ đó dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và có hệ thống, bớt phần ghi nhớ máy móc; đồng thời có những kĩ năng cần thiết để làm bài thi Địa lí trong kì thi THPTQG đạt kết quả cao nhất. 
5. Phương pháp nghiên cứu.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như thu thập, đọc và phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như PP khảo sát, điều tra thực tế, PP thực nghiệm sư phạm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
	Atlat Địa lí Việt Nam là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ có nội dung liên quan hữu cơ với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự của chương trình và nội dung SGK với 3 phần chính: địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí các vùng kinh tế.
Trong các bộ môn khoa học đang dạy ở nhà trường môn nào cũng có một vai trò nhất định, giúp HS nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Môn Địa lí giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó mở mang cho HS hiểu biết về thiên nhiên trên Trái Đất và cả ngoài Vũ trụ, hoạt động văn hoá, xã hội kinh tế của con người. Giúp các em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phá cấu trúc của Trái Đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xã hội để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Riêng ở trường THPT, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cần các phương pháp giảng dạy thích hợp. Môn Địa lí đã xác định phương pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạy kênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vận dụng nó còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Nhất là đối với HS lớp 12, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
2.1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam.
 	Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam.do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2009 có thể khái quát như sau:
* Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số.
* Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch.
* Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Vùng Bắc Trung Bộ.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Tây Nguyên
Vùng Đông Nam Bộ.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP so với cả nước.
Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
+ Yếu tố tự nhiên: Địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh vật
+ Yếu tố kinh tế, xã hội: Dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:
+ Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau.
+ Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu đồ biểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp
+ Một số hình ảnh quan trọng của những địa phương, sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá
2.2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam.
 Do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc giảng dạy môn Địa lí đạt hiệu quả.
Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thì kỹ năng sử dụng Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện để phục vụ cho nội dung bài giảng. Mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất phong phú, mang đặc trưng của bộ môn. 
Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8, lớp 9 và cả các lớp của THPT. Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống nhau. Đối với học sinh lớp 12, đòi hỏi kỹ năng sử dụng Atlat phải thành thạo và được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết học. 
Trong chương trình Địa lí lớp 12 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ trong Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại có trang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài. Vì vậy, khi giảng dạy Địa lí lớp 12, giáo viên nên tích cực rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng Atlat giúp các em biết cách khai thác kiến thức qua từng trang bản đồ của Atlat để có thể chủ động vận dụng lâu dài trong ôn tập và làm bài thi Địa lí THPTQG.
2.3. Cấu trúc đề thi Địa lí THPTQG.
	Bài thi môn Địa lí THPTQG gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi nằm trong chương trình Địa lí lớp 11 và lớp12. So sánh đề thi chính thức năm 2018 và đề thi minh họa năm 2019 thì cấu trúc đề thi phân theo các chủ đề ở mỗi lớp như sau:
Nội dung
2018
2019 (Đề minh họa)
Địa lí 11
Lí thuyết
6
2
Thực hành
2
2
Làm việc với biểu đồ đã cho
1
1
Làm việc với bảng số liệu
1
1
Tổng
8
4
Địa lí 12
Lí thuyết
19
23
Thực hành
13
13
Đọc Atlat Địa lí Việt Nam
11
11
Làm việc với biểu đồ đã cho
1
1
Làm việc với bảng số liệu
1
1
Tổng
32
36
Tổng số câu toàn bài
40
40
Như vậy, phần câu hỏi thực hành các kỹ năng Địa lí có 15 câu ứng với 3,75 điểm. Trong đó, kỹ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam chiếm tới 11 câu. Như vậy, nếu HS khai thác tốt Atlat thì điểm số mang lại không hề nhỏ. Hơn nữa, so sánh cấu trúc đề năm 2018 và đề minh họa năm 2019 thì lượng câu hỏi lí thuyết lớp 11 giảm đáng kể, thay vào đó là các câu hỏi lí thuyết lớp 12. Điều đó càng tạo điều kiện cho những HS có khả năng khai thác kiến thức từ Atlat trả lời tốt các câu hỏi và giành điểm số cao.
3. Các phương pháp rèn luyện kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh.
3.1. Các bước đọc một bản đồ, biểu đồ trong Atlat.
Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat, ngôn ngữ được dùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, GV cần hướng dẫn cho HS tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. 
	GV cần hướng dẫn cho HS khi đọc bất cứ một bản đồ nào đều cần phải:
Đọc tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.
Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.
3.2. Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong ôn tập kiến thức Địa lí 12.
Cấu trúc theo sách giáo khoa Địa lí lớp 12 và Atlat tương tự như nhau. Nếu SGK Địa lí lớp 12 được cấu trúc thành 4 đơn vị kiến thức cơ bản là: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế thì Atlat Địa lí Việt Nam cũng được cấu trúc tương tự như vậy. 
Trong Atlat Địa lí Việt Nam chia thành: 
Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14).
Phần 2: Địa lí dân cư (từ trang 15 đến trang 16).
Phần 3: Địa lí các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).
Phần 4: Địa lí các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30). 
Thông thường mỗi trang bản đồ, đặc biệt bản đồ dân cư hay bản đồ kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn) kèm theo. HS cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để nắm được đặc điểm của đối tượng địa lí và đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lí thuyết.
3.2.1. Kĩ năng khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để tìm hiểu và củng cố kiến thức về địa lí tự nhiên. 
Riêng trang 4, 5 giúp các em xác định được phạm vi lãnh thổ của nước ta, biết được các đơn vị hành chính Việt Nam, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương. Trang 3 là trang cung cấp hệ thống kí hiệu bản đồ.
Từ trang 6 đến trang 14 là những kiến thức giúp học tốt chương Tự nhiên (Bài 6 đến bài 15 trong chương trình Địa lí 12 cơ bản).
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày hoạt động của bão ở nước ta.
Trước hết HS cần xác định trang Atlat cần khai thác là trang 9 - Khí hậu.
Sau đó, dựa vào hệ thống kí hiệu và bản đồ, HS có thể rút ra được các ý sau:
+ Bão ở nước ta thường di chuyển từ biển Đông vào.
+ Hoạt động của bão từ tháng 6 đến tháng 12.
+ Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó là tháng 8 và tháng 10.
+ Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
+ Nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão là Bắc Trung Bộ, khu vực ít chịu ảnh hưởng nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
3.2.2. Kĩ năng khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để tìm hiểu và củng cố kiến thức về địa lí dân cư. 
Trang 15, 16 giúp học tốt chương Địa lí dân cư (Bài 16, 17,18 SGK Địa lí 12 cơ bản). 
 Ví dụ:
Khi dạy bài 16 SGK Địa lí 12 cơ bản “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta”, GV hướng dẫn cho HS cách phân tích Atlat trang 16, HS rút ra nhận xét:
+ Phân bố các dân tộc nước ta không đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13% dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước, tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên. 
+ Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc.
Khi dạy bài 16 - 17 SGK Địa lí 12 cơ bản, GV hướng dẫn cho HS cách phân tích bản đồ, biểu đồ trên Atlat trang 15 “Dân số” (Phụ lục 1) để rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta: 
+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên).
+ Phân tích biểu đồ Dân số Việt Nam qua các năm, từ đó HS nhận thức được: Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay (Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người. Năm 1999 có 76,6 triệu người. Năm 2007 có khoảng 85,17 triệu người). Ngoài ra, thông qua phân tích biểu đồ HS còn biết được thông tin về số dân thành thị và số dân nông thôn qua các năm, từ đó rút ra kết luận về quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp.
+ Phân tích Tháp dân số có trên trang bản đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.
+ Qua phân tích biểu đồ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, học sinh có thể nhận thức được: lao động trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao và đang có xu hướng giảm, lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên. 
3.2.3. Kĩ năng khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để tìm hiểu và củng cố kiến thức về địa lí các ngành kinh tế.
Trang 17 - 25: Nói về địa lí các ngành kinh tế. Trong đó, trang 17: Trình bày kinh tế chung; trang 18, 19, 20 là các kiến thức liên quan ngành nông nghiệp (bài 21, 22, 24, 25 SGK Địa lí 12 cơ bản); trang 21, 22 cung cấp kiến thức liên quan đến ngành công nghiệp (bài 26, 27, 28 GSK Địa lí 12 cơ bản); trang 23, 24, 25 là kiến thức của ngành dịch vụ.
Ví dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để dạy - học và ôn tập bài 22 “Vấn đề phát triển nông nghiệp”, GV có thể yêu cầu HS phân tích Atlat trang 18 và 19.
Dựa vào Atlat trang 18 “Nông nghiệp chung” (Phụ lục 2): HS có thể khai thác được đặc điểm hiện trạng sử dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp và hướng chuyên môn hóa sản xuất của các vùng nông nghiệp ở nước ta. 
Ngoài ra, qua biểu đồ HS có thể lập được bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành (theo giá thực tế, đơn vị: %).
Năm
Tổng sản lượng
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷ sản
2000
100,0
79,0
4,7
16,3
2007
100,0
70,0
3,6
26,4
Từ đó, HS nhận xét được về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành qua các năm. Đồng thời HS có thể lập bảng số liệu về giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Tổng sản lượng
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷ sản
2000
163315,5
129017,7
6675,7
26620,1
2007
338553,0
236987,1
12187,9
89377,9
Nhìn bảng số liệu HS có thể phát hiện được sự tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành qua các năm đó.
Dựa vào Atlat trang 19 “Nông nghiệp” (Phụ lục 3), HS có thể khai thác kiến thức về: 
+ Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, để thấy được ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng rất cao (73,9% năm 2007) và đang có xu hướng giảm; ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng còn thấp (24,4% năm2007) và đang có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định; ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng còn rất thấp (1,7% năm 2007).
 + Ngành trồng trọt: 
Dựa vào biểu đồ Giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong bản đồ Lúa, HS sẽ rút ra kết luận về vai trò chủ đạo của cây lương thực (chiếm 56,5% năm 2007) và đang có xu hướng giảm tỉ trọng.
Tổng diện tích và sản lượng lúa cả nước; diện tích trồng cây công nghiệp qua các năm; diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp quan trọng (cao su, cà phê, điều) của cả nước; diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh 
Như vậy, từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ, biểu đồ trong Atlat, học sinh nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội, không phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìm ngay trong bản đồ, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn.
+ Ngành chăn nuôi: Dựa vào bản đồ Chăn nuôi, Atlat trang 19, HS có thể rút ra kết luận về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm, từ đó trình bày được giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm tăng trưởng mạnh qua các năm 2000, 2005, 2007. Ngoài ra, HS có thể xác định được sự phân bố của đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của nước ta.
Ví dụ 2: Sử dụng Atlat để dạy - học và ôn tập bài 26 SGK Địa lí 12 cơ bản “Cơ cấu ngành công nghiệp”.
HS phải xác định được trang Atlat quan trọng nhất cần dùng là trang 21 “Công nghiệp chung” (Phụ lục 4). Qua phân tích, HS sẽ nhanh chóng tự khai thác được những kiến thức cần thiết.
+ Dựa vào biểu đồ Giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm, HS có thể rút ra kết luận giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta tăng liên tục từ 336,1 nghìn tỉ đồng (2000) lên 1469,3 nghìn tỉ đồng (2007).
+ Dựa vào biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành, HS có thể rút ra kết luận cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng, bao gồm 3 nhóm và đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng nhóm công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
+ Dựa vào qui mô và sự phân bố của các trung tâm công nghiệp trên bản đồ, HS sẽ có thể rút ra kết luận về cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.
+ Dựa vào biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế, HS có thể rút ra kết luận về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta: khu vực Nhà nước giảm tỉ trọng, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng tỉ trọng.
Ngoài ra, HS có thể kết hợp thêm Atlat trang 22 để có thể nhận biết được một số ngành công nghiệp trọng điểm như: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm
Ví dụ 3: Sử dụng Atlat để dạy - học và ôn tập bài 31 SGK Địa lí 12 cơ bản “Vấn đề phát triển thương mại, du lịch”.
Sử dụng Atlat trang 24 “Thương mại” (Phụ lục 5), HS có thể khai thác được những kiến thức cần thiết về ngành thương mại nước ta.
+ Dựa vào biểu đồ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế qua các năm, HS có thể rút ra kết luận về sự phát triển của hoạt động nội thương thông qua sự tăng nhanh của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước nói chung và phân theo các thành phần kinh tế nói riêng.
+ Dựa vào biểu đồ Xuất - nhập khẩu hàng hóa qua các năm, HS có thể rút ra kết luận về sự tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu; về cán cân xuất nhâp khẩu luôn âm (từ 2000 đến 2007); và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu có sự thay đổi qua các năm.
+ Dựa vào biểu đồ Cơ cấu giá trị hàng xuất - nhập khẩu năm 2007, HS có thể rút ra kết luận: các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta chủ yếu là tư liệu sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu (64,0%), máy móc, thiết bị phụ tùng (28,6%) và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng (7,4%).
+ Dựa vào bản đồ Ngoại thương, HS sẽ có thể rút ra được kết luận: các thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á Thái Bình Dương và châu Âu.
Sử dụng Atlat trang 25 “Du lịch” (Phụ lục 6), HS có thể khai thác được những kiến thức cần thiết về ngành du lịch nước ta. 
+ Dựa vào bản đồ Du lịch, HS có thể chứng mi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ky_nang_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam_trong_on_tap_dia.doc
  • docbiaskkn_PHUONG_2019.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docDanh mục viết tắt.doc
  • docmucluc.doc
  • docPL1.doc
  • docPL2.doc
  • docPL3.doc
  • docPL4.doc
  • docPL5.doc
  • docPL6.doc
  • docPL7.doc
  • doctai lieu tham khao.doc