SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 viết đoạn văn NLXH trong đề thi THPTQG tại trường THPT Nguyễn Quán Nho

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 viết đoạn văn NLXH trong đề thi THPTQG tại trường THPT Nguyễn Quán Nho

Làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh. Đây là một hoạt động sáng tạo. Thông qua các bài làm văn học sinh thể hiện nhận thức, tình cảm của mình đối với vấn đề văn học và cuộc sống. Nó cũng phản ánh năng lực tư duy, trình độ ngôn ngữ và một phần tính cách của học sinh.

Làm văn cũng là kĩ năng được kiểm tra, đánh giá nhiều nhất trong các bài thi Ngữ văn nói chung và bài thi Ngữ văn của kì thi Trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) nói riêng. Trong cấu trúc đề thi THPTQG phần làm văn có thang điểm là 7/10 điểm.

Có rất nhiều kiểu bài làm văn được dạy trong chương trình Ngữ văn THPT. Tuy nhiên kiểu bài làm văn trong đề thi THPTQG là kiểu bài nghị luận. Kiểu bài này xuất hiện ở cả 2 dạng thức: nghị luận xã hội (NLXH) và nghị luận văn học.

NLXH là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nó góp phần tăng cường sự tương tác của học sinh với xã hội, với những điều đang xảy ra xung quanh mình, giúp các em hình thành kĩ năng cũng như tư duy phản biện xã hội, làm cho bộ môn Ngữ văn trở nên hứng thú hơn, gần với đời sống và mang tính ứng dụng nhiều hơn. Vì thế NLXH đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong các bài thi môn Ngữ văn THPTQG.

 

doc 21 trang thuychi01 8331
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 viết đoạn văn NLXH trong đề thi THPTQG tại trường THPT Nguyễn Quán Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn và phương pháp dựng đoạn văn nghị luận cho học sinh
7
2.3.2. Giải pháp 2: Củng cố kiến thức về cách làm bài văn NLXH 
8
2.3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn NLXH với các đề độc lập, riêng biệt.
9
2.3.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn NLXH tích hợp với ngữ liệu phần đọc - hiểu trong đề thi THPTQG
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
14
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
19
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh. Đây là một hoạt động sáng tạo. Thông qua các bài làm văn học sinh thể hiện nhận thức, tình cảm của mình đối với vấn đề văn học và cuộc sống. Nó cũng phản ánh năng lực tư duy, trình độ ngôn ngữ và một phần tính cách của học sinh.
Làm văn cũng là kĩ năng được kiểm tra, đánh giá nhiều nhất trong các bài thi Ngữ văn nói chung và bài thi Ngữ văn của kì thi Trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) nói riêng. Trong cấu trúc đề thi THPTQG phần làm văn có thang điểm là 7/10 điểm. 
Có rất nhiều kiểu bài làm văn được dạy trong chương trình Ngữ văn THPT. Tuy nhiên kiểu bài làm văn trong đề thi THPTQG là kiểu bài nghị luận. Kiểu bài này xuất hiện ở cả 2 dạng thức: nghị luận xã hội (NLXH) và nghị luận văn học. 
NLXH là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nó góp phần tăng cường sự tương tác của học sinh với xã hội, với những điều đang xảy ra xung quanh mình, giúp các em hình thành kĩ năng cũng như tư duy phản biện xã hội, làm cho bộ môn Ngữ văn trở nên hứng thú hơn, gần với đời sống và mang tính ứng dụng nhiều hơn. Vì thế NLXH đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong các bài thi môn Ngữ văn THPTQG.
Phần NLXH trong đề thi THPTQG của các năm trước đây thường yêu cầu học sinh viết một bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) với thang điểm là 3/10. Nhưng cùng với xu hướng đổi mới của kì thi năm nay, bài thi môn Ngữ văn từ 180 phút sẽ rút xuống chỉ còn 120 phút, theo đó phần NLXH sẽ chuyển từ yêu cầu viết bài văn (khoảng 600 chữ) sang viết đoạn văn (khoảng 200 chữ). Điều này đã được thể hiện trong đề thi minh họa và đề thi thử nghiệm mà bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã công bố. Sự thay đổi đó đã làm cho học sinh lớp 12 cảm thấy lúng túng. Bởi vì lâu nay các em đã quen viết thành một bài văn. Bây giờ các em chỉ viết có một đoạn, nghĩa là chuyển từ viết dài thành viết ngắn, các em phải viết làm sao để không vượt quá dung lượng mà vẫn phải đủ ý và đúng “chất” NLXH.
Hơn nữa, trước đây câu NLXH thường yêu cầu học sinh bàn về một vấn đề riêng, độc lập và gần như không liên quan gì đến phần đọc - hiểu trước đó. Còn trong đề minh họa và đề thi thử nghiệm mà bộ GD và ĐT công bố, câu NLXH có xu hướng tích hợp với phần đọc - hiểu. Câu NLXH thường yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề xã hội nào đó có liên quan đến ngữ liệu của phần đọc - hiểu. Viết về một vấn đề xã hội có liên quan đến ngữ liệu phần đọc - hiểu nghĩa là học sinh phải trình bày được ý kiến riêng, lập luận riêng của mình, khác với ngữ liệu đã cho thậm chí là phản biện lại ý kiến đưa ra trong ngữ liệu. Đây thực sự là một thử thách đối với học sinh lớp 12. Đó cũng là một vấn đề cần quan tâm của các giáo viên dạy 12 và ôn thi THPTQG môn Ngữ văn.
Thực tế giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Quán Nho, qua bài làm của học sinh tôi nhận thấy phần lớn học sinh 12 không biết cách viết đoạn văn NLXH mà có yêu cầu tích hợp với nội dung ngữ liệu ở phần đọc - hiểu. Về mặt hình thức, nhiều em không viết đúng thể thức một đoạn văn. Về mặt nội dung, các em thường có xu hướng viết dựa, viết theo hoặc “đồ họa” lại ý của ngữ liệu đã cho, cá biệt có em còn chép lại nguyên văn cả phần ngữ liệu. Rất ít bài viết của học sinh có những suy nghĩ độc lập, không phụ thuộc vào ngữ liệu trong đề bài.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh lớp 12 năm nay sẽ tự tin và đạt được điểm số cao ở câu NLXH nói riêng, ở bài thi môn Ngữ văn của kì thi THPTQG nói chung. Vì vậy tôi đã thực hiện đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 viết đoạn văn NLXH trong đề thi THPTQG tại trường THPT Nguyễn Quán Nho”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài nhằm góp phần củng cố kĩ năng viết đoạn văn NLXH , nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 12, nâng cao kết quả thi THPTQG cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Quán Nho.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các giải pháp để rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn NLXH trong đề thi THPTQG thông qua các đề thi mô phỏng, đề thi khảo sát, các bài tập thực hành cho sinh lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: 
+ Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đoạn văn, cách lập luận, trình bày nội dung đoạn văn.
+ Nghiên cứu các đề thi có câu làm văn NLXH tích hợp với ngữ liệu phần đọc - hiểu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Lý thuyết về đoạn văn, đoạn văn nghị luận và phương pháp dựng đoạn văn nghị luận
Khái niệm đoạn văn
Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một, trình bày khái niệm đoạn văn như sau:
Đoạn văn là một phần của văn bản. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề
và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được
lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. 
Như vậy, một đoạn văn hoàn chỉnh phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Về nội dung:
+ Đoạn văn phải có sự liên kết chủ đề.
+ Các câu trong đoạn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí, logic.
- Về hình thức: Các câu trong đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như: phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng. 
Đoạn văn nghị luận
Đoạn văn nghị luận là một phần của văn bản nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một quan điểm, một tư tưởng. Đoạn văn nghị luận bao gồm luận điểm và các luận cứ.
Phương pháp dựng đoạn văn nghị luận 
	Có nhiều cách để trình bày một đoạn văn nhưng trong đó phổ biến nhất là các cách sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp.
- Đoạn diễn dịch: Diễn dịch là phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra các luận cứ (từ ý tổng quát suy ra ý cụ thể).
- Đoạn quy nạp: Quy nạp là phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng quát, rút ra luận điểm (từ các ý cụ thể rút ra nhận định chung).
- Đoạn tổng - phân - hợp: Đoạn tổng - phân - hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
Ngoài ra, còn có các cách trình bày khác như: móc xích, song hành...
2.1.2. Các thao tác lập luận
- Giải thích
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình. Hay nói cách khác người viết phải trả lời câu hỏi có mô hình: “A” là gì? Là như thế nào?
- Chứng minh
 Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề.
- Bình luận: 
“Bình luận là nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.” (Sgk Ngữ văn 11, tập hai, trang 73)  
 	- Bác bỏ:
            “Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai
lệch hoặc thiếu chính xác,... từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc). (Sgk Ngữ văn 11, tập hai, trang 26)  
- Phân tích:
 Phân tích là “chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét một cách kĩ càng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng”. (Sgk Ngữ văn 11, tập một, trang 25)  
- So sánh: 
So sánh là đặt “đối tượng nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác” góp phần làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, sinh động và có sức thuyết phục. (Sgk Ngữ văn 11, tập 1, trang 80)
2.1.3. Các dạng nghị luận xã hội
- Dạng nghị luận về một tư tưởng, đaọ lý: 
+ Khái niệm: 
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
                           Lí tưởng (lẽ sống).
                           Cách sống.
                           Hoạt động sống.
                           Mối quan hệ giữa con người với con người. 
+ Yêu cầu làm bài văn về về tư tưởng đạo lí:
Hiểu được vấn đề cần nghị luận. Để hiểu vấn đề nghị luận thì người viết phải phân tích đề, lí giải, cắt nghĩa...
Từ vấn đề nghị luận xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí bàn bạc, so sánh bác bỏ nghĩa là áp dụng nhiều thao tác lập luận. 
Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.
Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí. 
- Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Khái niệm
 Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng xảy ra trong đời sống có tác động tới xã hội.
+ Yêu cầu:
Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng sai, lợi, hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến của người viết.
Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luận... người viết cần diễn đạt giản dị, ngắn gọn, sáng sủa nhất là phần biểu cảm.
Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Bên cạnh đó tôi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viết đoạn văn NLXH của học sinh lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Quán Nho để có giải pháp thực hiện hợp lí, hiệu quả.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khi bộ GD và ĐT công bố đề thi minh họa vào đầu tháng 10 năm 2016, tôi và một số đồng nghiệp đã sử dụng đề thi này tổ chức cho học sinh một số lớp 12 làm bài thi thử. Sau đó tôi tiếp tục cho học sinh các lớp 12 mình trực tiếp giảng dạy viết đoạn văn NLXH tích hợp với ngữ liệu phần đọc - hiểu tương tự như đề thi minh họa của bộ GD. Tôi chỉ sử dụng thang điểm 5 cho các bài tập mình ra để tương thích với cấu trúc đề thi của bộ GD.
Một số đề tôi dùng để khảo sát như sau:
 	Đề 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
“Khi việc kiếm sống không còn là vấn đề, hãy dùng phần tiền còn lại để theo đuổi mơ ước của mình. Hãy tung cánh và dám nghĩ dám làm. Hãy sống một cuộc đời thật khác biệt! 
Triết lý nổi tiếng từ đại học Harvard: số phận một người được định đoạt qua những gì mà người đó làm trong thời gian rảnh rỗi từ 8 - 10h tối. Hãy dành thời gian đó để học hỏi, suy nghĩ, và tham gia các bài giảng hay thảo luận có ý nghĩa. Nếu bạn kiên trì trong vài năm, thành công sẽ đến gõ cửa với bạn.
Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu, cứ nhớ phân chia thu nhập của bạn thành năm phần. Chăm sóc cơ thể để nó luôn khỏe mạnh. Đầu tư vào các quan hệ để bạn sẽ liên tục gặp những người mới để học hỏi những tri thức mới. Mở rộng mạng lưới quan hệ cũng sẽ có tác động quan trọng lên mức thu nhập mà bạn sẽ kiếm được sau này. Đi du lịch hàng năm và mở rộng chân trời của mình. Nắm bắt những thay đổi mới nhất trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn siêng năng theo đuổi kế hoạch này,bạn sẽ sớm thấy mình thặng dư nhiều tiền trong tài khoản.
Cái gì đã qua thì cho qua. Đừng day dứt với những sai lầm cũ. Chẳng ích lợi gì khi khóc nhè vì bình sữa bị đổ ngã. Ai cũng mắc phải sai lầm. Quan trọng là bạn học được từ những sai lầm và tự hứa với chính mình không lặp lại. Nếu bạn bỏ lỡ những cơ hội nào đó, đừng day dứt, vì sẽ luôn có những cơ hội mới chờ đợi.”
                                                                    (Nguồn: fb - MaiTrọngNghĩa)
1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Nêu những thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích.
3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “số phận một người được định đoạt qua những gì mà người đó làm trong thời gian rảnh rỗi từ 8 - 10h tối” không? Vì sao?
4. Anh/Chị rút ra được những bài học gì từ đoạn trích trên?
          II. LÀM VĂN (2,0 điểm) 
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “Ai cũng mắc phải sai lầm. Quan trọng là bạn học được từ những sai lầm và tự hứa với chính mình không lặp lại”.
Đề 2
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc không phải là vạn năng.
Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng không mua được sắc đẹp
Nó có thể mua được giấy bút, nhưng không mua được ý thơ
Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình
Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sự ngon miệng
Nó có thể mua được trò chơi, nhưng không mua được niềm vui
Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng không mua được lòng trung thành
Nó có thể mua được cánh hữu, nhưng không mua được tình bạn
Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua được lòng kính trọng
Nó có thể mua được quyền thế, nhưng không mua được trí tuệ
Nó có thể mua được thể xác, nhưng không mua được tình yêu
Nó có thể mua được vũ khí, nhưng không mua được hòa bình.
(Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 17)
Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2 Tác giả sử dụng thao tác lập luận đó nhằm mục đích gì?
Câu 3 Hãy nêu cách hiểu của anh/ chị về một lí lẽ được nêu trong đoạn trích trên.
Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm "tiền bạc không phải là vạn năng" không? Vì sao?
II. LÀM VĂN ( (2,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Nếu không có tiền...
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÂU LÀM VĂN NLXH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở MỘT SỐ LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO NĂM HỌC 2016-2017
Khối lớp
Tổng số học sinh
KẾT QUẢ
Điểm 1,5 - 2,0
Điểm 1,0 - 1,25
Điểm 0 - 0,75
TS
%
TS
%
TS
%
12C1
45
3
6,7%
20
44,4%
22
48,9%
12C5
34
0
0%
13
38,2%
21
61,8%
Kết quả trên cho thấy số học sinh không có kĩ năng viết đoạn NLXH còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn NLXH thành thạo còn ít. Trên bài làm của hầu hết các em còn mắc nhiều lỗi. Về hình thức, các em viết thành nhiều đoạn, thậm chí có em viết giống như một bài văn. Các câu không có sự liên kết chặt chẽ, lập luận không mạch lạc, logic, diễn đạt lủng củng. Về mặt nội dung, bài làm của nhiều em không đi vào bàn bạc vấn đề nêu ra trong đề mà viết dựa, viết theo đoạn ngữ liệu, các ý sắp xếp lộn xộn, không theo một trình tự, một bố cục nào. Ngay cả ở đề số 2 ở trên học sinh cần phải có tư duy phản biện thì đa số các em vẫn viết trùng lặp với các ý ở đoạn ngữ liệu. Nhiều em viết văn theo lối “thục mạng”, nghĩ gì viết nấy, không đầu tư suy nghĩ. Cho nên bài viết thì dài mà các em vẫn viết không trúng. Một số học sinh thể hiện nhận thức hời hợt, ngô nghê. 
Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn NLXH của học sinh còn nhiều hạn chế đặc biệt là kiểu đoạn văn trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong ngữ liệu đọc - hiểu. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn và phương pháp dựng đoạn văn nghị luận cho học sinh
2.3.1.1. Khái niệm đoạn văn và đoạn văn nghị luận 
Khái niệm đoạn văn 
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
Đoạn văn nghị luận 
Đoạn văn nghị luận là một phần của văn bản nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một quan điểm, một tư tưởng. Đoạn văn nghị luận bao gồm luận điểm và các luận cứ.
2.3.1.2. Các phương pháp dựng đoạn văn nghị luận thường gặp
Có nhiều cách dựng đoạn văn nghị luận nhưng để thuận lợi cho các em khi viết đoạn văn NLXH tôi chỉ yêu cầu học sinh nắm vững các cách sau:
- Diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.                        
- Qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác chứng minh, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
- Cách tổng - phân - hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Đây là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ THCS và cả ở chương trình ngữ văn lớp 10, lớp 11. Tôi đã củng cố ngay cho học sinh sau khi bộ GD và ĐT công bố đề thi minh họa qua các buổi học phụ đạo buổi chiều.
2.3.2. Giải pháp 2: Củng cố kiến thức về cách làm bài văn NLXH
2.3.2.1. Dạng nghị luận về một tư tưởng, đaọ lý:
Đề tài:
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống)
- Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính khiêm tốn)
- Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em)
- Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn)
Cấu trúc triển khai tổng quát:
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần nghị  luận.
- Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận (từ ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng...).
- Bàn luận về tư tưởng đạo lý.
+ Phân tích những mặt đúng, sai.
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. (dẫn chứng từ đời sống và văn học).
- Rút ra bài học nhận thức và hành động về  tư tưởng, đạo lý.   
  2.3.2.2. Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
         Đề tài: 
- Môi trường (hiện tượng trái đất nóng lên, thiên tai, ô nhiễm)
- Ứng xử văn hóa (lời cám ơn, lời xin lỗi, cách nói năng nơi công cộng)
- Hiện tượng tiêu cực (nghiện thuốc lá, bạo lực gia đình, học sinh đánh nhau trong trường học...)
- Hiện tượng tích cực (hiến máu nhân đạo, chương trình mùa hè xanh, xây nhà tình nghĩa, người tốt việ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_viet_doan_van_nlx.doc