SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Vĩnh Phúc

SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Vĩnh Phúc

 Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết.

 Điều 27, Mục 2, Chương II, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [2]; Trong đó “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác” (Điều 17, Chương I, Luật giáo dục sửa đổi năm 2005). [2]

 Một trong chín nhiệm vụ của trường trung học cơ sở (THCS) là: “Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục” (Điểm 8, Điều 58, Mục 2, Chương III, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005). [2]

 Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT), chỉ rõ: Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên là hoạt động đánh giá (bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài) để xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước (Điểm 4, Điều 2, Chương I); [1]

 “Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Điểm 5, Điều 2, Chương I). [1]

 

doc 18 trang thuychi01 6083
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
	Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết.
	Điều 27, Mục 2, Chương II, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [2]; Trong đó “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác” (Điều 17, Chương I, Luật giáo dục sửa đổi năm 2005). [2]
	Một trong chín nhiệm vụ của trường trung học cơ sở (THCS) là: “Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục” (Điểm 8, Điều 58, Mục 2, Chương III, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005). [2]
	Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT), chỉ rõ: Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên là hoạt động đánh giá (bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài) để xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước (Điểm 4, Điều 2, Chương I); [1]
	“Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Điểm 5, Điều 2, Chương I). [1]
	Tự đánh giá (TĐG) là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD); Đó là quá trình nhà trường tự xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Hoạt động TĐG thể hiện tính trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tự đánh giá chất lượng giáo dục (TĐGCLGD) của mỗi nhà trường là hoạt động nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo các mức độ quy định, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay.
TĐGCLGD là một giải pháp quản lý chất lượng nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của mỗi nhà trường; TĐGCLGD đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí trở thành điều kiện tồn tại của nhiều trường THCS. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, hoạt động TĐGCLGD chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức, tiến độ triển khai chưa đồng đều; Một số trường nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác KĐCLGD, việc thực hiện mang tính hình thức, đối phó, thiếu tính chủ động, tích cực, chủ yếu trông chờ vào kế hoạch và sự phân công của cấp trên, còn lúng túng trong chỉ đạo, triển khai thực hiện; Quy trình TĐG chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực, công khai và đồng bộ; Đội ngũ làm công tác TĐG chưa đáp ứng được yêu cầu; Cá biệt có trường còn đợi đến khi thỏa mãn hết các tiêu chí, đạt cấp độ 3 mới TĐG và đăng ký đánh giá ngoài.
Trường THCS Vĩnh Phúc đã được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2005, nhiều năm liền được Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Lộc xếp trong tốp đầu của huyện về chất lượng giáo dục; Tuy nhiên chất lượng phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi mới giữ ở mức ổn định, chưa có bước đột phá, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn mới; Công tác TĐGCLGD triển khai còn chậm, quy trình thực hiện chưa đồng bộ, việc biên tập, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, minh chứng chưa khoa học, nghiệp vụ công tác TĐG rất hạn chế, báo cáo TĐG chưa phản ánh đầy đủ thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu các hoạt động giáo dục của nhà trường, kế hoạch cải tiến chất lượng chưa rõ, kết quả của công tác TĐG chưa thực sự trở thành động lực nâng cao chất lượng giáo dục của Trường.
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, việc thay đổi từ Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 sang thực hiện Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 vể công tác KĐCLGD ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện của các nhà trường; Mặt khác, ngoài các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo dục thì rất ít các tài liệu, các cuộc hội thảo bàn sâu về TĐGCLGD, đặc biệt chưa có các báo cáo kinh nghiệm được trao đổi và triển khai áp dụng trong TĐGCLGD.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác TĐGCLGD, tạo động lực phát triển nhà trường, Tôi đi sâu nghiên cứu và áp dụng đề tài “Kinh nghiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Vĩnh Phúc”. Đề tài sẽ giúp Ban giám hiệu (BGH), mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV), mỗi tổ chức, đoàn thể trong nhà trường nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác TĐGCLGD, từ đó thực hiện đúng quy trình, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, đánh giá đúng thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường, là cơ sở để nhà trường cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.
I.2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
	- Nắm vững thực trạng công tác TĐGCLGD của trường THCS Vĩnh Phúc trong những năm qua;
	- Giúp BGH, mỗi CBGVNV, mỗi tổ chức, đoàn thể trong nhà trường nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác TĐGCLGD;
	- Giúp BGH chỉ đạo, triển khai thực hiện đúng quy trình, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả công tác TĐGCLGD, đánh giá đúng thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; Từ đó để có biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục;
	- Đảm bảo cho công tác TĐGCLGD đi vào nề nếp, hướng tới việc đề nghị công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục.
I.3. Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài sẽ nghiên cứu, tổng kết về các vấn đề:
- Thực trạng công tác TĐGCLGD của trường THCS Vĩnh Phúc;
- Giải pháp để chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Vĩnh Phúc đạt chất lượng và hiệu quả.
I.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	II.1. Cơ sở lý luận của SKKN
II.1.1. Căn cứ Thông tư số 42/2012/TT-BGD&ĐT; Hướng dẫn số 8987/BGD&ĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn số 8987/BGD&ĐT-KTKĐCLGD); Công văn số 46/KTKĐCLGD- KĐPT ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học và trường Trung học.
II.1.2. Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT bao gồm 4 chương, 36 điều; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục – CSGD); bao gồm: Quy định chung; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học, trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục; tổ chức thực hiện. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS thuộc Mục 2, Chương II, từ Điều 10 đến Điều 14 bao gồm 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí, 108 chỉ số.
Mục đích KĐCLGD CSGD: Nhằm giúp CSGD xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của CSGD; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận CSGD đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (Điều 3, Chương I). [1]
Nguyên tắc KĐCL CSGD: “Độc lập, khách quan, đúng pháp luật; Trung thực, công khai, minh bạch” (Điều 4, Chương I). [1]
Quy trình KĐCL CSGD: “Tự đánh giá của cơ sở giáo dục; Đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục; Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục; Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục” (Điều 20, Mục 1, Chương III). [1]
Chu kỳ KĐCLGD CSGD: Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục là 5 năm, tính từ thời gian ký quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục; Cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1 và cấp độ 2 theo Điều 31 của Quy định này, sau ít nhất 2 năm học được thực hiện tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài để đạt cấp độ cao hơn (Điều 21, Mục 1, Chương III). [1]
Điều kiện thực hiện KĐCLGD CSGD: Có đủ các khối lớp học; Có ít nhất một khoá học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, hoặc ít nhất một khoá học viên đã hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của tất cả các khối lớp học có tại cơ sở giáo dục (Điều 22, Mục 1, Chương III). [1]
Quy trình TĐG của CSGD: “Thành lập hội đồng tự đánh giá; Xây dựng kế hoạch tự đánh giá; Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí; Viết báo cáo tự đánh giá; Công bố báo cáo tự đánh giá” (Điều 23, Mục 2, Chương III). [1]
Mục 5, Chương III, Điều 31, Điểm 2 quy định: Trường trung học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học quy định tại Mục 2, Chương II của văn bản này với ba cấp độ:
a) Cấp độ 1: Trường trung học có từ 60% tiêu chí trở lên đạt yêu cầu;
b) Cấp độ 2: Trường trung học có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:
- Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 8, 9;
- Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 3, 5;
- Tiêu chuẩn 3 gồm tiêu chí: 6;
- Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 2;
- Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 7, 9, 10, 12;
c) Cấp độ 3: Trường trung học có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.
Tiêu chí được công nhận đạt yêu cầu khi tất cả các chỉ số trong tiêu chí đạt yêu cầu. [1]
Chương IV, Điều 36: Trách nhiệm của cơ sở giáo dục:
1. Thực hiện tự đánh giá theo quy định của các cơ quan quản lý giáo dục.
2. Thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá, theo chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp và các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài.
3. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.
4. Củng cố và phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng giáo dục. [1]
II.1.3. Trong kiểm định chất lượng giáo dục, minh chứng được hiểu là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Quy trình thực hiện bao gồm: Thu thập minh chứng; Xử lý và phân tích các minh chứng; Sử dụng và lưu trữ minh chứng.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
II.2.1. Khái quát chung về địa phương và nhà trường
Xã Vĩnh Phúc là địa phương có truyền thống văn hóa, cách mạng và hiếu học. Đảng ủy, UBND xã ngày càng quan tâm đến sự phát triển giáo dục của xã nhà. Thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập thì nhu cầu học của nhân dân và học sinh trong xã ngày càng cao. Tuy nhiên, địa bàn dân cư rộng, nền kinh tế chủ yếu thuần nông, điều kiện đi lại, học tập của học sinh gặp rất nhiều khó khăn; Tỷ lệ học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo còn cao; Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với sự học trong những năm gần đây tuy đã có sự chuyển biến tiến bộ nhưng vẫn thiếu sự theo dõi, sâu sát, định hướng cụ thể.
Trường THCS Vĩnh Phúc luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Lộc, sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân, sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức đoàn thể trong xã. Trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện Vĩnh Lộc, được Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá là trường có chất lượng giáo dục tốt, là địa chỉ tin cậy của nhân dân xã Vĩnh Phúc nói riêng và nhân dân huyện Vĩnh Lộc nói chung; Năm 2005, Trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia bậc THCS; Nhà trường đã được tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý: Huân chương lao động hạng Ba năm 2007, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2005; Nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh.
II.2.2. Thực trạng công tác TĐGCLGD ở trường THCS Vĩnh Phúc
TĐGCLGD theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là hoạt động theo quy trình chặt chẽ, thể hiện tính khách quan và khoa học, đặc biệt là cách tiếp cận TĐG theo tiêu chuẩn, tiêu chí dựa trên minh chứng (cách phân tích minh chứng, viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn), đòi hỏi những người tham gia phải có hiểu biết nhất định về kĩ thuật TĐG.
Trong những năm qua, BGH nhà trường tuy đã có sự quan tâm đến công tác TĐGCLGD, nhưng chưa thực sự chú ý đến ý nghĩa của KĐCL, chưa lường hết sự vất vả, tốn công, tốn sức của quá trình TĐG, vì thế chưa có sự đầu tư đúng mức; Hoạt động TĐG của Trường chưa trở thành hoạt động thường xuyên; Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá (HĐTĐG) thường là cán bộ quản lý hoặc là giáo viên kiêm nhiệm, bận nhiều công việc ở trường, nên chưa bố trí thời gian hợp lý cho hoạt động TĐG. Các nhóm công tác chưa được tập huấn, bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lý thông tin, minh chứng, chưa biết cách viết báo cáo tiêu chí, thiếu sự phối hợp giữa các nhóm công tác trong quá trình TĐG, các buổi thảo luận giữa các nhóm công tác, giữa các nhóm với HĐTĐG về các báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn còn ít; Công tác lưu trữ văn bản, dữ liệu thực hiện chưa thường xuyên và kịp thời; Việc điều tra, khảo sát, lấy ý kiến phản hồi chưa được quan tâm đúng mức. HĐTĐG và các nhóm công tác vì thiếu kinh nghiệm, nên còn lúng túng, bị động trong chỉ đạo và thực hiện; Khi thu thập minh chứng, các nhóm công tác gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mức độ phù hợp của minh chứng với nội hàm của mỗi tiêu chí. Khi viết báo cáo tiêu chí, các nhóm công tác lúng túng không biết nên phân tích các minh chứng thế nào cho trúng. Cách viết một số báo cáo tiêu chí còn nặng tính chủ quan, không dựa trên minh chứng, văn phong báo cáo tiêu chí không thống nhất (do nhiều người viết), nhiều chỗ trùng lặp và chưa đáp ứng yêu cầu của báo cáo tự đánh giá phục vụ mục đích cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về TĐGCLGD chưa thống nhất và đồng bộ.
Theo cách tiếp cận bằng chứng, minh chứng là yêu cầu quan trọng trong báo cáo tự đánh giá. Nhà trường đã cố gắng thu thập minh chứng từ các nguồn khác nhau: các văn bản, dữ liệu về các hoạt động, kết quả khảo sát, phỏng vấn các đối tượng có liên quan làm cơ sở cho các nhận định đánh giá. Các minh chứng đã được mã hóa theo quy định và được đưa vào mô tả trong báo cáo. Tuy nhiên nguồn minh chứng còn nghèo, chủ yếu là các văn bản ban hành của cấp trên, chưa có nhiều minh chứng là các văn bản, kế hoạch của nhà trường. Đặc biệt, còn rất ít các minh chứng là các số liệu khảo sát, các biên bản đánh giá chất lượng, kết quả phản hồi và hiệu quả thực hiện. 
Thu thập và phân tích minh chứng là việc khó khăn đối với các nhóm công tác. Nguyên nhân là do công tác lưu trữ hệ thống văn bản của trường chưa thường xuyên và kịp thời; HĐTĐG và các nhóm công tác chưa có kinh nghiệm trong việc thu thập, phân tích, đánh giá, lựa chọn minh chứng cốt lõi. 
Việc xây dựng báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đạt yêu cầu: Mô tả dài dòng, sa vào liệt kê, kể lể. Một số báo cáo lại mô tả quá ngắn, giữa mô tả và minh chứng không khớp nhau, minh chứng không có trong bảng mã, không trích dẫn những ý cốt lõi trong minh chứng để mô tả, phân tích, kết luận. Nguyên nhân chính là do phần mô tả trong từng tiêu chí thiếu sự trao đổi phân tích của nhóm công tác, thiếu sự góp ý phản hồi của các nhóm khác và HĐTĐG để thống nhất cách lựa chọn minh chứng cốt lõi, thống nhất cách phân tích, đánh giá. 
Các nhận định về mặt mạnh, mặt yếu phải dựa trên cơ sở có đầy đủ minh chứng trong mỗi báo cáo tiêu chí, là yêu cầu quan trọng trong TĐG, là căn cứ để xây dựng kế hoạch hành động; Tuy nhiên một số nhận định nêu ra còn mang tính chủ quan, thiếu minh chứng hoặc minh chứng chưa phù hợp. 
Phần kế hoạch cải tiến chất lượng ở nhiều tiêu chí còn sơ sài, chung chung, kiểu nêu phương hướng, hô khẩu hiệu, không nêu rõ mốc thời gian, người thực hiện (ví dụ: nhà trường sẽ rút kinh nghiệm ; nhà trường sẽ nỗ lực cải tiến). Sở dĩ có những lỗi này là do chưa có sự thảo luận kĩ trong nhóm công tác hoặc không có sự trao đổi phản biện, định hướng của HĐTĐG. Có báo cáo tiêu chí không nêu mặt yếu và kế hoạch hành động; Có báo cáo nêu mặt yếu nhưng sang kế hoạch không nêu biện pháp khắc phục. Cần lưu ý rằng kể cả những tiêu chí đã đạt các yêu cầu vẫn cần có kế hoạch để duy trì, phát huy mặt mạnh. 
- Báo cáo tự đánh giá chưa đạt yêu cầu: Viết theo kiểu báo cáo thành tích; Mô tả hiện trạng không đầy đủ, hoặc lạc đề, không đúng hoặc không đủ nội dung yêu cầu của tiêu chí (Lý do chính là không quán triệt được đầy đủ, sâu sắc nội dung của từng tiêu chí, yêu cầu của báo cáo tiêu chí); Nêu không trúng điểm mạnh của Trường (Lý do chính là do không có điểm nào mạnh thực sự, hoặc do người viết không chọn ra được điểm mạnh nhất để nêu); Vạch ra điểm tồn tại một cách sơ sài, chủ yếu là do khách quan (Lý do chính là do nêu nhẹ điểm tồn tại); Vạch ra kế hoạch cải tiến chất lượng theo kiểu nghị quyết: “Cần phải”, “Trong thời gian tớisẽ”, đôi khi viết tồn tại một đường, khắc phục một nẻo, không ăn nhập gì với nhau; Một số minh chứng không phù hợp với điều cần minh chứng (Lỗi này phần lớn là do viết đi viết lại báo cáo tiêu chí nhiều lần, đã làm lạc chỗ của minh chứng); 
Thực tế cho thấy, khi viết báo cáo tự đánh giá còn có quan niệm: “người đọc báo cáo TĐG cần hiểu hiện trạng, điểm mạnh, điểm tồn tại hãy xem minh chứng”; Quan niệm như vậy là hiểu sai về cách sử dụng minh chứng, bởi vì minh chứng là để kiểm tra tính xác thực của các điều đã mô tả về các hoạt động của nhà trường đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí như thế nào, điểm mạnh của trường là điểm nào, khi đó “nếu cần thẩm tra thì thẩm tra minh chứng sau đây”, khi đó mới dùng đến minh chứng. 
Từ những căn cứ và thực trạng nêu trên, cần thiết phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản, triển khai đầy đủ, kịp thời, cụ thể, đúng quy trình,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_chi_dao_trien_khai_thuc_hien_cong_tac_tu_da.doc
  • doc1. Bia - QUAN LY - Thanh - THCS Vinh Phuc.doc
  • doc2. Muc luc - QUAN LY - Thanh - THCS Vinh Phuc.doc
  • doc4. TLTK - QUAN LY - Thanh - THCS Vinh Phuc.doc
  • doc5. Danh muc SKKN - QUAN LY - Thanh - THCS Vinh Phuc.doc