SKKN Một số biện pháp thu hút học sinh đọc sách, báo của thư viện trường Tiểu học Yên Thọ 2

SKKN Một số biện pháp thu hút học sinh đọc sách, báo của thư viện trường Tiểu học Yên Thọ 2

Nói đến thư viện trường học không ít người nghĩ ngay đến đó là nơi giữ sách của nhà trường. Tuy nhiên, từ năm học 2008 – 2009 ngành Giáo dục thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường học cũng là lúc yêu cầu về công tác thư viện có nhiều đổi mới. Trong đó việc xây dựng, tổ chức các hoạt động của thư viện trường học thân thiện đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của thư viện đạt chuẩn Quốc gia và thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để cán bộ, giáo viên, học sinh thường xuyên khai thác, tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác dạy và học, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Cũng như Phêđôrôp đă từng nói “Thư viện không nên chỉ là nơi giữ sách, cũng không nên chỉ là nơi đọc sách giải trí nhẹ nhàng. Nó phải là trung tâm nghiên cứu – Sự nghiên cứu mà bất cứ một con người có lí trí nào cũng cần phải có”.

Đối với cán bộ, giáo viên, việc đọc và nghiên cứu sách, báo trong thư viện vô cùng quan trọng. Vì sách, báo là nguồn tài liệu chứa đựng hầu hết các kiến thức cần truyền tải đến học sinh. Đồng thời, các tài liệu trong thư viện cũng giúp họ mở mang tầm hiểu biết xã hội và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Ở lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng, các em rất thích khám phá, thích tìm hiểu những điều mới lạ. Đặc biệt, ở lứa tuổi này các em rất yêu thích những nhân vật truyền thuyết hay cổ tích qua những trang sách mà các em được đọc hay qua những lời kể của ông bà, bố mẹ. Do đó, đối với các em việc đọc sách, báo trong thư viện giúp các em giải trí, thư giản sau những giờ học căng thẳng trên lớp và giúp các em củng cố hay mở rộng những kiến thức đã học. Học sinh được trang bị một lượng kiến thức qua việc đọc sách và sẽ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn. Ngoài ra, đọc sách, báo thành thạo giúp các em hiểu văn bản, đây là yếu tố quan trọng để các em học tốt các môn học. Hơn nữa, việc đọc sách và làm theo sách góp phần hình thành và phát triển nhân cách, giúp các em trở thành những công dân tốt. Vì vậy, sách, báo trong thư viện có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh.

 

docx 16 trang thuychi01 6393
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp thu hút học sinh đọc sách, báo của thư viện trường Tiểu học Yên Thọ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU
2
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
 III.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
 VI.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
 B.
NỘI DUNG
3
I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
II.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
1.
Thực trạng
4
2.
Kết quả
5
3.
Nguyên nhân
5
 III.
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6
1
Công tác tham mưu với Ban giám hiệu. 
6
2
Bổ sung nguồn tài liệu. 
6
3
Phân loại, trưng bày sách, báo và trang trí phòng thư viện.
7
4
Tăng cường công tác tuyên truyền tài liệu. 
8
5
Đổi mới và mở rộng các hình thức tổ chức phục vụ. 	
11
6
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ trách Đội
14
C.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	
15
I.
KẾT LUẬN 
15
II.
NHỮNG KIẾN NGHỊ 
16
1.
Đối với học sinh
16
2.
Đối với cán bộ thư viện
16
3.
Đối với nhà trường
16
D
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nói đến thư viện trường học không ít người nghĩ ngay đến đó là nơi giữ sách của nhà trường. Tuy nhiên, từ năm học 2008 – 2009 ngành Giáo dục thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường học cũng là lúc yêu cầu về công tác thư viện có nhiều đổi mới. Trong đó việc xây dựng, tổ chức các hoạt động của thư viện trường học thân thiện đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của thư viện đạt chuẩn Quốc gia và thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để cán bộ, giáo viên, học sinh thường xuyên khai thác, tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác dạy và học, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Cũng như Phêđôrôp đă từng nói “Thư viện không nên chỉ là nơi giữ sách, cũng không nên chỉ là nơi đọc sách giải trí nhẹ nhàng. Nó phải là trung tâm nghiên cứu – Sự nghiên cứu mà bất cứ một con người có lí trí nào cũng cần phải có”.
Đối với cán bộ, giáo viên, việc đọc và nghiên cứu sách, báo trong thư viện vô cùng quan trọng. Vì sách, báo là nguồn tài liệu chứa đựng hầu hết các kiến thức cần truyền tải đến học sinh. Đồng thời, các tài liệu trong thư viện cũng giúp họ mở mang tầm hiểu biết xã hội và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
Ở lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng, các em rất thích khám phá, thích tìm hiểu những điều mới lạ. Đặc biệt, ở lứa tuổi này các em rất yêu thích những nhân vật truyền thuyết hay cổ tích qua những trang sách mà các em được đọc hay qua những lời kể của ông bà, bố mẹ. Do đó, đối với các em việc đọc sách, báo trong thư viện giúp các em giải trí, thư giản sau những giờ học căng thẳng trên lớp và giúp các em củng cố hay mở rộng những kiến thức đã học. Học sinh được trang bị một lượng kiến thức qua việc đọc sách và sẽ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn. Ngoài ra, đọc sách, báo thành thạo giúp các em hiểu văn bản, đây là yếu tố quan trọng để các em học tốt các môn học. Hơn nữa, việc đọc sách và làm theo sách góp phần hình thành và phát triển nhân cách, giúp các em trở thành những công dân tốt. Vì vậy, sách, báo trong thư viện có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. 
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự phát triển ấy đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của con người, chỉ cần lướt qua facebook, nháy chuột vào google, trong vài phút bạn có thể tìm được những gì bạn cần. Tuy nhiên, trong mạng xã hội, bên cạnh những nguồn thông tin tốt thì cũng có rất nhiều thông tin chưa được sàng lọc, nguồn thông tin không chính thống, những thông tin này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của con người, đặc biệt là trẻ em – lứa tuổi hay bắt chước và tâm lí chưa ổn định. Do đó, cần phải định hướng cho các em tìm, chọn những tài liệu tốt, đúng luồng, có tính giáo dục cao giúp các em phát triển nhân cách tốt nhất. 
Sách, báo trong thư viện nhà trường luôn là nguồn tài liệu đảm bảo tính tin cậy. Bởi, những tài liệu khi bổ sung vào thư viện trường học phải đúng theo danh mục tài liệu được Bộ GD&ĐT phê duyệt hàng năm. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động của thư viện như thế nào để khơi dậy niềm đam mê đọc sách, báo ở học sinh và thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều hơn là việc làm vô cùng quan trọng đòi hỏi người làm công tác thư viện phải tìm tòi, đổi mới trong cách thức tổ chức phục vụ bạn đọc. Trong quá trình công tác tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào ngày càng có nhiều biện pháp, phương thức hoạt động tạo điều kiện cho tất cả các bạn đọc đều được đọc và nghiên cứu sách, báo và tài liệu một cách thuận lợi nhất góp phần giữ gìn, phát huy “văn hoá đọc”. 
Bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân mà tôi đã đúc rút được trong quá trình công tác ở trường Tiểu học Yên Thọ 2. Đồng thời, trong những năm học gần đây được sự điều động của phòng Giáo dục & Đào tạo, tôi đã đến kiểm tra cũng như giúp đỡ nghiệp vụ thư viện ở một số trường. Tôi nhận thấy, ở hầu hết các trường học việc thu hút học sinh vào thư viện đọc sách, báo còn mang tính hình thức và chưa có hiệu quả. Vì vậy, năm học 2016 – 2017 tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp thu hút học sinh đọc sách, báo của thư viện trường Tiểu học Yên Thọ 2”. 
Đây chỉ là một số biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng ở trường Tiểu học Yên Thọ 2 và có hiệu quả nhất định.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu tâm lí và nhu cầu đọc sách, báo của học sinh.
- Đề xuất một số biện pháp thu hút học sinh đọc sách, báo của thư viện nhà trường.
- Phát huy vai trò của thư viện chuẩn Quốc gia mức độ tiên tiến, phấn đấu xây dựng thư viện đạt chuẩn Quốc gia mức độ xuất sắc.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Biện pháp thu hút học sinh đọc sách, báo của thư viện trường Tiểu học. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu và xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Căn cứ vào tình hình thức tế việc đọc sách, báo của học sinh và dựa vào số lượt bạn đọc đã thu thập, tổng hợp được trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1].
 	Thư viện trường phổ thông (bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên của nhà trường. Thư viện trường Phổ thông thuộc thư viện Khoa học chuyên ngành Giáo dục và Đào tạo, nằm trong hệ thống thư viện chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật về thư viện của Nhà nước [2].
Thư viện nhà trường phải có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên và tâm lý của lứa tuổi học sinh. Thư viện cần phục vụ tốt các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và tổ chức những hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện của từng trường như: giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh..., phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi nghiệp vụ thư viện, vận động học sinh làm theo sách dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và các cấp quản lý giáo dục [3].
	Thư viện chuẩn là một yêu cầu bắt buộc đối với các trường khi được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia [4]
Thư viện trường hoạt động tốt sẽ góp phần tích cực cho hoạt động dạy học của mỗi nhà trường.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
1. Thực trạng:
Qua nhiều năm hoạt động, thư viện nhà trường còn nhiều hạn chế:
- Diện tích phòng thư viện hẹp nên việc trang trí, trưng bày sách, báo, tạp chí cũng như bố trí chỗ ngồi đọc gặp nhiều bất cập.
- Số lượng sách trong thư viện còn ít, chỉ có 3034 cuốn, trong đó chủ yếu là sách cấp nên chưa phong phú về chủng loại cũng như về nội dung. Hơn nữa, lượng sách này qua sử dụng nhiều năm nên đã hư hỏng rất nhiều. Ngoài ra, thư viện cũng chỉ có 3 đầu báo là báo Măng Non, báo Nhân Dân và báo Thanh Hoá.
- Việc đọc sách, báo chỉ bó hẹp ở hình thức đọc tại chỗ truyền thống tức là học sinh vào phòng đọc tự tìm sách, báo trên giá tự chọn hoặc thông qua mục lục để yêu cầu cán bộ thư viện tìm sách, báo. Vì vậy, một bộ phận học sinh không hứng thú với việc đọc sách, báo nên khi đến lịch đọc của lớp mình nhưng các em không vào thư viện đọc sách, báo hoặc có vào đọc nhưng đọc một cách hời hợt, không chú tâm. Mặt khác, học sinh đọc sách, báo trong phòng đọc nên mỗi lớp chỉ được phân lịch đọc một lần/ tuần. Do đó, một số em học sinh ham đọc không có điều kiện để thường xuyên đọc sách, báo của thư viện.
- Nhiều em chưa có ý thức giữ gìn, bảo quản sách, báo trong khi đọc. Vì vậy, số lượng sách, báo hư hỏng trong mỗi năm học rất nhiều.
- Trong quá trình công tác bản thân chưa thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu sách đến với bạn đọc. Đồng thời, các biện pháp tuyên truyền và vận động bạn đọc đến với thư viện chưa thực sự linh hoạt. Tính chủ động sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động của thư viện chưa cao, chưa dám nghĩ, dám làm. 
- Sự phối kết hợp giữa thư viện với giáo viên Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm chưa có hiệu quả.
2. Kết quả:
Từ thực trạng trên dẫn đến hoạt động của thư viện trường học trong những năm học qua chưa có hiệu quả.
Học sinh vào thư viện đọc sách, báo trong các năm học:
Năm học 2014 – 2015
Năm học 2015 – 2016
Số học sinh
Lượt đọc
Tỉ lệ
Số học sinh
Lượt đọc
Tỉ lệ
316
7101
64,2%
338
8376
70,8%
3. Nguyên nhân:
- Nguồn kinh phí dùng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho thư viện còn hạn chế.
- Do học sinh chưa nhận thức đúng đắn tác dụng của thư viện trong việc học tập, chưa có thói quen tự học, tự tìm hiểu trong sách, chưa hiểu được mối liên hệ và tầm quan trọng giữa việc học trên lớp với sách tham khảo. 
- Do quỹ thời gian học ở lớp nhiều nên học sinh ít có thời gian đọc sách, báo ở thư viện. 
- Việc tổ chức các hình thức hoạt động của thư viện còn đơn điệu dẫn đến sự nhàm chán của bạn đọc.
- Các biện pháp tuyên truyền, vận động của cán bộ thư viện còn hạn chế, chưa kích thích đúng tâm lí của bạn đọc.
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên nên vào đầu năm học 2016 – 2017, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra những biện pháp cụ thể để thu hút học sinh đọc sách, báo của thư viện ngày một nhiều hơn.
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
 1. Công tác tham mưu với Ban giám hiệu. 
 Để thu hút được bạn đọc vào thư viện thì phải có nguồn sách, báo phong phú. Phòng thư viện rộng rãi, đẹp và thoáng mát. Các hình thức phục bạn đọc phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Xác định được điều đó tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung cơ sở, vật chất theo các tiêu chí để xây dựng thư viện chuẩn đó là tu sửa phòng thư viện thành phòng đọc, ngăn phòng thiết bị giáo dục thành một phòng thiết bị và một phòng kho sách có cửa thông phòng với phòng đọc. Mua thêm giá đựng sách, báo và tủ trưng bày sách đạo đức, sách pháp luật. Ngoài ra, tôi đã chủ động tham mưu với Ban giám hiệu trong việc lựa chọn các hình thức bổ sung vốn tài liệu, mở rộng các hình thức tổ chức phục vụ bạn đọc. Mặt khác, tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu giao trách nhiệm đôn đốc học sinh cho giáo viên chủ nhiệm, giao chỉ tiêu đọc sách của các lớp cho giáo viên chủ nhiệm và làm căn cứ thi đua của lớp.
2. Bổ sung nguồn sách báo, tạp chí.
- Vốn tài liệu thư viện là yếu tố cực kì quan trọng và là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thư viện. 
+ Dựa vào danh mục sách tham khảo mà bộ đã ban hành và căn cứ vào phiếu yêu cầu mượn sách của giáo viên và học sinh trong năm học. Đồng thời, cuối năm học tôi lập phiếu tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh về những tài liệu năm học sau cần bổ sung bằng cách yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên và học sinh trả lời vào phiếu câu hỏi sau: Theo bạn trong năm học qua, cuốn sách nào trong thư viện để lại cho bạn nhiều ấn tượng nhất ? Bạn biết cuốn sách nào bạn cho là hay và hấp dẫn và phù hợp với lứa tuổi của bạn nhưng chưa có trong thư viện nhà trường? Sau đó, tôi tổng hợp và tích kê lại những tài liệu cần bổ sung phù hợp với tình hình vốn tài liệu của thư viện. Lập báo cáo đề nghị bổ sung sách, báo gửi về Ban giám hiệu. 
+ Phát động phong trào quyên góp sách từ cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường với khẩu hiệu: “Hãy chung tay xây dựng thư viện chuẩn”, “Góp một cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách”. Để tăng thêm hiệu quả của phong trào quyên góp sách, tôi chọn hình thức tổ chức quyên góp trực tiếp vào các buổi chào cờ đầu tuần, dưới sự chứng kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Kết hợp với việc tuyên dương những học sinh nhiệt tình hưởng ứng phong trào. Từ đó, thư viện nhà trường khích lệ, động viên học sinh tham gia phong trào nhiệt tình, đạt kết quả cao hơn. Đối với cán bộ, giáo viên trong các buổi giao ban cuối tuần tôi thông báo kết quả thống kê số lượng sách cán bộ, giáo viên đó quyên góp trong tuần để đôn đốc phong trào quyên góp sách. 
+ Ngoài ra, để tăng thêm số lượng sách, báo tôi còn chủ động phối hợp với thư viện trường bạn và Uỷ ban Nhân dân xã để mượn một số sách, báo mà thư viện mình chưa có hoặc đã có nhưng còn ít, chưa đủ phục vụ nhu cầu bạn đọc, như sách pháp luật, sách về công tác Đảng, báo Phụ nữ... 
3. Phân loại, trưng bày sách, báo và trang trí phòng thư viện. 
Tất cả các loại sách, báo khi nhập vào thư viện tôi đều thực hiện phân loại, đóng dấu, dán nhãn, vào sổ theo đúng quy định. Ngoài ra, để đảm bảo sách, báo được sử dụng thuận lợi tôi đã tiến hành phân loại, sắp xếp sách, báo khoa học sao cho dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Cụ thể:
 Hình 1: Sắp xếp sách trên giá
- Trong kho sách tôi chọn không gian phù hợp để đặt các giá sách, báo đảm bảo không gian thoáng, đẹp, dễ quan sát và dễ lấy. Đồng thời, sách được phân loại và xếp trên 4 giá là: giá sách giáo khoa, giá sách nghiệp vụ, giá sách tham khảo, giá sách thiếu nhi và giá đựng báo, tạp chí. 
 - Trong phòng đọc, tôi đặt 2 giá sách 2 mặt dùng để làm giá sách, báo tự chọn. Đồng thời, 2 giá sách này cũng là vách ngăn giữa phòng đọc giáo viên và phòng đọc học sinh. Vì vậy, tôi đã sắp xếp phía phòng đọc giáo viên là các loại sách, báo như sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báo Nhân dân, báo Thanh Hoá, Tạp chí Giáo dục & thời đại. Bên phía phòng đọc của học sinh tôi trưng bày các loại sách thiếu nhi, báo Măng non, Tạp chí Toán tuổi thơ... Riêng sách tham khảo được bày theo khối lớp theo thứ tự từ dưới lên trên để các em học sinh các lớp nhỏ có thể dễ dàng chọn sách khi vào đọc tại thư viện. 
Hình 2: Trang trí trong phòng đọc
 - Để thu hút bạn đọc đến thư viện đặc biệt bạn đọc là các em học sinh nhỏ tuổi thì việc trang trí phòng thư viện sạch, đẹp, có nhiều hình ảnh bắt mắt có vai trò to lớn bởi nó tác động tích cực đến tâm lí bạn đọc. Vì vậy, tôi thường xuyên lau chùi, dọn dẹp phòng thư viện tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ để các em có tâm lí
thoải mái khi đọc sách, báo. Đồng thời, tôi trang trí phòng đọc bằng các thư mục tranh treo và các câu danh ngôn hay về việc đọc sách mà trên đó có các hình ảnh ngộ nghĩnh, gần gũi để kích thích sự tò mò, tăng lòng yêu thích sách, báo trong các em để các em ngày càng đọc sách nhiều hơn
4. Tăng cường công tác tuyên truyền sách, báo.
Trong công tác thư viện trường học ngoài việc làm tốt các công đoạn: bổ sung vốn tài liệu, xử lí nghiệp vụ, bảo quản kho sách,... còn phải đặc biệt chú ý đến công tác tuyên truyền giới thiệu sách. Nó có tác dụng gây hứng thú, khơi dậy sự tò mò cho bạn đọc để bạn đọc tích cực hơn trong việc đọc sách, báo ở thư 
viện nhà trường. Vì vậy, tôi đã thường xuyên sử dụng các hình thức tuyên truyền mỗi khi có sách mới hoặc theo chủ đề hàng tháng để đưa tài liệu đến với bạn đọc nhiều hơn. 
+ Đối với hình thức tuyên truyền miệng: 
Đây là hình thức phổ biến nhất trong hoạt động tuyên truyền. Là hình thức người tuyên truyền sử dụng ngôn ngữ sống động để thuyết phục người nghe.
Cách tiến hành: Vào tuần thứ nhất của tháng tôi tiến hành giới thiệu sách, điểm sách...theo chủ điểm của tháng.
 Để buổi giới thiệu sách, điểm sách đạt kết quả tốt, tôi căn cứ vào chủ điểm tháng và lựa chọn những tài liệu có nội dung liên quan, đọc và nghiên cứu kĩ càng về tác giả, nội dung, nghệ thuật,...của cuốn sách. Chuẩn bị nội dung chu đáo rồi mới tiến hành thực hiện. Trong quá trình thực hiện, tôi đặc biệt chú ý đến nghệ thuật diễn thuyết sao cho gây được sự chú ý của bạn đọc bằng ánh mắt, cử chỉ, giọng nói...hoặc chọn những chi tiết điển hình, đặt ra những câu hỏi tạo sự tò mò, gợi mở cho người nghe.
* Cấu trúc của bài giới thiệu sách, điểm sách: 
- Phần mở đầu: Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác phẩm. Một số thông tin về việc xuất bản sách như: Tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản,... 
- Phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Nêu khái quát, tóm tắt nội dung, chủ đề của tác phẩm; nêu bố cục nội dung cuốn sách, theo chương, theo phần, trình bày bìa, tranh ảnh minh họa vv; Nêu được giá trị nội dung của tác phẩm đến người nghe. Đồng thời, nêu lên những thủ pháp nghệ thuật, nêu được giá trị, tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cũng như ý đồ của tác giả. 
- Phần kết luận: Khẳng định giá trị của tác phẩm. Đồng thời, giới thiệu cho bạn đọc biết có thể tìm đọc cuốn sách đó ở đâu, vào thời gian nào. 
Ví dụ: Tháng 11. Chủ điểm “Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”. 
Tôi chọn cuốn “Chân dung các nhà giáo ưu tú Việt Nam” để giới thiệu. 
Kính thưa quý thầy, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! 
Từ ngàn đời xưa ông cha ta đã có câu:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Câu ca đó có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng mỗi người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý tất yếu. Thầy cô giáo là những người lái đò chở bao lớp học trò cập bến tri thức, là người đã chắp cánh tương lai cho biết bao thế hệ học sinh. Bất kì một nhân tài nào đằng sau họ cũng có bóng dáng người thầy. Bởi lẽ, “không thầy đố mày làm nên”. Vì vậy, nếu không nhờ công ơn của các thầy cô dìu dắt, liệu mấy ai có thể nên người ? 
Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao tấm gương nhà giáo đức độ, tài năng sẵn sàng hi sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước. Thầy giáo Chu Văn An - người thầy có khí tiết thanh cao, cương trực đã đóng góp rất nhiều công sức cho nền giáo dục dưới triều đại Nhà Trần, Thầy giáo mù Nguyễn Đình Chiểu – một người thầy lấy ngòi bút làm vũ khí đấu tranh “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”; thầy giáo Lê Quý Đôn – người thầy có chí khí, thông tuệ đã dạy dỗ cho ra đời biết bao thế hệ học trò tài giỏi; còn một người Thầy mà chúng ta không thể nào quên, người Thầy đã cứu dân tộc ta thoát khỏi cảnh lầm than, đem lại hòa bình và hạnh phúc cho đất nước, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc – Thầy giáo Nguyễn Tất Thành  và biết bao nhiêu những người thầy cao quý khác. 
Với mong muốn mang tấm lòng tri ân đến các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc, góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường. Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thư viện trường Tiểu học Yên Thọ 2 xin trân trọng giới thiệu đến thầy cô và các em cuốn sách “Chân dung các nhà giáo ưu tú Việt Nam” – Đoàn Thị Lam Luyến chủ biên.
Nhằm tôn vinh, cổ vũ, động viên các nhà giáo. Đồng thời, giúp thế hệ trẻ có cách nhìn thấu đáo công lao, và có ý thức học tập đạo đức, nhân cách, tài năng của các thế hệ nhà giáo. Năm 2007, Nhà xuất bản Thanh niên tổ chức xuất bản bộ sách “Chân dung các nhà giáo ưu tú Việt Nam”. Tham gia viết ba

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_thu_hut_hoc_sinh_doc_sach_bao_cua_thu.docx