SKKN Kinh nghiệm giáo dục thẩm mỹ thông qua dạy học tích hợp môn ngữ văn và môn Giáo dục công dân lớp 9

SKKN Kinh nghiệm giáo dục thẩm mỹ thông qua dạy học tích hợp môn ngữ văn và môn Giáo dục công dân lớp 9

Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân cùng các đồng nghiệp, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học. Tôi luôn đặt cho mình mục tiêu: Phải làm gì để thể hiện yêu cầu đổi mới nhằm nầng cao chất lượng bài dạy và để học sinh cảm nhận được sâu sắc về cái đẹp của con người về phẩm chất trí tuệ, cái đẹp thiên nhiên, qua đó phát huy trí tưởng và óc sáng tạo hình thành thị hiếu thẩm mỹ.

Môn văn có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh trung học. Qua môn học, học sinh có thể cảm thụ cái đẹp, biết yêu cái đẹp và từ đó sẽ biết cách rèn luyện đôi tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập. Môn văn đã góp phần trong việc hoàn thiện nhân cách học sinh cả về các mặt: Chân – thiện – mỹ.

Môi trường học đặc thù của địa phương người Thái và nguyện vọng của người dạy luôn đau đáu nỗi niềm truyền thụ kiến thức, xa hơn là truyền cảm hứng, tư tưởng, tình cảm để ước mơ của các em cất. Giúp các em có khả năng rung cảm, nhận thức, cảm nhận theo hướng tích cực. Giúp các em biết yêu thương, thân thiện với cái đẹp, biết ghét cái xấu xa, tầm thường, giả dối. Vì vậy lựa chọn đề tài này, người viết mong muốn giáo dục các em thành những con người toàn diện trong cuộc sống, có ích cho xã hội.

 

docx 16 trang thuychi01 9411
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục thẩm mỹ thông qua dạy học tích hợp môn ngữ văn và môn Giáo dục công dân lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.
PHẦN MỞ ĐẦU 
1
1.
Lý do chọn đề tài 
1
2.
Mục đích nghiên cứu 
1
3.
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lý luận của giáo dục thẩm mỹ
2
2.
Thực trạng thị hiếu thẩm mỹ học sinh Trường THCS Tam Lư 
4
3.
Biện pháp giáo dục thẩm mỹ qua tích hợp bộ môn ngữ văn và bộ môn giáo dục công dân khối lớp 9.
6
1
Giáo dục thẩm mỹ mang tính hình thức bên ngoài
7
2
Giáo dục thẩm mỹ nuôi dưỡng tâm hồn, lý tưởng, tình cảm con người.
8
3
Giáo dục thẩm mỹ hướng học sinh đến chính nghĩa
9
4
Giáo dục thẩm mỹ làm cho ta giàu có về mặt cảm xúc 
9
5
Giáo dục thẩm mỹ làm cho con người ta biết yêu thương chia sẽ với nhau.
10
6
Giáo dục thẩm mỹ giương cao khẩu hiệu: Cái đẹp là cái giản dị.
11
7
Giáo dục thẩm mỹ đem lại những rung cảm thẩm mỹ.
11
4
Hiệu quả của đề tài
13
3.
KẾT LUẬN
14
KINH NGHIỆM GIÁO DỤC THẨM MỸ THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN NGỮ VĂN VÀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9.
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân cùng các đồng nghiệp, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học. Tôi luôn đặt cho mình mục tiêu: Phải làm gì để thể hiện yêu cầu đổi mới nhằm nầng cao chất lượng bài dạy và để học sinh cảm nhận được sâu sắc về cái đẹp của con người về phẩm chất trí tuệ, cái đẹp thiên nhiên, qua đó phát huy trí tưởng và óc sáng tạo hình thành thị hiếu thẩm mỹ.
Môn văn có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh trung học. Qua môn học, học sinh có thể cảm thụ cái đẹp, biết yêu cái đẹp và từ đó sẽ biết cách rèn luyện đôi tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập. Môn văn đã góp phần trong việc hoàn thiện nhân cách học sinh cả về các mặt: Chân – thiện – mỹ.
Môi trường học đặc thù của địa phương người Thái và nguyện vọng của người dạy luôn đau đáu nỗi niềm truyền thụ kiến thức, xa hơn là truyền cảm hứng, tư tưởng, tình cảm để ước mơ của các em cất. Giúp các em có khả năng rung cảm, nhận thức, cảm nhận theo hướng tích cực. Giúp các em biết yêu thương, thân thiện với cái đẹp, biết ghét cái xấu xa, tầm thường, giả dối. Vì vậy lựa chọn đề tài này, người viết mong muốn giáo dục các em thành những con người toàn diện trong cuộc sống, có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Phát triển học sinh một cách toàn diện là mục tiêu của giáo dục. Điều này đã được khẳng định trong văn kiện đại hội lần thứ IX của Đảng: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn học đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành tựu văn hóa”.
Giáo dục thẩm mỹ là công việc giáo dục có tính tổng hợp nhằm tạo ra sản phẩm phát triển toàn diện. Theo (Rubinstein) trong số các nhu cầu của con người thì “nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu cao nhất”. Mô hình cao nhất trong mô hình kim tự tháp bẩy tầng mà nhà xã hội học người Mỹ A. Hmasclow đã đề xuất và phân tầng theo nhu cầu cơ bản của con người (đáy tháp là nhu cầu sinh học, đỉnh tháp là nhu cầu thẩm mỹ). Trong đó nhu cầu thẩm mỹ đã bao hàm, đã xây đắp trên cơ sở các nhu cầu khác (tri thức, thực tiễn.).Cũng vì thế, giáo dục thẩm mỹ có thể nói là con đường giáo dục công phu nhất, phức tạp nhất và hiệu quả hoàn thiện con người cao nhất, bởi lẽ khi con người là chủ thể thẩm mỹ cũng là lúc con người toàn diện nhất, hoàn hảo nhất ở tất cả các mặt thể chất, tinh thần, đạo đức và tài năng, vừa là chủ thể của xã hội vừa là “sản phẩm” của chính xã hội đó tạo ra. 
Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Có nhiều cách, nhiều con đường để hướng học sinh đến chân trời mới. Đối với tôi là một nhà giáo dục văn học, tôi sẽ tận dụng những câu chuyện, những lý thuyết, lý tưởng giáo dục các em,Dùng văn học để giáo dục thẩm mỹ là con đường ngắn nhất, sinh động nhất để con người có thể “nhảy bảy bước tới chân trời”. Điều đó có nghĩa văn học chứa đựng cái đẹp tự thân và cái đẹp do tác giả gửi gắm, cái đẹp trong cuộc sống được phản ánh vào.
Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Thông qua giáo dục thẩm mỹ, học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử tốt với người thân trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và cộng đồng. Con người có trí tuệ thông minh, sức khỏe cường tráng. Giáo dục thẩm mỹ có vai trò to lớn trong nhận thức và lao động sáng tạo của con người.
	Ở lứa tuổi THCS các em đang có sự thay đổi về tâm sinh lý, đứng trước một vấn đề các em thường khó định hướng, còn giao động nhiều chiều, hành động lệch lạc, phản thẩm mỹ, đi ngược lại mục tiêu giáo dục mà xã hội đang hướng tới.
	Nhận thấy điều này là mối nguy hại không xa nếu không có sự dẫn dắt đúng hướng. Với trách nhiệm là người giáo viên, bản thân luôn trăn trở tìm tòi hướng giải quyết giúp học sinh thân yêu có hành động đúng, ý thức phù hợp với đạo đức. Tất nhiên vấn đề thời gian, tinh thần và lòng nhiệt tình của cả giáo viên và học sinh. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài và hứa hẹn sẽ cho quả ngọt. Vì vậy bản thân đã lựa chọn đề tài này góp phần kinh nghiệm của mình trong việc hoàn thiện nhân cách học sinh thân yêu. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn ở Trường Trung học cơ sở Tam Lư tôi nghiên cứu đề tài giáo dục ở phạm vi học sinh khối lớp 9. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Phương pháp chủ đạo là phân tích, lấy ví dụ. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác mang tính chất hỗ trợ như: Tổng hợp, thống kê,.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của giáo dục thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ là thành quả của lý luận hiện đại nhưng vấn đề giáo dục thẩm mỹ thì đã được nghiên cứu từ trước.
Ở Phương Tây đại diện đầu tiên có thể nói là Platon và Aristole (Hy Lạp cổ đại) đòi hỏi “Nữ thần nghệ thuật không được phép đem lại sự thích thú cho bất cứ ai mà chỉ đem lại thích thú cho hạng người ưu tú nhất đã từng kinh qua một quá trình giáo dục đến nơi đến chốn” [12]. Aristote quan điểm rõ ràng, giáo dục thẩm mỹ trên cơ sở khái quát thực tiễn nghệ thuật đương thời “hình tượng nghệ thuật đẹp bao nhiêu thì đồng thời phải cao cả và trong sạch về mặt đạo đức bấy nhiêu”[12]. Vì vậy, việc cảm thụ tác phẩm nghệ thuật sẽ làm dấy lên ở con người một loạt cảm xúc có khả năng giúp con người được “tu thiện về mặt đức hạnh”. Còn khi cảm thụ tác phẩm bi kịchsẽ có tác dụng “tẩy rửa”, “thanh lọc”tình cảm con người làm cho con người trở nên cao quý về mặt tâm hồn. Nói như vậy có nghĩa chỉ có nghệ thuật nói chung là có tác dụng thanh lọc hướng con người tới cái đẹp “cao cả” và “đức hạnh”. Ngay từ buổi sơ khai của lý thuyết mỹ học đã đề cập giáo dục thẩm mỹ đi liền với giá trị đạo đức.
Ở Phương Đông, nhà sáng lập học thuyết Nho giáo vĩ đại của Trung Quốc cổ đại là Khổng tử (551 – 479 Tr.CN) cũng từng khuyên các môn đồ của mình lĩnh hội các nghệ thuật để không ngừng bồi bổ tâm hồn, sẽ mang lại cảm giác “tận thiện tận mỹ”. Như vậy, xét đến cùng văn học nghệ thuật đem lại những xúc cảm thẩm mỹ tươi hướng đến cái đẹp tâm hồn, cái đẹp của đạo đức.
Về sau các nhà dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX là những người đầu tiên trong mỹ học trước Mác đã xác lập một cách đúng đắn vị trí của giáo dục thẩm mỹ đối với sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện con người. Bielinxki cho rằng cảm xúc thẩm mỹ là đức tính quan trọng nhất của con người hoàn mỹ, đầy hòa điệu, là cơ sở của đạo đức. Vì vậy, nghệ thuật phải thực hiện vai trò giáo dục thẩm mỹ. Còn nhà toàn học lỗi lạc, đồng thời là nhà duy vật chủ nghĩa người Nga Lobasvski khẳng định rứt khoát rằng: Việc giáo dục con người mới sẽ là vô nghĩa nếu thiếu đi sự thống nhất của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa đạo đức và văn hóa trí tuệ. Tóm lại, quan điểm của các nhà duy vật đã cố gắng làm sáng tỏ mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục cái đẹp, giáo dục con người.
Hơn một thế kỷ trước đây khi bàn về bản chất con người Marx đã khẳng định “bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Quan điểm đúng đắn đó là cơ sở cho lý luận của Lenin. Nhận thức đúng đắn về giáo dục thẩm mỹ quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức, giữa mỹ và thiện cũng dẫn đến sự gắn bó thống nhất giữa yêu cầu giáo dục thẩm mỹ với giáo dục đạo đức, khả năng hiểu thấu và phân biệt rành mạch giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa nhân đạo và phản nhân đạo. Dựa trên cơ sở những chuẩn mực của hành vi đạo đức làm thước đo không thể thiếu của con người cảm thụ, đánh giá, thưởng thức và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ một cách sâu sắc.Sự thống nhất của giáo dục thẩm mỹ, đạo đức và giáo dục trí tuệ là sự thống nhất của ba phương thức hình thành chân – thiện – mỹ. Đây là giá trị mà sự phát triển toàn vẹn trong nhân cách con người và đó cũng là mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ hướng đến
	Trong các hình thức giáo dục thẩm mỹ thì giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật được coi là biện pháp hữu hiệu nhất, vốn dĩ “con người về bản tính vốn là nghệ sĩ” (M.Gorki). Con người có khả năng cảm xúc, hưởng thụ, nhận thức và sáng tạo mà nghệ thuật giúp con người xây dựng những tư tưởng đúng đắn, những tình cảm đẹp làm cơ sở vững chắc cho việc hình thành thị hiếu lành mạnh, hướng tới một lý tưởng sống cao đẹp.
	Tiềm năng bí ẩn của nghệ thuật đều bắt nguồn từ sức mạnh của hình tượng nghệ thuật. Nghệ thuật không phản ánh thực tại bằng những công thức trừu tượng, những triết lý khô khan mà bằng những hình tượng cụ thể sinh động, hấp dẫn. Dùng văn học để giáo dục thẩm mỹ là con đường ngắn nhất, sinh động nhất để con người có thể “nhảy bẩy bước tới chân trời” (nhu cầu cao nhất trong mô hình kim tự tháp bảy tầng mà nhà xã hội học người Mỹ A. Hmaslow đề xuất và phân tầng theo các nhu cầu cơ bản của con người: Đáy tháp là nhu cầu sinh học, đỉnh tháp là nhu cầu thẩm mỹ).Văn học làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, bằng kết cấu khéo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động trước những hình tượng nhân vật điển hình, trước cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người và cuộc đời. Họ lấy tâm hồn chân thành của mình để soi sáng những cảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái xấu, ca ngợi phẩm chất cao đẹp . Những điều đó có tác dụng rất lớn đến quá trình cảm thụ và hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ của người đọc. Chức năng thẩm mỹ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần trong sáng, phong phú hơn.
2.2. Thực trạng thị hiếu thẩm mỹ học sinh trường trung học cơ sở Tam Lư.
	Học sinh các trường trung học cơ sở Miền núi nói chung và học sinh Trường trung học cơ sở Tam Lư nói riêng nhìn chung còn nhận thức hạn chế. Hầu hết các em đều là con em dân tộc thiểu số nghèo (Dân tộc Thái); khi cuộc sống “áo, cơm ghì sát đất”; khi cái ăn còn chưa đủ no thì làm sao “cái bụng” để yên cho mà học được;đến trường là một sự cố gắng nỗ lực rất lớn; vàkhi ngôn ngữ còn đang là rào cảncách biệt các em với thế giới, các em phát âm tiếng việt còn chưa đúng, đọc chữ còn phải đánh vần . thì việc giáo dục các em gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là môn văn buộc phải tư duy hình tượng. Vì vậy giáo dục tính thẩm mỹ qua môn học để các em nhận thức được là vô cùng khó.
(Cuộc sống nghèo khó)
Tư duy của các em vốn là tư duy đường thẳng. Cácem được sinh ra và em lớn lên xung quanh là màu xanh của đồi núi, những cây cối, những thung lũng. Tất cả đều đóng khung bó hẹp trong không gian núi rừng, vì vậy các em thường kém nhạy bén với những cảm giác, sợ thế giới bên ngoài, ngại sự thay đổi. Còn một số học sinh thích sự thay đổi do cuộc sống thương mại hóa len lỏi vào khắp các ngõ nghách làm một số em nhận thức chưa đúng đã có sự thay đổi thái quá với những chuẩn mực đạo đức, không phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Nói chung là các em đang còn nhận thức lệch chuẩn. Nhận thức không đúng sẽ dẫn đến những hành động không đúng, đặc biệt cứ tiếp diễn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho gia đình, nhà trường và xã hội. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm nhà giáo cùng với lòng yêu nghề, tâm huyết với học sinh , mong muốn làm một điều gì có ích với bản làng,với học sinh thân yêu, bản thân đã cố gắng hết mình trong việc truyền đạt tri thức đúng, đủ, chuẩn của bộ giáo dục.Bản thân còn tìm hiểu vận dụng những kiến thức, thuyết giảng sâu sắc thành những bài học bổ ích, thực tế cho học sinh để giúp các em có cái nhìn đúng đắn, có những hành động đúng đắn. Không kiến thức gì thuyết phục để giáo dục các em bằng những hình tượng văn học chân chính. Qua đó, các em sẽ rút ra những bài học quý giá từ những mảnh đời trong các tác phẩm văn học làm “kim chỉ nam”, thước đo đạo đức cho chính mình. Từ thực trạng trên với trách nhiệm, lòng yêu nghề, sự nhiệt tình yêu thương học sinh, bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất, phù hợp nhất để áp dụng với những đối tượng học sinh và cơ bản được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp.
	2.3. Biện pháp giáo dục thẩm mỹ qua tích hợp bộ môn ngữ văn và bộ môn giáo dục công dân khối lớp 9.
	Giáo dục thẩm mỹ chúng ta hiểu là giáo dục cho đối tượng hiểu như thế nào là đẹp? Như thế nào là tốt? Như thế nào là lẽ phải?....Vậy giáo dục thẩm mỹ ở đây theo cách hiểu là giáo dục để nhận thức chứ không riêng lẽ về mặt hình thức hay mặt nội dung mà quan trọng là cách nghĩ và cách hành động đúng. Không phải vì tôi mặc bộ quần áo đẹp mà tôi đẹp, không phải tôi ăn mặc theo xu hướng thời trang quần bò rách, áo cắt hở, váy ngắn quá mức cho phép để khoe da thịt là đẹp.Mà cái đẹp trong đề tài này người viết muốn nhấn mạnh đến việc “đừng khen tôi vì bộ quần áo đẹp mà hãy khen vì tôi có bộ óc đẹp”. Vậy tôi đang muốn nói đến cái chất “gỗ tốt” trong sự vật hơn là chất “sơn” ngoài mặt. 
	Tích hợp môn Văn và môn Giáo dục công dânđể giáo dục tính thẩm mỹ trực tiếp cho học sinh thì thật tuyệt. Môn văn sẽ mang đến cho học sinh thấy những số phận, cuộc đời nhân vật, những bài học ý nghĩa, mang đến những lý tưởng thẩm mỹ, làm hồi sinh những tình cảm thẩm mỹ tích cực. Môn Giáo dục công dân sẽ cho chúng ta hiểu rõ những khái niệm, những tư tưởng, những thái độ đúng đắn mà lâu nay vẫn thường gọi tên chúng. Tích hợp hai môn học trong cùng đề tài này người viết muốn hướng học sinh mình đến những “đài sen”thơm ngát.
2.3.1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ, ban đầu cũng mang lại cách hiểu về mặt bên ngoài, mặt hình thức. Ví dụ hôm nay tôi có thể mặc bộ quần áo đẹp, có thể tôi cũng được xem là đẹp. Nhưng cái đẹp nó được soi xét nhiều chiều ví dụ như đang lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở hôm nay có em Hoa điều kiện gia đình nghèo nhưng đến trường lớp thì ăn mặc rất đẹp, vừa ngồi học lại vừa lô tóc, mang lược ra làm đẹp trong lớp thì theo tôi nghĩ đó chưa phải là đẹp.
 (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
	Đối với lứa tuổi học sinh các em cái đẹp phải là cái phù hợp: Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình; phù hợp với môi trường giáo dục; phù hợp với văn hóa dân tộc mình thì mới được xem là đẹp. Giáo viên có thể tận dụng tình huống đó làm một bài thuyết giảng đạo đức cho học sinh. Cái đẹp ở lứa tuổi học sinh các em khi đang ngồi trên ghế nhà trường là mặc quần đen, áo trắng sơ vin trông gọn gàng, đẹp mắt, giản dị nhưng rất phù hợp. Xã hôi phát triển một cách chóng mặt kéo theo nhiều xu hướng, xu hướng thời trang luôn luôn thay đổi và được nâng cao theo thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng, bắt kịp xu hướng thời đại nhưng đó là những người đã làm ra tiền rồi, họ có quyền được tiêu vào đồng tiền mình kiếm ra, còn các em thì chưa thể kiếm ra tiền, các em đang phải phụ thuộc vào bố mẹ.Hàng ngày bố mẹ đã đầu tắt mặt tối làm việc cho các em đến trường với những hy vọng khác chứ không phải như thế này. Các em ạ! Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) Bác Hồ thân yêu của chúng ta chỉ có bộ kaki, đôi dép cao su thôi nhưng có ai nói là Bác lạc hậu, là xấu đâu. Bác lúc nào cũng đẹp, cũng tỏa sáng trong mỗi tâm trí con người Việt. Vì sao vậy? Bác vẫn bữa cơm giản dị, bộ quần áo giản dị và ở trong căn nhà sàn cũng giản dị, lời nói của bác cũng giản dị.Cái giản dị của Bác lúc này là Bác muốn chia sẻ đến đồng bào Việt đang còn nghèo khổ. Theo cô đó là cái đẹp, nó đẹp bởi nó phù hợp, vì nó phù hợp nên nó sống mãi với thời gian. Bác Hồ cũng vậy. Như vậy cái đẹp nó phải là sự kết hợp hài hòa của rất nhiều yếu tố, nó không đơn giản chỉ là mặt hình thức bên ngoài, nếu như chúng ta làm đẹp không đúng lúc , đúng nơi, đúng hoàn cảnh thì ta tự biến mình thành lố bịch trong mắt người khác mà thôi các em ạ! 
	Bởi “con người là một thực thể tự nhiên – xã hội, vì vậy theo quan điểm của mỹ học duy vật biện chứng, giá trị thẩm mỹ của con người được xem xét không chỉ tùy thuộc vào vẻ đẹp cơ thể tự nhiên của nó, mà còn tùy thuộc vào sự phát triển, sự hoàn thiện nhân cách đạo đức, sự phong phú những năng lực tinh thần và thực tiễn được thể hiện trong lao động sáng tạo, trong hoạt động chính trị - xã hội, trong giao tiếp và trong mọi hành vi, mọi quan hệ” [11]. Một con người được xem là hoàn mỹ, dĩ nhiên phải là con người thống nhất được trong nó cả vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể lẫn vẻ đẹp của sự phát triển, sự hoàn thiện về đạo đức, tinh thần.
	2.3.2. Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, lý tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi tiếng của M.Gorki “văn học là nhân học” trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu được chính mình, nâng cao niềm tin, nảy sinh trong con người một khát vọng sống, khát vọng cống hiến, hướng tới chân lý, biết đấu tranh với cái xấu và hướng tới cái đẹp của cuộc sống đó chính là giáo dục thẩm mỹ tư tưởng. Văn học có chức năng tồn tại vàchuyên chởở cấp số nhân.	“Lý tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát muốn đạt được” [13]. Lý tưởng sống không chỉ là ước mơ, là khát vọng; mà còn là niềm tin, ý trí và tri thức của con người có ý nghĩa định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn làm cho hành động của con người vươn tới một mục tiêu rõ rệt. Một người có nhân cách đạo đức, lý tưởng phát triển đến độ hoàn thiện thì luôn biết tạo dựng cho mình những quan hệ, những hành vi đẹp, do vậy trong con mắt của người khác, cá nhân đó cũng được nhìn nhận như là cái đẹp – một giá trị thẩm mỹ. Đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải ta nhận thấy nguyện ước nhỏ, chân thành: muốn làm một “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” thành một “mùa xuân nho nhỏ” để “lặng lẽ dâng cho đời” góp vào mùa xuân lớn của đất nước đó làmột ý nguyện chân thành tha thiết của một thế hệ ghi công ơn của Bác. Giản dị thôi chỉ mong làm “con chim hót quanh lăng/ Muốn làm cành hoa tỏa hương đâu đây/Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”(Viếng lăng Bác, Viễn Phương). Không đao to búa lớn, chỉ chân thành lặng lẽ dâng bó hoa tươi thắm tỏ lòng biết ơn với Bác. Nên hôm nay “Bác ngủ chúng cháu canh giấc ngủ”. Trong văn học hình tượng nghệ thuật chân chính chứa đựng sức mạnh cảm hóa. Ngôn từ văn học như một đội quân sức mạnh làm thanh lọc tâm hồn người đọc. Đọc xong một tác phẩm hay, ý nghĩa ta như được thỏa mát, được toại ý. Lý tưởng sống là cách sống vì mọi người, như ngọn đuốc sáng dẫn soi đường, lý tưởng của thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là người có sức trẻ về tâm hồn, lý tưởng sống không mệt mỏi vì quê hương đất nước, được lao động vì dân là hạnhphúc “mình vì ai mà sống, vì ai mà làm việc”. Anh đã đấu tranh cho quan điểm sống, phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. Đằng sau mỗi câu chuyện là một ý nghĩa sâu xa có sức lan tỏa mãnh liệt, buộc ta phải nhận thức và có thái độ sống xứng đáng với thế hệ trước đó và xây dựng một quan niệm sống mới mẻ phù hợp. Sức mạnh của văn học là những hình tượng mang tính lý tưởng sống đẹp, đã tiếp sức thêm cho thế hệ hôm nay một tâm hồn đẹp, tư tưởng tình cảm đẹp, một cách sống đẹp.
	Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục về cái đẹp. Cái đẹp không chỉ tồn tại ở mặt hình thức mà cái đẹp tồn tại hoàn chỉnh trong mọi mặt ví dụ như một tâm hồn đẹp; một phẩm chất đẹp; có tinh thần thái độ sống trách nhiệm cũng được coi là đẹp, biết nhận thức đúng sai, nhận thức cuộc sống giá trị như nó vốn có tức là đẹp. Như vậy đẹp có thể hiểu là hành động đúng, cái đẹp tồn tại trong nhận thức và chỉ có văn học là loại hình gi

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_giao_duc_tham_my_thong_qua_day_hoc_tich_hop.docx