SKKN Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn 9 tiết 66, 67 bài Lặng lẽ Sa Pa

SKKN Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn 9 tiết 66, 67 bài Lặng lẽ Sa Pa

 Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy trong đó có việc giảng dạy Ngữ văn. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tôi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy học Ngữ văn 9 phần văn bản và đã đạt hiệu quả nhất định.

 Xuất phát từ thực tế đó, tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp: “Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn 9 tiết 66, 67 bài Lặng lẽ Sa Pa”

 

doc 26 trang thuychi01 10604
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn 9 tiết 66, 67 bài Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
1
1
1
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục.
3
3
4 - 5
5 - 18
18 - 20
3
Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
21
21 - 22
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy trong đó có việc giảng dạy Ngữ văn. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tôi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy học Ngữ văn 9 phần văn bản và đã đạt hiệu quả nhất định. 
 Xuất phát từ thực tế đó, tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp: “Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn 9 tiết 66, 67 bài Lặng lẽ Sa Pa”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa, vai trò của việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức các môn học dạy học Ngữ văn lớp 9.
- Tạo không khí hứng thú, phấn khích cho học sinh THCS - lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện bản thân. Hơn nữa dạy học theo chủ đề tích hợp các tiết học sẽ không bị đơn điệu, học sinh củng cố được nhiều kiến thức ở các bộ môn khác nhau.
- Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu và nhiều kĩ năng khác cho học sinh.
3.Đối tượng nghiên cứu:
	Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn 9 tiết 66, 67 bài Lặng lẽ Sa Pa	
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Ngữ văn và tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học. 
- Phương pháp quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy trên lớp.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
a. Tích hợp là gì? Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. (1)
   Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.(2)
 Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, nhằm đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. 
 Chính vì vậy, nhiệm vụ của người thầy là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
b.Dạy học theo chủ đề tích hợp:
 Dạy học theo chủ đề tích hợp là một quan niệm dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Qua đó nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt, vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em. Với cách hiểu như vậy, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.
Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai. 
Trên thực tế, việc áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp để dạy các văn bản truyện ngắn hiện đại có dung lượng dài như truyện Lặng lẽ Sa Pa – Ngữ văn 9 được thành công không dể chút nào.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Đối với giáo viên: 
Phần lớn các văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 đều có dung lượng kiến thức dài. Nội dung phản ánh gắn liền với hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năn 60 – 70 của thế kỉ XX. Qua đó, để nhà văn - người nghệ sĩ khám phá ca ngợi những phẩm chất, đức tính cao đẹp và những tình cảm cao quý thiêng liêng của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như sau hòa bình. Mỗi tác phẩm là một lời nhắn gửi đến thế hệ trẻ về vai trò, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, quê hương, đất nước. 
Vậy làm thế nào để thông qua các tiết dạy những văn bản truyện ngắn hiện đại có dung lượng dài trong phạm vi hai tiết học, học sinh không chỉ hiểu, nắm được nội dung bài học theo đúng yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng; mà các em còn nhận thấy được vai trò, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Đó là điều không phải người thầy nào cũng tiến hành thành công. 
Việc áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp nhiều giáo viên còn lờ mờ, khi tích hợp cân nhắc, lựa chọn kiến thức tích trong bài dạy nên dạy không đủ giờ, cái chính chưa nói được bao nhiêu mà phần tích hợp đã căng phồng, làm biến dạng tiết học. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên chưa nắm rõ về tích hợp, thấy cái gì liên quan, giông giống thì gom vào thành tích hợp, coi dạy học theo chủ đề tích hợp là phép cộng đơn giản các môn học lại với nhau. Lại có giáo viên lầm tưởng tích hợp là dựa vào cái này để tranh thủ nói về cái kia, nói càng nhiều càng tốt, tích hợp không đúng lúc đúng chỗ nên việc dạy tích hợp trở nên khiên cưỡng, gò ép, gán ghép kiến thức các môn một cách cơ học.
2.2. Đối với học sinh:
- Phần lớn học sinh còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn học. 
- Học sinh chưa nắm bắt được mối liên hệ giữa thời đại thông qua bộ môn Lịch sử với giá trị phản ánh của tác phẩm văn học.
- Nguyên nhân khách quan là do văn bản dung lượng quá dài so với thời lượng 45 phút hoặc hai tiết học nghiên cứu trên lớp. Các em lại không chịu đọc trước văn bản ở nhà, nên khi học trên lớp các em khó nắm bắt hết được toàn bộ giá trị của tác phẩm.
 	Từ những lí do trên, cùng với thực trạng của môn Văn chưa là môn học lựa chọn của nhiều học sinh, các em cho rằng môn Văn không có tính ứng dụng cao như các môn tự nhiên, nên khi học các truyện ngắn hiện đại có dung lượng dài, cốt truyện đơn giản chưa hiệu quả. Hiện tượng học sinh không soạn bài, không hứng thú học đã gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi dạy. Từ đó, làm các em ngày càng xa rời bộ môn Văn nhiều hơn.
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng:
 	Trong năm học 2016 - 2017, mặc dù giáo viên đã vận nhiều phương pháp biện pháp tích cực song kết tiếp thu bài của học sinh vẫn chưa cao. Điều đó được thể hiện rõ qua bài kiểm tra Tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học ( tiết 134,135) trong chương trình Ngữ văn 9 kì II.
Tổng số
Bài KT
Điểm 0->3
Điểm 3.5->4.5
Điểm 5->6
Điểm 6.5->7.5
Điểm 8->10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35
Tiết 134,135
3
8.55
12
34.20
14
39.90
6
17.10
0
0
3. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện:
a. Các giải pháp.
Giải pháp 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp đối với văn bản Lặng lẽ Sa Pa.
Giải pháp 2: Lựa chọn môn, đơn vị kiến thức cần tích hợp phù hợp với nội dung văn bản để áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp.
Giải pháp 3: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà tìm hiểu kiến thức ở các môn học khác có liên quan đến bài dạy.
Giải pháp 4: Cách thức tiến hành bài học.
b. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
b.1.Xác định môn học, kiến thức liên quan cần khai thác đưa vào bài dạy theo chủ đề.
 	Để dạy học theo chủ đề tích hợp đạt hiệu quả cao, trước hết giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, sau đó xác định các môn học tích hợp, phạm vi kiến thức cần tích hợp và phương pháp dạy học phù hợp.
 	Cụ thể, khi dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” theo chủ đề tích hợp giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu bài dạy và xác định tích hợp với các môn học:
- Lịch sử 9: Tiết 39, 40, 41. Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền, Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965) 
Tiết 42, 43, 44. Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973)
- Địa lý 6: Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí 
- Địa lí 9: Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc bộ
- GDCD 9: Bài 10: Tiết: 15 + 16: Lí tưởng sống của thanh niên. Bài 11- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
- GDCD 8: Bài 11: Tiết 13 + 14: Lao động tự giác và sáng tạo
b.2. Sử dụng phương tiện dạy học hợp lí: 
 Giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả trong đó có phương tiện trực quan sẽ khắc phục được những hạn chế trong dạy học Ngữ văn. Phương tiện dạy học hiện nay được sử dụng phổ biến trong các trường THCS đã đạt chuẩn quốc gia là máy chiếu, ti vi kết nối. Cụ thể Giáo viên cần sử dụng máy chiếu để giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm; trình chiếu phần lược đồ Trung du và miền núi Bắc Bộ để học sinh thêm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa  
 	Như vậy giáo viên cần chủ động trong việc sử dụng máy chiếu. Mục đích có thể tích hợp được các tri thức khác nhau của các môn học, chứ không phải là công cụ để trình chiếu.
 	Đối với tiết 66,67 văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” giáo viên tích hợp kiến thức các môn Địa lí, Lịch sử, GDCD, qua máy chiếu để các em thấy được lịch sử hào hùng của dân tộc trong những năm đánh Mĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người người lao động trên mảnh đất Sa Pa thơ mộng, trữ tình. Từ đó các em thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
 Như vậy, qua các hình ảnh trực quan đó không những giúp các em hiểu sâu sắc thêm tác phẩm mà còn tạo nhiều hứng thú học tập, và tiết dạy cũng sinh động, thu hút sự chú ý học bài của học sinh.
b.3. Tổ chức hình thức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết dạy. 
 	Hoạt động nhóm trong dạy học là một hình thức tổ chức mà trong đó học sinh dưới sừ hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. Hoạt động này đưa học sinh vào hình thức học chủ động tích cực, sáng tạo nắm tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt, đối với những văn bản truyện ngắn hiện đại dài, cốt truyện đơn giản như “Lặng lẽ Sa Pa” sẽ tránh được sự nhàm chán cho người học.
 	Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh phải được áp dụng một cách phù hợp, bởi đây là tiết dạy văn bản chứ không phải tiết dạy tiếng Việt hay tập làm văn. Qua việc vận dụng dạy học theo chủ đề tích hợp ở một số văn bản truyện ngắn hiện đại Ngữ văn 9, tôi đúc rút kinh nghiệm như sau: 
 	Trước hết, áp dụng thảo luận nhóm ở phần Tìm hiểu chung (phần tác giả, tác phẩm). Hình thức nhóm 4 bàn với 8 học sinh và chia lớp học thành 4 nhóm. (Theo sĩ số học sinh/ lớp 33 em). 
 	Thứ hai, giáo viên áp dụng thảo luận nhóm ở phần phân tích cảm thụ văn bản. Đây là phân chính quan trọng nhất của bài dạy. Vì vậy áp dụng như thế nào để không làm mất đi đặc trưng của giờ cảm thụ tác phẩm văn học dạy theo chủ đề tích hợp. Khi dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” theo chủ đề tích hợp giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm ở phần tích hợp với kiến thức từ các môn học khác. Hình thức thảo luận này là 2 bàn 4 học sinh một nhóm trao đổi với nhau. Khi tích hợp lí tưởng sống cho học sinh qua nhân vật anh thanh niên.(Giáo dục công dân 9: Bài 10- Ngoại khóa về lí tưởng sống của thanh niên) Câu hỏi thảo luận: Lí tưởng sống là gì? Hãy nêu những biểu hiện của lí tưởng sống ở nhân vật thanh niên? Hãy nêu vai trò, vị trí và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Để tổ chức thành công hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết dạy thì việc phân phân công công việc cho các nhóm và nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm là vô cùng quan trọng. Do vậy giáo viên phải giao việc phù hợp với từng đối tượng học sinh để tất cả các em đều tham gia hoạt động, làm việc một cách có hiệu quả.
b.4. Cách thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp.
 	Để xây dựng một chủ đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, giáo viên tiến hành tuần tự theo các bước sau:
 	Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn.
 	Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề. Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh. Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh.
 	Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng. Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.
  	Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy. Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. 
3. Soạn giáo án theo hướng tích hợp
 	Sau đây, tôi xin phép được giới thiệu giáo dạy học theo chủ đề tích hợp bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy.
Bài: Lặng lẽ Sa Pa - Ngữ văn 9
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sau bài học, HS cần:
a. Môn Ngữ văn: 
 	Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Từ đó hiểu được chủ đề của truyện: ca ngợi con người lao động mới với niềm hạnh phúc là được cống hiến cho quê hương, đất nước và ý nghĩa của công việc thầm lặng.
b. Môn Địa lí: Giúp các em vận dụng những kiến thức môn địa lý về tự nhiên của Lào Cai. Qua những kiến thức đó các em cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong truyện đồng thời cũng cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật sống và làm việc giữa thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt.
c. Môn Lịch sử: Giúp các em hiểu thêm về bối cảnh đất nước những năm 60 -70 của thế kỉ XX, phong trào Ba sẵn sàng của thanh niên. Từ đó cảm nhận lý tưởng sống đẹp của thanh niên được thể hiện qua các nhân vật: anh thanh niên, cô kỹ sư. 
d. Môn GDCD: Học sinh hiểu
 	Khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người sống có lí tưởng.
Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.
Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp dựng xây đất nước.
2. Kỹ năng: Học sinh rèn các kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt tác phẩm, phân tích nhân vật, cảm thụ chi tiết nghệ thuật. Có ý thức cải tạo hoàn cảnh để làm cho cuộc sống trở nên thú vị, ý nghĩa.
- Giúp các em rèn luyện tốt các kĩ năng tư duy, thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn...
 	Kĩ năng sống: Xác định giá trị của bản thân, có ý thức nuôi dưỡng và bồi đắp cho bản thân lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp để cống hiến nhiều nhất cho gia đình, quê hương, đất nước. tự nhận thức và tự quản lí bản thân.
3. Thái độ: 
- Yêu quý, trân trọng những con người lao động cống hiến quên mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước. 
- Có ý thức nuôi dưỡng và bồi đắp cho bản thân lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp để cống hiến nhiều nhất cho gia đình, quê hương, đất nước. 
- Tích cực học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để góp phần tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai. 
- Yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên trên khắp mọi miền đất nước. Từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp đó. 
- Ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành, biến những điều học được trong sách vở thành những việc làm, hành động.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức các môn: Sử GDCD; Địa lí... để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
- Giao tiếp, hợp tác, thuyết trình...
B. Nội dung:
- Tìm hiểu về lao động, việc làm của thanh niên hiện nay trong xã hội hiện đại.
- Tìm hiểu lý tưởng sống của thanh niên ở địa phương mình sinh sống.
C. Cách tổ chức:
Dạy học trực tiếp với học sinh trên lớp 9
d. Phương pháp dạy học:
Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập tôi áp dụng các phương pháp dạy học sau đây:
- Vấn đáp, động não: Để tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Vấn đáp, động não, dạy học hợp tác, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết minh: Để phân tích tác phẩm.
- Dạy học hợp tác, thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm. Để tổng kết và luyện tập. 
Tiết 66, 67: LẶNG LẼ SA PA
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
Kiểm tra sự chuẩn bị sựu chuẩn bị của học sinh theo những nhiệm vụ đã phân công của từng nhóm
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Giáo viên dẫn vào chủ đề: Thế nào là hạnh phúc? Làm thế nào để diễn tả một cách chân thực và giản dị cảm nhận về hạnh phúc? Muốn thể hiện được điều này, tác phẩm nghệ thuật phải gieo vào lòng người đọc ấn tượng đẹp đẽ, niềm vui ấm áp và tin yêu vào cuộc sống xuất phát từ cội nguồn cảm xúc và lý tưởng sống của chính nhân vật. Có một tác phẩm làm được trọn vẹn điều này. Bởi trong tác phẩm, không chỉ nhân vật chính có niềm yêu cuộc sống mà tất cả mọi người đều là những người yêu cuộc sống, đó chính là truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
Hoạt động của Gv - Hs
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thuyết trình, ... 
- Kỹ thuật dạy học: Đặc câu hỏi, học tập hợp tác...
- Thời gian: 12 phút
? Dựa vào chú thích* trong sgk, hãy trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long?
- Học sinh nêu nét chính về tác giả
GV bổ sung: Phong cách viết văn của Nguyễn Thành Long không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí, mang vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo, đầy chất thơ. 
 Văn bản Lặng lẽ Sa Pa ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nêu xuất xứ của truyện?
 Học sinh xác định hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tích hợp với môn Lịch sử
 Qua kiến thức đã học ở môn Lịch sử em biết gì về hoàn cảnh lịch sử đất nước ta những năm 70 của thế kỉ XX?
 HHHHHH HS phát biểu:...
GV chốt: Những năm 70 của thế kỉ 20 là thời điểm vô cùng gian khổ nhưng cũng thật hào hùng của dân tộc. Đế quốc Mỹ mở công cuộc chiến tranh xâm lược ở cả 2 miền Nam - Bắc. Miền Bắc lúc này cùng lúc phải gánh vác 2 nhiệm vụ nặng nề: vừa đấu tranh chống chiến tranh phá hoại vừa phải làm nhiệm vụ là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam.
GV hướng dẫn đọc: đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý thể hiện lời của nhân vật
Giáo viên ®ọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc tiếp những đoạn chữ in thường.
Nhận xét giọng đọc của bạn.
Hoạt động nhóm: Thảo luận theo nhóm 4 em 2 bàn các câu hỏi:
Nhóm 1: Văn bản thuộc thể loại

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_trong_day_hoc.doc