SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học lớp 10 bằng tích hợp liên môn và vận dụng thực tiễn

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học lớp 10 bằng tích hợp liên môn và vận dụng thực tiễn

 Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: " Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả" [9]. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động” [10].

 Một trong những yếu tố để phát triển giáo dục là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng vận dụng các phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh, ưu tiên cho thực hành, khuyến khích sáng tạo; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức với phương châm “giảng ít, học nhiều”, “học đi đôi với hành”; chú trọng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, rèn luyện phương pháp tự học và mong muốn học suốt đời. Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ thuật, đào tạo nghề và giáo dục đại học theo hướng giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng thời lượng thảo luận và thực hành; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học; chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; chú trọng rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm .

 

doc 20 trang thuychi01 7951
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học lớp 10 bằng tích hợp liên môn và vận dụng thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: " Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả" [9]. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
 Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn  nhân lực và thị trường lao động” [10]. 
 Một trong những yếu tố để phát triển giáo dục là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng vận dụng các phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh, ưu tiên cho thực hành, khuyến khích sáng tạo; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức với phương châm “giảng ít, học nhiều”, “học đi đôi với hành”; chú trọng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, rèn luyện phương pháp tự học và mong muốn học suốt đời. Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ thuật, đào tạo nghề và giáo dục đại học theo hướng giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng thời lượng thảo luận và thực hành; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học; chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; chú trọng rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm . 
 Hãy chiêm nghiệm những triết lí về phương pháp: “ Phương pháp là một linh hồn của một nội dung đang vận động”; “ Học phương pháp chứ không học dữ liệu”; “ Thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, Thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí”; “Phương pháp tốt là làm đơn giản những phức tạp, Phương pháp tồi là làm phức tạp những đơn giản”; “Thầy giỏi dạy cho mọi người hiểu, đồng thời tối ưu khả năng mỗi người” [8]. 
 Qua thực tế giảng dạy ở trường trung học phổ thông Sầm Sơn, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Sinh học với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả của bài học Sinh học nói riêng, môn học Sinh học nói chung được nâng cao. Chương I: Thành phần hóa học trong tế bào – Phần hai: Sinh học tế bào- Sinh học 10 là phần kiến thức rất khó, nó không chỉ liên quan đến kiến thức của môn Sinh học mà còn liên quan đến kiến thức Hóa học 10, Hóa học 11, Hóa học 12; Vật lí 10, Vật lí 11; Toán học; Giáo dục công dân; Công nghệ 10. Đặc biệt là nó liên quan đến phần kiến thức Hóa hữu cơ lớp 12 mà học sinh lớp 10 chưa được học. Để giải quyết tốt vấn đề trên, qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại trường THPT Sầm Sơn, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm :"MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO- SINH HỌC LỚP 10 BẰNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN” để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên dạy môn Sinh học trong trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, tạo hứng thú, niềm say mê học tập bộ môn Sinh học, giúp cho HS phát triển toàn diện. Đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào- Phần hai: Sinh học tế bào- Sinh học 10- chương trình chuẩn, giúp các em hiểu được các thành phần hóa học trong tế bào, nắm được cấu trúc và chức năng, vai trò của các chất vô cơ, hữu cơ trong tế bào từ đó có thể vận dụng vào trong đời sống sản xuất cũng như biết bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước...
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Môn Sinh học lớp 10 chương trình chuẩn. Phần hai: Sinh học tế bào- Chương I: Thành phần hóa học của tế bào qua thực tế dạy học ở các lớp 10- Trường THPT Sầm Sơn năm học 2017- 2018.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	Trong đề tài này, Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
+ Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, báo, mạng intenet.
+ Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết và nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: 
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm ở hai lớp: + Lớp thực nghiệm: 10A7
 + Lớp đối chứng: 10A6
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1. Nội dung tổng quát:
Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để dạy học tích hợp liên môn và vận dụng thực tiễn cho một chủ đề kiến thức đạt kết quả tốt thì cần đặt ra các câu hỏi sau:
a - Xác định đó là kiến thức nào? Mục tiêu kiến thức mà học sinh cần đạt được là gì? để lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp.
b - Phần kiến thức đó có liên quan đến môn học nào (liên môn)?
c - Phần kiến thức đó có thể liên hệ thực tiễn không?
Kinh nghiệm giảng dạy của tôi đó là tư duy theo hướng cấu trúc của một bài lên lớp thông thường gồm các bước sau: 
(1) Ổn định tổ chức lớp.
(2) Kiểm tra bài cũ.
(3) Tổ chức các hoạt động dạy học (bài mới).
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
	Hoạt động 2, 3, 4...: Bài mới.
(4) Củng cố, tổng kết bài học.
(5) Hướng dẫn học bài, giao nhiệm vụ về nhà.
	Phần nội dụng cụ thể tôi sẽ áp dụng cho tiết học, bài học, buổi học hay dự án nói chung bắt đầu từ bước (3) đến bước (5), bước (2) kết hợp trong quá trình giảng dạy và phần chuẩn bị cho bài học trước 1 tuần (hoặc lâu hơn tùy theo bài học). 
2.1.2. Nội dung cụ thể: Hoạt động chuẩn bị cho bài mới:
a - Kĩ thuật học theo dự án: GV giao dự án cho các nhóm theo chủ đề trước khi học bài mới 1 tuần (hoặc lâu hơn tùy theo bài học), các nhóm chuẩn bị để thuyết trình khi học bài mới. 
b - Phần này có thể kết hợp liên môn để hoàn thiện dự án.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn để hoàn thiện dự án.
Bước 3: Tổ chức các hoạt động học tập (bài mới)
* Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
a - Đây là phần dẫn dắt để giới thiệu bài mới, tên bài dạy, GV có thể sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1]. Cụ thể GV hoặc HS đưa ra hình ảnh, tình huống có vấn đề, sau đó đặt câu hỏi, hướng học sinh cần suy nghĩ để tìm được đáp án trong quá trình học cho đến hết bài học.
b - Phần này có thể kết hợp liên môn để giải quyết.
c - Phần này có thể nêu một hiện tượng thực tiễn diễn ra để nêu tình huống có vấn đề cần giải quyết.
Ví dụ 1: Để mở bài cho tiết học “Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước” giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh như sau: “Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?”[4]. Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Còn giáo viên ngay lúc đó sẽ không đưa ra đáp án đúng mà dẫn dắt vào bài, sau đó đến phần vai trò của nước mới hướng dẫn học sinh trả lời.
Ví dụ 2: Trước khi vào học “Bài 4: Cacbohidrat và lipit” giáo viên cho học sinh ăn nếm các thực phẩm: mía, sữa, quả chín sau đó yêu cầu học sinh cho nhận xét về sự giống và khác nhau về vị của các loại thực phẩm đó.
HS sẽ trả lời được điểm giống nhau là đều có vị ngọt; điểm khác là mỗi loại thực phẩm trên có độ ngọt riêng.
GV dẫn dắt: “vậy giải thích hiện tượng trên như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm câu trả lời qua bài học ngày hôm nay”.
Ví dụ 3: Đối với “Bài 5: prôtêin” giáo viên có thể gây sự chú ý cho học sinh bằng câu hỏi: “Tại sao trâu và ngựa đều là động vật ăn cỏ nhưng thịt của chúng lại có vị khác nhau?”[4]. Sau đó GV dẫn dắt vào bài 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
+ HĐ2.1. Nếu mục tiêu muốn học sinh tổng quát được toàn bài học từ khi bắt 
đầu học cho đến cuối tiết học bao gồm: Những điều các em đã biết, những điều muốn biết, những điều đã liên quan đến bài học thì giáo viên sẽ:
a - Sử dụng kĩ thuật dạy học “KWL” [1], kết hợp với kĩ thuật này thì GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác [1].
 - Vị trí sử dụng: GV sẽ sử dụng ngay phần bắt đầu bài mới giao phiếu “KWL” cho các nhóm tiến hành.
b - Phần này các em kết hợp liên môn để hoàn thành phiếu.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
+ HĐ2.2. Nếu mục tiêu muốn học sinh lĩnh hội kiến thức mới: 
HĐ2.2.1. Kiến thức mới lí thuyết có phần kiến thức cũ được nhắc đến. 
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp dạy học hợp tác [1], phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án [1]. Cụ thể GV yêu cầu 1 nhóm học tập trình bày phần kiến thức đã biết đã được giao nhiệm vụ trước đó, để làm cơ sở tiếp nhận kiến thức mới.
 - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1]. Các nhóm còn lại lắng nghe nhóm được yêu cầu trình bày và đưa ra nhận xét.
b - Phần này các em có thể kết hợp liên môn để hoàn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
HĐ2.2.2. Kiến thức mới lí thuyết không có phần kiến thức cũ được nhắc đến. 
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp đàm thoại. 
 - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1].
b - Phần này các em có thể kết hợp liên môn để hoàn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
HĐ2.2.3. Kiến thức mới có thực hành thí nghiệm có phần kiến thức cũ được nhắc đến. 
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp dạy học hợp tác [1], phương pháp đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp, phương pháp thực hành thí nghiệm, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện. Cụ thể GV yêu cầu 1 nhóm học tập trình bày phần kiến thức đã biết đã được giao nhiệm vụ trước đó, để làm cơ sở tiếp nhận kiến thức mới.
 - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], kĩ thuật hoạt động góc [1]. Các nhóm còn lại lắng nghe nhóm được yêu cầu trình bày và đưa ra nhận xét.
b - Phần này các em có thể kết hợp liên môn để hoàn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
HĐ2.2.4. Kiến thức mới có thực hành thí nghiệm không có phần kiến thức cũ được nhắc đến. 
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp dạy học hợp tác [1], phương pháp đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp, phương pháp thực hành thí nghiệm, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện. 
 - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], kĩ thuật học theo góc [1]. 
b - Phần này các em có thể kết hợp liên môn để hoàn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
* Lưu ý: Các mục HĐ2.1, HĐ2.2, HĐ2.2.1,......trong bài dạy có thể là các hoạt động tương ứng HĐ 3, 4, 5, 6,.......
Hoạt động 3: Luyện tập
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp đàm thoại, phương pháp dạy học hợp tác [1].
 - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], kĩ thuật khăn phủ bàn [1]. 
b - Phần này các em có thể kết hợp liên môn để hoàn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp đàm thoại, phương pháp dạy học hợp tác [1].
 - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1]
b - Phần này các em có thể kết hợp liên môn để hoàn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
Bước 4: Củng cố, tổng kết bài học
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp đàm thoại. GV có thể nhắc nội dung tóm tắt bài học hoặc đặt các câu hỏi, hoặc tổ chức trò chơi có thưởng.
 - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], sơ đồ tư duy [1], kĩ thuật dạy học “KWL” [1]. 
b - Phần này các em có thể kết hợp liên môn để hoàn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
Ví dụ: Vì sao khi nấu canh cua (giã nhỏ cua lọc lấy nước), ta thấy có hiện tượng đông tụ từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh?
* Bước 5: Hướng dẫn học bài, giao nhiệm vụ về nhà (kết hợp trong khi dạy)
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp đàm thoại, phương pháp học theo dự án [1].
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], sơ đồ tư duy [1].
b - Phần này các em có thể kết hợp liên môn để hoàn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
Ví dụ: Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêotit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước khác nhau ?
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khi chưa áp dụng SKKN này vào dạy “CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO”, học sinh học chương này một cách thụ động, các em thấy rằng kiến thức này các em đã được học từ những bài trước nên có sự nhàm chán, có nhiều phần kiến thức khó, khô khan các em chưa kết nối được các kiến thức các em đã học và các môn học với nhau, chưa biết vận dụng vào đời sống thực tiễn nên các em không có hứng thú học tập hoặc hứng thú học tập không cao nên hiệu quả và mục tiêu bài học không đạt như mong muốn. Để phắc phục được thực trạng trên và để góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay tôi đã xây dựng “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO - SINH HỌC LỚP 10 BẰNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN” ở trường THPT Sầm Sơn.
2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẶC CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Đây là phần kiến thức khó, dài, cần phải vận dụng kiến thức của nhiều môn nên tôi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án.
2.3.1. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh:
Ví dụ 1: Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
 Giáo viên: 
- Máy tính, máy chiếu, loa, bút trình chiếu, phiếu học tập. 
- Sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản, sách giáo viên Sinh học 10 và các sách giáo khoa Hóa học 10, Vật lí 10, Công nghệ 10, các tài liệu tham khảo.
- Các nguồn thông tin trên mạng internet, tài liệu về thành phần hóa học của tế bào
- Giáo án powerpoint, có chèn 1 số hình ảnh: Bảng hệ thống tuần hoàn, cấu trúc của phân tử nước, Hình ảnh về liên kết hiđro của phân tử nước đá và nước thường, về ứng dụng của các nguyên tố hóa học và nước.
 Học sinh: Giáo viên giao nhiệm vụ trước (dạy học theo dự án):
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, chuẩn bị các kiến thức của hai môn Sinh học lớp 10 (Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước), bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleev, Hóa học 10 (bài 6. Cấu hình electron), tham khảo các tài liệu trên mạng internet..
những tài liệu có liên quan, Chuẩn bị giấy A3, A0, A4, thước, bút dạ...
 - Trước ngày học khoảng 1 tuần GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS
 * Dựa vào kiến thức Hóa Học lớp 10 và Hóa học lớp 8, Công nghệ 10-Sinh học 10- bài 3, chuẩn bị những nội dung sau: 
Nhóm 1: Chuẩn bị về nội dung và hình ảnh minh họa.
Nghiên cứu Sinh học 10- bài 3, Hóa học 10- học kì 1
Câu 1: Tìm các hình ảnh về các nguyên tố hóa học.
Câu 2. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học trong tự nhiên? cơ thể sống được cấu tạo từ những nguyên tố nào?
Câu 3: Nguyên tố Cacbon ở vị trí nào? Vì sao nói Cacbon có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các phân tử hữu cơ?
Câu 4. Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích cho dù là bổ?
Nhóm 2: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 1:
 Nghiên cứu Sinh học 10. Bài 3, Hóa học lớp 8, Hóa học 11- học kì 1, internet.
Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Trình bày cấu trúc và đặc tính lí, hóa của nước, Tìm kiếm hình ảnh về cấu trúc của phân tử nước.
Câu 2. Giải thích tính phân cực của nước.
Nhóm 3: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 2
Nghiên cứu Hóa học 10- học kì 1, thông tin trên mạng internet, vật lí 10 trả lời các câu hỏi: 
Câu 1: Liên kết hiđro trong phân tử nước được hình thành như thế nào?
Tại sao nước đá nổi trên nước thường? (có hình ảnh minh họa)
Câu 2: Trả lời câu lệnh SGK: quan sát hình 3.2- SGK trang 17 và cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh?
Nhóm 4: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 3
Nghiên cứu Vật lí 10, Hình 3.2- SGK – Trang 17- Sinh học 10 và Công nghệ 10, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Giải thích tại sao không nên để rau, củ, quả trên ngăn đá của tủ lạnh?
Câu 2: Tại sao khi quy hoạch đô thị, người ta cần dành một khoảng đất thích hợp để trồng cây xanh? 
 Nhóm 5: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 4
Nghiên cứu Vật lí 10, Hình 3.2- SGK – Trang 17- Sinh học 10 và Công nghệ 10- Chương 3: Bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Người ta cho chuối chín vào ngăn đá của tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích?
Câu 2: Dựa vào cấu tạo và đặc tính hoá lí của nước hãy trả lời câu hỏi sau: bằng cách nào sự đóng băng của nước có thể phá vỡ các tảng đá?
 Nhóm 6: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 5
Nghiên cứu Bài 3- Sinh học 10, Vận dụng kiến thức các môn Hóa học 10, Công nghệ 10 và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao khi phơi hoặc sấy khô một số thực phẩm lại giúp bảo quản thực phẩm?
Câu 2: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
 GV gợi ý cho các em không chỉ chuẩn bị nội dung kiến thức mà ngoài nhiệm vụ cụ thể của mình, các nhóm cần tìm hiểu và chuẩn bị trước nội dung của các nhóm khác để góp ý bổ sung khi học.
Dự kiến sản phẩm học sinh cần báo cáo:
Nhóm 1: Chuẩn bị về nội dung và hình ảnh minh họa.
Vận dụng kiến thức Sinh học 10- bài 3, Hóa học 10- học kì 1
Câu 1: Hình ảnh về các nguyên tố hóa học.
( Bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleev)
Câu 2. Trong số 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên thì chỉ có vài chục nguyên tố là cần thiết cho sự sống. Trong số đó các nguyên tố C, H, O, N lại chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống [3].
Câu 3: Nguyên tố C: Chu kì 2, Phân nhóm chính nhóm IV. 
Cacbon có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các phân tử hữu cơ vì: “ C là nguyên tố có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng. Do đó mỗi nguyên tử C có thể hình thành 4 mối liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác, đó là H, O, N và đặc biệt quan trọng là với các nguyên tử C khác” [2].
Câu 4. Cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích cho dù là bổ vì : Ăn các món ăn khác nhau sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Ngược lại nếu chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích thì sẽ không cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
Áp dụng: Dạy phần các nguyên tố hoá học của tế bào [4].
Nhóm 2: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 1:
Vận dụng kiến thức các môn Sinh học 10. Bài 3, Hóa học 10,11- học kì 1
Câu1. Cấu trúc của phân tử nước – hình ảnh minh họa- HÌnh 31.1- Sinh học 10.
 Công thức phân tử của nước: H2O. 
Mỗi nguyên tử hiđrô góp 1 điện tử vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi để hình thành nên liên kết cộng hóa trị. Hai nguyên tử hiđrô hình thành mối liên kết với oxi tạo một góc 104,50 [7]. 
Câu 2. Giải thích tính phân cực của nước:
Hạt nhân của nguyên tử oxi tích điện dương mạnh nên nó có xu hướng kéo điện tử bật khỏi nguyên tử hiđrô bé hơn. kết quả phân tử nước có tích điện dương gần mỗi nguyên tử hiđrô và tích điện âm gần với nguyên tử oxi. Do đó làm cho phân tử phân cực: O tích điện âm còn H tích điện dương.
Nhóm 3: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 2
Vận dụng kiến thức hóa học 10- học kì 1, thông tin trên mạng internet: bách khoa toàn thư mở: Wikipedia, vật lí 10 trả lời các câu hỏi: 
Câu 1: Liên kết hiđro trong phân tử nước :
Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđrô. Liên kết hidrô hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H mang điện tích dương với nguyên tử O mang điện tích âm, có độ âm điện lớn như F, O, N, Cl... và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_trong_day_hoc_chuong.doc