SKKN Kinh nghiệm làm tốt công tác tổ chức sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện trường tiểu học Luận Khê 1, huyện Thường Xuân
Như chúng ta đã biết xã hội hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tạo ra mọi biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Thông tin và tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Cho nên sự nghiệp thư viện ở nước ta nói chung và sự nghiệp thư viện ở các trường phổ thông nói riêng cũng đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tri thức và thông tin không ngừng tăng lên của xã hội hiện đại.
Cũng chính vì lẻ đó mà thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường và có vai trò quan trọng trong việc phục vụ tài liệu cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sin. Thư viện là nơi góp phần nâng cao trình độ của giáo viên, cũng cố kiến thức cho các em học sinh trong nhà trường. Thư viện trường học là chiếc cầu nối liền việc học tập trong nhà trường với việc tự học của học sinh , nó làm cho các em từ lúc nhỏ tự mình có thói quen đọc sách để bổ sung kiến thức cũng như tạo cho các em khả năng tự nghiên cứu trong thư viện. Mọi hoạt động đó muốn thu được kết quả cao thì cần đến nguồn tài liệu. Tài liệu bao gồm: sách, báo, tạp chí . và các vật mang tin.
Trong thư viện tài liệu là một trong bốn yếu tô quan trọng nhất cấu thành nên thư viện. Mà một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện là lưu trữ và tổ chức sắp xếp vốn tài liệu thư viện hiện có, đó cũng là đề tài vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hện đại, được coi là một khoa học đồng thơì cũng là một nghệ thuật của người cán bộ thư viện.
Vận dụng những kinh nghiệm đã được học hỏi và thực hiện với mong muốn tổ chức sử dụng tài liệu hiện có và tài liệu bổ sung hàng năm của nhà trường một cách khoa học có hiệu quả, phục vụ bạn đọc được nhanh chóng và thuận lợi cho việc quản lý vốn tài liệu nên tôi rút ra kinh nghiệm đưa ra đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo: “Kinh nghiệm làm tốt công tác tổ chức sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện trường Tiểu học Luận Khê 1”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẮP XẾP VỐN TÀI LIỆU TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC LUẬN KHÊ 1, HUYỆN THƯỜNG XUÂN Người thực hiện: Lê Thị Vinh Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Luận Khê 1 SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC STT Nội Dung Trang 1 Mục lục 1 2 1.Mở đầu 2 3 1.1 Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm 2 4 1.2 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 2 5 1.3 Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm 2 6 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 7 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 8 2.1 Cơ sở lí luận 3 9 2.2 Cơ sở thực tiễn 3 10 2.3 Thực trạng của vấn đề 7 11 3. Các kinh nghiệm làm tốt công tác tổ chức sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện. 7 12 3.1 Đối với tài liệu là sách giáo khoa 7 13 3.2 Đối với loại tài liệu là sách nghiệp vụ 8 14 3.3 Đối với loại tài liệu là sách tham khảo 9 15 3.4 Đối với loại tài liệu là sách thiếu nhi 10 16 3.5 Đối với tài liệu báo, tạp chí 11 17 3.6 Đối với sách đạo đức 12 18 3.7 Đối với sách pháp luật 13 19 4.Kết luận và kiến nghị 14 20 4.1 Kết luận 14 21 4.2 Kiến nghị 16 1. Mở đầu 1.1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm. Như chúng ta đã biết xã hội hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tạo ra mọi biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Thông tin và tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Cho nên sự nghiệp thư viện ở nước ta nói chung và sự nghiệp thư viện ở các trường phổ thông nói riêng cũng đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tri thức và thông tin không ngừng tăng lên của xã hội hiện đại. Cũng chính vì lẻ đó mà thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường và có vai trò quan trọng trong việc phục vụ tài liệu cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sin. Thư viện là nơi góp phần nâng cao trình độ của giáo viên, cũng cố kiến thức cho các em học sinh trong nhà trường. Thư viện trường học là chiếc cầu nối liền việc học tập trong nhà trường với việc tự học của học sinh , nó làm cho các em từ lúc nhỏ tự mình có thói quen đọc sách để bổ sung kiến thức cũng như tạo cho các em khả năng tự nghiên cứu trong thư viện. Mọi hoạt động đó muốn thu được kết quả cao thì cần đến nguồn tài liệu. Tài liệu bao gồm: sách, báo, tạp chí .. và các vật mang tin. Trong thư viện tài liệu là một trong bốn yếu tô quan trọng nhất cấu thành nên thư viện. Mà một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện là lưu trữ và tổ chức sắp xếp vốn tài liệu thư viện hiện có, đó cũng là đề tài vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hện đại, được coi là một khoa học đồng thơì cũng là một nghệ thuật của người cán bộ thư viện. Vận dụng những kinh nghiệm đã được học hỏi và thực hiện với mong muốn tổ chức sử dụng tài liệu hiện có và tài liệu bổ sung hàng năm của nhà trường một cách khoa học có hiệu quả, phục vụ bạn đọc được nhanh chóng và thuận lợi cho việc quản lý vốn tài liệu nên tôi rút ra kinh nghiệm đưa ra đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo: “Kinh nghiệm làm tốt công tác tổ chức sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện trường Tiểu học Luận Khê 1”. 1.2 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Tìm hiểu đánh giá, khảo sát thực trạng về công tác tổ chức sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện trường Tiểu học luận khê 1 Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm sắp xếp bài trí vốn tài liệu một cách có khoa học và nâng cao công tác phục vụ bạn đọc được nhanh chóng thuận lợi và có hiệu quả cao nhất ở công tác làm hồ tổ chức sắp xếp vốn tài liệu tại trường tiểu học Luận Khê 1. 1.3 Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm. Nghiên cứu về làm tốt công tác tổ chức sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện trường Tiểu học Luận Khê 1. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp khảo sát điều tra. Phương pháp quan sát, đánh giá so sánh. 2. Nội dung của sáng kiến kinhnghiệm 2.1 Cơ sở lí luận a. Thuận lợi Như chúng ta đã biết ở thời đại mở của ngày nay thì trong những năm gần đây vấn đề quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cũng như vốn tài liệu cho Thư viện trường phổ thông nói chung và thư viện trường Tiểu học Luận Khê 1 nói riêng đang từng bước được chú trọng và cải thiện. Đó cũng là một điều kiện cơ bản thúc đẩy các hoạt động khác của thư viện ngày một đi lên. Do vậy mà việc sắp xếp vốn tài liệu cần có tính khoa học hợp lý ngăn nắp để phục vụ bạn đọc một cách nhanh nhất khoa học nhất thuận tiện nhất. Trong công tác kiểm tra, đánh giá thư viện các trường học đưa vào trong nội dung kiểm tra của ngành cũng là điều kiện để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng các thư viện trường học hiện nay. Qua đó cán bộ thư viện cũng ý thức được vai trò, trách nhiệm trong công việc để làm sao cho thư viện mình hoạt động một cách có hiệu quả cao nhất thì vấn đề về sắp xếp vốn tại liệu làm sao cho khoa học cũng cần được chú trọng. Công tác sắp xếp vốn tài liệu một cách khoa học giúp bạn đọc cũng như cán bộ thư viện có thể tìm tài liệu một cách nhanh chóng thu hút bạn đọc đến thư viện mượn sách được nhiểu lượt hơn, bạn đọc đến đọc sách ngày càng đông hơn. Điều này đã có rất nhiều trường làm tốt công tác này, đặc biệt là các trường đã đạt thư viện chuẩn. b. Khoa Khăn: Mặc dù thư viện đã được quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất, vốn tài liệu xong vốn tài liệu trong thư viện da dạng và phong phú có nhiều chủng loại nên việc sắp xếp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó vốn tài liệu hàng năm lại được bổ sung thêm nên việc sắp xếp làm sao mà khi bạn đọc vào mượn sách hay đọc sách có thể lấy sách nhanh và đúng sách mình cần. Đồng thời kho sách sắp xếp sao cho khoa học cán bộ thư viện rễ quản lý đó là cả một vấn đề đặt ra. Công tác sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện cũng là một trong những bước ký thuật nghiệp vụ của cán bộ thư viên. Xong đội ngũ cán bộ thư viện không đồng đều có người chuyên trách nhưng có người làm kiêm nhiệm nên việc nắm rõ kỹ thuật còn hạn chế. Ở một số trường có thể làm rất tốt các khâu kỹ thuật nhưng quan trọng là cách sắp xếp làm sao cho khoa học, rễ nhìn, rễ thấy, rễ lấy thì có lẽ ít trường đã làm được. 2.2 Cơ sở thực tiễn. Từ thực tiễn chúng ta đã biết trường Tiểu học Luận Khê 1 là một trường nằm trên xã đặc biệt khó khăn về mọi mặt. Trước đây mọi cơ sở vật chất cũng như vốn tài liệu chỉ thu từ nguồn cũng cấp và hổ trợ của nhà nước và các dự án. Cán bộ thư viện chưa có nghiệp vụ nên vốn tài liệu được nhập về chỉ là xếp trong kho cho gọn chưa có cách sắp xếp khoa học. Chưa năm được tổng số lượng của từng loại tài liệu là bao nhiêu cuốn. Trong những năm gần đây khi tôi là cán bộ thư viện được phân công về công tác tại trường Tiểu học Luận Khê 1. Tôi thấy với vốn tài liệu hiện có của nhà trường , đồng thời có sự quan tâm của các cấp, các ngành và các đoàn thể nhà trường hằng năm được bổ sung thêm vốn tài liệu quan trọng. Vấn đề làm kỹ thuật và vào sổ sách là thường xuyên và không thể không làm khi sách được nhập về, nhưng vấn đề ở đây là khi làm xong kỹ thuật sách ta cần tổ chức kho sách như thế nào cho khoa học , hợp lý với tình hình thực tế của thư viện. Trước đây thư viện với cơ sở vật chất chưa đầy đủ, thư viện chưa có phòng đọc và kho sách riêng nên việc tổ chức kho sách còn nhiều hạn chế. Ngày nay là một thư viện đạt chuẩn đã được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đã có phòng đọc và kho riêng. Phòng đọc rộng 48m2 được trang bị cơ sở vật chất dầy đủ trang trí đẹp mắt thu hút học sinh và giáo viên có hứng thú đến thư viện. Với 24 chỗ ngồi của học sinh và 8 chỗ ngồi của giáo viên (có hình minh họa phòng đọc thư viện). Phòng đọc thư viện Kho sách rộng 24m2 cũng được trang bị kệ tủ phù hợp với học sinh tiểu học(có hình minh họa kho sách). Kho sách 2.3 Thực trạng của vấn đề: Chúng ta đã biết rằng trong các công văn về hướng dẫn nghiệp vụ thư viện thì chưa có công văn nào hướng dẫn cụ thể cho nghiệp vụ thư viện trường học. Vì vậy cách tổ chức nghiệp vụ thư viện hiên nay ở các trường học trong toàn huyện nói chung và ở trường tiểu học Luận Khê 1 nói riêng chưa thống nhất và đồng bộ. Đặc biệt là khâu tổ chức sắp xếp kho sách. Tuy nhiên tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thư viện nói chung và cách tổ chức sắp xếp kho tài liệu nói riêng, chủ yếu sử dụng cho thư viện tổng hợp, thư viện thuộc các trường đại học, thư viện chuyên ngành. Còn đối với thư viện trường phổ thông thì sắp xếp tài liệu theo môn loại và trong môn loại đó sắp xếp theo số đăng ký cá biệt, trong số đăng ký cá biệt đó người cán bộ thư viện phải biết cách sắp xếp thế nào khi thư viện hoạt động thì cán bộ thư viện phục vụ bạn đọc có hiệu quả, và bạn đọc có thể dễ tìm, dễ lấy được sách mình cần. Nếu tổ chức kho sách không có hệ thống khoa học sẽ khiến cho cán bộ thư viện làm iệc không có hiệu quả công tác mượn trả sách mất nhiều thời gian, đặc biệt khi tìm tài liệu cho mượn. Công tác cuối năm làm kiểm kê báo cáo không được chính xác và đầy đủ. Do đố mà khâu tổ chức sắp xếp kho tài liệu nó quyết định đến hiệu quả làm việc và hoạt động của thư viện. Xong lại còn tùy theo đặc điểm, cơ sở vật chất và nhiệm vụ của thư viện để ta chia kho sách thành nhiều kệ, giá sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của thư viện. Trong kho của thư viện trường tiểu học Luận Khê 1tôi đã chia ra 7 loại sách và được sắp xếp trên giá như sau: Giá sách giáo khoa. Giá sách nghiệp vụ Giá sách thiếu nhi Giá sách tham khảo Giá sách báo, tạp chí Giá sách pháp luật - Giá sách đạo đức. 3. Các kinh nghiệm làm tốt công tác tổ chức sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện. 3.1 Đối với tài liệu là sách giáo khoa: Tất cả các loại sách giáo khoa được sắp xếp trên kệ theo thứ tự từ trên xuống dưới, bắt đầu từ ngăn thứ nhất sách lớp1, tương tự cho đến ngăn thứ năm là sách lớp 5(có hình minh họa). Mỗi ngăn là 1 lớp trong từng lớp xếp theo môn, trong từng môn xếp theo tập và vở bài tập nếu có, trong mỗi môn và mối tập là theo số đăng ký cá biệt từ 01 đến hết, nếu sang môn khác lại bắt đầu lại từ số đăng ký cá biệt 01. Sách giáo khoa được bổ sung hàng năm thì căn cứ vào môn được bổ sung mà có số đăng ký cá biệt và được sắp xếp theo môn đó. Với cách sắp xếp như trên tôi sẽ dễ dàng tìm lấy bất cứ quyển sách nào khi giáo viên cần mà không mất nhiều thời. 3.2 Đối với loại tài liệu là sách nghiệp vụ: Trong những năm trước đây kệ sách trong thư viện được xếp liên tục theo số đăng ký cá biệt từ 01 đến hết, không xếp riêng từng lớp, mà được xếp liên tục nhau từ sách lớp 1 đến sách lớp 5, tôi thấy cách sắp xếp này không khoa học và tôi đã gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu. Hơn nữa khi sách được bổ sung thì lại xếp theo số đăng ký cá biệt tiếp theo nhưng không phải là sách khối 5 nên từ lúc bổ sung sách không còn được xếp theo thứ tự từ khối 1 đến khối 5 nữa nên việc tìm kiếm sách theo khối lớp vừa mất thời gian lại không khoahọc khó tìm. Qua đó tôi nhận thấy để khoa học, dễ tìm thì phải có cách sắp xếp khác cho phù hợp. Tôi đã tách sách cùng khối xếp chung với nhau theo 5 ngăn của giá,mỗi ngăn là 1 khối lớp và mỗi lớp sẽ xếp theo môn loại sẽ dễ tìm hơn cách xếp ban đầu nhiều( có hình minh họa). Đối với sách nghiệp vụ thì số đăng ký cá biệt không lập lại theo từng môn như sách giáo khoa, xong số lượng đầu sách này không nhiều nên việc lập số đăng ký cá biệt để theo dõi thống kê hàng năm chứ không dùng mục đích tìm sách cho nhanh. Mà khi ta đã tách ra theo từng khối lớp trên mỗi ngăn của giá với số lượng không nhiều ta dễ tìm thây hơn. 3.3 Đối với loại tài liệu là sách tham khảo. Đối với loại sách này tôi xếp trên giá theo thứ tự từ trên xuống dưới và theo số đăng ký cá biệt từ 01 đến hết. Trong những năm trước đây tôi chưa lập danh mục sách tham khảo nên việc tìm kiếm sách trên giá gặp nhiều khó khăn và mất thời gian.Tôi thấy trong giá sách này có nhiều nội dung khác nhau nên tôi lập bảng danh múcách tham khảo theo chữ cái của tên sách để thuận tiện cho việc tra cứu khi bạn đọc đên mượn sách hay đến tìm sách để đọc. Kèm theo phần danh mục tôi có thêm phần ghi chú như sau: Trong các số đăng ký từ 01 đến hết tôi làm sơ mi cho các số đăng ký cá biệt 100, 200, 300, 400,500...... để rắt vào các khoảng đó khi tìm tài liệu sẽ rất nhanh chóng và thuận tiên (có hình minh họa). Đồng thời tôi lập danh mục sắp xếp tên sách theo chữ cái dựa vào số đăng ký cá biệt sách tham khảo để lọc ra những tên sách có cùng chữ cái xếp lại cùng một chỗ. Hết chữ cái này rồi đến chữ cái khác, khi có bảng danh mục thì sách được sắp xếp rễ tìm hơn, bước đầu không mất thời gian thay vì phải tìm một quyển trong tổng số gần một nghìn quyển. Khi tách ra và xếp theo chữ cái thì ta chỉ việc tìm một quyển trong tổng số của những sách có chữ cái đó. Con số này ta thấy luôn nhỏ hơn tổng số sách trên kệ. 3.4 Đối với loại tài liệu là sách thiếu nhi Hiện nay nguồn sách thiếu nhi có trong thư viện là 2219 cuốn được xếp theo thứ tự từ trên xuống và theo số đăng ký cá biệt từ 01 cho đến hết. Loại sách này rất đa dang, phong phú về nội dung và cả về hình nhằm phục vụ cho các em sau những giờ học căng thẳng, đặc biệt là đối với độ tuổi học sinh tiểu học sau những giờ giải lao các em rất thích vào thư viện để đọc chuyện. Khi bạn đọc cần một cuốn sách nào đó để tiện cho việc tìm kiếm một cách nhanh chóng và thuận tiện tôi cũng làm sơ mi trong các khoảng 100, 200, 300, 400. để rắt vào thuận tiện cho việc tìm tài liệu. Đồng thời tôi lập danh mục sách sách tham khảo như sách thiếu nhi theo thứ tự tên sách thuận tiện cho việc tìm sách và lấy sách.(có hình minh họa sách thiếu nhi). Khi sách thiếu nhi được bổ sung thì tôi xếp theo số đăng ký cá biệt tiếp theo cho đến hết và lọc ra chữ cái tên sách để đưa vào danh mục xếp sách phục vụ cho việc tìm kiếm được nhanh hơn và thuận tiện hơn. 3.5.Đối với tài liệu báo, tạp chí: Hiện nay thư viện tôi có 5 loại báo, tạp chí. Tôi tiến hành xếp vào 5 ngăn, mỗi ngăn xếp theo số ra từ nhỏ đến lớn, số nhỏ xếp dưới số lớn xếp lên trên(có hình ảnh minh họa) Sau một thời gian sử dụng số báo đã cũ đi tôi tiến hành đóng thành từng tập, mỗi tập là một tháng, sau đó xếp những tệp này trên tủ trong kho để lưu lại theo năm và trong từng năm là thứ tự bắt đầu từ tháng 01, hết năm này đến năm khác.(có hình ảnh minh họa) Trong số báo, tạp chí không đóng tệp tôi xếp theo loại mỗi loại xếp theo năm, mỗi năm xếp theo tháng và mỗi tháng xếp theo số ra của báo. Như vậy số báo cũ được lưu lại và số báo mới tiếp tục được nhập vào. Khi giáo viên hay học sinh cần mượn số báo trong thời gian nào tôi cũng sẽ tìm một cách nhanh chóng và rễ dàng. 3.6 Đối với sách đạo đức: Đây cũng là loại sách thuộc sách thiếu nhi và được đăng ký theo sách thiếu nhi xong được phân loại ra để bạn đọc có thể rể dàng tìm kiếm và đọc không phải mất công tìm trong giá sách thiếu nhi nữa. Sách này chủ yếu là sách về Bác Hồ. Và được sắp xếp theo khổ sách cho thuận tiện( có hình minh họa). 3.7 Đối với sách pháp luật: Loại sách này được tách ra từ sách nghiệp vụ và được đăng ký theo sổ sách nghiệp vụ. Sách này được xếp giá theo khổ sách để bạn đọc tiện trong việc sử dụng và việc xếp sách của cán bộ thư viện(có hình ảnh minh họa) 4.Kết luận và kiến nghị: 4.1 Kết luận: Như vậy để thực hiện tốt việc sắp xếp các tài liệu trong thư viện thì điều trước tiên người cán bộ thư viện phải biết được chu trình đường đi của tài liệu đến thư viện là những bước nào. Trong đó có bước sắp xếp vốn tài liệu. Nếu bạn là một cán bộ thư viện thì chắc hẳn bạn không thể không biết tài liệu đi vào thư viện theo con đường sau: Vào sổ đăng ký tổng quát, đóng dấu, dán nhãn, phân loại và vào sổ đăng ký cá biệt, xếp sách lên kệ, giá. Trong các bước đó thì sắp xếp tài liệu lên kệ giá là bước cuối cùng trong chu trình đường đi của một quyển sách vào thư viện. Việc sắp xếp sách phụ thuộc vào các bước trước đó. Nếu sách đi theo đúng con đường của chu trình thì nó sẽ đến đúng vị trí và đến tay bạn đọc được thuận tiện nhất và ngược lại. Tôi nhận thấy rằng qua quá trình áp dụng đề tài “Kinh nghiệm làm tốt công tác tổ chức sắp xếp vốn tài liệu trong thư viện trường tiểu học Luận Khê 1”.vận dụng cách sắp xếp khoa họa, hợp lý với cơ sở và điều kiện thực tế của nhà trường thì thư viện có nhiều bạn đọc hơn, công tác phục vụ bạn đọc đạt kết quả cao hơn (có hình ánh minh họa) Bên canh đó số tài liệu phục vụ cho mượn tăng lên, thư viện đáp ứng được nhu cầu bạn đọc, cũng như phục vụ tốt các loại tài liệu cho giáo viên và học sinh tham gia và giao lưu câu lạc bộ của trường và của huyện, tỉnh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Cho đến thời điểm này thì đề tài đã được áp dụng và đạt hiệu quả cao ở thư viện Trường tiểu học Luận Khê 1. Ngoài ra có thể vận dụng ở thư viện các trường khác trong huyện , trong tỉnh. 4.2 Kiến nghị: Để mạng lưới thư viện trường học ngày được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Để ngày càng có nhiều thư viện làm tốt công tác sắp xếp vốn tài liệu vì đây là một trong chu trình đường đi quan trọng của vốn tài liệu vào thư viện. Tôi có một số kiến nghị như sau: Kiến nghị với Sở giáo dục và đào tạo: - Cần quan tâm hơn nữa đến công tác thư viện trường học. Biên chế cho các trường Cán bộ Thư viện chuyên trách. - Đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện, đặc biệt là những thư viện trường học đăng ký xây dựng thư viện chuẩn. Kiến nghị với Phòng giáo dục: - Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ phụ trách thư viện để các cán bộ thư viện có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. - Trong các đợt đi thanh tra, kiểm tra ở các trường, cần có các đồng chí có nghiệp vụ về thư viện về để kiểm tra cũng như hướng dẫn các trường làm tốt công tác này. Có như vậy, các hoạt động thư viện trường mới ngày càng nâng lên được. - Đầu tư kinh phí cho hoạt động của thư viện. - Kiến nghị với Ban Giám hiệu trường Tiểu học Luận Khê 1 - Ban giám hiệu cần quan tâm sát sao hơn nữa đến hoạt động của thư viện - Đầu tư kinh phí cho hoạt động của thư viện. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm công tác thư viện tại Trường Tiểu học Luận Khê 1, và một số lần đi hỗ trợ làm Thư viện chuẩn cho một số trường bạn, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để công tác thư viện trường học ngày càng được nâng cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 26/02/2019 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến Kinh nghiệm của mình. Không sao chép nội dung của người khác. Người viết Lê Thị Vinh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông / Vũ Bá Hòa (chủ biên), Lê Thị Chinh, Ngô Phước Đức, Lê Thị Thanh Hồng- H.: GD, 2009.- 339 tr.; 20cm 2. Quyết định số 61/ 1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6/11/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông. 3. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 2/1/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_to_chuc_sap_xep_von_tai_li.doc