SKKN Kĩ năng làm bài nghị Luận văn học dạng so sánh trong kì thi THPT Quốc gia
So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, so sánh là một trong những thao tác chính của văn nghị luận bên cạnh các thao tác phân tích, bình luận, bác bỏ Yêu cầu của thao tác này là chỉ ra nét giống nhau và khác nhau của các đối tượng so sánh. Vì thế, nó gắn với hai kiểu so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. Sử dụng thao tác này đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng, có sự tinh nhạy và linh hoạt để nhận biết các sự vật có điểm tương đồng và khác biệt.
Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng đã được chỉ rõ những đợt tập huấn chuyên đề năm học 2017 -2018. Trong những năm gần đây, qua các kì thi quan trọng (thi Học sinh giỏi Tỉnh, thi Đại học – Cao đẳng ) câu 5 điểm thường là dạng đề nghị luận văn học kiểu so sánh. Đặc biệt là đề thi minh họa của bộ giáo dục và đào tạo năm 2018 đã đưa ra dạng đề liên hệ so sánh. Đây là dạng đề khó, yêu cầu học sinh không chỉ vững về kiến thức mà còn phải vững cả về kĩ năng, vừa phải có khả năng cảm thụ sâu ở mức độ chi tiết, vừa phải có khả năng khái quát tổng hợp ở mức độ cao. Có khi so sánh nhân vật, chi tiết, đoạn thơ ở tác phẩm này với tác phẩm kia, có khi so sánh hai nhân vật ngay trong một tác phẩm.
MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG I. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 12. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.5. Những điểm mới của SKKN 1 2 2 2 2 II. NỘI DUNG 2.1. Cở sở lí luận 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Qua giảng dạy của giáo viên 2.2.2. Qua làm bài của học sinh 2.2.3. Thực tiễn đề thi và đáp án của Bộ giáo dục 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1. Kĩ năng so sánh 2.3.2. Rèn kĩ năng so sánh 2.3.3. Kĩ năng lập luận trong văn nghị luận 2.3.4. Các dạng so sánh 2.3.5. Kĩ năng làm bài 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2.4.1. Phạm vi ứng dụng 2.4.2. Đối tượng ứng dụng 2.4.3. Kết quả thực nghiệm III. KẾT LUẬN 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị - Tài liệu tham khảo 3 4 4 5 5 6 6 8 11 14 16 27 27 27 27 28 28 29 30 KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DẠNG SO SÁNH TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, so sánh là một trong những thao tác chính của văn nghị luận bên cạnh các thao tác phân tích, bình luận, bác bỏ Yêu cầu của thao tác này là chỉ ra nét giống nhau và khác nhau của các đối tượng so sánh. Vì thế, nó gắn với hai kiểu so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. Sử dụng thao tác này đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng, có sự tinh nhạy và linh hoạt để nhận biết các sự vật có điểm tương đồng và khác biệt. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng đã được chỉ rõ những đợt tập huấn chuyên đề năm học 2017 -2018. Trong những năm gần đây, qua các kì thi quan trọng (thi Học sinh giỏi Tỉnh, thi Đại học – Cao đẳng ) câu 5 điểm thường là dạng đề nghị luận văn học kiểu so sánh. Đặc biệt là đề thi minh họa của bộ giáo dục và đào tạo năm 2018 đã đưa ra dạng đề liên hệ so sánh. Đây là dạng đề khó, yêu cầu học sinh không chỉ vững về kiến thức mà còn phải vững cả về kĩ năng, vừa phải có khả năng cảm thụ sâu ở mức độ chi tiết, vừa phải có khả năng khái quát tổng hợp ở mức độ cao. Có khi so sánh nhân vật, chi tiết, đoạn thơ ở tác phẩm này với tác phẩm kia, có khi so sánh hai nhân vật ngay trong một tác phẩm. So sánh là một cách thức, một phương pháp trình bày khi làm bài văn nghị luận hay nói cách khác là một kiểu bài nghị luận thì trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn THPT hầu như không có bài học nào ở phân môn Làm văn cung cấp cho học sinh kĩ năng này, chưa có một bài lí thuyết cụ thể nào mang tính định hướng, gợi dẫn. Vì thế, giáo viên cần giúp học sinh nắm được đặc trưng, mục đích, yêu cầu và cách thức làm bài dạng đề so sánh là vô cùng cần thiết, nhất là với học sinh 12 sắp thi THPT và xét tuyển đại học – cao đẳng năm 2018. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Kĩ năng làm bài nghị luận văn học dạng so sánh trong kì thi THPT Quốc gia”. Đây là một đề tài có tính thực tế đối với môn văn trong kì thi THPT Quốc gia 2018, đề cập đến một cách căn bản đầy đủ (cả về lý thuyết và thực hành). Đề tài góp phần giải quyết những yếu kém về kĩ năng làm văn cho học sinh đồng thời tạo nên hứng thú tích cực trong lĩnh hội kiến thức văn học, tránh được sự đơn điệu, nhàm chán - một vấn đề nan giải trong việc dạy - học môn Văn hiện nay. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích là nhằm tìm ra những giải pháp, cách thức phù hợp để giúp học sinh nắm vững kỹ năng làm bài dạng so sánh văn học đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sáng kiến kinh nghiệm hướng tới là dạng đề thi so sánh văn học và đối tượng học sinh thi THPT trong cuộc thi THPT Quốc gia. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số Phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích đánh giá, khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Đưa ra mô hình hướng dẫn học sinh nắm vững kĩ năng vừa có khả năng thực hành một dạng đề đòi hỏi mức độ cao như dạng so sánh. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra một số đề, để học sinh tự rèn luyện, tự học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong làm bài của học sinh. Mặt khác qua khảo sát bài làm của học sinh, bài dạy của giáo viên, và tài liệu tham khảo, hiện chưa có tài liệu hay bài giảng nào đề cập một cách đầy đủ, khoa học về dạng bài so sánh văn học. Vì thế đề tài này đề cập một cách hệ thống, cụ thể kỹ năng làm bài nghị luận văn học dạng so sánh. Đề tài được trình bày trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. Đề tài trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN. Đề tài dựa trên các phương pháp nghiên cứu thống kê, khảo nghiệm, phân tích, so sánh một cách khoa học. Đề tài đưa ra các dẫn chứng, các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng. II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục vì đây là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng của việc dạy và học. Xa hơn, nó còn quyết định đến chất lượng con người- sản phẩm của giáo dục, trong hiện tại và tương lai. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Yêu cầu của đổi mới dạy học dẫn đến yêu cầu của đổi mới cách ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh. Điều này phù hợp với yêu cầu về “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục”. Đối với môn Ngữ văn, trong đó có phân môn Tập làm văn học sinh sẽ được rèn luyện các thao tác lập luận như: so sánh, phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận Để rồi từ đó vận dụng, thực hành làm bài văn nghị luận với các dạng đề nêu trên. Tuy nhiên, với kiểu đề bài dạng so sánh đối với học sinh là một yêu cầu cao. So sánh vốn dĩ là một thao tác của tư duy. Trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, kĩ năng so sánh bao giờ cũng giúp con người phát hiện những cái mới, cái khác biệt. Đối với việc tiếp cận một vấn đề về văn chương nghệ thuật, so sánh thường hướng tới hai mục đích chính: - Thứ nhất: Chỉ ra những nét riêng, độc đáo, sáng tạo; phát hiện những vẻ đẹp văn chương không lặp lại, những đóng góp cụ thể của nhà vănLàm được như thế việc tiếp cận vấn đề mới đầy đủ và chu đáo. - Thứ hai: Phát hiện những quy luật chung giữa các tác phẩm, các tác giả hoặc các giai đoạn, trào lưu, trường phái văn họcViệc rút ra những quy luật chung giúp cho việc tiếp cận trở nên sâu sắc hơn, vững chắc hơn, từ đó đặt nền móng cho những phát hiện mới mẻ khác 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Qua giảng dạy của giáo viên Ở bộ môn Ngữ văn, làm văn, đọc hiểu văn bản là phần quan trọng, trọng tâm vì thế giáo viên, học sinh chú trọng đầu tư vào phần này là tất yếu. Tuy nhiên đánh giá học sinh lại thể hiện qua bài làm văn. Để làm văn học sinh được học các bài lý thuyết về các thao tác lập luận. Cụ thể trong chương trình Ngữ văn, học sinh được giáo viên dạy các bài: Thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận bác bỏ, thao tác bình luận, thao tác so sánh và vận dụng kết hợ các thao tác lập luận. Mặc dù được học lý thuyết và bài luyện tập thực hành song dường như người dạy và người học chưa quan tâm đúng mức nên thực tế khi học sinh làm bài thường đạt hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là dạng bài nghị luận văn học so sánh. Mặt khác, bài Thao tác lập luận so sánh (tiết 32) và bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (tiết 44) được học ở kỳ I lớp 11 (mỗi bài một 01 tiết). Vì thế khi lên lớp 12, ít nhiều học sinh đã quên, cần phải được giáo viên củng cố lại thông qua làm bài văn nghị luận dạng so sánh hoặc trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia. Trong chương trình Ngữ văn 11 ở tiết 43 có bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh. Tuy nhiên vẫn còn quá ít thời gian để học sinh khắc sâu kỹ năng, kiến thức phương pháp về dạng đề nghị luận văn học so sánh. 2.2.2 Qua kĩ năng làm bài của học sinh Qua theo dõi quá trình làm bài của học sinh chúng tôi nhận thấy các em thường lúng túng trong phần mở bài, thân bài và kết bài. Không nắm vững được bố cục của một bài viết so sánh văn học Nhằm khắc phục những hạn chế trên, trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức sâu rộng về từng tác giả, tác phẩm, chúng tôi còn luôn cố gắng giúp các em hình thành và vận dụng thành thạo kĩ năng làm văn so sánh. Bằng việc thường xuyên ra đề dạng so sánh, chấm bài, sửa lỗi, cung cấp đáp án chi tiết để giúp các em vừa tự rút kinh nghiệm, vừa có thêm tài liệu tham khảo 2.2.3. Thực tiễn đề thi và đáp án của bộ giáo dục Từ thực tế các đề thi THPT Quốc gia, đề thi đại học trong những năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy có những dạng và cấp độ so sánh như sau: - Đề minh họa 2018 của bộ giáo dục: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người. - Đề khối D năm 2010. So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm: So sánh chi tiết ấm nước đầy và còn ấm mà Từ dành chăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo. - Đề khối C năm 2010. So sánh hai đoạn văn (khắc họa vẻ đẹp hai dòng sông) trong hai bài kí: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Đề khối C năm 2009. So sánh hai nhân vật (vẻ đẹp khuất lấp) của: người vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. - Đề khối C năm 2008. So sánh hai đoạn thơ (diễn tả nỗi nhớ) trong hai bài: Tây Tiến của Quang Dũng và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Như vậy đề thi đại học trong những năm gần đây đã chú ý đến dạng đề so sánh. Đây là dạng đề khó, còn mới trong chương trình ngữ văn chưa có bài học học lí thuyết nào đề cập đến vấn đề này. Chính vì thế học sinh khi gặp dạng này còn lúng túng, kể cả đáp án trong đề thi cũng còn những ý kiến cần trao đổi thêm. Đề thi dạng so sánh này không chỉ đánh giá được học sinh một cách chính xác, lựa chọn được những học sinh đậu một cách xứng đáng mà còn mà còn hướng tới yêu cầu dạy học đổi mới tích cực. Học sinh phải nắm vững, hiểu sâu văn bản và có kiến thức so sánh tích hợp ngang dọc, liên hệ trước sau. 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1. Kĩ năng so sánh Kĩ năng là gì? Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết thành công một nhiệm vụ lí luận hay thực hành nào đó đã được xác định. Kĩ năng so sánh là gì? Là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết về so sánh để tạo lập văn bản nghị luận theo một yêu cầu nào đó. Khác với so sánh tu từ, trong trong văn nghị luận, thao tác lập luận so sánh được người tạo lập thực hiện trên cơ sở tương đồng hoặc khác biệt giữa các đối tượng và từ đó rút ra ý kiến, nhận định về đối tượng nghị luận. Thao tác lập luận so sánh, nó được xem như một thao tác nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật. So sánh để chỉ ra những nét tương đồng hoặc khác biệt, so sánh để giúp người viết văn nghị luận triển khai và phát triển luận điểm một cách thuận lợi và nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. So sánh là một thao tác lập luận thì khi so sánh phải luôn dựa trên cùng một tiêu chí. Nếu khác tiêu chí thì sự so sánh trở nên khập khiễng thiếu sức thuyết phục, từ đó dẫn đến những nhận xét đánh giá sai lệch. Kĩ năng so sánh đã được trang bị cho học sinh qua bài: Thao tác lập luận so sánh. Khi dạy bài này giáo viên hướng đến mục tiêu cần đạt là giúp học sinh hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh. Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Học sinh cần nhận thức được so sánh trong bài văn nghị luận là hết sức cần thiết. Nhưng mục đích của so sánh là để làm nổi bật vấn vấn đề nào đó, không so sánh một cách chung chung, dẫn đến việc khẳng định hoặc phủ định thiếu sức thuyết phục. So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện. Trước khi tiến hành so sánh phải xác định được đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh, mục đích so sánh Muốn trang bị cho học sinh kĩ năng so sánh trong văn nghị luận chúng ta không chỉ dừng lại ở lí thuyết mà phải cho học sinh thực hành. Thực hành từ việc luyện viết câu văn so sánh, đoạn văn so sánh, phân tích thấy được hiệu quả, giá trị của thao tác luận so sánh. Tính lập luận của so sánh có thể được thực hiện bằng một câu, nhưng cũng có thể được người viết trình bày trong một đoạn văn hoặc cả bài văn. Việc sử dụng thao tác lập luận này trong một câu, một đoạn hay thậm chí cả bài đều gắn với mục đích và dụng ý của người viết. Khi sử dụng thao tác lập luận so sánh, người viết không chú trọng tới độ dài ngắn của lập luận mà đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng các yếu tố so sánh và làm như thế nào đó để hướng người đọc tới nhận thức, chân lý hay kết luận cuối cùng cần nêu ra. Chẳng hạn, khi nêu ra những nhận xét về cách viết văn của một số nhà văn hiện thực, Nguyễn Tuân có viết: “Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!” (Ngữ văn 11, tập I, Nxb GD). Bằng thao tác lập luận so sánh, Nguyễn Tuân đã chỉ ra ý nghĩa ẩn sau những mảnh đời đi vào mỗi trang viết của Ngô Tất Tố. Trong xã hội cũ, dưới sự kiểm soát gắt gay của thực dân và phong kiến, Ngô Tất Tố đã tìm ra cho mình một hướng đi riêng, và ta chỉ có thể nhận thấy điều đó khi đặt nó trong mối tương quan với những người khác. Nhờ đặt vấn đề xã hội trong cách nói của những người khác, Nguyễn Tuân đã chỉ ra sự khác biệt của Ngô Tất Tố: “người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn”. Điều đó đã tạo ra dấu ấn riêng trong cách viết của Ngô Tất Tố. Từ quá trình trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng so sánh, giáo viên đi đến giúp học sinh nhận biết các dạng đề bài so sánh. Xác định đúng yêu cầu đề ra là một bước quan trọng trong quá trình làm văn. Bởi đề ra không dễ nhận diện như lối ra truyền thống: Anh chị hãy phân tích nhân vật nào đó. Đối tượng của nghị luận văn học dạng so sánh rất phong phú. Tuy nhiên về cơ bản có hai dạng đề: - Dạng đề bài yêu cầu rõ hình thức nghị luận so sánh (Đề nổi) - Dạng đề bài không yêu cầu rõ hình thức nghị luận so sánh (Đề chìm) 2.3.2 Rèn kĩ năng so sánh Bước một: Xác định đối tượng, phân chia đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh. Đối tượng của nghị luận văn học rất đa dạng phong phú. Có thể là so sánh hai tác phẩm, hai đoạn trích, hai đề tài, hai nhân vật, hai chi tiết Tuy nhiên, với dạng đề nổi thì dễ nhận diện, dễ xác định, đề chìm khó hơn. Bước này khá quan trọng, khi xác định, phân chia được đối tượng đúng sẽ tránh được sự nhầm lẫn lạc đề hay thiếu ý Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh. Trên đại thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật Ví dụ: So sánh để thấy được sự khác biệt trong tình cảm, nhận thức của Chế Lan Viên và Nguyễn Khoa Điềm về cùng một đối tượng là nhân dân. Cả hai đoạn đoạn thơ đều lấy nhân dân làm đối tượng để miêu tả nhận thức, nhưng sự gặp gỡ nhân dân trong đoạn thơ Chế Lan Viên là sự thức tỉnh, thay đổi của lối sống và cả quan niệm sáng tác. Gặp lại nhân dân là được trở về với cội nguồn tuổi thơ của sự sáng tạo nghệ thuật (nai về suối cũ); gặp lại nhân dân như một cơ hội tự nhiên thuận lợi để phát triển tài năng (cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa); gặp lại nhân dân như một nguồn nuôi dưỡng, động viên kịp thời không thể thiếu (đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa/ Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa). Đối tượng Nhân Dân được đề cập trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm là để khẳng định, ca ngợi vai trò sáng tạo và làm nên lịch sử của những con người lao động bình thường. Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng chính họ là những người đã làm nên sự kì vĩ nhất không gì có thể so sánh: Đất Nước. Họ đã tạo dựng được một nền văn minh lúa nước từ hàng nghìn năm trước (giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng). Họ đã làm ra và giữ gìn ngọn lửa đoàn kết, ngọn lửa nuôi sống con người theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi). Họ sáng tạo và truyền lại ngôn ngữ của chính mình, của bản sắc văn hóa Việt, mà cả ngàn năm dân tộc bị nô lệ, kẻ thù phương bắc không thể đồng hóa (truyền giọng điệu mình cho con tập nói). Họ di dân về phương nam để kiếm sống, lập nghiệp; để mở mang bờ cõi nhưng vẫn gánh theo tên xã tên làng cho con cháu đời sau không quên nguồn cội. Họ luôn đánh thắng giặc ngoại xâm cho quê hương bờ cõi trường tồn... Vì tất cả những lí do đó mà nhà thơ đã vinh danh họ: Đất Nước Nhân Dân. Bước hai: Nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ. Ở bước này, để có được những phân tích, cảm nhận sâu sắc từ việc so sánh, người viết phải có nền hiểu biết rộng về văn chương, về đời sống xã hội. Nhưng quan trọng hơn là khả năng của tầm liên tưởng và nhạy bén phát hiện. Muốn đối chiếu chỉ ra điểm giống và khác nhau khi so sánh người viết phải có những liên tưởng. Liên tưởng, so sánh thường đi liền nhận xét đánh giá thì so sánh mới sâu sắc. Ví dụ, sau khi so sánh hai chi tiết đồng tiền trong đoạn Bá Kiến ném bẹt 5 hào và bảo Chí Phèo cầm lấy mà cút đi cho rảnh và cảnh hạ huyệt ông Phán mọc sừng dúi vào tay Xuân tóc đỏ một tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư. Chúng ta thấy được cảm quan nhạy bén của những người “thư kí trung thành của thời đại”, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao đã nhận ra yếu tố chi phối mối quan hệ giữa người với người, thước đo mọi giá trị trong xã hội lúc bấy giờ chính là đồng tiền. Nếu xã hội truyền thống coi trọng tình nghĩa hơn tiền tài, thì xã hội tư sản lại coi trọng vật chất. Chỉ bằng những chi tiết nhỏ nhưng các nhà văn đã phản ánh được sự thay đổi từ cốt lõi bản chất của các giai đoạn thời kì lịch sử, hình thái xã hội. Hoặc để rút ra nhận xét: Chí Phèo là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa, chúng ta phải so sánh Chí Phèo với chị Dậu: Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa,.. nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bước ba: Đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó. Để lí giải nguyên nhân giống và khác nhau của quá trình so sánh phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu của nó. Bởi có những so sánh tương đồng, có những so sánh tương phản, có những so sánh kết hợp tương đồng và tương phản. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững vàng cùng những hi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_van_hoc_dang_so_sanh_trong_ki.doc