SKKN Kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp và ứng xử với học sinh chưa ngoan ở trường THCS Hà Ngọc

SKKN Kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp và ứng xử với học sinh chưa ngoan ở trường THCS Hà Ngọc

Trong quãng đời đi học của mỗi con người, hình ảnh người thầy, người cô chủ nhiệm được lưu trong tâm trí học trò ở một vị trí trang trọng nhất. Mỗi chúng ta khi nhớ về thời đi học là có bao nhiêu kí ức đẹp, trong đó có thầy cô chủ nhiệm. Kí ức đó có thể là sự khâm phục về chuyên môn, lòng thành kính biết ơn nhưng cũng có thể là một sự không hài lòng hoặc không vui. Vậy sao hôm nay chúng ta đang là những nhà giáo dục lại không gieo vào tâm hồn mỗi học sinh những hình ảnh tốt. Những mầm chồi của sự hi vọng, trên từng mảnh đất có thể màu mỡ hoặc khô cằn kia, điều mà tất cả mong hướng đến là sự phát triển hoàn thiện về nhân cách và đạo đức của mỗi học sinh.

Môi trường giáo dục hiện nay có nhiều tác động đa chiều đến học sinh. Tác động tốt cũng có, tác động xấu lại càng nhiều. Tác động tốt là văn hóa được mở mang các kiến thức về khoa học, công nghệ, tin tức về xã hội được cập nhật và phổ biến rộng rãi qua truyền thông, truyền hình. Điều kiện kinh tế các gia đình có khá giả hơn, giúp các em có được sự chăm lo đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần, xã hội ngày càng quan tâm và chăm lo nhiều cho giáo dục. Còn tác động xấu cũng chính là mặt trái của những cái tốt kia, nếu không được quản lí sát sao, hướng dẫn hợp lí, định hướng kịp thời, chỉ dẫn cụ thể cho các em, thì hậu quả thật khó lường. Ngày nay ở một bộ phận gia đình khá giả đã trang bị điện thoại di động, máy tính bảng cho con với lời giải thích là “để gia đình dễ quản lí cháu” hoặc là: “cháu nó cứ đòi thầy cô ạ”. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, trò chơi điện tử như hiện nay thì khá nhiều học sinh của chúng ta đã dành không ít thời gian cho mạng xã hội và trò chơi điện tử (Game online). Điều đó làm các em sao nhãng việc học hành, lời ăn tiếng nói với người hơn tuổi, với thầy cô đôi khi là không bình thường. Các em thường khó bảo hay quậy phá trong các giờ học hoặc hay nghỉ học. Chất lượng giáo dục và học tập vì thế mà đi xuống. Qua quan sát và ghi chép của tôi, thì có đến hơn 80 % các em diện học sinh học lực yếu đều có liên quan đến đạo đức. Các đối tượng học sinh này tạm gọi là “học sinh chưa ngoan”, 20% còn lại là những học sinh ngoan nhưng chưa có cố gắng trong học tập hoặc hoặc khả năng bản thân có hạn. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì cần có cách tác động vào nhóm học sinh này. Làm sao để các em biết nghe lời khuyên bảo của thầy cô, biết trân trọng tình cảm của bạn bè, gia đình và thầy cô hơn. Được như vậy các em sẽ tiến bộ, sẽ học tốt hơn để mỗi giờ lên lớp của thầy cô sẽ ý nghĩa, nhẹ nhàng và vui vẻ hơn.

 

doc 20 trang thuychi01 7131
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp và ứng xử với học sinh chưa ngoan ở trường THCS Hà Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục của SKKN
STT
Nội dung
Trang
Mục lục SKKN
1, 2
1. Mở đầu
3
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
5
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
5
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS.
5
2.1.2. Ảnh hưởng của tấm gương, nhân cách của người thầy đối với sự hình thành nhân cách học trò.
6
2.1.3. “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” trong giáo dục hiện nay. Kỉ luật, kỉ cương của các thầy cô và nhà trường đối với học sinh.
7
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
7
2.2.1. Thực trạng chung.
7
2.2.2. Thực trạng với học sinh.
8
2.2.3. Thực trạng đối với giáo viên.
8
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
9
2.3.1. Giải pháp 1. Xây dựng và đặt niềm tin, tạo mối quan hệ tốt với từng học sinh
9
2.3.2 Giải pháp 2. Trách phạt và kỉ luật học trò vi phạm thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải đặt trách nhiệm cá nhân của mình vào trong đó.
10
2.3.3 Giải pháp 3.
Khen và động viên học sinh kịp thời trước tập thể, hạn chế chê học trò và tuyệt đối không chì chiết hay so sánh học sinh với một đối tượng nào đó.
12
2.3.4. Giải pháp 4.
 Giáo viên phải biết chấp nhận và có lòng yêu thương học sinh.
13
2.3.5 Giải pháp 5. Sử dụng sức mạnh của ánh mắt và ngôn ngữ trong sáng của tiếng Việt để tạo ra sức mạnh về hình ảnh và cái uy của người thầy trong tâm trí học trò.
14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
3. Kết luận, kiến nghị.
17
3.1. Kết luận.
17
3.2. Kiến nghị.
18
4. Tài liệu tham khảo
20
5. Phụ lục
20
1. Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Trong quãng đời đi học của mỗi con người, hình ảnh người thầy, người cô chủ nhiệm được lưu trong tâm trí học trò ở một vị trí trang trọng nhất. Mỗi chúng ta khi nhớ về thời đi học là có bao nhiêu kí ức đẹp, trong đó có thầy cô chủ nhiệm. Kí ức đó có thể là sự khâm phục về chuyên môn, lòng thành kính biết ơn nhưng cũng có thể là một sự không hài lòng hoặc không vui. Vậy sao hôm nay chúng ta đang là những nhà giáo dục lại không gieo vào tâm hồn mỗi học sinh những hình ảnh tốt. Những mầm chồi của sự hi vọng, trên từng mảnh đất có thể màu mỡ hoặc khô cằn kia, điều mà tất cả mong hướng đến là sự phát triển hoàn thiện về nhân cách và đạo đức của mỗi học sinh. 
Môi trường giáo dục hiện nay có nhiều tác động đa chiều đến học sinh. Tác động tốt cũng có, tác động xấu lại càng nhiều. Tác động tốt là văn hóa được mở mang các kiến thức về khoa học, công nghệ, tin tức về xã hội được cập nhật và phổ biến rộng rãi qua truyền thông, truyền hình. Điều kiện kinh tế các gia đình có khá giả hơn, giúp các em có được sự chăm lo đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần, xã hội ngày càng quan tâm và chăm lo nhiều cho giáo dục. Còn tác động xấu cũng chính là mặt trái của những cái tốt kia, nếu không được quản lí sát sao, hướng dẫn hợp lí, định hướng kịp thời, chỉ dẫn cụ thể cho các em, thì hậu quả thật khó lường. Ngày nay ở một bộ phận gia đình khá giả đã trang bị điện thoại di động, máy tính bảng cho con với lời giải thích là “để gia đình dễ quản lí cháu” hoặc là: “cháu nó cứ đòi thầy cô ạ”. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, trò chơi điện tử như hiện nay thì khá nhiều học sinh của chúng ta đã dành không ít thời gian cho mạng xã hội và trò chơi điện tử (Game online). Điều đó làm các em sao nhãng việc học hành, lời ăn tiếng nói với người hơn tuổi, với thầy cô đôi khi là không bình thường. Các em thường khó bảo hay quậy phá trong các giờ học hoặc hay nghỉ học. Chất lượng giáo dục và học tập vì thế mà đi xuống. Qua quan sát và ghi chép của tôi, thì có đến hơn 80 % các em diện học sinh học lực yếu đều có liên quan đến đạo đức. Các đối tượng học sinh này tạm gọi là “học sinh chưa ngoan”, 20% còn lại là những học sinh ngoan nhưng chưa có cố gắng trong học tập hoặc hoặc khả năng bản thân có hạn. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì cần có cách tác động vào nhóm học sinh này. Làm sao để các em biết nghe lời khuyên bảo của thầy cô, biết trân trọng tình cảm của bạn bè, gia đình và thầy cô hơn. Được như vậy các em sẽ tiến bộ, sẽ học tốt hơn để mỗi giờ lên lớp của thầy cô sẽ ý nghĩa, nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. 
Nhưng giáo dục các học sinh chưa ngoan kia bằng cách nào. Ngày xưa các cụ đồ nho ngồi trên ghế cao dạy các trò, một tay cầm quyển sách thì tay kia cầm cái roi, trò nào viết xấu, nói sai, quậy phá thì thầy cứ đè mông mà vụt, các trò ngày xưa vì thế mà ít dám hư, ra đường thấy thầy từ xa đã phải chuẩn bị nép vào lề đường mà cúi chào. Thời sau những năm 60-80 của thế kỉ XX qua các câu chuyện mà tôi được kể lại thì các thầy vẫn còn cái uy với học trò lắm, trò làm sai viết xấu thì có mà sưng tay. Vì thế mà các bác các ông ngày xưa chỉ học hết cấp 1, hoặc cấp 2 thôi nhưng chữ viết đâu ra đấy. 
Còn ngày nay khi đối mặt với các học sinh chưa ngoan các thầy cô hành động như thế nào đây, roi vọt như ngày xưa là vi phạm đạo đức nhà giáo, còn quát mắng lại càng không được và còn ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy. Vậy thầy cô chủ nhiệm có cách xử lí nào để giải quyết được hai việc. Một là các em sẽ ngoan dần lên và hai là sẽ tiến bộ được trong học tập. Đây là hai vấn đề phụ thuộc tương hỗ lẫn nhau. Phần nhiều tôi thấy các thầy cô sẽ làm như sau: Khi lớp có học sinh bị nhắc nhở, bị ghi sổ đầu bài, học sinh đánh nhau hoặc vi phạm nội quy bị nhà trường kỉ luật, người giáo viên chủ nhiệm thường yêu cầu học sinh viết bản tường trình và bản kiểm điểm, rồi kiểm điểm hoặc trách phạt trước tập thể lớp, phản ánh và trao đổi với phụ huynh học sinh,Tất cả những cách đó vẫn được nhiều giáo viên chủ nhiệm áp dụng trong thực tế tại các trường hiện nay. Làm những cách đó rồi mà học sinh không có tiến bộ gì thì phần nhiều là giáo viên sẽ chọn cách im lặng, bỏ mặc học sinh đó. Vậy người giáo viên chủ nhiệm cần có cách tiếp cận, ứng xử và giáo dục các em “học sinh chưa ngoan”, và “cứng đầu” này như thế nào đây để giúp các em tiến bộ?. 
Có một tỉ lệ không nhỏ các thanh thiếu niên vi phạm pháp luật hoặc phạm tội gần đây, đều có liên quan đến các học sinh em học sinh chưa ngoan khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vậy muốn giảm tỉ lệ phạm tội ở lứa tuổi thanh thiếu niên trong xã hội thì nhiệm vụ cần làm ngay là giảm ngay số lượng các em học sinh chưa ngoan khi còn đang tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường vì đây là cơ hội giáo dục học sinh đó ở lúc dễ dàng nhất. Chưa có một sự thống kê hay báo cáo chính thức nào của mỗi nhà trường, về số lượng và sự tồn tại có thực của những học sinh chưa ngoan trong trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng. Nhưng lảng tránh nói về điều này hoặc nói không có là không đúng và không có tác dụng giải quyết vấn đề.
	Qua các xem xét tìm hiểu của cá nhân và tìm hiểu qua đồng nghiệp cũng như các văn bản chỉ đạo điều hành hướng dẫn các hoạt động giáo dục trong năm học của các cấp quản lí. Tôi không thấy đề cập đến vấn đề giáo dục, giúp đỡ học sinh chưa ngoan hay các kinh nghiệm khi lên lớp hoặc làm chủ nhiệm lớp có đối tượng học sinh này. Đây là một lỗ hổng rất đáng được quan tâm vì xã hội ngày càng phức tạp. Tỉ lệ tội phạm vị thành niên ngày càng tăng trong những năm qua, các tệ nạn xã hội đang tấn công vào người trẻ trong đó có những học sinh lứa tuổi THCS như ma túy đá, nghiện game, trộm cắp, hiếp dâm (vụ 5 học sinh lớp 9 trường THCS Loóng Luông huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La hiếp cô giáo N.T.H đêm ngày 24/12/2015 là một ví dụ), cướp giật và có cả giết người (vụ án do một học sinh lớp 9 trường THCS Hà Thái – Hà Trung xảy ra trong năm 2015 là một ví dụ). 
Với tất cả lí do trên tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “ Kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp và ứng xử với học sinh chưa ngoan ở trường THCS Hà Ngọc” mà thực chất đây là những trải nghiệm đã có với bản thân sau 15 năm đứng lớp và cũng là 15 năm được phân công làm giáo viên chủ nhiệm. Nội dung này được tôi đúc rút cô đọng, ghi chép và đối chiếu với các đồng nghiệp ở từng thời kì. Đây cũng là cơ hội để tôi được nói lên suy nghĩ của mình và đi tìm một sự đồng cảm ở nơi các đồng nghiệp, qua đó thể hiện mong muốn được làm tốt hơn công tác giáo dục nhân cách, đạo đức và con người học sinh trong nhà trường hiện nay. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, hoàn thiện đề tài rồi áp dụng đề tài này là để giảm số lượng và tỉ lệ học sinh chưa ngoan ở trong trường THCS Hà Ngọc nói riêng. Qua đó tôi cũng muốn trao đổi kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp với các đồng chí trong cùng trường. Góp phần làm giàu thêm các tài liệu về kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp có các học sinh cá biệt, chưa ngoan. Làm tốt công tác chủ nhiệm và nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh là góp một phần nhỏ trong việc định hướng nhân cách và qua đó giảm tỉ lệ học sinh, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, phạm tội trong nhà trường và ngoài xã hội
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Học sinh và những chưa ngoan của THCS Hà Ngọc khóa học 2011-2015 
Tâm lí lứa tuổi đặc trưng của học sinh THCS.
Nhân cách và sự ảnh hưởng nhân cách người thầy đến học trò 
Tổng kết các kinh nghiệm và cách ứng xử với học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả cao. 
Một vài tình huống mà tôi đã trải nghiệm với học sinh qua các thời kì ở các trường khác nhau đã trải qua và gần nhất là học sinh các khóa lớp 9 (năm học 2011-2012) và các lớp 6, 7, 8, 9 (khóa học 2011-2015). 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Tôi đã sử dụng các phương pháp: Đọc và tìm hiểu qua tài liệu, sách báo. Qua các module của chương trình bồi dưỡng thường xuyên trong năm học khi xây dựng cơ sở lí thuyết
Tôi đã sử dụng các phương pháp: Nói chuyện, quan sát, lắng nghe, tìm hiểu đối tượng học sinh qua bạn bè, hàng xóm, người thân, bố mẹ, khi khảo sát thực tế, thu thập thông tin, có sử dụng phương pháp thống kê khi sử lí số liệu thu thập được.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS.
Do đặc thù của sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi mà ở nhóm học sinh THCS là giai đoạn quan trọng nhất. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em vì nó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau như: “ Thời kì quá độ”, “Tuổi khó bảo”, “Tuổi khủng hoảng”, “Tuổi bất trị”, Hầu hết mọi thầy cô chủ nhiệm đều biết đến điều này nhưng cách tiếp cận và ứng xử với nó thì không nhiều thầy cô thành công như mong đợi. Ở những thầy cô thất bại trong công tác quản lí và giúp đỡ học sinh thì có mẫu số chung là ít chịu đổi mới công tác chủ nhiệm, còn dập khuôn giáo điều, luôn cho mình cái quyền được đúng, ít lắng nghe và tìm hiểu nguyện vọng của học sinh, không đặt mình vào vị trí của các em và nhớ về tuổi đi học của mình để hiểu được các em hơn. Hầu hết các thầy cô chỉ đưa ra yêu cầu dạng mệnh lệnh hoặc bắt một đứa trẻ phải mang một tính cách của người lớn, vì khi thấy các em sai đã vội vàng kết luận và trách phạt mà không cho các em cơ hội được nói, được sửa sai, điều này chẳng khác gì bắt người lớn chúng ta phải mang tính cách của một đứa trẻ. 
Theo PGS.TS. Võ Thị Minh Chí Viện Nghiên cứu Sư phạm – ĐHSPHN: “Những nét tính cách tăng đậm là hiện tượng thường gặp ở trẻ THCS; đây là các phương án cực hạn của chuẩn bình thường và khi đó các nét của tính cách được tăng cường có phần tăng đậm  thái quá. Rơi vào hiện trạng này, ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhậy cảm tăng cường với một số các tác động gây chấn thương tâm lý xác định, trong khi lại ổn định với các tác động khác. Tính cách phát triển mạnh theo nhiều kiểu khác nhau, mỗi kiểu trong đó đều để lại dấu vết về điểm yếu của mình và đó cũng là dấu hiệu để phân biệt các dạng  phát triển tính cách  tăng đậm. Sự phát triển tính cách tăng đậm thường bộc phát ở tuổi thiếu niên, vào giai đoạn hình thành tính cách và theo bám tương đối chặt chẽ với các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Các nghiên cứu về sự phát triển tính cách tăng đậm đầu tiên là của K.Lêôngarđô, A.E.Litrcô, A.A.Alêcxanđrôv và các tác giả khác. Tần suất hiện diện của các nét tính cách này cũng khác nhau ở thiếu niên: từ 42% đến 62%  học sinh trong các nhà trường phổ thông bình thường; 66% trong số trẻ có hành vi lệch chuẩn, và 87% - trẻ phạm pháp. Tính cách phát triển tăng đậm không phải là bệnh lý, mà là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn và lâu dài, nếu không được chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnh thái nhân cách (và lúc đó đòi hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà tâm thần học)” (Trích tài liệu của PGS.TS. Võ Thị Minh Chí Viện Nghiên cứu Sư phạm – ĐHSPHN).
2.1.2. Ảnh hưởng của tấm gương, nhân cách của người thầy đối với sự hình thành nhân cách học trò.
Trong các hoạt động giáo dục và giúp đỡ học sinh chưa ngoan thì người thầy phải là nhà thực hành trong các hoạt động thực tiễn, tuyệt đối tránh tình trạng nói không đi đôi với làm, nói suông. Ví dụ như có hiện tượng là nhà trường có nội quy là giáo viên không được sử dụng điện thoại khi lên lớp, học sinh không được sử dụng điện thoại khi đến trường vậy mà giáo viên vẫn có người sử dụng khi lên lớp, hỏi vậy thì sao nói được học sinh. Khi trách phạt bằng giao việc cho học sinh nhưng không kiểm tra cẩn thận, không chỉ ra được học sinh làm tốt, học sinh chưa hoàn thành. Phạt học sinh vi phạm cần tránh hình thức phạt bằng tiền như một số lớp, trường đang làm hiện nay. Chỉ có lao động và thông qua lao động thì con người ta nói chung và những học sinh chưa ngoan của chúng ta nói riêng mới thấm nhuần được tinh thần của giáo dục - giáo dưỡng. Một người thầy khôn khéo sẽ chọn thời điểm có thể lao động cùng học sinh(chịu phạt cùng học sinh) để qua đó nắm bắt tâm tư tình cảm, tạo dựng các mối liên hệ tin tưởng lẫn nhau giữa thầy và trò. Khi giáo viên đã được học trò tin tưởng rồi tin yêu thì công việc chủ nhiệm sẽ nhẹ nhàng đi nhiều. 
Theo nhà giáo dục K.Dushinsk từng viết: “Không còn nghi ngờ gì, kỷ cương trong nhà trường có vai trò to lớn, nhưng điều chủ yếu, quyết định vẫn là ở nhân cách của người giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học sinh đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, những lời khuyên bảo về đạo đức, hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả” (K.Dushinsk - nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.)
2.1.3. “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” trong giáo dục hiện nay. Kỉ luật, kỉ cương của các thầy cô và nhà trường đối với học sinh.
Để làm được tốt công tác chủ nhiệm lớp trong tình hình hiện nay người giáo viên càng cần lắm một tình thương nhiều hơn với học trò. Cần thương học sinh như con mình, coi các em và bản thân mình là một khối thống nhất không thể tách rời, như một gia đình thứ 2 vậy. Mỗi việc làm, mỗi hành động, mỗi lời nói của giáo viên đều tác động đến học sinh, các em cũng đã biết nhận xét đánh giá, so sánh khá sâu sắc về mỗi việc giáo viên đã làm, mặc dù chẳng bao giờ chúng ta nghe được điều đó. 
Vậy nên mỗi giáo viên hãy chọn cách sao cho các em được nhận những điều tốt đẹp nhất. “Roi vọt” ở đây cần được hiểu là sự nghiêm khắc, chuẩn mực của người giáo viên, sự công bằng và minh bạch trong các quyết định, không bao che lỗi lầm của học sinh. Giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh sửa sai, uốn nắn và động viên kịp thời, biết dùng lời khen khi học sinh có tiến bộ dù là nhỏ nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung.
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS hiện nay thường được giao cho một giáo viên quản lí, với số tiết giảm trừ là 4 tiết/tuần, công việc chủ nhiệm lớp thường mất nhiều thời gian của giáo viên. Ngoài những buổi sinh hoạt 15 phút đầu mỗi buổi học, người giáo viên chủ nhiệm còn phải hoàn thành các hồ sơ của lớp chủ nhiệm, trực tiếp giải quyết những vấn đề xảy ra với lớp chủ nhiệm, tiếp phụ huynh học sinh, làm việc với ban đại diện cha mẹ của lớp,
Một gia đình hai vợ chồng dạy dỗ hai đứa con nhiều khi còn vất vả, ở đây một giáo viên phải giáo dục, quản lí 25, 30 thậm chí đến 40 học sinh. Từng ấy học sinh là từng ấy hoàn cảnh, điều kiện sống, từng ấy cách giáo dục con cái khác nhau của mỗi gia đình. Tập hợp các em lại trong một tập thể lớp, hướng dẫn, giáo dục các em để cùng nhau nhìn về một hướng, cùng đoàn kết – yêu thương, học tập và tiến bộ. Công việc như vậy để làm tốt thì thật sự là không dễ dàng, nhẹ nhàng với người giáo viên chủ nhiệm. Nếu giáo viên chủ nhiệm không biết tự làm mới công việc chủ nhiệm thì quản lí lớp sẽ rất vất vả. Nếu lớp còn có vài học sinh chưa ngoan, hay vi phạm kỉ luật thì thực sự là mệt mỏi vô cùng. 
2.2.2. Thực trạng với học sinh.
Giúp đỡ, giáo dục và quản lí học sinh hiện nay đang là vấn đề có nhiều khó khăn với công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Kinh tế xã hội nước ta hiện nay có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao. Các hoạt động văn hóa giải trí, truyền thông ngày càng nở rộ. Mặt trái là học sinh ngày nay quan tâm nhiều đến trò chơi điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động. Chuyện say mê đèn sách ngày càng ít dần đi với một bộ phận học sinh. Hằng ngày, hằng giờ mối quan tâm của một số không nhỏ học sinh THCS là lên Facebook đăng ảnh, bình luận, nhắn tin. Một số em còn dùng cách nói trên mạng vào ngôn ngữ đời sống thực, ít quan tâm đến bạn bè thầy cô và những người xung quanh vì quá chú tâm vào cuộc sống ảo. Có nhiều em học sinh nam thì ham vào chơi điện tử. Ban đầu các em chỉ chơi tranh thủ sau mỗi buổi đi học về, sau thì bỏ cả học để chơi. Vì vậy tính cách các em này trở nên khó bảo, khó gần, dễ nổi nóng với bạn bè và có khi cả với thầy cô. Ở địa phận xã Hà Ngọc hiện nay có một số không nhỏ các em lứa tuổi THCS đã phải đối mặt với những khó khăn không phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của mình. Ví dụ như: Bố (mẹ) đi làm công ti, sáng đi chiều tối mới về, cả một ngày các em phải tự lo cho mình, một số có thể được ở với ông (bà) thì các em được “tự do - tự tại” quá sớm nên đã có em có hành vi, thái độ chưa ngoan, hay bị nhắc nhở về ý thức kỉ luật và nề nếp của lớp của trường. Vậy những khó khăn này sẽ được tiếp cận và giải quyết như thế nào. Các em học sinh chưa ngoan thì cần được giúp đỡ càng sớm càng tốt. 
2.2.3. Thực trạng đối với giáo viên.
Như đã trình bày ở phần thực trạng chung, phải nói thật rằng công tác chủ nhiệm lớp càng ngày càng khó cùng với ngày càng thêm việc, vậy nên phần nhiều giáo viên gặp khó khi làm công việc kiêm nhiệm này. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp có học sinh chưa ngoan cần một tấm lòng, một tình yêu thương với học trò, nhiều sự thấu hiểu học trò, tình thương và cảm thông thì không có việc gì là khó. Ngoài ra các giáo viên đứng lớp cũng cần phải “đều tay”, thống nhất, tránh tình trạng giờ thầy A thì học sinh học đâu ra đấy. Giờ cô B thì lại ồn như cái chợ do cô B non tay trong quản lí giờ dạy. Mỗi giáo viên khi xử lí tình huống với học sinh chưa ngoan cần đặt mình vào hoàn cảnh của các em. Để hiểu rồi mới cảm hóa giáo dục được các em . 
Có một câu chuyện mà tôi còn nhớ: Đó là năm học 2007-2008 tôi đang công tác tại trường THCS Hà Sơn và làm chủ nhiệm lớp 9D, hôm đó tôi đang trống tiết và có nghe thấy tiếng quát của một cô chủ nhiệm trên tầng hai: “Bắc quay lại ngay”! đó đang là đầu của tiết 2, tôi quay nhìn ra thì thấy một học sinh đang dắt xe ra cổng, tôi đi ra và bảo em: “Bắc có chuyện gì vậy”?, đến gần tôi nói: “Sao em về lúc này, có chuyện gì đã xảy ra với em, đã hơn 8 giờ mà em mới đến trường chắc em đã gặp phải chuyện gì rồi, đúng không”? và Bắc có nói với tôi rằng em bị ngã xe còn vết ở chân đây và đũng quần bị rách nên em phải quay về nhà thay quần nhưng khi đến trường thì cô V đã không hỏi gì cả mà không cho vào lớp. 
Vậy đấy, học sinh Bắc đã cố gắng làm tốt việc của em ấy nên làm, là cố gắng đến trường, còn giáo viên thì lại đối xử như vậy, hỏi làm sao các em lại trở nên khó bảo, quậy phá và trở thành học sinh chưa ngoan. Nếu ta cứ cứng nhắc về nội quy - kỉ luật, không tìm hiểu học trò thì tác hại sẽ như thế nào, trò sẽ coi thường giáo viên rồi có thể ngầm chống đối, khi đó công vi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_lam_chu_nhiem_lop_va_ung_xu_voi_hoc_sinh_ch.doc