SKKN Kinh nghiệm dạy bài thực hành: xem phim về tập tính của động vật Sinh học 11 cơ bản theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường THPT Cẩm Thủy 2
Chương trình giáo dục định hướng năng lực ( định hướng phát triển năng lực) hiện nay cò được gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã có rất nhiều những định hướng, quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, từ nội dung nặng tính hàn lâm khoa học sang nội dung có tính thực tiễn cao, từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực, từ hình thức dạy học chủ yếu trên lớp sang hình thức hướng dẫn cho học sinh quan sát nghiên cứu các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống, tham khảo, thu thập xử lí và vận dụng các thông tin, hình ảnh và kiến thức trên mạng.
Sinh học là môn khoa học tự nhiên với rất nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Chương trình sinh học lớp 11 lại có nội dung tìm hiểu về động vật và thực vật những sinh vật gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta. Vì vậy nếu các kiến thức này chỉ được dạy một cách thụ động học sinh sẽ nhàm chán nên cần yêu cầu trong các bài học tổ chức cho học sinh tự nghiên cức, tự lĩnh hội kiến thức học sinh sẽ hứng thú chủ động tìm hiểu. Đặc biệt là các bài thực hành đây là những tiết học giúp học sinh củng cố kiến thức cũng như thực nghiệm để chứng minh các thông tin được học giúp các em tin tưởng hơn vào những trí thúc được cung cấp.
Qua quá trình dạy học thực tế tại các lớp 11 trường THPT Cẩm Thủy 2 . Thông qua một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong việc tăng hứng thú, tính chủ động sáng tạo và hình thành một số năng lực chung cho học sinh tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong tổ chức giảng dạy bài “Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật” sinh học 11 cơ bản theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
KINH NGHIỆM DẠY BÀI THỰC HÀNH: XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT SINH HỌC 11 CƠ BẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2 1. MỞ ĐẦU 1. 1. Lí do chọn đề tài. Chương trình giáo dục định hướng năng lực ( định hướng phát triển năng lực) hiện nay cò được gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn. Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã có rất nhiều những định hướng, quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, từ nội dung nặng tính hàn lâm khoa học sang nội dung có tính thực tiễn cao, từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực, từ hình thức dạy học chủ yếu trên lớp sang hình thức hướng dẫn cho học sinh quan sát nghiên cứu các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống, tham khảo, thu thập xử lí và vận dụng các thông tin, hình ảnh và kiến thức trên mạng... Sinh học là môn khoa học tự nhiên với rất nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Chương trình sinh học lớp 11 lại có nội dung tìm hiểu về động vật và thực vật những sinh vật gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta. Vì vậy nếu các kiến thức này chỉ được dạy một cách thụ động học sinh sẽ nhàm chán nên cần yêu cầu trong các bài học tổ chức cho học sinh tự nghiên cức, tự lĩnh hội kiến thức học sinh sẽ hứng thú chủ động tìm hiểu. Đặc biệt là các bài thực hành đây là những tiết học giúp học sinh củng cố kiến thức cũng như thực nghiệm để chứng minh các thông tin được học giúp các em tin tưởng hơn vào những trí thúc được cung cấp. Qua quá trình dạy học thực tế tại các lớp 11 trường THPT Cẩm Thủy 2 . Thông qua một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong việc tăng hứng thú, tính chủ động sáng tạo và hình thành một số năng lực chung cho học sinh tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong tổ chức giảng dạy bài “Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật” sinh học 11 cơ bản theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu Dạy học bài Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Thông qua tổ chức phân nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn các bước giúp học sinh hoàn thành nhiệm học tập đã giúp học sinh phát triển được một số năng lực cơ bản của học sinh như : Năng lực làm việc nhóm, năng lực quan sát, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin trên mạngtự khám phá những điều chưa biết, giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên mà không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Với phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh giáo viên còn rèn luyện cho học sinh cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm tòi khai thác thông tin trên mạng và phát hiện kiến thức mới, rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, quy lạ thành quen...để dần dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, còn tăng cường khả năng phối hợp học tập cá thể với làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Lớp học trở thành môi trường thân thiết giúp học sinh gần gũi thông qua các mối quan hệ dọc( cô –trò) quan hệ ngang( trò- trò) nhằm vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của cá nhân thành cảu tập thể giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Bằng phương pháp và kỹ thuật dạy học này giáo viên đã giúp tất cả các học sinh đều tham gia trao đổi, tranh luận cùng với sự giúp đỡ hỗ trợ từ giáo viên học sinh đã tìm hiểu lĩnh hội kiến thức cho bản thân mình 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này sẽ nghiên cứu chia sẽ kinh nghiệm trong việc tổ chức phân nhóm, hướng dẫn học sinh làm việc nhóm nghiên cức giải quyết vấn đề được giao nhằm rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, khả năng quan sát, thu thập và xử lí thông tin, làm việc nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, mạng internet vận dụng các kiến thức cũ giải quyết tình huống mới để tiếp cận nội dung bài học, dành nhiều thời gian cho hoc sinh thảo luận hình thành kỹ năng, năng lực cho bản thân cùng với sự hướng dẫn của giáo viên giúp học sinh hứng thú với bộ môn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ giáo viên giao, học sinh trong lớp thi đua lành mạnh , hỗ trợ nhau trong quá trình học tập Đối tượng học sinh các lớp: 11A, 11C, 11C4 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, nghiên cứu tài liệu. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu; phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau: - Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. - Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. - Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định. Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực như sẽ được sử dụng trong tốt chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học. Như vậy, mỗi bài học bao gồm các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng. Mỗi hoạt động học có thể sử dụng một kĩ thuật dạy học tích cực nào đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước như sau: (1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. (2) Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". (3) Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. (4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. [1] 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trường THPT Cẩm Thủy 2 là một trường miền núi có chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp, có những em học sinh thi vào lớp 10 chỉ cần không bị điểm liệt là trúng tuyển. Vì vậy số lượng học sinh vào trường học để có mục tiêu và khẳ năng thi đậu đại học là rất ít đặc biệt là học sinh có khả năng thi bài thi khoa học tự nhiên lại càng ít hơn. Từ chất lượng đầu vào thấp cho nên trong giờ học các môn tự nhiên nói chung môn sinh học nói riêng các em học sinh thường thiếu chú ý hay làm việc riêng, chán học, không chủ động, không hứng thú học. Kiến thức sách giáo khoa chương trình sinh học 11 có nội dung về sinh học cơ thể động vật và thực vật. Đây là những kiến thức gần gũi, cần thiết trong đời sống hàng ngày của học sinh, những kiến thức này nếu chỉ được dạy một cách truyền thống học sinh sẽ rất khó khắc sâu kiến thức và vận dụng vào thực tế đời sống. Bên cạnh đó trong những năm học tới chương trình sinh 11 tham gia vào các kỳ thi HSG cấp tỉnh, THPT quốc gia, học sinh học khối khoa học tự nhiên rất ngại các kiến thức mang tính hàn lâm, lí thuyết vì vậy khi cho các em làm bài kiểm tra trên thực tế chỉ đạt chủ yếu ở mức độ trung bình có HS vẫn còn điểm yếu, rất ít HS đạt điểm khá giỏi. Đặc biệt khi dạy các bài thực hành có rất nhiều giáo viên lựa chọn bỏ qua hoặc dạy qua loa đối phó. Như bài thực hành xem phim về tập tính của động vật trước đây tôi thường chiếu cho học sinh xem một số tập tính ở động vật sau đố hỏi và giải thích nên học sinh học tập một cách thụ động, cô giáo cho xem gì thì biết đó ít hứng thú, tích cực 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. BÀI GIẢNG MINH HỌA Bài 33 - Tiết 32 Thực hành: XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: Kiến thức: - Nhận biết, mô tả, phân tích được các dạng tập tính của động vật như: tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính xã hội 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, quan sát, phân tích, so sánh, phát hiện vấn đề. 3. Thái độ: - Yêu thích tìm hiểu bộ môn sinh học, yêu thiên nhiên, hứng thú, chủ động tìm hiểu lĩnh hội kiến thức. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác ( làm việc nhóm). - Năng lực chuyên biệt: Tri thức về sinh học, Năng lực nghiên cứu, thu thập , xử lí thông tin II. Phương tiện dạy học: - Máy chiếu, máy tính III. Tổ chức hoạt động học: Hoạt động 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Mục đích: - Tìm hiểu và sưu tầm các hình ảnh, video về các tập tính của động vật, xây dựng thành bài thuyết trình hoặc video clip giới thiệu về một số tập tính ở các loài động vật. - Trong mỗi bài thuyết trình hoặc video clip của mỗi nhóm cần có các nội dung: Tên nhóm, giới thiệu thành viên nhóm, nội dung tìm hiểu về một nhóm tập tính của động vật. Thời gian cho mỗi nhóm là từ 5 – 7 phút. 2. Nội dung: - GV : Chia nhóm và đưa ra yêu cầu cho từng nhóm. + Chia lớp học gồm 40 học sinh thành 5 nhóm mỗi nhóm gồm 8 học sinh. ( tùy sĩ số trong lớp mà chia số học sinh khác nhau nhưng mỗi lớp chia thành 5 nhóm) Mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ. + Nhóm 1: Tìm hiểu về tập tính kiếm ăn. + Nhóm 2: Tìm hiểu về tập tính sinh sản. + Nhóm 3: Tìm hiểu về tập tính bảo vệ lãnh thổ. + Nhóm 4: Tìm hiểu về tập tính di cư. + Nhóm 5: Tìm hiểu về tập tính xã hội. Lưu ý: Khi phân nhóm nên phân trong một nhóm có cả nam và nữ, có học sinh học tôt và chư tốt, có học sinh có điều kiện về máy tính, có học sinh có khả nắng dụng công nghệ thông tin Hoạt động này được thực hiện cuối tiết 30 cho học sinh chuẩn bi trước ở nhà trong 1 tuần Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Mục đích: Học sinh huy động các kiến thức, kỹ năng quan sát, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học, rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập thông tin và hợp tác trong nhóm. Nội dung: - Học sinh trong mỗi nhóm thảo luận, phân công nhau: lấy tên nhóm, bầu ra nhóm trưởng, thư kí, thành viên, mỗi thành viên lại được phân công những nội dung nhỏ trong nhiệm vụ chung của nhóm. - Mỗi nhóm ược hẹn thời gian xác định để kết hợp để hoàn thành sản phẩm của nhóm mình. - Tư liệu cho sản phẩm có thể qua chụp ảnh, quay video trực tiếp hoặc lấy trên mạng. - Giáo viên thường xuyên gặp gỡ, tư vấn, giúp đỡ các nhóm lựa chọn những hình ảnh lời thuyết trình hợp lí. Định hướng nội dung trình bày cho các nội dung cần thuyết trình Hoạt động này học sinh thực hiện ở nhà Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Mục đích: - Trình bày sản phẩm tìm hiểu về tập tính của động vật của mỗi nhóm. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thuyết trình trước các bạn học sinh. 2. Nội dung: Các nhóm trình bày sản phẩm của mình dưới dạng video clip hoặc bản powerpoint kết hợp thuyết trình. Một số hình ảnh trong các sản phẩm tại lớp 11A Nhóm 1: Trình bày về tập tính kiếm ăn của rắn, đại bàng, báo, Trong thời gian 5 phút Một số ảnh chụp màn hình trong đoạn clip về tập tính kiểm ăn của nhóm 1 Nhóm 2: Trình bày về tập tính sinh sản của nhện, cá ngựa, công, rùa, . Thời gian 7 phút Một số hình ảnh chụp màn hình trong sản phẩm của nhóm 2 Nhóm 3 : Trình bày về tập tính bảo vệ lảnh thổ của sư tử, hà mã, gấu, linh trưởng Thời gian: 5 phút Một số hình ảnh chụp màn hình trong sản phẩm của nhóm 3 Nhóm 4 : Trình bày về tập tính di cư của cá hồi, voi, linh dương, ngựa vằn, chim.. Thời gian: 5 phút Một số hình ảnh chụp màn hình trong sản phẩm của nhóm 4 Nhóm 5: Trình bày về tập tính xã hội của chim cánh cụt, ong, kiến, linh cẩu. Thời gian: 5 phút Một số hình ảnh chụp màn hình trong sản phẩm của nhóm 5 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Mục đích: Nhận xét, bổ sung cho phần báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của mỗi nhóm. Nội dung: Nhận xét của học sinh các nhóm. Cho học sinh tự đánh giá về sản phẩm của nhóm mình và các nhóm bạn. Nhận xét của giáo viên cho mỗi nhóm. Phiếu đánh giá Nhóm Nội dung Hình ảnh minh họa Lời thuyết trình Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 - Phiếu được phát cho mỗi nhóm khi buổi báo cáo bắt đầu Kết quả nhận xét của học sinh ở lớp 11A 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực của học sinh bản thân tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học sử dụng kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh tôi thấy thực sự đã có hiệu quả rõ rệt so với các năm học trước như: học sinh chủ động nghiên cứu SGK tài liệu có liên quan trước khi tới lớp, trong hoạt động nhóm ngoài việc đọc tài liệu SGK học sinh còn trao đổi với nhau các kiến thức nâng cao ngoài SGK, thời gian lên lớp sử dụng cho bài mới được rút ngắn hơn HS dành nhiều thời gian để luyện tập, vận dụng mở rộng vì vây đa số HS khắc sâu kiến thức trên lớp các em đã chủ động thi đua với nhau cạnh tranh lành mạnh thể hiện thái độ yêu thích bộ môn hơn khi nghe GV chỉ truyền đạt kiến thức SGK. Kết quả trong bài thu hoạch sau tiết thực hành: Xem phim về tập tính của động vật giữa năm trước và năm sau đã thể hiện rõ qua các con điểm: Đối với Học sinh lớp 11: gồm 6 lớp có 245 học sinh Kết quả ở 3 lớp 11C, 11C2, 11C3 dạy theo phương pháp truyền thống ( GV chuẩn bị HS quan sát và làm bài thu hoạch) tổng số học sinh là 123 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 Số học sinh 5 16 27 38 22 15 0 Tỉ lệ % 4% 13% 22% 31% 17,8% 12,2% 0 Kết quả ở 3 lớp 11A, 11C1, 11C4 dạy theo phương pháp mới ( HS tự chuẩn bị sản phẩm, trình chiếu, diễn thuyết, HS quan sát, nhận xét và làm bài thu hoạch) tổng số 122 học sinh Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 Số học sinh 0 10 19 31 34 19 9 Tỉ lệ % 0 8% 15,6% 25,4% 28% 15,6% 7,4 % 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc thay đổi phương pháp và kỹ thuật dạy học là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Giúp các em học sinh không những yêu thích tìm hiểu bộ môn và còn phát triển được các năng lực để trở thành một con người toàn diện, giờ học sử dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh sẽ trở nên thu hút hơn, sinh động hơn, đặc biệt là học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như SGK, mạng internet, sách báo....với các môn học có những kiến thức khô khan, như các môn tự nhiên ở đây ngoài việc học sinh được lĩnh hội các kiến thức từ giáo viên thì giáo viên còn nắm được cả thông tin ngược từ học sinh. Trong nhà trường, cần phải thay đổi phương pháp và kỹ thuật dạy học các bài giảng, để học sinh phát triển toàn diện và linh hoạt hơn khi làm bài thi khoa học tự nhiên trong kỳ thi THPT Quốc Gia 3.2. Kiến nghị. Đối với nhà trường khuyến khích các giáo viên đăng ký giờ học sử dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh, tổ chức các buổi dạy mẫu có hiệu quả của các nhóm chuyên môn cho các nhóm khác cung tham dự góp ý để GV giảng dạy đạt kết quả cao hơn Đối với sở Giáo dục và đào tạo mở các lớp tập huấn, tập huấn thông qua trường học kết nối để tất cả các GV đều thấy được kết quả, ưu điểm của phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh, giúp giáo viên hiểu vận dụng tốt hơn phương pháp dạy học mới, tránh những sai sót khi giáo viên tự nghiên cứu mà không biết mình làm còn thiếu, giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đặc biệt với giáo viên các huyện miền núi như chúng tôi từ đó đưa chất lượng giáo dục của tỉnh nhà cao hơn thời gian qua Trên đây là giáo án thử nghiệm của tôi để dạy học môn sinh học , tuy đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 12 tháng 04 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Phạm thị Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA SÁCH GIÁO KHOA SINH 11 SÁCH GIÁO VIÊN SINH 11 TÀI LIỆU CHUẨN KIẾN THỨC SINH 11 PHỤ LỤC Một số hình ảnh trong buổi học ở lớp 11C1 PHỤ LỤC Một số sản phẩm của học sinh lớp 11C4
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_day_bai_thuc_hanh_xem_phim_ve_tap_tinh_cua.doc