SKKN Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Tân Lập

SKKN Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Tân Lập

Văn bản nghị luận là một kiểu văn bản mà việc tạo lập là vô cùng khó đối với học sinh trung học cơ sở. “Nó không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức chính xác sâu rộng, phong phú; những suy nghĩ, quan điểm đúng đắn về văn học (nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ), về đời sống xã hội, mà đòi hỏi cả sự tư duy lôgíc, chặt chẽ, với những cách lập luận sắc sảo, thấu tình đạt lí thì mới có thể hấp dẫn thuyết phục được người đọc người nghe”[1].

Dạng bài mà học sinh phải tạo lập thì nhiều, mỗi dạng lại có những yêu cầu cách thức nghị luận khác nhau. Nào là nghị luận văn học, rồi nghị luận đời sống xã hội. Trong đó, riêng nghị luận văn học lại có những dạng cụ thể hơn nữa, kiểu bài khó so với nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích , đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử . và đặc biệt là kĩ năng trình bày .

Đối với học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh ở những vùng không được thuận lợi như học sinh lớp 9 ở xã Tân Lập thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế : Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả. Từ thực trạng trên, tôi đã tìm tòi , học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Tân Lập”.

 

doc 24 trang thuychi01 13706
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Tân Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
3
1.1. Lý do chọn đề tài. 
3
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
4
2.2.1. Về nội dung kiểu bài nghị luận trong chương trình Ngữ văn 9.
4
2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
5
2.2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
5
2.3. Các biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Tân Lập.
7
2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
7
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
7
2.3.1.1. Kĩ năng chung về rèn luyện làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
7
2.3.1.2. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ.
8
2.3.1.3. Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ bài thơ.
9
2.3.1.4. Dạng 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương diện của bài thơ. 
10
2.3.1.5. Dạng 3: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật trữ tình trong bài thơ
9
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
13
2.3.2.1. Kĩ năng chung về rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
13
2.3.2.2. Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ tác phẩm (hoặc đoạn trích).
14
2.3.2.3. Dạng 2. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một phương diện nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
15
2.3.2.4. Dạng 3. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
16
2.3.2.5. Dạng 4. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
17
2.3.2.6. Dạng 5 : Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn văn ngắn.
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với Hội đồng giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
20
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
21
3.1. Kết luận 
21
3.2. Kiến nghị:
22
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Văn bản nghị luận là một kiểu văn bản mà việc tạo lập là vô cùng khó đối với học sinh trung học cơ sở. “Nó không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức chính xác sâu rộng, phong phú; những suy nghĩ, quan điểm đúng đắn về văn học (nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ), về đời sống xã hội, mà đòi hỏi cả sự tư duy lôgíc, chặt chẽ, với những cách lập luận sắc sảo, thấu tình đạt lí thì mới có thể hấp dẫn thuyết phục được người đọc người nghe”[1].
Dạng bài mà học sinh phải tạo lập thì nhiều, mỗi dạng lại có những yêu cầu cách thức nghị luận khác nhau. Nào là nghị luận văn học, rồi nghị luận đời sống xã hội. Trong đó, riêng nghị luận văn học lại có những dạng cụ thể hơn nữa, kiểu bài khó so với nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích , đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử ... và đặc biệt là kĩ năng trình bày .
Đối với học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh ở những vùng không được thuận lợi như học sinh lớp 9 ở xã Tân Lập thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế : Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả. Từ thực trạng trên, tôi đã tìm tòi , học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Tân Lập”.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn chương cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Tân Lập trong đó bao gồm cả việc cung cấp kĩ năng và rèn luyện kĩ năng nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chương trình học và nhu cầu phát triển của xã hội ngày nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 Trường trung học cơ sở Tân Lập, huyện Bá Thước.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về việc rèn các kĩ năng làm bài văn nghị luận. Tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9.
 Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
 Phương pháp thực nghiệm, áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp, so sánh đối chứng: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (trong năm học 2015-2016 và 2016-2017 tôi chọn lớp 9A là lớp đối chứng, lớp 9B là lớp thực nghiệm). 
Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng các bài viết, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ với khi đã áp dụng việc rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Kiểu văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng của môn Ngữ văn  nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Bản chất của việc học thể loại nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng (giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng...) để từ đó giúp các em biết trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn đề văn học. “Học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải biết xây dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến các mức độ cao”[2].
Trong khi rèn luyện kĩ năng cách làm bài văn nghị luận văn học thì mỗi một giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tích cực sự sáng tạo của từng học sinh chứ không được gò ép theo những khuôn mẫu.
Chúng ta cần xác định đây là tiết dạy học rèn luyện, rèn phương pháp, kĩ năng làm văn chứ không phải là giảng văn. Vì thế cần tránh sa vào bình giảng và phân tích một tác phẩm cụ thể. Việc học sinh học tốt môn Ngữ văn nói chung và viết tốt bài tập làm văn nghị luận nói riêng sẽ giúp các em rất nhiều trong việc hình thành tính cách, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái  Nó giúp các em có tư duy lôgic hơn cũng đồng thời giúp các em cảm thụ văn chương sâu hơn. Việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9 đòi hỏi người thầy phải có kiến thức sâu rộng ở nhiều mặt, cả những kiến thức trong sách và thực tế ở ngoài đời. Nó cũng đòi hỏi sự tâm huyết ở người thầy, người thầy cần phải kiên trì, tận tâm và cần có các phương pháp linh hoạt cho các cách hướng dẫn cho từng dạng bài cụ thể [3].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.2.1. Về nội dung kiểu bài nghị luận trong chương trình Ngữ văn 9.
Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 hầu như không trình bày cụ thể các bố cục dàn ý, dàn bài đại cương của các kiểu bài (Chỉ có 4 dàn ý mẫu trong 4 tiết: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ – sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập II), điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập nắm vững kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu, kém.
Việc tìm và đưa ngữ liệu vào việc viết văn cũng còn nhiều hạn chế. Đó là hiện nay học sinh ít quan tâm đến việc đọc văn bản, hoặc chỉ đọc qua loa đối phó; một bộ phận học sinh lại quá ỷ lại sách tham khảo, sách bài văn mẫu. Có thể thấy chỉ cần trên dưới vài chục nghìn đồng là các em có ngay sách bài văn mẫu để làm “ bảo bối” trong các tiết viết bài tập làm văn, kiểm tra học kì.
2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
Giáo viên khó có thể thực hiện đầy đủ, trọn vẹn việc truyền đạt kiến thức - kĩ năng cho từng đối tượng học sinh về cách viết bài văn, xây dựng đoạn văn, tách đoạn văn, liên kết đoạn văn bởi vì thời lượng không cho phép. Ở các tiết “Trả bài viết Tập làm văn”, tiết “Ôn tập”, tiết “Luyện nói” nhiều khi giáo viên chưa hướng dẫn chưa được cụ thể cho các em xây dựng được bố cục của các dạng bài viết cụ thể.
 Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy tập làm văn cũng còn hạn chế, chưa hợp lí nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú và việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Trước đây khi dạy văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá trình dạy chỉ dạy tập làm văn ở những tiết học về tập làm văn, chưa tận dụng được thời gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về các dạng bài văn nghị luận về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài.
2.2.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Đời sống còn nhiều khó khăn, các em phải lao động hàng ngày ở ngoài ruộng nương và làm nhiều việc phụ giúp gia đình nên ít có thời gian để đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết.
Xa trung tâm xã, huyện, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy học nên các em không có đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được những gì sách giáo khoa cung cấp.
Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều) nhưng học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Tân Lập lại ít có điều kiện cũng như thời gian để luyện tập. Bên cạnh đó học sinh chủ yếu là người dân tộc Thái và Mường dẫn tới vốn từ không phong phú do về nhà các em thường giao tiếp bằng tiếng của dân tộc mình) những điều kiện trên làm cho các em nghèo nàn về vốn từ nên khi viết bài cũng thêm phần khó khăn.
Học sinh hiện nay, đa số không ham muốn học tập môn Ngữ văn, nhất là ngại làm những bài văn. Thời gian các em chủ yếu đầu tư cho việc các môn thuộc khoa học tự nhiên. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do làm văn quá khó, lại mất nhiều thời gian nhất là văn nghị luận. “Công thức” làm văn cho các em lại không được hình thành cụ thể. Các em không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng. Càng ngày, kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh càng kém hơn, và rất hiếm có những bài văn nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứBài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luận của đề bài. Ví dụ, đề bài yêu cầu cảm nhận các em lại làm như một bài phân tích, thiếu cảm xúc, thái độ tình cảm; đề bài yêu cầu nghị luận về một nội dung của tác phẩm các em lại nghị luận về toàn bộ tác phẩm đó; các em không không phân biệt được viết như thế nào là bài bình giảng, viết như thế nào là bài phân tích một đoạn thơ bài thơ; hoặc khi nghị luận kết hợp giải quyết một ý kiến nào đó liên quan tới tác phẩm, các em lại quên mất việc giải quyết ý kiến đó (quên giải thích ý kiến, quên xoáy vào tác phẩm để làm rõ ý kiến) mà cứ sa vào nghị luận toàn bộ tác phẩm
Nguyên nhân mấu chốt là học sinh thiếu kĩ năng hoặc còn non kém về kĩ năng làm các dạng bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Năm học 2013- 2014 học sinh khối 9 của trường có 47 em; năm học 2014- 2015 học sinh khối 9 của trường có 49 em; năm học 2015-2016 học sinh khối 9 của trường có 51 em và năm học 2016 – 2017 có 55 em. Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên dạy lớp 9 đó là ngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình 37 tuần thì song song với đó nhiệm vụ trọng trách nặng nề đó là ôn luyện, rèn kĩ năng thuần thục, cung cấp kiến thức đầy đủ để cuối năm học các em tham gia lao đọng sản xuất, dự kì thi tuyển vào trung học phổ thông và tham gia các lớp học nghề ... Cuối tháng 3 năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 - 2015 khi học sinh đã học hết phần nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ tôi tiến hành ra đề nghị luận văn học, sau đó chấm bài, mục đích để nắm bắt được khả năng làm bài nghị luận của học sinh. Kết quả điểm khảo sát năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 - 2015 ở hai lớp 9 môn Ngữ văn như sau:
Bảng 1:
Năm học
Khối
Sĩ số
Điểm
9 - 10
7 - 8,5
5 - 6,5
3 - 4,5
0 - 2,5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
9
47
2
4.3
8
17.0
25
53.2
8
17.0
4
8.5
2014-2015
9
49
2
4.1
9
18.4
24
49.0
9
18.4
5
10.2
Từ kết quả bài kiểm tra khảo sát tôi nhận thấy học sinh nhiều em chưa biết cách làm bài nghị luận văn học, hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các ý sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí, hết một ý - một luận điểm học sinh không chuyển ý chuyển đoạn và tách ý, tách đoạn. Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫn chứng chưa đủ tính thuyết phục, chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thânCá biệt còn có em không hiểu trước đề bài đó thì cần triển khai những ý chính nào. Xuất phát từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em có kĩ năng làm bài văn nghị luận. Đầu năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát môn Ngữ văn để nắm được trình độ và kiến thức ở hai lớp.
 Kết quả điểm khảo sát đầu năm môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 năm học 2015-2016 và 2016-2017:
Bảng 2:
Năm học
 Lớp
Sĩ số
Điểm
9 - 10
7 - 8,5
5 - 6,5
3 - 4,5
0 - 2,5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016
9A
26
1
3.8
5
19.2
14
53.8
4
15.4
2
7.7
9B
25
1
4.0
4
16.0
14
56.0
4
16.0
2
8.0
2016-2017
9A
27
1
3.7
4
14.8
15
55.6
5
18.5
2
7.4
9B
28
1
3.6
5
17.9
15
53.6
4
14.3
3
10.7
Từ bảng trên, cùng với thực tế giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy trình độ và kiến thức Ngữ văn ở các lớp đối chứng (9A) và thực nghiệm (9B) trong cả hai năm học là tương đương nhau.
2.3. Các biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Tân Lập.
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2.3.1.1. Kĩ năng chung về rèn luyện làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ để nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản.
Nắm được những thông tin xuất xứ: tác giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ. Đặc biệt phải thấy được sự chi phối của phong cách nghệ thuật của tác giả và hoàn cảnh ra đời đến giá trị bài thơ, đoạn thơ.
Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ thường phải bám vào các đặc điểm riêng của thơ ca nhất là đặc trưng về nghệ thuật để khai thác làm rõ nội dung nghị luận. Đó là thể thơ, là hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu, các biện pháp tu từVì vậy, có thể đặt các câu hỏi sau để định hướng cho việc nghị luận.
Nội dung chủ yếu của bài thơ, đoạn thơ là gì ?
Có thể chia bố cục của bài thơ, đoạn thơ không ?
Bài thơ, đoạn thơ sử dụng những từ ngữ nào hay, độc đáo ? Giá trị biểu đạt là gì ?
Biện pháp tu từ nào được sử dụng có hiệu quả và hiệu quả như thế nào ?
Trong bài thơ, đoạn thơ có những hình ảnh nào cần phân tích ? Phân tích ra sao ?
Giọng điệu chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ như thế nào? 
Bài thơ, đoạn thơ gợi liên tưởng đến đoạn thơ, bài thơ nào ?
Tuỳ theo yêu cầu về thao tác nghị luận và đối tượng nghị luận cụ thể để có cách khai thác, lập luận và diễn đạt phù hợp. Khi làm bài có thể vận dụng phép so sánh đối chiếu với những câu thơ, đoạn thơ khác của tác giả hoặc của tác giả khác. Nếu là đề mở, cần vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận phù hợp, có hiệu quả, nhất là thao tác giảng bình.
2.3.1.2. Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ.
Khi nghị luận cần đặt đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để có những lí giải phù hợp.
Sau khi phân tích, bình giá những khía cạnh nội dung và nghệ thuật, cần đánh giá vẻ đẹp riêng của đoạn thơ đó và vai trò vị trí của đoạn thơ đối với cả bài. Thậm chí từ một đoạn thơ, cần bước đầu thấy được phong cách nghệ thuật của tác giả.
Dàn bài :
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả (chỉ nên giới thiệu vị trí văn học của tác giả, không đi sâu vào các phương diện khác).
Giới thiệu về bài thơ.
Dẫn đoạn thơ cần nghị luận và nêu khái quát những ấn tượng chung về đoạn thơ đó ( hoặc nên khái quát nội dung đoạn thơ).
 b.Thân bài: Tiến hành nghị luận về các yếu tố nghệ thuật, các phương diện nội dung của đoạn thơ. Chú ý làm nổi bật và nhấn mạnh hơn ở những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Mức độ phân tích, đánh giá, nhận xét, và bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình về đoạn thơ cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu về thao tác nghị luận cơ bản của từng đề ra.
 c. Kết bài: Đánh giá vai trò ý nghĩa của đoạn thơ trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của toàn bài. Nêu những cảm nghĩ, ấn tượng sâu đậm nhất về đoạn thơ.
VD : Cho đoạn thơ:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
Đặt câu hỏi để định hướng khai thác đoạn thơ ?
Gợi ý:
a. Hệ thống câu hỏi có thể là:
Đoạn văn có những từ ngữ nào đặc sắc ? Tác dụng như thế nào ? (Một loạt phó từ : vẫn, đã, cũng kết hợp với những động từ diễn tả sự tồn tại:còn, vơi, bớt : Sự biến đổi rất tinh tế của các hiện tượng tự nhiên, của thời tiết, khí hậu lúc sang thu).
Biện pháp tu từ nghệ thuật có giá trị trong đoạn thơ là gì ? ( Biện pháp nhân hoá - ẩn dụ: Sấm - ẩn dụ cho những vang động, những bất thường, sóng gió của cuộc sống; hàng cây đứng tuổi ẩn dụ cho những con người đã “sang thu” già dặn, chín chắn,Ý nghĩa triết lí về cuộc sống).
Giọng điệu đoạn thơ như thế nào ? (nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất suy tư, bài học ý nghĩa càng trở nên thấm thía sâu sắc với người đọc, người nghe).
Nội dung bao trùm đoạn thơ là gì ? (diễn tả tinh tế những biến chuyển rõ rệt của thời tiết, khí hậu lúc sang thu và đưa ra bài học triết lí về con người, về cuộc đời).
- Vai trò, vị trí của đoạn thơ đối với bài thơ như thế nào ? (đoạn thơ không chỉ góp phần bổ sung, hoàn chỉnh bức tranh sang thu của thiên nhiên đất trời và sự sang thu của đời người mà còn thể hiện những bài học chiêm nghiệm quý giá về cuộc đời con người. Với nội dung ấy đoạn thơ đã góp phần không nhỏ đối với thành công và giá trị, sức sống lâu bền của toàn bài thơ).
2.3.1.3. Dạng 1: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về toàn bộ bài thơ.
Cần phát hiện mạch cảm xúc của bài thơ và mạch cảm xúc ấy chi phối bố cục bài thơ như thế nào ? Nắm vững nội dung từng phần, từng đoạn một cách cụ thể. Vì là nghị luận cả bài nên ở nhiều câu, nhiều đoạn không bắt buộc phải khai thác kĩ như nghị luận về một đoạn. Người viết cần biết lướt qua, tóm lược ở những đoạn, những câu không góp phần nhiều vào việc thể hiện giá trị của bài thơ.
Cần thấy được vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp của tác giả, cũng như của cả một giai đoạn văn học, một thời kì văn học, thậm chí là cả của nền văn học dân tộc.
Có những bài thơ, nhất là những bài thơ dài, người viết có thể trình bày cách cảm, cách hiểu của mình theo chiều dọc (về từng phương diện nội dung của bài). Khi khai thác từng phương diện cũng yêu cầu khai thác cả những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc góp phần diễn đạt nội dung ấy.
Dàn bài chung:
 a. Mở bài.
Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí văn học, phong cách nghệ thuật của tác giả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lam_bai_van_nghi_luan_ve.doc