SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giúp học sinh bảo vệ sức khỏe sinh sản trong bài 32 - Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch (Sinh học 10 – chương trình chuẩn KTKN THPT)

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giúp học sinh bảo vệ sức khỏe sinh sản trong bài 32 - Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch (Sinh học 10 – chương trình chuẩn KTKN THPT)

 Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động . đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiểu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng: mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên, sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dang dở việc học tập, mắc các bệnh lây qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.

 Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Trong giáo dục,vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản là nội dung giáo dục xuyên suốt trong các cấp học, bậc học. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản chưa cao bởi lẽ đây vẫn được coi là vấn đề tế nhị, đã gây ra sự e ngại cho cả giáo viên và học sinh. Thực tế cho thấy, mặc dù nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản đã được triển khai từ nhiều năm nhưng hiện tượng học sinh mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ nạo phá thai và các bênh lây truyền qua đường tình dục đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Từ thực trạng trên chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh để các em có kiến thức về sức khỏe sinh sản, hoàn thiện nhân cách và rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản, vững vàng bước vào cuộc sống gia đình và xã hội.

 

docx 20 trang thuychi01 5214
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giúp học sinh bảo vệ sức khỏe sinh sản trong bài 32 - Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch (Sinh học 10 – chương trình chuẩn KTKN THPT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÚP
HỌC SINH BẢO VỆ SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG
BÀI 32 - BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH 
 (SINH HỌC 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN KTKN THPT)
Người thực hiện: Lê Thị Mạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2019
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
SGK: Sách giáo khoa
GDNN: Giáo dục nghề nghiệp
GDTX: Giáo dục thường xuyên
MD: Miễn dịch
ĐV: Động vật
 KTNN: Kiến thức kĩ năng
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu.
1
 1.1. Lí do chọn đề tài.
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2
 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.
2
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
3
 2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản
 2.3.2. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong bài 32 – Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
3
3
6
 2.4. Hiệu quả của SKKN
16
3. Kết luận và kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo.
18
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài
 Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động ... đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiểu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng: mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên, sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dang dở việc học tập, mắc các bệnh lây qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.
 Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản đã và đang được toàn xã hội quan tâm... Trong giáo dục,vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản là nội dung giáo dục xuyên suốt trong các cấp học, bậc học. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản chưa cao bởi lẽ đây vẫn được coi là vấn đề tế nhị, đã gây ra sự e ngại cho cả giáo viên và học sinh. Thực tế cho thấy, mặc dù nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản đã được triển khai từ nhiều năm nhưng hiện tượng học sinh mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ nạo phá thai và các bênh lây truyền qua đường tình dục đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Từ thực trạng trên chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh để các em có kiến thức về sức khỏe sinh sản, hoàn thiện nhân cách và rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản, vững vàng bước vào cuộc sống gia đình và xã hội.
 Trước những hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản của các em ở tuổi vị thanh niên trong đó có học sinh trung học phổ thông mà chưa có giải pháp nào ngăn chặn hữu hiệu. Nên khi dạy kiến thức bài 32 “ Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch” giáo viên có thể tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em có kiến thức và hiểu biết về sinh sản, sức khỏe sinh sản cũng như xây dựng kĩ năng sống, có niềm tin, sự vững vàng trong cuộc sống sau này. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài là 
 “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giúp học sinh bảo vệ sức khỏe sinh sản trong bài 32 - Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch (Sinh học 10 – chương trình chuẩn KTKN THPT)"
1.2. Mục đích nghiên cứu	
 Nghiên cứu kiến thức nội dung về giáo dục sức khỏe sinh sản để tích hợp và nghiên cứu phương pháp tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy học bài “ Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch” nhằm nâng cao chất lượng dạy học, vừa tích hợp giáo dục sức khỏe có hiệu quả cho học sinh.
1.3. Đối tương nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 – Trung tâm GDNN – GDTX Hoằng Hóa.
- Nội dung và phương pháp tích hợp sức khỏe sinh sản trong dạy học bài “ Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp dạy học tích hợp, nghiên cứu tài liệu về sức khỏe sinh sản để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thiết kế và sử dụng bài kiểm tra của học sinh lớp 10 về sức khỏe sinh sản.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm có đối chứng nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học: Dựa trên số học sinh thực hiện được các yêu cầu. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong giáo dục việc cải tiến phương pháp dạy học “dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm” không những ngày càng được nhân rộng và áp dụng nhiều trong các nhà trường mà còn đề cập đến dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục sức khoẻ sinh sản vào môn sinh học. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các hiện tượng, khái niệm, quy luật quá trình sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn do đó khả năng tích hợp giáo dục là rất lớn. Chúng ta có thể tích hợp giáo dục dân số, sức khỏe, sức khỏe sinh sản, giáo dục môi trường... trong quá trình dạy học sinh học.
 Chúng ta đều biết, trong thực tế học sinh ở độ tuổi THPT có rất nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân với không ít thắc mắc về giới tính, về cảm xúc “lạ” cần được giải đáp mà ngại ngần không giám hỏi. Giáo dục sức khỏe vị thành niên nhằm giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe ở tuổi vị thành niên, biết cách ứng xử trước sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi THPT, hướng dẫn các em phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của bản thân, đồng thời giải đáp thắc mắc của các em về những băn khoăn, bỡ ngỡ của tuổi vị thành niên. 
 Bên cạnh đó giải đáp thắc mắc của học sinh về những vấn đề khó nói, ngại nói trong tình bạn khác giới, tình yêu và cả những băn khoăn về tình dục. Bước đầu hướng dẫn cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng tránh và nói không có thai ngoài ý muốn, đối phó với các tệ nạn xâm hại tình dục và phòng tránh HIV/AIDS... để các em trở thành những người tự tin, năng động, thân thiện có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
 Sinh học là môn khoa học tự nhiên, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhiều hiện tượng thực tiễn là cơ sở để xây dựng học thuyết sinh học. Từ những kiến thức trong sách giáo khoa học sinh dễ dàng hiểu được các hình thức sinh sản ở sinh vật nói chung và con người nói riêng để từ đó các em có những kiến thức ban đầu về quá trình sinh sản ở người, về sự thay đổi sinh lí của bản thân ở lứa tuổi vị thành niên, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, sinh đẻ có kế hoạch ở người, ý nghĩa của việc sinh đẻ có kế hoạch, ở lứa tuổi vị thành niên thì cần phải làm gì để có sức khỏe sinh sản tốttừ đó các em có thể tự xây dựng cho mình những biện pháp để đảm bảo sức khỏe sinh sản khi bước vào cuộc sống gia đình sau này.
 Trong chương trình đổi mới phương pháp dạy học thì dạy học tích hợp là một trong những phương pháp được nhân rộng và sử dung rộng rãi. Giáo viên dễ dàng tích hợp những kiến thức khác một cách hợp lí vào bài học gây sự hứng thú học tập cho học sinh. Theo từ điển giáo dục học thì tích hợp là “ hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. Kế hoạch giảng dạy được hiểu có thể là một chương trình, một môn học hay cụ thể là một bài học. Khi dạy học tích hợp cần phải lựa chọn nội dung kiến thức lôgic với bài học và thời gian phù hợp với cấu trúc toàn bài. Không được tích hợp gượng ép sẽ làm cho bài học trở nên nặng nề, rời rạc, người học nhàm chán và sẽ không đạt được hiệu quả của dạy học tích hợp.
 Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ trong việc tích hợp lồng ghép kiến thức sức khỏe sinh sản vào dạy học bài “ Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch ” (chương trình sinh học 10 – GDTX cấp THPT), nên tôi báo cáo một số kinh nghiệm để đồng nghiệp và các em học sinh cùng tham khảo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Thực trạng chung:
 Với văn hóa phương Đông thì vấn đề sức khỏe sinh sản được coi là một vấn đề tế nhị, giáo viên thì ngại nói ra trước số đông học sinh. Trong khi đó học sinh còn hiểu chưa rõ về những biến đổi sinh lí trên cơ thể mình, chưa hiểu rõ sức khỏe sinh sản là gì, chưa thấy được sức khỏe sinh sản vai trò như thế nào với cuộc sống tương lai của mình...
 Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản là bắt buộc trong chương trình sinh học phổ thông. Tuy nhiên nội dung tích hợp còn chung chung nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học.
- Thực trạng đối với giáo viên:
 Môn sinh học trong nhà trường được xem là môn học có nhiều ứng dụng nhưng học sinh ít học. Mặt khác ngày nay chỉ còn một số ít học sinh thích tìm hiểu các quá trình sinh học đang diễn ra xung quanh mình. Vì vậy mỗi giáo viên cần phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để thu hút sự chú ý của học sinh, giúp các em có được những thông tin chính xác về sức khỏe sinh sản để nâng cao hiệu quả giáo dục và lôi cuốn các em lại gần hơn với môn Sinh học.
- Thực trạng đối với học sinh:
 Trên thực tế, học sinh bậc GDTX còn hiểu rất mơ hồ về những thay đổi sinh lí trên cơ thể mình, về kiến thức sức khỏe sinh sản nhưng các em lại ngại hỏi phụ huynh, ngại hỏi giáo viên, thiếu thông tin về sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn Do đó các em mong muốn nhận được các thông tin đó một cách chính xác từ phía giáo viên.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1- Kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên
2.3.1.1. Giới và giới tính
- “Giới” là mối quan hệ và tương quan giữa địa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong một bối cảnh cụ thể . Do được qui định bởi các yếu tố xã hội nên giới và quan hệ của giới không giống nhau và không mang tính bất biến.
- “Giới tính” chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Những khác biệt này giống nhau ở mọi nền văn hóa, mọi nơi trên thế giới và mang tính bất biến.
2.3.1.2. Sức khỏe sinh sản
- Sức khỏe sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng sinh sản. Như vậy sức khỏe sinh sản là sự hoàn hảo về bộ máy sinh sản đi đôi với sự hài hòa giữa nhịp sinh học và xã hội.
- Sức khỏe sinh sản không chỉ giới hạn ở sức khỏe người mẹ mà còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến quá trình sinh sản của nam và nữ, đến sự an toàn và hạnh phúc trong đời sống tình dục. Đồng thời nhấn mạnh đến quyền tự quyết của phụ nữ với việc sinh đẻ của họ. Sức khỏe sinh sản có ý nghĩa xã hội, y học sâu sắc và rất nhân văn vì đã nâng cao yêu cầu bảo vệ chức năng đặc thù của phụ nữ là chức năng sinh sản.
2.3.1.3. Sức khỏe sinh sản vị thành niên
2.3.1.3.1. Vị thành niên là gì? 
 Vị thành niên là đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Nếu so với cả đời người thì lứa tuổi vị thành niên chỉ là một giai đoạn ngắn (từ 16 – 19 tuổi) nhưng lại có tác động lớn lao tới sự phát triển và thăng tiến của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, quan hệ xã hội và tinh thần.
 Ở độ tuổi vị thành niên, diễn ra những thay đổi rất lớn về mặt thể chất. Đặc biệt thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng bộ máy sinh dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, có thể làm cho nữ giới mang thai và sinh con. Đồng thời với sự thay đổi về thể chất là sự thay đổi lớn về tâm sinh lí. Trong giai đoạn này các em đều có nhu cầu chung là cần được cung cấp những thông tin về những biến đổi về thể chất, tình cảm và tâm sinh lí sẽ diễn ra để các em có sự chuẩn bị tránh lo lắng, hoang mang.
2.3.1.3.2. Sức khỏe vị thành niên
 Hành vi liên quan đến sức khỏe mà lớp trẻ hay mắc phải trong giai đoạn này là hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy và quan hệ tình dục. Đây là những hành vi có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của họ, những hành vi này thường không thể hiện ngay ảnh hưởng nhưng có hậu quả rất lớn đối với sức khỏe sau này. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải khuyến khích việc thực hiện cách ứng xử lành mạnh trong vị thành niên, trước lối sống có hại cho sức khỏe và có thể theo con người ta đến tận cuối đời.
 Những vấn đề liên quan đến sức khỏe trong cuộc sống của vị thành niên bao gồm: dinh dưỡng, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, rượu và thuốc lá, sử dụng ma 
túy, lạm dụng tình dục, các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV/AIDS.
2.3.1.3.3 Sức khỏe sinh sản vị thành niên là gì? *) Sức khỏe sinh sản vị thành niên: “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh 
thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên, chứ không chỉ là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”. Sức khỏe sinh sản vị thành niên gắn liền với lối sống và nó được hình thành từ thủa nhỏ, vì thế bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi trước vị thành niên.
 *) Những nguy cơ gây hại đến sức khỏe sinh sản vị thành niên
 - Trẻ vị thành niên là đối tượng dễ bị dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và hay bắt chước, chính vì vậy dễ mắc các nguy cơ sau:
 - Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn và dẫn đến những hậu quả: 
 + Mang thai sớm ngoài ý muốn, với sự tiềm ẩn các nguy cơ như: dễ bị xảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ. bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai; làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lí, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè; bị bạn trai bỏ rơi hoặc phải cưới gấp người mà không muốn có cuộc sống với người đó; bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội; gánh nặng về kinh tế khi nuôi con; phá thai có thể đưa đến các tai biến như choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh...
 + Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
 - Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy.
*) Trẻ vị thành niên cần làm gì để phòng tránh những tác hại đến sức khỏe sinh sản
 - Rèn luyện về kỹ năng sống:
 + Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè; cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách nhiệm. Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và luyện tập thể thao phù hợp, điều độ. Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục.
 + Nữ: Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.
 + Nam: Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh kịp thời như: Hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu, không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp.
 - Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy, tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.
 - Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.
 - Nếu quan hệ tình dục, phải thực hiện tình dục an toàn.
2.3.1.4. Tình dục an toàn
2.3.1.4.1. Thế nào là tình dục an toàn 
 Tình dục an toàn là tình dục không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như: lậu, giang mai, HIV/AIDS... Tình dục an toàn là những hình thức quan hệ tình dục có thể giúp hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều này có nghĩa là không có sự tiếp xúc cơ thể với máu, chất dịch âm đạo và tinh dịch từ người này sang người khác.
2.3.1.4.2. Hậu quả của tình dục không an toàn
 - Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: HIV/AIDS, lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, hạ cam, trùng roi âm đạo, nhiễm nấm sinh dục, chlamydia
 - Có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người phụ nữ, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.
2.3.1.4.3. Các biện pháp đảm bảo tình dục an toàn 
- Sử dụng bao cao su: Bảo vệ bạn tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai sớm. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện quan hệ tình dục an toàn
 bằng cách dùng bao cao su bất kỳ khi nào có quan hệ tình dục.
 - Sống chung thủy: bạn chỉ nên có quan hệ tình dục với người mà bạn biết chắc người đó chỉ có quan hệ tình dục với một mình bạn và điều quan trọng là người đó phải không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
 - Kiểm tra sức khỏe định kỳ: từ 6 tháng đến 1 năm ở cả người nam và nữ đều nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát.
2.3.2- Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong
bài 32 – Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
2.3.2.1 Mục tiêu của bài học.
- Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.
- Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch tế bào vào miễn dịch thể dịch.
- Nêu một số triệu chứng của các bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Rèn luyện kĩ năng: Phân tích, khái quát kiến thức, vận dụng kiến thức thực tế liên hệ cho bài học.
- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng liên hệ, kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng tiếp nhận và xử lí thông tin
- Hình thành lối sống lành mạnh. 
- Có ý thức tiêm ngừa một số vacxin để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.
2.3.2.2. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.
- Giáo viên : Chuẩn bị giáo án , máy tính, máy chiếu, các hình ảnh có liên quan. 
- Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài mới qua việc hoàn thành phiếu học tập:
 Loại bệnh
Nội dung
Bệnh đường hô hấp
Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh hệ thần kinh
Bệnh đường sinh dục
Bệnh da
Cách xâm nhập
Bệnh thường gặp
2.3.2.3. Phương thức tổ chức dạy học.
Mục 1. Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm.
*) Bệnh truyền nhiễm.
- GV: Phát vấn học sinh về một số vấn đề:
+ Bệnh truyền nhiễm là gì ? Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ?
+ Muốn gây bệnh truyền nhiễm phải có điều kiện gì ?
- HS thảo luận qua việc nghiên cứu thông tin SGK trang 125 và vận dụng các kiến thức thực tế để đưa ra câu trả lời.
- GV trình chiếu hình ảnh số 1.
 Vi khuẩn dịch hạch Vi khuẩn lao Virut viêm não Nhật Bản
Hình 1. Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
- GV nhận xét và khái quát hóa kiến thức :
+ Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
+ Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut
+ Điều kiện gây bệnh: Độc lực ( tức khả năng gây bệnh), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.
*) Các phương thức lây truyền.
- GV: Bệnh truyền nhiễm lây lan bằng những phương thức nào? Cho ví dụ?
- HS: Trả lời.
- GV trình chiếu hình ảnh số 2.
 Truyền ngang
 Qua sol khí Qua tiếp xúc trực tiếp Qua vết đốt của động vật 
 Truyền dọc 
 Hình 2. Các phương thức lây truyền
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức: Có 2 phương thức lây truyền:
 + Truyền ngang: Qua sol khí (bắn ra khi ho hoặc hắt hơi), qua đường tiêu hóa (qua thức ăn, nước uống bị nhiễm), qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hàng ngày.
 + Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai , nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
- GV thông báo: Quá trình xâm nhiễm gồm 4 giai đoạn: phơi nhiễm, ủ bệnh, ốm, cơ thể bình phục. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng. Sau đó yêu cầu học sinh liên hệ với bản thân (về bệnh cúm, đau mắt đỏ).
*) Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut.
- GV: Chia HS thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một bệnh truyền nhiễm.
Sau đó nhóm trưởng đại diện trình bày nội dung trước cả lớp.
- HS: Nghiên cứu SGK trang 125, 126 thảo luận nhóm à thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập..
- GV: Trình chiếu phiếu học tập để đối chứng với kết quả của học sinh trả lời.
 Loại bệnh
Nội dung
Bệnh đường hô hấp
Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh hệ thần kinh
Bệnh đường sinh dục
Bệnh da
Cách xâm nhập
Virut từ không khí qua đường hô hấp
Virut qua miệng đến các cơ quan t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_giup_hoc_sinh_bao_v.docx