SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học Sinh học 11

SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học Sinh học 11

Các em học sinh THPT đang thuộc độ tuổi vị thành niên, đó là giai đoạn chuyển giao từ trẻ nhỏ thành người lớn. Đây chỉ là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Trong giai đoạn này diễn ra sự thay đổi nhanh chóng khác thường về cả thể chất, trí tuệ, tâm sinh lí, và quan hệ xã hội. Ở độ tuổi này các em đang có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì. Một trong các vấn đề mà các em có nhiều tò mò, thắc mắc nhất là về vấn đề về giới tính, về tình yêu, tình dục và sức khỏe sinh sản rất cần được giải đáp, được trang bị. Nếu trẻ vị thành niên không được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản sẽ không có khả năng tự bảo vệ mình, có thể xảy ra tình huống ngoài ý muốn như: bị xâm hại tình dục, mắc các bệnh lây qua đường tình dục hay có thai ngoài ý muốn, làm cho học sinh nữ phải bỏ học để kết hôn sớm hoặc phải nạo phá thai, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, gây hậu quả không tốt cho cả cuộc đời sau này. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phương – Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam, thống kê cho thấy, Việt Nam là 1 trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Đáng báo động là ở Việt Nam có đến 20% người nạo phá thai trong độ tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2010, cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó có hơn 9.000 ca là vị thành niên. Đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai, có khoảng hơn 5.500 ca phá thai ở tuổi vị thành niên thực hiện ở hệ thống công, chưa kể các cơ sở y tế tư nhân. Cũng trong năm 2015, trong tổng số các ca đẻ thì có hơn 42.000 ca là vị thành niên, chiếm hơn 3,5% . Điều này cho thấy trẻ vị thành niên Việt Nam hiện nay chưa có hiểu biết đầy đủ về giới tính và sức khỏe sinh sản. Điều này không chỉ đem đến sự lo lắng của cha mẹ mà còn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Vì thế vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các em là “nhu cầu” cần thiết. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường THPT sẽ trang bị cho các em có thái độ, hành vi đúng đắn trong giải quyết các mối quan hệ với bạn bè khác giới đặc biệt sẽ làm chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gia đình để góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp. Trước nhu cầu cấp bách của học sinh, là một giáo viên giảng dạy môn sinh học tôi thiết nghĩ mình phải có trách nhiệm trang bị cho các em kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản. Nhận thấy môn sinh học cũng có nhiều kiến thức liên quan nên nên dễ dàng tích hợp kiến thức giáo giục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học, đặc biệt là chương trình Sinh học 11. Khi các em được tìm hiểu các kiến thức về sinh học cơ thể động vật, học sinh sẽ có điều kiện khám phá các hoạt động sinh lý của cơ thể, giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý lứa tuổi, biết cách vệ sinh thân thể, giữ gìn sức khỏe bản thân.Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đúc rút ra được “ Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học 11” muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp.

doc 19 trang thuychi01 7881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Các em học sinh THPT đang thuộc độ tuổi vị thành niên, đó là giai đoạn chuyển giao từ trẻ nhỏ thành người lớn. Đây chỉ là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Trong giai đoạn này diễn ra sự thay đổi nhanh chóng khác thường về cả thể chất, trí tuệ, tâm sinh lí, và quan hệ xã hội. Ở độ tuổi này các em đang có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì. Một trong các vấn đề mà các em có nhiều tò mò, thắc mắc nhất là về vấn đề về giới tính, về tình yêu, tình dục và sức khỏe sinh sản rất cần được giải đáp, được trang bị. Nếu trẻ vị thành niên không được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản sẽ không có khả năng tự bảo vệ mình, có thể xảy ra tình huống ngoài ý muốn như: bị xâm hại tình dục, mắc các bệnh lây qua đường tình dục hay có thai ngoài ý muốn, làm cho học sinh nữ phải bỏ học để kết hôn sớm hoặc phải nạo phá thai, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, gây hậu quả không tốt cho cả cuộc đời sau này. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phương – Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam, thống kê cho thấy, Việt Nam là 1 trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Đáng báo động là ở Việt Nam có đến 20% người nạo phá thai trong độ tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2010, cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó có hơn 9.000 ca là vị thành niên. Đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai, có khoảng hơn 5.500 ca phá thai ở tuổi vị thành niên thực hiện ở hệ thống công, chưa kể các cơ sở y tế tư nhân. Cũng trong năm 2015, trong tổng số các ca đẻ thì có hơn 42.000 ca là vị thành niên, chiếm hơn 3,5%. Điều này cho thấy trẻ vị thành niên Việt Nam hiện nay chưa có hiểu biết đầy đủ về giới tính và sức khỏe sinh sản. Điều này không chỉ đem đến sự lo lắng của cha mẹ mà còn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Vì thế vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các em là “nhu cầu” cần thiết. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường THPT sẽ trang bị cho các em có thái độ, hành vi đúng đắn trong giải quyết các mối quan hệ với bạn bè khác giới đặc biệt sẽ làm chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gia đình để góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp. Trước nhu cầu cấp bách của học sinh, là một giáo viên giảng dạy môn sinh học tôi thiết nghĩ mình phải có trách nhiệm trang bị cho các em kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản. Nhận thấy môn sinh học cũng có nhiều kiến thức liên quan nên nên dễ dàng tích hợp kiến thức giáo giục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học, đặc biệt là chương trình Sinh học 11. Khi các em được tìm hiểu các kiến thức về sinh học cơ thể động vật, học sinh sẽ có điều kiện khám phá các hoạt động sinh lý của cơ thể, giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý lứa tuổi, biết cách vệ sinh thân thể, giữ gìn sức khỏe bản thân...Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đúc rút ra được “ Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học 11” muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm tìm ra nội dung và phương pháp giáo dục giới tính - sức khỏe sinh sản có hiệu quả cho học sinh THPT để trang bị cho học sinh các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản một cách đầy dủ và chính xác nhất.
- Đánh giá vai trò của giáo dục giới tính trong trường học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích hợp.
- Thực trạng của việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. 
- Các nội dung , kiến thức liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản.
- Các phướng pháp tích hợp giáo dục giới tính phù hợp với học sinh THPT.
- Học sinh lớp 11A,11B trường THPT Hà Trung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra sự hiểu biết của học sinh về kiến thức giới tính từ đó xác định những lỗ hổng trong kiến thức về giới tính của học sinh.
- Tìm hiểu những bài học trong chương trình sinh học 11 có thể lồng ghép bổ sung kiến thức giới tính cho học sinh.
- Tìm hiểu những phương pháp giáo dục giới tính phù hợp.
- Đánh giá mức độ tích cực và mức độ nhận thức của học sinh sau khi học.
- Rút kinh nghiệm, đánh giá để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp.
Dạy học tích hợp là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp là lồng ghép các nội dung có liên quan vào quá trình dạy học của một môn học như: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường , bảo vệ sức khỏe,  giáo dục tiết kiệm ... vào nội dung các môn học: địa lý, sinh học, vật lý, hóa học, toán, ngoại ngữ, giáo dục công dân...Ở mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, đảm bảo cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Dạy học các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh nên có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
2.1.2 Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học.
a. Khái niệm về giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là chương trình giáo dục đề cập tới các vấn đề giới tính nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về giới tính, trên cơ sở đó hình thành thái độ và hành vi ứng xử giới tính đúng đắn.
 Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn (Khoa Tâm lý, trường ĐHSP TP. HCM), giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung như: Giáo dục việc phân biệt giới tính của mình với người khác, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn - tình yêu, tâm lý - tâm sinh lý hôn nhân,.
 Còn theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh -Trung tâm tư vấn tình yêu và giáo dục hôn nhân gia đình: giáo dục giới tính là sự giáo dục toàn diện vào nhân cách con người, đó là quá trình tác động vào con người, làm cho họ có nhận thức và thái độ đúng đắn, đầy đủ về giới tính và quan hệ giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện với giới của họ, có quan hệ tốt và phù hợp với người khác giới, chuẩn bị cho họ biết cách tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển. 
Vậy giáo dục giới tính hướng tới việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm giữa nam và nữ, dạy cho con trai và con gái biết sống và ứng xử phù hợp với vai trò giới, có hiểu biết về chính cơ thể mình và về các vấn đề liên quan đến tình dục và sinh sản, về các nguy cơ của hành vi tình dục không an toàn để từ đó biết tự bảo vệ. Các em cần được chuẩn bị để biết suy nghĩ có trách nhiệm về hành vi tình dục, thay vì hành động theo bản năng, biết phòng tránh mang thai không mong muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là về những nguy cơ lây nhiễm HIV / AIDS. Trong giáo dục giới tính, những kiến thức về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cần thiết cho vị thành niên nhưng chỉ nhằm giúp các em biết tự bảo vệ mình, biết tôn trọng mối quan hệ nam nữ bình đẳng và có trách nhiệm, biết sợ trước mối đe dọa của đại dịch HIV / AIDS, chứ không “vẽ đường cho hươu chạy” như nhiều người lo sợ. Kinh nghiệm của nhiều nước đã đưa giáo dục giới tính vào trường học cho thấy: sự hiểu biết của vị thành niên về sức khỏe sinh sản và tình dục đem lại nhiều lợi ích hơn là có hại.
b.Vị trí của giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học.
Kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản có thể được tích hợp lồng ghép trong một số các môn học có liên quan như giáo dục công dân, sinh học  Nhưng theo nhận định của đa số các giáo viên đặc biệt là giáo viên sinh học thì môn sinh là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản nên rất thuận lợi cho dạy học tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản như:
- Những biến đổi của cơ thể tuổi dậy thì. Những biến đổi tâm lí của tuổi dậy thì.
- Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. 
- Hiện tượng kinh nguyệt, hiện tượng mang thai và phát triển của thai nhi. Dấu hiệu thai nghén và sinh con.
- Các biện pháp tránh thai và cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai đó. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng sự hiểu biết về kiến thức giới tính của học sinh.
Để điều tra mức độ hiểu biết và nhu cầu của học sinh về kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản tôi đã tiến hành một bài trắc nghiệm nhỏ ở 82 học sinh lớp 11A và 11B của trường THPT Hà Trung.
a. Bài tập khảo sát về kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản 
* Bài tập: Hãy tích vào các ô đúng hoặc sai cho các nhân định sau.
Đúng
Sai
1. Dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu tuổi dậy thì ở nam là vỡ giọng
2.Dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu tuổi dậy thì ở nữ là xuất hiện kinh nguyệt.
3. Dấu hiệu quan trọng đầu tiên cho biết phụ nữ đã thụ thai là tắt kinh nguyệt.
4. Mặc đồ lót chật sẽ ảnh hưởng khả năng sinh sản
5. Hôn bạn khác giới có thể mang thai
6. Những thay đổi ở tuổi dậy thì là do tác dụng của hooc môn sinh dục.
7. Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
8. Phụ nữ có thể thụ thai vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng.
9. Trẻ vị thành niên nếu có quan hệ tình dục sẽ có thể mang thai
10. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể tránh mang thai và lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
* Kết quả 
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số lượng
0
1/42
3/42
18
12/42
6/42
2/42
0
0
0
Tỷ lệ %
0%
2%
7%
44%
28%
14%
5%
0
0
0
b. Phiếu điều tra về nhu cầu tìm hiểu kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản
Câu hỏi: Em có muốn được giáo dục thêm về kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường THPT không?
A. Rất muốn.	B. Muốn.	C. Không muốn.
Kết quả: 
	- 75% rất muốn.
	- 20% muốn
	- 5% không muốn
c. Kết luận: Qua kết quả bài kiểm tra cho thấy kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản của các em còn thất thiếu và yếu và bản thân các em cũng rất mong muốn được giáo dục thêm. Vậy việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT là rất cần thiết.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản 
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết. Nhiều nước trên thế giới, giáo dục giới tính đã trở thành một môn học được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông với những cán bộ, giáo viên được đào tạo chuyên sâu để giảng dạy về vấn đề này như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Malaysia... Tuy nhiên Việt Nam là một xã hội bảo thủ nên tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh). Kết quả là trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi vị thành niên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á( Theo báo dân trí). Mặc dù vậy, trong vài năm trở lại đây việc giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản ở nước ta cũng đã được đưa vào nhà trường phổ thông nhưng mới chỉ dừng lại ở chương trình tích hợp, lồng ghép qua một số môn học như Sinh học, Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân và một số hoạt động ngoại khoá của một số trường và chỉ mang tính thí điểm mà chưa thực sự thường xuyên, tự giác, tích cực, chưa trở thành nội dung bắt buộc. Thái độ của các em khi nói đến các vấn đề về giới tính còn khá dè dặt, chưa mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu nó. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu về kiến thức cũng như kỹ năng. Phần lớn giáo viên vẫn không thoải mái và còn lúng túng khi giảng về tình dục nên thường né tránh, đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua nên hiệu quả giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản trong nhà trường còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu hiểu biết của học sinh cũng như yêu cầu đặt ra của xã hội. 
2.3. Nội dung và phương pháp tích hợp kiến thức giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong dạy học sinh học 11
2.3.1 Những bài học có thể tích hợp giáo dục giới tính trong chương trình sinh học 11
Bài học
Kiến thức giới tính
Phương pháp
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Dậy thì, những biến đổi cơ thể trong giai đoạn dậy thì và nguyên nhân
Hoocmon giới tính
Cách vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
- Thảo luận
- Thuyết trình kết hợp với vấn đáp gợi mở,liên hệ thực tế.
Bài 45: Sinh sản ở động vật
- Phương thức thụ tinh ở người.
- Điều kiện dẫn đến mang thai.
- Hậu quả của việc quan hệ tình dục và mang thai ở tuổi vị thành niên
- Thuyết trình (HS sưu tầm các thông tin về hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi vi thành niên)
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp 
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản và các biện pháp phòng tránh thai
- Vấn đáp gợi mở
- Thảo luận nhóm
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh sản có kế hoạch
-Hậu quả của sinh đẻ không kế hoach.
- Biện pháp phòng tránh thai ngoài ý muốn và sinh đẻ có kế hoach
- Phân vai
- Vấn đáp
2.3.2. Thiết kế bài giảng có nội dung tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRUỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các hoocmôn sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống.
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Qua phần này HS phải:
Nêu được các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống, nơi sản xuất và cơ chế tác động của mỗi loại hooc môn đó.
Hiểu được thế nào là tuổi dậy thì, những thay đổi về cấu tạo, sinh lí ở giai đoạn dậy thì và nguyên nhân của sự thay đổi đó.
b. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
c. Thái độ. 
-Nâng cao ý thức và hiểu biết về các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản
- Biết cách vệ sinh cơ thể ở giai đoạn dậy thì.
2. Kỹ thuật dạy học.
 - Tự nghiên cứu sgk.
 - Thảo luận
- Phát vấn trực tiếp
3. Phương tiện dạy học: Sơ đồ H38 SGK
4. Tổ chức dạy học
Bước 1: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát H 38.1 và hoàn thiện phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
Tên hoocmon
Nơi sản xuất
Cơ chế tác đông
Hoocmon sinh trưởng
Tiroxin
Ơstrogen
Testosteron
- HS : Nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình , hoàn thiện phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS : Đại diện trình bày kết quả phiếu học tập, các HS khác bổ sung.
- GV: dẫn dắt học sinh thảo luận và chính xác hóa phiếu học tập
Tên hoocmon
Nơi sản xuất
Cơ chế tác đông
Hoocmon sinh trưởng
thùy trước tuyến yên
Kích thích sự phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng cường quá trình tổng hợp protein 
Kích thích sự phát triển của xương to và dài ra 
Tiroxin
từ tuyến giáp
Làm tăng tốc độ chuyển hóa ở tế bào→ tăng trưởng sinh trưởng và phát triển của cơ thể
Ơstrogen
buồng trứng tiết ra vào giai đoạn dậy thì
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
- tăng phát triển xương
- kích thích phân hóa tế bào hình thành các đặc điểm sinh trưởng thứ cấp. 
Riêng testosteron còn làm tăng tổng hợp protein; phát triển cơ bắp.
Testosteron
tinh hoàn tiết ra vào giai đoạn dậy thì
GV mở rộng, lồng ghép kiến thức giới tính bằng cách cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
1. Tuổi dậy thì đến ở độ tuổi nào? Dấu hiệu nào cho thấy bắt đầu bước vào tuổi dậy thì?
2. Đến tuổi dậy thì cơ thể nam cũng như nữ có những thay đổi gì?
3. Những biến đổi về tâm sinh lí ở tuổi dậy thì?
4. Nguyên nhân những thay đổi ở tuổi dậy thì?
HS: Thảo luận, trao đổi và báo cáo.
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận rồi chỉnh sửa và bổ sung 
1. Các nhà y học cho rắng tuổi dậy thì đối với nữ được tính từ lần có kinh nguyệt đầu tiên (khoảng 12 -14 tuổi) còn đối với nam dậy thì vào khoảng 14 -16 tuổi đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên. Cá biệt do sự phát triển sớm hoặc chậm của hệ hooc môn sinh dục mà tuổi dậy thì có thể đến sớm hoặc muộn hơn bình thường. Trong trường hợp này nếu có rối loạn trong phát triển cơ thể hoặc tâm sinh lí cần đề phòng bệnh tật.
2. Những thay đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì
Nam
Nữ
Tinh hoàn, dương vật to ra
Buồng trứng, dạ con, âm hộ to ra
Bắt đầu sản sinh tinh trùng, có hiện tượng xuất tinh
Bắt đầu rụng trứng, có kinh nguyệt
Mọc lông nách, lông mu, râu
Mọc lông nách, lông mu
Thanh quản nở rộng, giọng trầm
Vú phát triển, mông to ra, giọng thanh
Vậy không nên quá lo lắng với những thay đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì.
3. Những biến đổi về tâm sinh lí ở tuổi dậy thì
Hoạt động thần kinh có sự thiếu cân xứng, quá trình hưng phấn thường mạnh hơn quá trình ức chế nên trẻ em thường nóng tính, khả năng kiềm chế kém, phản ứng thường bộp chộp, thiếu chính xác, cảm xúc thường thay đổi đột ngột.
Xuất hiện trạng thái mơ mộng và sự quan tâm đến bạn bè khác giới nảy sinh những suy nghĩ về giới tính, về quan hệ tình dục. Các em có thể dễ bị kích thích về quan hệ nam, nữ có tâm lý  “muốn làm người lớn”,  thích sống độc lập. Vì vậy cần tránh xem các văn hóa phẩm đồi trụy, các phim tình cảm bi lụy, hướng tới một cuộc sống vui vẻ lành mạnh như thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao...
4. Nguyên nhân những thay đổi ở giai đoạn này?
Do các hoocmon sinh dục, các hoocmon này có tác dụng kích thích sự phát triển giới tính ở thai nhi. Ở giai đoạn trước tuổi dậy thì, hàm lượng các hoocmon này còn thấp, nhưng đến tuổi dậy thì hàm lượng tăng cao kích thích sự chuyển hóa và hoàn thiện của các tế bào sinh dục, làm phát triển các đặc điểm sinh dục phụ.
BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức thụ tinh ở động vật
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Hiểu được cơ chế và kết quả của sự thụ tinh.
- Nêu được các hình thức thụ tinh ở động vật, ưu và nhược điểm của mỗi hình thức thụ tinh.
- Biết được điều kiện để xảy ra quá trình thụ thai ở người. Những hậu quả có thể xảy ra khi quan hệ tình dục tuổi vị thành niên.
- Biết cách quan hệ tình dục an toàn
b. Kỹ năng: thu thập thông tin, tương tác hoạt động nhóm.
c. Thái độ: Nói không với quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
2. Phương tiện dạy học:
 Tranh anh về các phương thức thụ tinh ở động vật
3. Kỹ thuật dạy học
- Nghiên cứu SGK - tìm tòi
- Thảo luận
- Vấn đáp
4. Tổ chức dạy học
Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu mục III sách giáo khoa và phân biệt các hình thức thụ tinh ở động vật bằng cách điền vào bảng sau 
Các hình thức thụ tinh ở động vật
Hình thức thụ tinh
Thụ tinh ngoài
Thụ tinh trong
Khái niệm
Ưu điểm 
Nhược điểm
Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận giữa các nhóm
Bước 4:
GV nhận xét và bổ sung 
GV lồng ghép liên hệ các kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản bằng các câu hỏi vấn đáp sau:
1. Sự thụ tinh người thuộc hình thức thụ tinh nào?
 Trả lời: Ở người quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ quan sinh dục của nữ nên thuộc hình thức thụ tinh trong. 
2. Điều kiện để xảy ra quá trình thụ thai ở người? 
Sự thụ thai là kết quả của quan hệ tình dục đường âm đạo không được bảo vệ giữa người con trai và con gái
3. Có nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên? 
Ở lứa tuổi vị thành niên không nên quan hệ tình dục. Vì các em chưa có được sự phát triển hoàn thiện về tâm sinh lí cũng như hiểu biết xã hội. Nếu quan hệ tình dục sẽ gây ra những nguy cơ như là sự tổn thương cơ quan sinh dục nữ ( do còn non yếu ), là khả năng nhiễm trùng phụ khoa tăng lên ( do tăng trầy xước, nhất là khi không đảm bảo vệ sinh ). Ngoài ra còn phải kể đến sự tổn thương cảm xúc của các em. Do chưa hiểu biết đầy đủ, chưa được chuẩn bị tâm lý và trong hoàn cảnh lén lút nên thay vì có được cảm xúc hạnh phúc tràn đầy như ở những người trưởng thành đã lập gia đình, các em thường chỉ cảm thấy những thích thú ngắn ngủi và sau đó là những lo sợ, bất an kéo dài
4. Thế nào là tình dục an toàn? Có cách nào đảm bảo tình dục an toàn cho bản thân?
Tình dục an toàn là không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như: lậu, giang 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_gioi_tinh_va_suc_k.doc