SKKN Kinh nghiệm nâng cao kĩ năng giải bài tập phân bào cho đội tuyển học sinh giỏi Sinh học 10 tại trường THPT Tĩnh Gia 3

SKKN Kinh nghiệm nâng cao kĩ năng giải bài tập phân bào cho đội tuyển học sinh giỏi Sinh học 10 tại trường THPT Tĩnh Gia 3

Theo Nghị quyết số 29/NQ- TW Hội nghị Trung ương 8 khoá XI đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật, đổi mới tri thức, kĩ năng và phát triển năng lực[3]. Vì vậy, trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương và biện pháp để cải tiến nội dung chương trình và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Để đổi mới phương pháp dạy học, cần sử dụng rất nhiều biện pháp như đổi mới phương pháp kiểm tra- đánh giá, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học.Trong đó sử dụng và rèn kĩ năng giải bài tập giúp học sinh nắm và vận dụng kiến thức linh hoạt là một trong những biện pháp có nhiều hiệu quả nhất. Có thể nói, bài tập có vai trò định hướng hoạt động tư duy của học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích cực, năng lực chủ động sáng tạo trong học tập. Đặc biệt ở những nội dung kiến thức có nhiều mối quan hệ thì việc giải bài tập có thể giúp học sinh mở rộng được kiến thức. Cho nên rèn kĩ năng giải bài tập sẽ tạo sức ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh hiện nay. Học sinh có kĩ năng giải bài tập tức là đã vận dụng được kiến thức và sẽ củng cố mở rộng được kiến thức. Tuy nhiên, đối với môn sinh học 10 có rất ít tài liệu và bài giảng của giáo viên đề cập đến vấn đề này. Qua điều tra về thực trạng kỹ năng giải bài tập Sinh học của học sinh nói chung và của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 nói riêng hiện nay cho thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, chưa có các kĩ năng cơ bản để giải bài tập phân bào thậm chí là bài tập trong sách giáo khoa một cách hoàn chỉnh và chính xác. Chính điều đó đã hạn chế rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức Sinh học, khả năng tự học của học sinh THPT nói chung và những học sinh tham gia đội tuyển Sinh học từ lớp 10 nói riêng.

doc 17 trang thuychi01 7837
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm nâng cao kĩ năng giải bài tập phân bào cho đội tuyển học sinh giỏi Sinh học 10 tại trường THPT Tĩnh Gia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Theo Nghị quyết số 29/NQ- TW Hội nghị Trung ương 8 khoá XI đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật, đổi mới tri thức, kĩ năng và phát triển năng lực[3]. Vì vậy, trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương và biện pháp để cải tiến nội dung chương trình và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Để đổi mới phương pháp dạy học, cần sử dụng rất nhiều biện pháp như đổi mới phương pháp kiểm tra- đánh giá, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học...Trong đó sử dụng và rèn kĩ năng giải bài tập giúp học sinh nắm và vận dụng kiến thức linh hoạt là một trong những biện pháp có nhiều hiệu quả nhất. Có thể nói, bài tập có vai trò định hướng hoạt động tư duy của học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích cực, năng lực chủ động sáng tạo trong học tập. Đặc biệt ở những nội dung kiến thức có nhiều mối quan hệ thì việc giải bài tập có thể giúp học sinh mở rộng được kiến thức. Cho nên rèn kĩ năng giải bài tập sẽ tạo sức ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh hiện nay. Học sinh có kĩ năng giải bài tập tức là đã vận dụng được kiến thức và sẽ củng cố mở rộng được kiến thức. Tuy nhiên, đối với môn sinh học 10 có rất ít tài liệu và bài giảng của giáo viên đề cập đến vấn đề này. Qua điều tra về thực trạng kỹ năng giải bài tập Sinh học của học sinh nói chung và của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 nói riêng hiện nay cho thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, chưa có các kĩ năng cơ bản để giải bài tập phân bào thậm chí là bài tập trong sách giáo khoa một cách hoàn chỉnh và chính xác. Chính điều đó đã hạn chế rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức Sinh học, khả năng tự học của học sinh THPT nói chung và những học sinh tham gia đội tuyển Sinh học từ lớp 10 nói riêng. 
 Mặt khác, Trường THPT tĩnh Gia 3 thành lập đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 10 bắt đầu từ tháng 4, đồng nghĩa với môn Sinh các em đã học xong kiến thức phân bào trên lớp. Vì vậy, với tâm lí học sinh bài tập phần phân bào khó, các em thường hay lúng túng và hay làm sai, đặc biệt phải bó tay với các bài toán kết hợp cả 3 nội dung nguyên phân, giảm phân đồng hành cùng thụ tinh. Dẫn đến làm cho học sinh áp lực, không tự tin, không mạnh dạn đăng kí tham gia đội tuyển nên việc thành lập và thu hút những học sinh tốp đầu của trường vào đội tuyển Sinh học 10 cực kì khó khăn. Thực tế rất rõ ràng những học sinh ở các lớp khối của trường (Trường không có lớp khối B) thường tham gia các đội tuyển Toán, Lí, Hoá đến môn Sinh chỉ “vớt” lại tốp sau cùng (có học lực khá) nhưng cũng không hề dễ dàng. Có thể nói ngay ban đầu chất lượng đội tuyển môn Sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 thấp.
 Vậy làm thế nào để bồi dưỡng những học sinh có học lực khá này có thể đạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh là một vấn đề trăn trở của rất nhiều giáo viên phụ trách đứng đội tuyển. Qua nhiều năm được phân công phụ trách đội tuyển Sinh học 10, 11 tôi nhận thấy: cần phải thay đổi linh hoạt cách bồi dưỡng sao cho phù hợp với đối tượng người học và một trong những thay đổi đó chính là dạy học theo chuyên đề, mỗi chuyên đề cần biên soạn lại nội dung, kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp thì học sinh sẽ không bị ngợp kiến thức đồng thời giúp các em dễ tiếp cận và nâng cao tính tự học, góp phần đưa chất lượng đội tuyển đi lên. 
	Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn nội dung nghiên cứu: Nâng cao kĩ năng giải bài tập phân bào cho đội tuyển học sinh giỏi Sinh học 10 và khi áp dụng vào thực tiễn đã đem lại kết quả rất khả thi. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Kinh nghiệm nâng cao kĩ năng giải bài tập phân bào cho đội tuyển học sinh giỏi Sinh học 10 tại trường THPT Tĩnh Gia 3” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài này giúp học sinh có khả năng tự học và củng cố lí thuyết cũng như vận dụng giải các bài tập phân bào linh hoạt. Đồng thời giúp các anh chị, đồng nghiệp có thêm một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học có hiệu quả.
Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao kĩ năng giải bài tập phân bào cho học sinh tham gia đội tuyển
học sinh giỏi Sinh học 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Để triển khai nội dung của sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phân tích tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức phân bào, thụ tinh, vai trò của việc rèn kĩ năng giải bài tập sinh học...
 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phương pháp điều tra sư phạm: áp dụng để thu thập số liệu về kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp thử nghiệm: Rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập phân bòa cho học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học 10.
- Phương pháp thống kê toán học: dùng để xử lí số liệu thu được về thực trạng và tính khả thi của đề tài.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan niệm về kĩ năng
 Theo Trần Bá Hoành, kĩ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kĩ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo thì sẽ trở thành kĩ xảo. Mỗi kĩ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung [4]
2.1.2. Vai trò của kĩ năng
 Kĩ năng không chỉ là kỹ thuật, cách thức hành động mà còn là thành tố cấu trúc nên mục tiêu dạy học và tạo nên năng lực của người học. Trong quá trình dạy học tuỳ mục đích mà dạy kĩ năng tương ứng bởi lẽ có nắm vững kiến thức mới hình thành được kĩ năng và có kĩ năng chứng tỏ đã vận dụng được kiến thức.
2.1.3. Kĩ năng giải bài tập phân bào
 Bài tập phân bào cũng được chia làm 2 nhóm: bài tập định tính và bài tập định lượng
- Bài tập định lượng là bài tập mà muốn hoàn thành chúng học sinh phải sử dụng tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hệ thống hoá, cụ thể hoá... nhằm giải quyết vấn đề nhận thức.
- Bài tập định tính là dạng bài tập mà khi giải học sinh phải thực hiện được các thao tác tính toán.
 Bài tập phân bào bản chất là sự mâu thuẫn những mối quan hệ sinh học đã biết với những mối quan hệ sinh học cần tìm. Là dạng bài tập học sinh phải vận dụng kiến thức về chu kì tế bào, điều hoà phân bào, nguyên phân, giảm phân và thụ tinh để:
- Giải thích được bản chất của vấn đề phân bào trong các tình huống mới
- Xác định được hàm lượng ADN và trạng thái, số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong các pha của kì trung gian, các kì của nguyên phân và giảm phân.
- Dựa vào hình vẽ để xác định được tế bào đang ở kì nào và thuộc kiểu phân bào gì?
- Tính được các đại lượng trong nguyên phân, giảm phân: Số tế bào con tạo ra, số lần nguyên phân, số NST môi trường cung cấp...
- Xác định được số giao tử hình thành và số hợp tử tạo ra, hiệu suất thụ tinh
- Xác định được số cách sắp xếp NST tại kì giữa I của giảm phân
- Tính được số loại tinh trùng, số loại trứng tạo ra tối đa của 1 cơ thể, của một tế bào và một nhóm tế bào sinh giao tử.
 Vì vậy quy trình chung khi rèn kĩ năng giải bài tập phân bào cần tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Hệ thống hoá được kiến thức, từ đó xác định được những kiến thức liên quan đến bài tập
- Bước 2: Hình thành kĩ năng cơ bản qua hướng dẫn bài tập mẫu
- Bước 3: Củng cố kĩ năng qua luyện tập theo mẫu
- Bước 4: Phát triển kĩ năng qua luyện tập theo mẫu có biến đổi
- Bước 5: Phát triển kĩ năng qua luyện tập bài tổng hợp để phối hợp các kĩ năng đó.
2.2. Thực trạng vấn đề
 Trong chương trình Sinh học 10 cơ bản, kiến thức về phân bào gồm có 2 tiết lí thuyết được đề cập ở bài 18- “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân”, bài 19- “Giảm phân” và 1 tiết thực hành “Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành”, không có tiết bài tập củng cố và nâng cao kiến thức phần phân bào. Hiện nay, khi được xây dựng lại khung chương trình thì một số trường có bổ sung thêm 1 tiết bài tập. Nhưng với 1 tiết đó không thể đủ để học sinh củng cố và rèn luyện được kĩ năng giải bài tập nguyên phân, giảm phân thành thạo, khắc phục được những lỗi hay sai, nhất là với các trường THPT có điểm đầu vào thấp như THPT Tĩnh Gia 3, Tĩnh Gia 4, Cấp 2-3 Nghi Sơn trên địa bàn huyện Tĩnh Gia nói riêng và nhiều trường ở các huyện khác nói chung. Mà đây là nội dung kiến thức rất quan trọng thường hay gặp trong các đề thi THPT Quốc gia, đề thi học sinh giỏi (Riêng với tỉnh Thanh Hoá hầu như luôn chiếm một câu 2 điểm trong đề thi học sinh giỏi thang điểm 20). 
 Qua điều tra thực tế cho thấy phần lớn kỹ năng giải bài tập Sinh học của học sinh nói chung và của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 nói riêng còn lúng túng, chưa có các kĩ năng cơ bản để giải bài tập, thậm chí là bài tập phân bào trong sách giáo khoa một cách hoàn chỉnh và chính xác. Chính điều đó đã hạn chế rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức Sinh học, khả năng tự học của học sinh THPT nói chung và những học sinh tham gia đội tuyển Sinh học từ lớp 10 nói riêng. 
 Nguyên nhân của thực trạng trên, theo tôi có thể còn do một số nguyên nhân sau: 
- Về phía giáo viên: Việc trang bị cho học sinh những kiến thức có liên quan đến kỹ năng giải bài tập phân bào chưa được hệ thống đầy đủ, khoa học. Ví dụ như kiến thức về quá trình giảm phân phát sinh giao tử, thụ tinh...
- Nhiều em chưa có phương pháp học tập phù hợp, học theo kiểu thụ động hoặc xem môn sinh học là môn học phụ. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng học tập bộ môn và công tác thu hút, giáo dục chất lượng mũi nhọn. 
 Trước thực trạng trên, theo tôi không chỉ với “giáo dục đại trà” mà ngay giáo dục mũi nhọn cần phải “dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật, đổi mới tri thức, kĩ năng và phát triển năng lực”. Và trên thực tế cũng đã có nhiều chuyên đề, đề tài viết về vấn đề này song lại chưa hệ thống đầy đủ, chưa cụ thể hoá rõ ràng cho từng dạng, từ lí thuyết đến bài tập để người học, nhất là những học sinh tham gia đội tuyển rèn luyện được kĩ năng giải bài tập phân bào ở các trường có điểm đầu vào thấp, chất lượng đội tuyển không cao. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Kinh nghiệm nâng cao kĩ năng giải bài tập phân bào cho đội tuyển học sinh giỏi Sinh học 10 tai trường THPT Tĩnh Gia 3” làm sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Giải pháp thực hiện
A. Hệ thống lí thuyết theo chuyên đề
I. Chu kì tế bào
1. Khái niệm
2. Các giai đoạn
3. Đặc điểm các pha của kì trung gian
II. Phân biệt các hình thức phân bào
- Phân đôi: là hình thức phân bào không có tơ hay không có thoi phân bào.
- Gián phân: Là hình thức phân bào có tơ hay có thoi phân bào. Gồm: 
 + Nguyên phân
 + Giảm phân
III. Nguyên phân 
1. Xảy ra ở loại tế bào
2. Diễn biến
3. Kết quả
4. Ý nghĩa
IV. Giảm phân 
1. Xảy ra ở loại tế bào
2. Diễn biến
3. Kết quả
4. Ý nghĩa
V. Thụ tinh
1. Khái niệm: là sự hợp nhất giữa nhân giao tử đực với nhân của giao tử cái để tạo thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới.
2. Cơ chế: Khi thụ tinh có rất nhiều tinh trùng tham gia nhưng chỉ có 1 con thành công kết hợp với trứng tạo thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới.
B. Rèn và nâng cao kĩ năng giải bài tập phần phân bào
Dạng 1: Câu hỏi và bài tập về chu kì tế bào
a. Dựa vào đặc điểm từng pha trong chu kì tế bào để gải quyết các bài tập liên quan
Câu 1: Trong chu kì tế bào pha nào có biến động nhiều nhất về sinh hóa và pha nào có biến động nhiều nhất về hình thái? Giữa 2 pha này có mối quan hệ thuận nghịch không?
Đáp án
- Trong chu kì tế bào: pha S có biến động nhiều nhất về sinh hóa
 pha M có biến động nhiều nhất về hình thái. 
- Giữa 2 pha này có mối quan hệ một chiều: pha S hoàn tất mới chuyển sang pha M
Câu2: Từ những hiểu biết về các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất?
Đáp án
 - Kì trung gian gồm 3 pha là G1, S và G2
 - Thời điểm xử lí đột biến
+ Để gây đột biến gen nên tác động vào pha S vì ở pha này diễn ra nhân đôi ADN.
+ Để gây đột biến đa bội để có hiệu quả cần xử lí cônsixin vào pha G2, vì ở pha này tế bào tiếp tục tổng hợp và trùng hợp các phân tử prôtêin Tubulin tạo các vi ống để từ đó hình thành thoi phân bào. Mà cônsixin gây ức chế sự hình thành các vi ống nên sẽ ngăn cản hình thành thoi phân bào. Vì vậy hiệu quả tạo đột biến đa bội sẽ cao
Câu 3: Vì sao pha G1 lại là pha sinh trưởng của tế bào?
Đáp án
Vì: 
- Diễn ra sự gia tăng của tế bào chất. Tổng hợp các chất cần cho sự phân bào: Protein, nucleotit, 
- Sự hình thành thêm các bào quan khác nhau
Câu 4: Tế bào động vật có những điểm kiểm soát nào? Với vai trò gì?
Đáp án
Ở tế bào động vật có 3 điểm chốt :
 - Điểm chốt R ở cuối pha G1 báo hiệu các quá trình cần thiết cho sự nhân đôi của ADN và NST phải được chuẩn bị đầy đủ. Kiểm tra sửa chữa các phân tử ADN bị đột biến để tránh nhân đôi các ADN bị đột biến
 - Điểm chốt G2 để báo hiệu các quá trình cần thiết cho sự phân bào phải được hoàn tất . Các quá trình đó chưa hoàn tất tế bào sẽ bị ách lại ở pha G2 để ngăn không xảy ra hư hỏng trong hệ gen.
 - Điểm chốt của giai đoạn M( ở kì giữa chuyển sang kì sau): Điều kiện là các quá trình tan rã màng nhân, tạo thoi phân bào, các trung tiết (tâm động) bám gắn vào thoi phân bào... thì tế bào mới chuyển sang kì sau. Nếu các quá trình trên chưa hoàn tất thì tế bào bị ách lại ở kì giữa tạo nên các tế bào đa bội, kì sau kì cuối không xảy ra.
Câu 5: Bệnh ung thư có thể xem là bệnh về điều hòa phân bào không?. Vì sao?
Đáp án
Có. Vì:
Bệnh ung thư do các tế bào khối u xuất hiện tại một vị trí nào đó trong cơ thể, có khả năng di chuyển đến nơi khác tạo nên nhiều khối u ở các bộ phận khác.
Khối u ban đầu được xuất phát do một tế bào trong cơ quan nào đó có chu kì tế bào không bình thường (phần nhiều do đột biến gen hoặc do virut) làm tế bào phân chia liên tục không ngừng. Các cơ chế điều khiển chu kì tế bào bị hỏng nên có thể coi đây là bệnh về điều hòa phân bào
b. Xác định thời gian của kì trung gian ở các loại tế bào
Câu 1: Thời gian của kì trung gian ở tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu người, tế bào hợp tử, tế bào gan, tế bào thần kinh có gì khác nhau? Giải thích?
Đáp án
- Thời gian của kì trung gian ở tế bào vi khuẩn thường rất ngắn, không chia thành các pha như ở tế bào nhân thực. Vì vi khuẩn phân bào trực phân, không cần thoi phân bào, kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản nên tốc độ tổng hợp các chất diễn ra nhanh
- Thời gian của kì trung gian ở tế bào hồng cầu người: không có kì trung gian vì hồng cầu người không có nhân nên không phân chia.
- Thời gian của kì trung gian ở tế bào hợp tử rất ngắn do G1 rất ngắn.
- Thời gian của kì trung gian ở tế bào gan rất dài vì chu kì tế bào dài, rất ít phân chia.
- Thời gian của kì trung gian ở tế bào tế bào thần kinh: không có kì trung gian vì tế bào thần kinh không phân chia.
Câu 2: Sự khác nhau giữa các tế bào phôi sớm và tế bình thường
Đáp án
Chỉ tiêu
Tế bào bình thường
Tế bào phôi sớm
Các pha
Gồm 4 pha G1, S,G2, M
Không Có G1 có khi không có pha G2
Thời gian cử chu kì tế bào
Dài 
Ngắn
Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào
Hệ thống điều chỉnh phải thích ứng với khoảng thời gian dài , tế bào phải được điều chỉnh để vượt qua điểm chốt R
Hệ thống điều chỉnh phải thích ứng với khoảng thời gian ngắn cho phép tế bào trong khoảng thời gian ngắn phải hoàn thành được các quá trình
Câu 3: Tại sao các tế bào phôi sớm lại có chu kì ngắn chỉ khoảng 30 phút?
Đáp án
 Các tế bào phôi sớm lại có chu kì ngắn chỉ khoảng 30 phút vì chúng không có pha G1. Các nhân tố cần thiết cho sự nhân đôi của AND đã đựơc chuẩn bị từ trước và có sẵn trong tế bào chất của trứng.
c. Xác định hàm lượng ADN và trạng thái, số lượng NST trong các pha của kì trung gian
 Cho tế bào có bộ NST 2n, biết hàm lượng ADN trong nhân là a (pg). Xác định hàm lượng ADN và trạng thái, số lượng NST, số crômatít trong các pha của kì trung gian? 
Đáp án
Kết quả
Kì trung gian
Pha G1
Pha S
Pha G2
1. Hàm lượng ADN
a
2a
2a
2. Số NST đơn
2n
0
0
3. Số NST kép
0
2n
2n
4. Số crômatít
0
4n
4n
Dạng 2: Câu hỏi và bài tập về nguyên phân
Hệ thống câu hỏi củng cố về lí thuyết nguyên phân
Câu 1: Trong nguyên phân, những cơ chế nào đảm bảo cho các tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống với bộ NST của tế bào mẹ?
Đáp án
Các cơ chế:
+ Nhân đôi ADN và NST ở pha S: Quá trình nhân đôi ADN phải đảm bảo chính xác để tạo ra các cromatit hoàn toàn giống nhau.
+ Tổng hợp prôtêin thoi phân bào ở pha G2: Lượng prôtêin tham gia cấu tạo thoi phân bào cần được tổng hợp đầy đủ ở pha G2 để đảm bảo tất cả các NST đều được đính trên tơ vô sắc vào kì giữa.
+ Sự sắp xếp các NST kép ở kì giữa: Vào kì giữa, tất cả các NST kép phải được đính trên tơ vô sắc và xếp trong một mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
+ Sự phân li của các crômatit trong các NST kép ở kì sau: Các crômatit trong NST kép phải tách nhau ra và phân li bình thường về hai cực của tế bào.
Câu 2: Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành?
Đáp án
- Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc di chuyển về 2 cực tế bào được dễ dàng, không bị rối loạn do kích thước của NST
- Nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành thì các NST không phân li được về 2 cực tế bào => tế bào không phân chia => tạo ra tế bào có bộ NST tăng gấp đôi(4n)....
Câu 3: Trong phân bào, nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi không tách nhau ra ngay mà vẫn dính với nhau ở tâm động sẽ đem lại lợi ích gì? Màng nhân biến mất vào kì đầu và xuất hiện trở lại vào kì cuối có ý nghĩa gì?
Đáp án
- Lợi ích: giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con.
- Ý nghĩa: 
+ Màng nhân biến mất vào kì đầu nhằm giải phóng NST vào tế bào chất để NST tiếp xúc với thoi vô sắc và thực hiện phân chia NST cho tế bào con.
+ Màng nhân xuất hiện trở lại vào kì cuối để bảo vệ NST trước các tác nhân của môi trường và điều hoà hoạt động của gen.
Câu 4: Ở tế bào thực vật không có trung tử, thoi phân bào sẽ được hình thành như thế nào?
Đáp án
 Tế bào thực vật không có trung tử nhưng ở vùng cạnh nhân vẫn có vùng đậm đặc tương tự vùng quanh trung tử. Vai trò của chúng là hoạt hóa sự trùng hợp tubulin để tạo thành thoi phân bào => gọi là sự phân bào không sao
Câu 5: Trong quá trình nguyên phân:
a. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào?.
b. Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật được thể hiện như thế nào?
c. Nguyên nhân của sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào?
Đáp án
a. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì cuối vì sự phân chia này có thể bắt đầu diễn ra ở cuối kì sau nhưng chưa thật rõ rệt.
b. Điểm khác nhau cơ bản:
+ Tế bào động vật: hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài màng sinh chất vào trung tâm.
+ Tế bào thực vật: hình thành vách ngăn đi từ trung tâm ra ngoài vách tế bào.
c. Nguyên nhân: vì tế bào thực vật có thành tế bào bằng xenlulozo làm cho tế bào không vận động được
b. Xác định trạng thái, số lượng NST, số crômatít, số tâm động trong mỗi tế bào ở các kì của nguyên phân 
 Câu 1: Cho tế bào người có bộ NST 2n = 46,. Xác định trạng thái, số lượng NST, số crômatít trong mỗi tế bào ở các kì của nguyên phân? 
Đáp án
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
1. Số NST đơn
0
0
92
46
2. Số NST kép
46
46
0
0
3. Số crômatít
92
92
0
0
4. Số tâm động
46
46
92
46
Câu 2: Ở lúa 2n = 24, nhóm tế bào I có các NST đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NST của nhóm tế bào II có các NST đang phân li về hai cực của tế bào là 1200. Tổng số NST của cả hai nhóm tế bào là 1680.
a. Tính số tế bào mỗi nhóm?
b. Khi kết thúc nguyên phân hai nhóm đã tạo ra bao nhiêu tế bào con?
 Đáp án
 a. Gọi a, b lần lượt số tế bào nhóm I và II, ta có: 
a + b = 1680
b – a = 120

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_giai_bai_tap_phan_bao_cho.doc
  • docbia (1).doc
  • docDANH MỤC (1).doc
  • docMỤC LỤC1 (1).doc
  • docPHỤ LỤC.ĐỌC.doc
  • docTL THAM KHAO.doc