SKKN Kinh nghiệm tích hợp giáo dục tình yêu biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong giờ dạy học Ngữ văn

SKKN Kinh nghiệm tích hợp giáo dục tình yêu biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong giờ dạy học Ngữ văn

Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. Toàn bộ diện tích: đất liền và đảo là 331212Km2 với 3260Km bờ biển; hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Biển Việt Nam án ngữ trên tuyến đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; biển có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nhiều bãi tắm đẹp; biển và đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ cho đất nước ở phía biển. Chính vì thế trong chiến lược biển đến năm 2020 Đảng, Nhà nước ta đã xác định mục tiêu: vươn ra biển, làm giàu từ biển.

 Vùng biển đảo trong đó bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có nhiều tài liệu pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực trên. Thế nhưng, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục gây lấn, xâm phạm chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn mà theo đó toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc Trung Quốc. Trung Quốc ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hành động ấy của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Vì thế, vấn đề về biển đảo đang trở thành tâm điểm trong đời sống chính trị của đất nước.

 

doc 29 trang thuychi01 13151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tích hợp giáo dục tình yêu biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong giờ dạy học Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG THCS QUẢNG LONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO VIỆT NAMCHO HỌC SINH THCS TRONG GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN
 Người thực hiện: Phạm Thị Hòa
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Long
 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): Ngữ văn
.
THANH HÓA, NĂM 2016
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
	Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. Toàn bộ diện tích: đất liền và đảo là 331212Km2 với 3260Km bờ biển; hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Biển Việt Nam án ngữ trên tuyến đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; biển có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nhiều bãi tắm đẹp; biển và đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ cho đất nước ở phía biển. Chính vì thế trong chiến lược biển đến năm 2020 Đảng, Nhà nước ta đã xác định mục tiêu: vươn ra biển, làm giàu từ biển.
	Vùng biển đảo trong đó bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có nhiều tài liệu pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực trên. Thế nhưng, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục gây lấn, xâm phạm chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn mà theo đó toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc Trung Quốc. Trung Quốc ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hành động ấy của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Vì thế, vấn đề về biển đảo đang trở thành tâm điểm trong đời sống chính trị của đất nước.
	 Học sinh THCS thuộc lứa tuổi từ 12 đến 15. Đó là thế hệ trẻ quyết định đến tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của Tổ quốc. Vì thế, giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng là vô cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê hương sẽ nâng cao nhận thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, đánh thức trách nhiệm công dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực lượng xung kích bảo vệ chủ quyền đất nước khi cần thiết.
	Ngữ văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Văn học đem đến cho học sinh những tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng học sinh đến những giá trị của Chân, Thiện, Mỹ. Ngữ Văn còn rèn luyện cho các em những kỹ năng để trở thành những con người có ích cho xã hội. Con đường giáo dục của Văn học là đi từ tình cảm, nhận thức đến hành động. Vì vậy, nó dễ tác động và thấm sâu, thấm lâu trong lòng con người. Vì thế tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong giờ dạy học Ngữ văn là rất phù hợp và mang tính thực tiễn cao.Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “ kinh nghiệm tích hợp giáo dục tình yêu biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THCS Quảng Long trong giờ dạy học Ngữ Văn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu	
 Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn tại các Trường THCS trong toàn huyện nói chung và trường THCS Quảng Long nói riêng, đồng thời để bồi dưỡng thêm kiến thức về biển đảo Việt Nam cho đội ngũ giáo viên. 
 Giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình tiếp nhận tri thức và kiến thức về tình yêu biển, đảo; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và biên giới quốc gia.
 Giúp học sinh hiểu được khái niệm; sự hình thành; các bộ phận cấu thành lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam và cách xác định đường biên giới quốc gia trên biển.
 Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước; các nội dung biện pháp cơ bản về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
 Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ biển đảo Việt Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng là học sinh các lớp: 6A; 7B; 8B; 9A học môn Ngữ văn năm học 2015 - 2016 của trường THCS Quảng Long.
 Chỉ chủ yếu đề cập đến những vấn đề về biển đảo Việt Nam có liên quan đến chương trình Ngữ Văn THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tích hợp, khái quát, mô tả
- Phân tích, tổng hợp, thống kê
- Đánh giá, khái quát, bình luận 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
	Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi người học là trung tâm, dạy học theo quan điểm tích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy học đem lại hiệu quả cao.Theo xu hướng chung, trong những năm qua việc tích hợp trong môn Ngữ văn được thực hiện khá phong phú với nhiều nội dung và hình thức tích hợp: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sốngViệc tích hợp đã đem đến cho giờ học không khí sôi nổi và mang tính thực tiễn cao. Vì vậy việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong giờ dạy học môn Ngữ Văn THCS cần đạt được mục tiêu sau: 
 Về kiến thức: Học sinh nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, về thế mạnh, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học sinh nắm được những cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Học sinh biết thêm về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển đảo, các phong trào, các cuộc vận động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa...
 Về tư tưởng, hành động: Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. Từ đó các em tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động tìm hiểu về biển đảo...
 Căn cứ vào nội dung cụ thể của chương trình Ngữ Văn THCS. Qua thực tế dạy học Ngữ Văn của bản thân, tôi thấy tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong môn Ngữ Văn là phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc tích hợp phát huy hiệu quả tối đa. Muốn thế việc tích hợp phải tuân theo các nguyên tắc sau: 
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn.
- Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức cụ thể trong từng bài học mà đưa vào liều lượng và hình thức tích hợp phù hợp.
 - Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện;
 - Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Có thể khẳng định vấn đề biển đảo chưa có vị trí xứng đáng trong chương trình học ở bậc THCS. Khảo sát ở các môn học có liên quan cho thấy: Ở môn Địa lý, đây là môn học nghiên cứu kỹ nhất về các vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên (trong đó có phần biển đảo), xã hội và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nhưng phần biển đảo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, thời lượng ngắn nên dù muốn giáo viên cũng không thể chuyển tải hết các nội dung có liên quan về vấn đề này. Ở môn Ngữ văn, không có nội dung nào, bài nào, văn bản (kể cả các đoạn văn, văn bản ví dụ) trực tiếp đề cập đến vấn đề biển đảo. Trong những năm trước đây, do chương trình nhiều kiến thức và khi ấy chủ quyền biển đảo chưa trở thành vấn đề nóng trong đời sống chính trị của đất nước thì hầu như nội dung này không được tích hợp vào giờ dạy học Ngữ Văn.Từ năm học 2013-2014, cùng với quá trình tuyên truyền rộng rãi của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đoàn TNCS Hồ Chí Minh...về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nhiều giáo viên Ngữ văn đã tích hợp nội dung này vào bài dạy học. 
 Qua khảo sát tình hình cụ thể ở trường THCS Quảng Long, tôi thấy thực trạng vấn đề “Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong giờ dạy học Ngữ văn” nổi lên mấy điểm sau:
- Vì những kiến thức về vấn đề biển đảo không liên quan đến nội dung thi học kì, thi khảo sát, thi vào lớp 10 THPT nên nhiều giáo viên xem nhẹ.
- Nội dung, phương pháp tích hợp còn chưa phong phú.
- Việc tích hợp còn mang tính ngẫu hứng, tự phát chưa có mục tiêu, nội dung mang tính hệ thống, liên tục.
- Cũng có khi cao hứng, giáo viên sa đà vào kiến thức mở rộng về chủ đề biển đảo làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài học.
	Có thể thấy việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS nói chung và trong giờ dạy học Ngữ văn nói riêng mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Vì vậy, thực trạng ấy dẫn đến kết quả như sau:
	Học sinh còn nhận thức lơ mơ về vấn đề biển đảo và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cụ thể, khi hỏi nhiều em về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, em nào cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải học sinh nào cũng trả lời được. Thậm chí cá biệt có những học sinh coi đó là vấn đề của người lớn, của Nhà nước, không ảnh hưởng đến mình nên thờ ơ không quan tâm.
	Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS, lồng ghép vào các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Vậy làm thế nào để tích hợp có hiệu quả nội dung này vào các giờ dạy học Ngữ văn ở bậc THCS. Tức là vừa nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh về biển đảo quê hương vừa không ảnh hưởng đến chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Đó quả là một vấn đề không dễ, đề tài của tôi là một kinh nghiệm nhỏ để giải quyết câu hỏi trên.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Thiết lập mục tiêu bài học
Bước đầu tiên là thiết lập mục tiêu bài học. Ở bước này, giáo viên làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để xác định các mục tiêu dạy học dựa trên chuẩn chương trình của mỗi môn học mà chính mình phụ trách và mục tiêu mở rộng.
Sau đó, thiết lập sơ đồ mục tiêu chung cho nhiều môn học; chia sẻ sơ đồ, mục tiêu giữa các giáo viên trong nhóm, thống nhất về những kết quả học tập mà học sinh cần đạt được.
Cuối công đoạn này, nhóm giáo viên thống nhất được mục tiêu dạy học chung, cốt lõi.
2.3.2. Xác định tâm điểm tổ chức tích hợp tiềm năng
Đây là bước thứ hai trong quy trình thiết kế bài học. Ở bước này, nhóm giáo viên thảo luận, đề xuất các tâm điểm tổ chức tích hợp có tính chất tiềm năng giúp đạt được tất cả các kết quả học tập mà học sinh cần đạt được. Tâm điểm tổ chức tích hợp chính là huyệt đạo của bài học, là sợi dây nối các phần trong đơn vị bài học.
Có nhiều loại tâm điểm tổ chức tích hợp bài học khác nhau, bao gồm các chủ đề, chủ điểm, khái niệm, hiện tượng và vấn đề, các vấn đề thời sự. Đối với các môn khoa học tự nhiên, tâm điểm có thể là các khái niệm xuyên chương trình như mô hình, năng lượng...
Khi chọn tâm điểm tổ chức tích hợp, giáo viên cần dựa trên một số tiêu chí, như tính phái sinh, tính có ý nghĩa, sự xác đáng và sự gắn kết.
2.3.3. Xác định câu hỏi cốt lõi và các câu hỏi gợi mở
Câu hỏi cốt lõi là trung tâm của việc thiết kế chủ đề tích hợp, liên môn, thúc đẩy việc hiểu tất cả các lĩnh vực môn học tham gia vào chủ đề tích hợp. 
Câu hỏi cốt lõi mang tính phổ quát chứ không gắn với một môn học cụ thể nào, hướng đến những ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững, không nhằm mục đích gợi ý cho học sinh đưa ra câu trả lời “đúng”, “sai”.
Giáo viên cần sử dụng các câu hỏi cốt lõi để thực hiện một đơn vị bài học lấy việc tìm tòi làm hoạt động chính mà không phải đưa ra cho học sinh một câu trả lời đúng duy nhất. 
Nếu đơn vị bài học không đòi hỏi học sinh phải có sự tìm tòi - tức là khi giáo viên truyền đạt những thông tin cụ thể mà học sinh không cần phải đặt ra các câu hỏi hay phải nghiên cứu thì không cần đặt ra câu hỏi cốt lõi.
Câu hỏi gợi mở còn được gọi là các câu hỏi liên quan đến bài học, xuất phát từ chương trình môn học cụ thể. Đó chính là những mục tiêu trong chương trình được cụ thể hóa thành các câu hỏi.
Ví dụ, trong một dự án tìm hiểu về côn trùng, học sinh đóng vai một cá thể côn trùng trong loài. Công việc của học sinh là phải thuyết phục một thành viên trong gia đình vốn rất sợ rệp, nhận ra tầm quan trọng của chúng đối với hệ sinh thái và không việc gì phải sợ chúng...
Khi thực hiện điều này, học sinh phải xem xét và trả lời những câu hỏi : làm thế nào mà con vật nhỏ bé lại rất cần thiết cho những vật khác đến như vậy (câu hỏi cốt lõi);
Vì sao chúng ta không nên sợ rệp? Nếu côn trùng biết nói, nó sẽ nói với bạn điều gì (Câu hỏi gợi mở);
Điều gì khiến một côn trùng chỉ là côn trùng? Côn trùng có thể phát triển và thay đổi như thế nào? Loài côn trùng có lợi và có hại ở những mặt nào (câu hỏi nội dung).
2.3.4. Thiết kế, sơ đồ hóa các hoạt động và đánh giá bài học tích hợp
Bước thứ 4 là thiết kế các hoạt động tiềm năng thuộc các môn học, sơ đồ hóa các hoạt động đó và thiết lập phân bổ thời gian.
Đối với việc tạo các dự án tích hợp, sẽ tiến hành làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để xem xét lại mục tiêu học tập, tâm điểm tổ chức tích hợp và các câu hỏi; thảo luận, thống nhất các dự án tích hợp cho học sinh; xác định các hoạt động khởi đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn đỉnh điểm.
Đối với việc tạo các hoạt động theo từng lĩnh vực môn học riêng, tiến hành làm việc cá nhân, suy nghĩ về các hoạt động và dự án cho lớp học liên quan đến tâm điểm tổ chức tích hợp và các dự án tích hợp chia sẻ các hoạt động đề xuất của giáo viên với nhóm.
Sau đó, cả nhóm lựa chọn các hoạt động cho bài học và phác họa các hoạt động đó. Khi phác họa, cả nhóm cần lưu ý xác định các bài dạy và cách đánh giá cho từng ngày trong tuần.
2.3.5. Đánh giá bài học tích hợp.
Để thực hiện bước này, giáo viên cần xem xét các nội dung câu hỏi liên quan đến sự tham gia của học sinh; câu hỏi cốt lõi và câu hỏi gợi mở; các bài học và hoạt động xung quanh các quá trình và nội dung...
2.3.6. Một số địa chỉ và nội dung, cách thức tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS Quảng Long trong giờ dạy học môn Ngữ văn
 - Chương trình Ngữ văn lớp 6
STT
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung và cách thức tích hợp
1
Cô Tô
Trong phần tìm hiểu các đoạn văn ngữ liệu trong SGK trang 89.
Ngoài các đoạn văn đã có trong SGK, GV có thể đưa thêm 1 số ví dụ khác là văn bản có liên quan đến chủ đề biển đảo Việt Nam (lấy từ nguồn tin cậy). 
 - Chương trình Ngữ văn 7
STT
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung và cách thức tích hợp
1
Sông núi nước Nam
Bài thơ
GV tích hợp giáo dục cho HS về ý thức độc lập, chủ quyền, và tinh thần chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc của cha ông.
- Chương trình Ngữ văn 8
STT
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung và cách thức tích hợp
1
Quê hương
Khổ thơ cuối của bài thơ
 GV hỏi học sinh trả lời: Em biết gì về địa danh làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi? Từ đó GV mở rộng giới thiệu về các địa danh và đi đến kết luận: biển có ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm tự nhiên của nước ta. Biển góp phần tạo nên những cảnh đẹp kì thú. Cái sâu sắc của nhà thơ Tế Hanh là tình yêu biển rất đổi bình dị, đời thường mà vô cùng xúc động
2
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Lập dàn ý bài văn thuyết minh
GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà để lập dàn ý giới thiệu về địa danh bãi biển Sầm Sơn. Trên lớp GV định hướng để HS biết cách lập dàn ý của một bài văn thuyết minh.
3
Viết bài số 5 (Văn thuyết minh)
Gv ra đề cho HS giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em (biển Sầm Sơn)
- Chương trình Ngữ văn 9
STT
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung và cách thức tích hợp
1
Đoàn thuyền đánh cá
 Bài thơ
GV giúp học sinh biết được về biển Quảng Ninh, tích hợp giáo dục cho HS thấy được vai trò, tầm quan trọng, giá trị của biển. Tình yêu lao động, niềm hăng say lao động, ý thức vươn khơi bám biển, chinh phục biển khơi.
 Qua phần thống kê tổng hợp trên có thể thấy: Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn THCS chiếm tỉ lệ khá ít, 5 bài thống kê trên là những bài điển hình.
 Ở phần Đọc- hiểu văn bản: Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam là không nhiều. Địa chỉ để tiến hành tích hợp thường gắn với một chi tiết, một hình ảnh, hoặc một hình tượng trong tác phẩm.Vì thế, khi tích hợp đòi hỏi giáo viên phải rất khéo léo để không làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài. Cách thức tích hợp chủ yếu là giáo viên liên hệ mở rộng hoặc tiến hành phát vấn-đàm thoại với học sinh. Thời lượng tích hợp ngắn.(Tối đa khoảng 5 phút)
 Ở phần Tiếng Việt và Làm văn: Trong quá trình dạy học Ngữ Văn và nghiên cứu làm đề tài khoa học này, tôi nhận thấy hầu như tất cả các bài phần Tiếng Việt và Làm văn đều có thể tích hợp ở mức độ, liều lượng khác nhau nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam. Đặc điểm của phần Tiếng Việt và Làm văn là có tính chất mở, cuối bài dạy lý thuyết có phần luyện tập thực hành nên giáo viên có thể đưa thêm các văn bản, các nội dung về biển đảo có liên quan để học sinh thực hành. Ở phần này, nội dung kiến thức tích hợp phong phú; thời gian tích hợp nhiều hơn; phương pháp tích hợp đa dạng trong đó đặc biệt phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.Vì vậy, học sinh sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về biển đảo quê hương nếu giáo viên biết cách tích hợp có hệ thống, liên tục.
 2.3.7. Giáo án minh họa
 Giáo án thứ nhất : (Chương trìnhNgữ Văn 6)
Tiết 103,104: Văn bản : CÔ TÔ
 ( Nguyễn Tuân)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm văn bản:giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
 - Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
 - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
3. Thái độ: yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và có ý thức quảng bá, giữ gìn biển đảo quê hương.
II. Chuẩn bị:
- GV: nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
III: Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp : kiểm diện học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”? Cho biết tình cảm của nhà thơ đối với Lượm?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HS: đọc chú thích 
HSY: nêu một vài nét chính về tác giả ?
HS: Trả lời theo chú thích
HSTB: văn bản được trích từ tác phẩm nào? Thể loại gì?
GV giới thiệu: Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,...".
GV: nêu yêu cầu đọc, Gv và Hs đọc hết văn bản.
- Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; cách liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.
GV: hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
KG: xác định bố cục của bài văn?
HSTB: nhà văn đứng ở vị trí nào để quan sát quang cảnh Cô Tô? Vẻ đẹp của đảo hiện lên qua những hình ảnh nào?
HS: Tìm chi tiết.
KG: khi miêu tả tác giả sử dụng nghệ thuật và từ loại nào?
HS: Tính từ màu sắc, nghệ thuật so sánh.
GV: Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi, bao la, tươi đẹp của Cô Tô sau cơn bão và chuyển ý: Mặt trời mọc trên biển, hoàng hôn xuống trên núi luôn là đề tài hấp dẫn của thơ ca nhạc họa. Bây giờ chúng ta sẽ khám phá cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
HS: Đọc phần 2
HSTB: Tác giả chọn vị trí nào để miêu tả cảnh mặt trời mọc và miêu tả theo trình tự nào? 
HSY: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng?
KG: Nhận xét của em về cảnh mặt trời mọc trên biển? 
( Là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ,tráng lệ,được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi)
GV hướng dẫn HS tích hợp:
- Em đã bao giờ được ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển chưa?
- Tình cảm của em đối với vẻ đẹp của thiên nhiên Tổ quốc như thế nào?
( Yêu mến, trân trọng, gắn bó với vẻ đẹp của thiên nhiên, tổ quốc).
HS: Đọc phần còn lại. 
Thảo luận 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_tinh_yeu_bien_dao_viet_na.doc