SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào, môn Sinh học lớp 10

SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào, môn Sinh học lớp 10

Nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học, năm học với chủ đề “Tiếp tục đổi mới phương pháp học và cải cách hành chính toàn nghành ” đồng thời tiếp tục thực hiện chỉ thị 06 CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường THPT. Để phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh bản thân tôi luôn có những suy nghĩ và trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục qua bộ môn Sinh học cấp THPT nhằm đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học.

doc 15 trang thuychi01 8721
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào, môn Sinh học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở đầu
Nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học, năm học với chủ đề “Tiếp tục đổi mới phương pháp học và cải cách hành chính toàn nghành ” đồng thời tiếp tục thực hiện chỉ thị 06 CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường THPT. Để phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh bản thân tôi luôn có những suy nghĩ và trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục qua bộ môn Sinh học cấp THPT nhằm đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học. 
I. Lý do chon đề tài.
Môn Sinh học là môn học có sự tổng hợp các kiến thức hóa học, vật lý, toán học, địa lý ... đây là những kiến thức khó và khô khan cho nên dễ gây nhàm chán cho học sinh trong một tiết học. Chính vì vậy để tạo sự hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
cho nên cần đòi hỏi người giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học mới, sáng tạo, hiệu quả giáo dục cao chính vì thế tôi mạnh dạn “sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào, môn sinh học lớp 10”
II. Mục đích nghiên cứu.
Dạy học liên môn là làm cho quá trình học tập của học sinh có ý nghĩa hơn, hình thành ở người học một năng lực một cách rõ ràng.
Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trong hơn và dự tính được những điều cần thiết cho bản thân. Quan tâm việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể từ đó giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
Qua việc dạy học tích hợp liên môn sẽ lấy học sinh làm trung tâm, định hướng phân hóa được năng lực người học, việc dạy của thầy và việc học của trò được gắn với thực tiễn rõ ràng hơn.
Chính vì vậy mà dạy học liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
Việc dạy học tích hợp liên môn sẽ rút ngắn được thời gian dạy học nhưng khối lượng kiến thức và những thông tin vẫn đảm bảo cho học sinh tiếp nhận.
III. Đối tượng nghiên cứu.
	Trong phạm vi của đề tài đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 10 trường THPT Nông Cống 4, tôi sử dụng kiến thức của các môn học như: sinh học, vật lý, hóa học và toán học . Qua đó giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của tiết học đồng thời giúp các em có những cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề một cách chủ động và sâu sắc hơn qua việc tích hợp liên môn.
	Qua việc tích hợp các em thấy được để học tốt các môn thuộc ban KHTN thì cần học tốt các môn sinh học, vật lý, hóa học , toán học, địa lý...từ đó các em có ý thức, định hướng cho bản thân ngay từ đầu cấp học. Qua đó bản thân học sinh sẽ chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức thông qua những hướng dẫn của giáo viên.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
Bài : Các nguyên tố hóa học và nước trong tế bào, sinh học 10
V. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp giảng dạy sinh học ở trường THPT rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên việc kết hợp các phương phù hợp với từng nội dung, từng hình thức thực hiện luôn đóng vai trò quyết định kết kết quả đạt được.Các phương pháp mà tôi thường thực hiện : 
- Phương pháp thảo luận nhóm : 
Thảo luận là phương pháp mà trong đó các thành viên trong tổ phải trao đổi, bàn bạc cùng nhau để giải quyết chung một vấn đề. Nhờ đó các thành viên trong tổ có cơ hội làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn và đặt biệt là được kiểm chứng ý kiến của mình. 
- Phương pháp tình huống: 
Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có chứa đựng mâu thuẩn. HS được đặt mình vào tính huống đòi hỏi đưa ra các phương án giải quyết . Phương pháp này rèn cho HS kĩ năng tìm đáp án. 
- Phương pháp giao nhiệm vụ :
Đây là phương pháp đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Nhờ đó giúp học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân các em. 
- Phương pháp diễn giảng
Diễn giảng giáo dục học với tư cách là một phương pháp vì đó là cách thức trình bày bằng lời một khối lượng lớn tài liệu học tập có nội dung sâu sắc, khái quát và có hệ thống. Diễn giảng giáo dục học vơi tư cách là một hình thức tổ chức dạy học vì đây là hình thức làm việc tập thể , do giáo viên trình bày, học sinh tham gia đông đảo cả lớp, bài giảng được trình bày hoàn chỉnh với các yếu tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau, nội dung được quy định trong chương trình.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Thông qua các tình huống có vấn đề, từ sự tìm hiểu nội dung kiến thức học sinh sẽ tự phân tích tổng hợp, khái quát hóa để tìm ra bản chất quy luật của vấn đề và từ đó tự rút ra luận.
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Trong dạy học liên môn được hiểu là sự kết hợp tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học ví dụ như tích hợp môn vật lý, hóa học, toán học, địa lý  vào môn sinh học. Như vây thông qua việc dạy học liên môn thì những kiến thức kỹ năng được học ở môn này có thể sử dụng như công cụ để nghiên cứu học tập ở môn khác.
	Xu thế trên thế giới hiện nay việc áp dụng dạy học liên môn đang được sử dụng rất phổ biến ví dụ: khung chương trình giáo dục quốc gia của Áo, Bỉ, Vương quốc Anh... đều nhấn mạnh việc phát triển các kĩ năng chung như đọc hiểu, tính toán và sử dụng ICT như là công cụ học tập trong tất cả các môn học. Ở nhiều nước phát triển như: Anh, Đức, Thụy Điển, Australia, Singapore... trong chương trình phổ thông trung học đã xuất hiện chương trình và SGK cho những môn học tích hợp (nghiên cứu xã hội, nghiên cứu môi trường, nghiên cứu tự nhiên..), hoặc các môn tích hợp như Toán – Vật lý – Hóa học, Toán – Hóa học – Sinh học, Lịch sử - Địa lý hay Địa lý - Chính trị - Giáo dục công dân...
Ở nước ta hiện nay đã được Quốc hội thông qua và đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, toàn ngành Giáo dục tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau là những hoạt động diễn ra ngoài giờ các môn học trên lớp. Đây là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành niềm tin và nhân cách cho học sinh cho nên việc dạy học liên môn là phù hợp với xu hướng.
II. Thực trạng việc dạy học môn Sinh học ở trường THPT Nông Cống 4.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp uỷ chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức chuyên môn trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh. Giáo viên được tập huấn về việc đổi mới phương pháp dạy học 
- Phần lớn học sinh có thái độ học tập đúng đắn, thông minh, nhanh nhẹn nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xã hội ngày càng phát triển, cộng nghệ thông tin và các phương tiện ngày càng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân công các hoạt động cho học sinh.
2.Khó khăn:
- Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học tích hợp liên môn còn hạn chế 
- Học sinh THPT đang ở độ tuổi thanh thiếu niên nên tâm lý chưa ổn định, đang muốn tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học tập một cách đầy đủ, dễ bị dụ dỗ, đua đòi, ham chơi,..
- Phần lớn phụ huynh do điều kiện kinh tế nên ít có sự quan tâm sát sao, kèm cặp các em, thậm chí còn có tư tưởng phó mặc cho GV nên đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống của học sinh. 
- Nhìn nhận của học sinh môn Sinh học ít được học sinh quan tâm lựa chọn.
- Giáo viên dạy bộ môn chưa được đào tạo cơ bản về dạy học liên môn cho nên phần nào sẽ gây những khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Khi chưa áp dụng phương pháp này, qua điều tra kết quả năm học: 2015 – 2016 của bộ môn ở các lớp tôi dạy như sau: 
Lớp
Sĩ số
Khá
Giỏi
T Bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10B2
49
9
18.3
1
2.0
31
63.4
7
14.3
1
2.0
10B3
48
19
39.5
0
0
26
54.2
3
6.2
0
0
10B4
41
14
34.1
0
0
17
61.4
9
21
1
2.4
10B6
47
17
36.1
2
4.2
24
52.1
4
8.5
0
0
	Với kết quả dạy học đơn môn như trên, ta thấy chất lượng giáo dục bộ môn còn thấp, học sinh có học lực yếu kém vẫn còn, số lượng học sinh giỏi chưa cao.
	Mức độ hứng thú học tập bộ môn còn hạn chế, các em coi là môn phụ cho nên chỉ có mặt trong lớp để có điểm và lên lớp.
	Trong tiết học gây nhàm chán học sinh không chịu tìm tòi, suy nghĩ, vì thế chất lượng giáo dục không khả quan.
Với những thực trạng như trên qua nhiều năm công tác bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng kiến thức liên môn để tạo hứng thú trong giờ học, nâng cao chất lượng.
III Các giải pháp thực hiện.
1. Vận dụng kiến thức môn hóa học
* Nội dung kiến thức : Các nguyên tố hóa học .
- Để giảng dạy phần này giáo viên cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK và đặt các câu hỏi .
? Có phải thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học không?
+ HS nghiên cứu trả lời: Có
+ GV mở rộng: Trong 92 nguyên tố hóa học trong tự nhiên, người ta đã tìm thấy có khoảng 25 nguyên tố có trong cơ thể sống, phổ biến là C,H,O,N chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể sống.
GV cho HS quan sát bảng 3 SGK , đặt câu hỏi.
Nguyên tố 
O
C
H
N
Ca
P
K
S
Na
Cl
Mg
Tỷ lệ %
65
18,5
9,5
3,3
1,5
1,0
0,4
0,3
0,2
0,2
0,1
? Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố hóa học? 
+ Từ đó, (thông qua quan sát ,thảo luận lớp) giáo viên phân tích kết luận: 
Các nguyên tố hóa học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lý, hóa, sinh hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.
? Tại sao 4 nguyên tố C,H,O,N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào?
+ Dựa vào kiến thức hóa học, HS trả lời, sau đó GV củng cố:
C là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của phân tử hữu cơ( C thuộc phân nhóm chính nhóm 4, có 4 e lớp ngoài cùng, C không những liên kết được với nhau mà còn liên kết được nguyên tố khác, nó tạo nên bộ khung xương của các hợp chất hữu cơ)
? Dựa vào tỷ lệ của các nguyên tố trong cơ thể sống, chia các nguyên tố thành mấy loại?
+ Có 2 loại
? Nguyên tố đại lượng là gì? Ví dụ ? Chúng có vai trò như thế nào, ví dụ?
+ Nguyên tố đại lượng ( chiếm > 0,01% trọng lượng khô của tế bào)
Vd: C, H, O, N, S, P, K
Vai trò: Cấu tạo các đại phân tử hữu cơ: protein, lipit, axit nucleicnhững chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào
? Nguyên tố vi lượng là gì? Ví dụ ? Chúng có vai trò như thế nào, ví dụ?
2. Vận dụng kiến thức hóa học, vật lý
* Nội dung kiến thức :Nước và vai trò của nước trong tế bào
Hoạt động nhóm 
-GV chia nhóm học sinh nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.
- HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.
Tiến hành thảo luận theo sự phân công.
Nhóm 1 và 2:
 Hình 3.2. Mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn và lỏng
Câu hỏi : Phân tích cấu trúc liên quan đến đặc tính hóa lí của nước?
* Nhóm 1 và 2 thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng
?Quan sát hình 3.2 và cho biết hậu quả gì sẽ xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh ? 
?Tại sao con gọng vó, nhện nước đi được trên mặt nước ? 
- Cấu tạo : Gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
 Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống.
Tế bào sẽ bị vỡ khi ta đưa tế bào sống váo ngăn đá , vì nước sẽ dãn nở do tăng thể tích và các tinh thể nước đá sắc nhon sẽ đâm thủng tế bào.
Các phân tử liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt nên gọng vó,nhện nước đi được trên mặt nước
Câu hỏi : Phân tích vai trò của nước trong tế bào và cơ thể ?
* Nhóm 3, 4 tiến hành thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng.
-GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
- Nước là thành phần cấu tạo tế bào.
- Nước là dung môi hòa tan các chất.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
 → Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống.
IV. Giáo án cụ thể để giảng dạy
Tiết 4: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC 
I. Mục tiêu bài học 
 1. Về kiến thức .
- Nêu được các nguyên tố hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố hóa học đối với tế bào.
- Nêu được cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước.
- Nêu được vai trò của nước đối với tế bào. 
2. Về kỹ năng, thái độ 
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
II. Phương tiện dạy học 
- GV chuẩn bị: Hình phóng to, mẫu vật, giáo án, bút lông, giấy Ao, nam châm, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu.
- HS chuẩn bị: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy học 
Thuyết trình – Giảng giải ; Quan sát – Vấn đáp – Thảo luận – Tìm tòi.
IV. Trọng tâm bài học 
- Phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố hóa học đối với tế bào.
- Nêu được cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước.
- Nêu được vai trò của nước đối với tế bào.
V. Các hoạt động dạy học 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ : Giới là gì? Nêu trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật theo thứ tự nhỏ dần?
Dạy bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học 
- Nêu được các nguyên tố hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố hóa học đối với tế bào.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản cần đạt
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK và trả lời câu hỏi:
? Có phải thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học không?
- GV mở rộng: Trong số 92 nguyên tố có trong tự nhiên thì chỉ có vài chục nguyên tố là cần thiết cho sự sống. Trong đó, C – H – O – N chiếm khoảng 96% và còn lại là các nguyên tố khác.
- Quan sát bảng 3 sgk: ? Có phải thành phần nguyên tố hóa học trong cơ thể sống và không sống đều giống nhau không? Vì sao?
? Dựa vào tỉ lệ có trong khối lượng cơ thể sống, các nguyên tố hóa học gồm có mấy loại?
? Nguyên tố đại lượng là gì? Ví dụ? Chúng có vai trò như thế nào?
? Nguyên tố vi lượng là gì? Ví dụ? Chúng có vai trò như thế nào?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thêm bảng 3 SGK.
- GV mở rộng: Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cơ thể sống không hoàn toàn phụ thuộc vào nó là nguyên tố đại lượng hay vi lượng. Vì vậy, cần sử dụng nhiều loại thức ăn để bổ sung kịp thời các nguyên tố hóa học cần thiết.
I. Các nguyên tố hóa học:
 - Có khoảng vài chục nguyên tố vô cơ cần thiết cho sự sống.Những nguyên tố chủ yếu là : C, H, O, N chiếm khoảng 96% .
 - Dựa vào tỉ lệ tồn tại trong cơ thể, nguyên tố hóa học được chia thành:
a) Nguyên tố đa lượng : 
 + Chiếm tỉ lệ > 0,01% như C, H, O, N, P, S, 
 + Vai trò : Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protein , cacbohidrat ,lipit , axitnucleic ....
b) Nguyên tố vi lượng : 
 + Chiếm tỉ lệ < 0,01% như Fe, Zn, Cu, I,
 + Vai trò : Tham gia cấu tạo nên các enzim , vitamin ...
Ví dụ : Thiếu iốt sẽ bị bướu cổ .
Hoạt động 2: Tìm hiểu nước và vai trò của nước đối với tế bào 
- Nêu được cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước.
- Nêu được vai trò của nước đối với tế bào.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động nhóm 
-GV chia nhóm học sinh nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.
- HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.
Tiến hành thảo luận theo sự phân công.
Nhóm 1 và 2:
Câu hỏi : Phân tích cấu trúc liên quan đến đặc tính hóa lí của nước?
- Nhóm 1 và 2 thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng
*Quan sát hình 3.2 và cho biết hậu quả gì sẽ xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh ? 
*Tại sao con gọng vó đi được trên mặt nước ? 
Nhóm 3 và 4 :
Câu hỏi : Phân tích vai trò của nước trong tế bào và cơ thể ?
- Nhóm 3, 4 tiến hành thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng.
-GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. 
*Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào , không có nước tế bào sẽ chết 
- GV mở rộng: Nếu không có thức ăn trong vài ngày thì cơ thể sống vẫn chịu đựng được, nhưng nếu không có nước thì cơ thể sống sẽ nhanh chóng suy kiệt và chết.
* Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:
1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước:
- Cấu tạo : Gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống.
2. Vai trò của nước đối với tế bào :
- Nước là thành phần cấu tạo tế bào.
- Nước là dung môi hòa tan các chất.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
 → Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống.
4. Củng cố dặn dò.
Câu 1. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là :
 a. Cacbon	 B. Hidrô C.Ô xi 	 d. Nitơ 
Câu 2. Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là 
a. Các hợp chất vô cơ b. Các hợp chất hữu cơ 
c. Các nguyên tố đại lượng d. Các nguyên tố vi lượng 
Câu 3.Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây ?
a. Hê môglôbin trong hồng cầu của động vật b. Diệp lục tố trong lá cây 
c. Sắc tố mêlanin trong lớp da d. Săc tố của hoa , quả ở thực vật 
Câu 4. Trong các cơ thể sống , thành phần chủ yếu là :
a. Chất hữu cơ 	B. Nước C. Chất vô cơ 	d. Vitamin
Câu 5. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao , có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa :
a.Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào 
b. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể 
c. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường 
d. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể 
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học thuộc bài đã học.
 - Xem trước bài 4 trang 19, SGK Sinh học 10.
 V. Kết quả áp dụng đề tài
 Sau khi áp dụng những phương pháp như đã nêu, thì học sinh đã có sự chuyển biến kết quả rõ rệt. Cụ thể là 
 - Chất lượng bộ môn Sinh học được nâng lên rõ rệt và các em đã có thể mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến cá nhân mình trước những vấn đề mà giáo viên đặt ra trong các tiết học. Kỹ năng tư duy và phân tích tổng hợp từ các môn học khác của các em đã có sự tiến bộ, hiểu biết rộng hơn, tạo hứng thú học tập không còn cứng nhắc như là những tiết sinh học đơn thuần.
Lớp
Sĩ số
Khá
Giỏi
T Bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10B2
49
20
40.8
5
10.2
24
49
0
0
0
0
10B3
48
22
45.8
2
4.1
24
50.1
0
0
0
0
10B4
41
16
39.1
1
2.4
20
48.8
4
9.7
0
0
10B6
47
20
43
4
8.5
23
48.5
0
0
0
0
Trên đây là toàn bộ thực tiễn các phương pháp dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT Nông Cống 4, tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua. Với những điều bản thân đã lĩnh hội được, hy vọng sẽ có được bài học đóng góp phần nào để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả khi giảng dạy theo tinh thần đổi mới căn bản toàn diện sự nghiệp giáo dục.
C. Kết lu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_kien_thuc_lien_mon_de_day_bai_cac_nguyen_to_hoa.doc