SKKN Khảo sát mối liên hệ của sự biến đổi sợi dây dẫn trong từ trường trong trương trình Vật lí 11 - Thpt

SKKN Khảo sát mối liên hệ của sự biến đổi sợi dây dẫn trong từ trường trong trương trình Vật lí 11 - Thpt

Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên thường đọc nhiều cho học sinh viết. Việc đó tốn quá nhiều thời gian học quí báu. Trong khi đó thì hầu như mọi định nghĩa và câu phát biểu có sẵn trong sách giáo khoa. Thường thì giáo viên chỉ nhắc lại những câu đó và không phải là lúc nào nhắc lại được một cách tốt đẹp. Việc đọc cho viết kéo dài làm nghèo nàn quá trình học tập; bài học biến thành một thủ tục nặng nề và tẻ nhạt đối với học sinh. Giáo viên thường yêu cầu khi hỏi bài thì học sinh trả lời đúng như đã ghi trong vở. Kết quả là sách giáo khoa, quá trình tìm hiểu sách giáo khoa hầu như bị loại hoàn toàn ra khỏi quá trình dạy học.

 Một số giáo viên đọc cho học sinh chép là cốt để cho các học sinh khỏi bị lôi cuốn vào những việc khác trong khi học. Ở đây chỉ thể hiện một sự bất lực rõ rệt của giáo viên mà thôi.

 Việc giảng dạy sẽ có hiệu quả một cách đầy đủ nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên chú ý tới dẫn dắt học sinh tới chỗ hiểu bài viết trong sách. Điều đó có nghĩa là việc giảng dạy phải lắp lại sách giáo khoa. Trong sự trình bày của mình giáo viên làm sáng tỏ, làm chính xác và bổ sung tài liệu học. Điều này sẽ làm dễ dàng cho công việc tự học của học sinh khi thực hiện các bài tập ở nhà.

 Khi diễn giảng phần từ trường và cảm ứng điện từ - vật lý 11 ngoài những định nghĩa cần thiết nhất, các hình vẽ và lời ghi chú, các số liệu, bản liệt kê những thí dụ đáng chú ý. Ở các lớp trên nên dạy cho học sinh cách viết bản tóm tắt, hệ thống kiến thức tổng quan, mối liên hệ logic kiến thức và đặc biệt là sự biết đổi đa dạng của các trường hợp mà nội dung bài học có thể thay đổi. Vì lý do này tác giả lựa chọn đề tài “KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ CỦA SỰ BIẾN ĐỔI SỢI DÂY DẪN TRONG TỪ TRƯỜNG” trong trương trình vật lí 11- THPT.

 

doc 13 trang thuychi01 11465
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khảo sát mối liên hệ của sự biến đổi sợi dây dẫn trong từ trường trong trương trình Vật lí 11 - Thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên thường đọc nhiều cho học sinh viết. Việc đó tốn quá nhiều thời gian học quí báu. Trong khi đó thì hầu như mọi định nghĩa và câu phát biểu có sẵn trong sách giáo khoa. Thường thì giáo viên chỉ nhắc lại những câu đó và không phải là lúc nào nhắc lại được một cách tốt đẹp. Việc đọc cho viết kéo dài làm nghèo nàn quá trình học tập; bài học biến thành một thủ tục nặng nề và tẻ nhạt đối với học sinh. Giáo viên thường yêu cầu khi hỏi bài thì học sinh trả lời đúng như đã ghi trong vở. Kết quả là sách giáo khoa, quá trình tìm hiểu sách giáo khoa hầu như bị loại hoàn toàn ra khỏi quá trình dạy học.
	Một số giáo viên đọc cho học sinh chép là cốt để cho các học sinh khỏi bị lôi cuốn vào những việc khác trong khi học. Ở đây chỉ thể hiện một sự bất lực rõ rệt của giáo viên mà thôi. 
	Việc giảng dạy sẽ có hiệu quả một cách đầy đủ nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên chú ý tới dẫn dắt học sinh tới chỗ hiểu bài viết trong sách. Điều đó có nghĩa là việc giảng dạy phải lắp lại sách giáo khoa. Trong sự trình bày của mình giáo viên làm sáng tỏ, làm chính xác và bổ sung tài liệu học. Điều này sẽ làm dễ dàng cho công việc tự học của học sinh khi thực hiện các bài tập ở nhà. 
	Khi diễn giảng phần từ trường và cảm ứng điện từ - vật lý 11 ngoài những định nghĩa cần thiết nhất, các hình vẽ và lời ghi chú, các số liệu, bản liệt kê những thí dụ đáng chú ý... Ở các lớp trên nên dạy cho học sinh cách viết bản tóm tắt, hệ thống kiến thức tổng quan, mối liên hệ logic kiến thức và đặc biệt là sự biết đổi đa dạng của các trường hợp mà nội dung bài học có thể thay đổi. Vì lý do này tác giả lựa chọn đề tài “KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ CỦA SỰ BIẾN ĐỔI SỢI DÂY DẪN TRONG TỪ TRƯỜNG” trong trương trình vật lí 11- THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Khi lập kế hoạch tài liệu học của một đề tài nào đó, giáo viên phân phối các vấn đề của chương trình theo bài học phù hợp với số giờ dành cho việc nghiên cứu đề tài. 
	Tài liệu sách giáo khoa được phân phối theo bài học tương ứng với nội dung, các kiểu bài học được dự định và các phương pháp giảng dạy được xác định hợp lý nhất đối với mỗi bài và phù hợp với nội dung cụ thể, rèn luyện được cho học sinh những kỹ năng và kỹ xảo cần thiết. Có thể chia thành các loại bài học như sau:
	- Bài học thứ nhất dành cho việc nghiên cứu tài liệu mới.
	- Bài học thứ hai khái quát tài liệu sự kiện.
	- Bài học thứ ba khái quát hóa và củng cố kiến thức mới.
	- Bài học thứ tư kiểu rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo – sử dụng các kiến thức đã thu nhận được để giải toán.
	- Bài học thứ năm dành cho việc giải toán.	
	- Bài học thứ sáu theo kiểu phức hợp. 
	- Bài học thứ bảy thuộc kiểu khái quát hóa và củng cố tài liệu đã học.
 Đề tài “KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ CỦA SỰ BIẾN ĐỔI SỢI DÂY DẪN TRONG TỪ TRƯỜNG” nhằm khái quát hóa và củng cố lài liệu, ôn tập và hệ thống hóa tài liệu sau khi tiến hành nghiên cứu về từ trường và cảm ứng từ, với mục đích hình thành một cách tuần tự bức tranh về từ trường và cảm ứng từ trong trương trình vật lý 11 – THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Một đoạn dây dẫn khi có sự biến đổi khác nhau về hình dáng và kích thước cũng như đặc điểm tính chất đồng thời sẽ kéo theo sự thay đổi về các thông số từ trường, lực từ, suất điện động...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
	- Giáo viên giao nhiệm vụ đọc tài liệu, tìm tài liệu, thống kê kết quả cho từng học sinh, sau đó tổng hợp theo nhóm hoặc cả lớp theo các dạng bài toán.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Phương pháp giải các bài toán về vật lý cũng giống như phải vạch kế hoạch thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực tập và những dạng học tập khác khi nghiên cứu mỗi đề tài, việc giải bài tập cũng phải vạch kế hoạch rõ ràng. Các bài tập phải tạo thành một hệ thống xác định; phù hợp với phương pháp lựa chọn, và đáp ứng được một mục đích dạy học nhất định.
	Giáo viên tiến hành chọn các bài toán và xác định trình tự giải chúng phù hợp với điều này.
	Hệ thống bài toán được lựa chọn cần phải thỏa mãn một số yêu cầu.
	Yêu cầu dạy học cơ bản là tính phức tạp tăng dần của mối quan hệ giữa những đại lượng và khái niệm đặc trưng cho quá trình hoặc hiện tượng mô tả trong các bài toán.
	Những bài toán tổng hợp nhất, những bài toán có nội dung kỹ thuật có dữ kiện phức tạp, không đầy đủ có thể kết thúc hệ thống các bài toán đã lựa chọn cho đề tài này.
	Cần phải làm sao cho mỗi bài toán được chọn đóng góp được một phần nào đó vào việc hoàn chỉnh các kiến thức của học sinh, đào sâu việc hiểu biết về mối liên hệ giữa các đại lượng, cụ thể hóa các khái niệm và vạch ra những nét mới nào đó.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Hệ thống kiến thức còn đang rất rời rạc, chưa thấy được sự liên kết chặt chẽ với nhau.
	Các em học sinh còn đang tiếp thu kiến thức một cách máy móc.
	Nội dung các bài học cò nặng ghi chép nhiều, chưa có sự vận dụng sáng tạo cao trong học tập.
	Bản thân các em học sinh chưa có sự sáng tạo, và chưa có sự kết nối với nhau, chưa hình thành được các kỹ năng làm việc nhóm.
	Các em chưa có được một kiến thức tổng quan, hệ thống, khó có thể ghi nhớ kiến thức.
	Các em học sinh còn cảm thấy tẻ nhạt, chưa có sự lôi cuốn, chưa có sự đam mê trong quá trình học tập.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bài toán 1: Tính cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài sinh ra tại M.
Ví dụ: Một dòng điện 20A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong 
không khí
a. Tính cảm ứng từ tại những điểm cách dây dẫn 10cm
b. Tìm những điểm mà tại đó cảm ứng từ lớn gấp đôi; hoặc bằng một 
nữa giá trị cảm ứng từ ở câu a
Gợi ý: 
a. Áp dụng 
b. Ta có: . 	
2.3.2. Bài toán 2: Tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.
 Ví dụ: Một đoạn dây dẫn thẳng dài l = 0,2m đặt trong từ trường đều
 sao cho dây dẫn hợp với cảm ứng từ B một góc . 
Biết I = 10ª; B= Tính lực từ F tác dụng lên dây dấn.
Gợi ý: 
2.3.3. Bài toán 3: Dây dẫn được đặt trên hai thanh ray nằm ngang
Ví dụ: Một thanh nhôm MN dài 1,6m, khối lượng 0,2kg chuyển động trong từ trường đều và luôn tiếp xúc với hai thanh ray đặt nằm ngang. Từ trường cos hướng như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa thanh nhôm và hai thanh ray là 0,4; B = 0,05 T. Thanh nhôm chuyển động đều.
a. Hỏi thanh nhôm chuyển động về phía nào?
b. Tính cường độ dòng điện trong thanh nhôm. Coi rằng khi thanh nhôm chuyển động điện trở không đổi. g = 10m/s2.
Gợi ý:
a. Thanh nhôm chuyển động từ trái sang phải
b. Ta có F = 2Fms = 
2.3.4. Bài toán 4: Xác định lực từ của dây dẫn đặt trên hai thanh ray thẳng đứng.
Ví dụ: Xác định lực từ của dây dẫn đặt trên hai thanh ray thẳng đứng.
 Gợi ý:
Ta có: 	
2.3.5. Bài toán 5: Khảo sát đoạn dây dẫn MN được treo thẳng đứng tại M.
Ví dụ: Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l mang dòng điện I. Người ta treo dây dẫn tại một đầu M theo phương thẳng đứng trong từ trường đều . Lực từ làm lệch dây dẫn khỏi phương thẳng đứng một góc , g = 10m/s2.
a. Xác định chiều dòng điện
b. Tìm cường độ dòng điện I. Biết khối lượng trên một đơn vị dài của dây dẫn là 10g/m. Chiều dài dây dẫn là 10cm, B = 0,2T.
Gợi ý: 
a. I đi từ M đến N (theo quy tắc bàn tay trái)
b. Ta có: 
2.3.6. Bài toán 6: Khảo sát lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn được trreo bằng hai sợi dây. 
Ví dụ 1: Một dây dẫn thẳng MN chiều dài l; khối lượng của một đơn vị dài của dây D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây dẫn nhẹ thẳng đứng và đặt trong từ trường mặt phẳng chứa Mn và dây treo. B= 0,04T. Cho dòng điện I chạy qua dây dẫn
a. Xác định chiều và độ lớn của dòng điện I để lực cawng của dây treo bằng không
b. Cho MN = 25cm; I= 16ª có chiều từ N đến M. Tính lực căng T mỗi dây
Gợi ý:
a. Để lực căng của dây bằng 0 thì F = P và F phải 
hướng lên trên
Ta có I chạy từ M đến N (theo quy tắc bài tay trái)
b. Ta có
Ví dụ 2: Với giả thiết như ví dụ 1 nhưng cho cảm ứng từ thẳng đứng và hướng lên. Xác định góc lệch của dây treo và phương thẳng đứng 
Gợi ý:
Ta có: 
2.3.7. Bài toán 7: Khảo sát đoạn dây dẫn được uốn thành ba đoạn và treo thẳng đứng.
Ví dụ: Một dây dẫn bằng đồng có khối lượng riêng , diện tích tiết diện thẳng S. Dây được uốn thành 3 cạnh AB, BC, CD của một hình vuông cạnh a. Khung dây ccos thể quay quanh một trục nằm ngang đi qua A, D và đặt trong một từ trường đều thẳng đứng. Cho dòng điện I đi qua dây, dây bị lệch, mặt phẳng dây hợp với phương thẳng đứng một góc . Tính góc .
Gợi ý: 
Ta thấy F1 và F3 triệt tiêu nhau. Chỉ còn F2
Để khung dây cân bằng thì M2 = Mp (mô men lực)
2.3.8. Bài toán 8: Khảo sát đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường.
Ví dụ 1: Một dòng điện I = 0,5A chạy trong dây dẫn thẳng 
dài l = 30cm, đặt trong không khí và có 
cảm ứng từ , với B = 0,5T. 
Cho dây dẫn chuyễn động với vận tốc 18 km/h 
theo phương vuông góc với . 
Tính suất điện động cảm ứng sinh ra ở hai đầu dây
Gợi ý: 
 = = 0,75 (V)
Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ; nguồn điện có suất điện động = 6V; r = 0,1; C = 5; R = 2,9 . Điện trở của thanh MN không đáng kể, MN dài 1m, B = 0,5T.
a. Hãy tính điện tích của tụ, cường độ dòng điện chạy trong mạch, lực từ tác dụng lên MN khi MN đứng yên.
b. Hãy tính điện tích của tụ, cường độ dòng điện chạy trong mạch khi MN chuyển động đều sang phải với vận tốc v = 20/s. Bỏ qua ma sát giữa MN và khung.
c. Để tụ điện tích được một lượng điện tích là Q = 5,8.10-5 C. Thì thanh MN phải di chuyển về phía nào? Với vận tốc v là bao nhiêu? 
Gợi ý: 
a. Khi MN đứng yên:
+ 
+ 
+ 
b. Khi MN chuyển động sang phải. Ta thấy chiều của I từ M sang N
+ 
c. Thanh MN đang chuyển động sang phải
Ví dụ 3. Đầu trên của hai thanh kim loại thẳng song song, cách nhau một khoảng L, đặt dựng đứng và được nối với hai bản cực của một tụ điện như hình vẽ. Hiệu điện thế đánh thủng của tụ điện là UB. Một từ trường đều có B vuông góc với mặt phẳng hai thanh. Một thanh kim loại khác AB có khối lượng m trượt từ đỉnh hai thanh kia xuống với vận tốc v. Hãy tìm thời gian trượt của thanh AB cho đến khi tụ điện bị đánh thủng?. Giả thiết các thanh kim loại đủ dài và trêm mọi phần mạch điện trở và cảm ứng từ đều bỏ qua.
Gợi ý: 
Ta có: UB = e = 
+ 
Ví dụ 4: Một đoạn dây dẫn thẳng vô hạn được uốn thành bằng góc 2. Một đoạn dây dẫn dẫn trượt trên Ox, Oy. Trong quá trình trượt, nó luôn với đường phân giác . Vận tốc trượt v không đổi. Tất cả đặt trong từ trường đều và có độ lớn B. Vận tốc ban đầu của đoạn dây dẫn Mn đi qua O; điện trở mỗi đơn vị dài là r. Xác định IMN.
Gợi ý: 
 + 
+ 
+ 
+ 
2.3.9. Bài toán 9: Khảo sát hai dây dẫn song song.
Ví dụ 1: Hai dây dẫn thẳng dài song song đặt trong không khí, cách nhau một khoảng d = 100 cm. I1=I2 = I = 2(A) cùng chiều nhau. Xác định Cảm ứng từ B tại M trong hai trường hợp
a. Điểm M thỏa mãn cách hai dây lần lượt d1 = 60cm; d2 = 40cm
b. Điểm M thỏa mãn cách hai dây lần lượt d1 = 60cm; d2 = 80cm
Gợi ý: 
a. Ta có 
b. 
Ví dụ 2: Xác định lực từ tương tác giữa hai dây dẫn thẳng dài song song mang dòng điện
Gợi ý:
Lực tương tác hai dòng điện 
2.3.10. Bài toán 10: Khảo sát ba dây dẫn song song.
Ví dụ: Ba đỉnh tam giác đều ABC đặt ba dây dẫn thẳng dài vuông góc với ABC, có các dòng điện I = 5A cùng chiều đi qua. Hỏi cần đặt một dòng điện thẳng dài có độ lớn và hướng thế nào, ở đâu để hệ 4 dòng điện ở trạng thái cân bằng?
Gợi ý:
Ta thấy: I1, I2, I3 có vai trò như nhau nên để hệ 4 
Dòng ở trạng thái cân bằng ta xét sự cân bằng của
I3, I4
+ Lực từ do I1, I2 tác dụng lên một mét chiều dài I3
Ta có ( 
+ Để I3 cân bằng thì:
Vậy để 4 dòng điện ở trạng thái cân bằng ta phải đặt dòng I4 = 5A qua tâm tam giác và song song, ngược chiều với dòng điện ở các cạnh cố định
2.3.11. Bài toán 11: Dây dẫn được uốn thành hình tròn.
Ví dụ 1. a. Khung dây tròn R=5cm ( 100 vòng quấn nối tiếp, cách đều với nhau) đặt trong không khí có cường độ dòng điện I qua mỗi vòng dây, Từ trường tại tâm vòng dây là B = 5.10-4 T. Tìm I
b. Dòng điện I = 10A chạy qua trong vòng dây tròn có chu vi là 40cm, đặt trong không khí. Tìm B
Gợi ý:
 a. 
b. 
Ví dụ 2: Một dây dẫn dẹt hình tròn, gồm N = 100 vòng, mỗi vòng có R = 10cn
m. Mỗi mét dài của dây dẫn có R0 = 0,5. Cuộn dây đặt trong một từ trường đều có mặt phẳng vòng dây và B= 10-2 T giảm đều đến 0 trong thời gian . Tính dòng điện cảm ứng.
Gợi ý:
+ 
+ 
2.3.12. Bài toán 12: Dây dẫn được uốn thành ống dây hình tròn.
Ví dụ 1: Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5 T bên trong một ống dây. Cường độ dòng điện trong mỗi vong dây là I = 2A. Ống dây dài 50cm. Hỏi phải quấn bao nhiêu vòng dây?
Gợi ý: 
Tacó: vòng
Ví dụ 2. Một ống dây dài được quấn với mật độ 2000 vòng/m. Ống dây có thể tích V= 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian theo đồ thị. Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Tính suất điện động cảm ứng 
a. Sau khi đóng công tắc tới thời điểm t = 0,05s
b. Từ thời điểm t = 0,05s trở về sau 
Gợi ý: 
a. 
b. 
Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ; L =1H; = 12V; r = 0. Điện trở của biến trở là R = 10. Điều chỉnh biến trở để trong 0,1s điện trở của biến trở giảm còn 5 
a. Tính etc xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian nêu trên
b. Tính I trong khoảng thời gian nêu trên
Gợi ý:
 a. + 
 + 
b. Do R mắc xung đối 
Ví dụ 4: Một thanh kim loại dài 1m trượt trên 2 thanh ray nằm ngang như hình vẽ. Thanh kim loại chuyển động đều với v = 2m/s. Hai thanh ray đặt trong từ trường đều B. Hai thanh ray được nối với ống dây và một tụ điện. Ống có L = 5mH, R = 0,5, C = 2, B = 1,5 T. Cho biết điện trở của thanh MN không đáng kể.
a. Tìm chiều của dòng điện cảm ứng qua ống dây?
b. Tính năng lượng từ trường
c. Tính điện tích của tụ 
Gợi ý:
a. I có chiều từ N đến M
b. 
c. 
2.3.13. Bài toán 13: Khảo sát bài toán trong quá trình về sự thay đổi sợi dây.
Ví dụ 1. Một dây điện trở R được uốn thành hình vuông dạng mạch kín cạnh a, người ta uốn thành hình chữ nhật cạnh a/2. Sau khi uôns mặt phẳng hình chử nhật vẫn vuông góc với cảm ứng từ. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng trong khi uốn.
Gợi ý: 
Từ hình vuông có cạnh a chuyển thành hình chữ nhật a/2 thì cạnh còn lại là 3a /2
Ta có 
Trường hợp 1: Pháp tuyến ngược chiều với 
Trường hợp 2: Pháp tuyến cùng chiều với 
Ví dụ 2: Một vòng dây dẫn dạng hình tròn bán kính r, điện trở R, đặt trong đều với mặt phẳng vòng dây. Người ta uốn thành vòng dây hình số 8, với vòng tròn nhỏ của hình số 8 có bán kính r / 3. Sau khi uốn thì mặt phẳng vòng dây luôn với . Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng của vòng dây trong thời gian uốn?
Gợi ý: 
Ta có: = 
Trường hợp 1: 
+ 
Trường hợp 2: 
Trường hợp 3: 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
	Trong quá trình triển khai sáng kiến bản thân tác giả cũng đã tham khảo và trao đổi tài liệu với các đồng nghiệp trong trường, ngoài trường. Thời điểm này cũng đã được các đồng nghiệp rất quan tâm, bổ sung rất nhiều phương án hay, hiệu quả, đặc biệt đã có sự hỗ trợ rất kịp thời khi tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới của tổ chuyên môn.
	Tạo khả năng trong một số trường hợp cung cấp cho học sinh thông tin đầy đủ hơn và chính xác hơn về hiện tượng đang học.
	Nâng cao tính trực quan của dạy học và làm cho những tài liệu khó tiếp thu khi sử dụng cách dạy truyền thống này trở thành dễ tiếp thu.
	Nâng cao hiệu quả dạy học và đẩy nhanh tốc độ học và ghi nhớ tài liệu trong những giới hạn nhất định. 
	Giúp thõa mãn được đầy đủ nhất các đòi hỏi và hứng thú của học sinh.
	Giải phóng giáo viên khỏi phải làm một khối lượng lớn những công việc thuần túy kỹ thuật và tạo điều kiện cho giáo viên dành nhiều thời gian hơn vào hoạt động sáng tạo.
	Cho phép tổ chức kiểm tra một cách có hệ thống việc học tập của học sinh.
Tạo khả năng tổ chức sát hạch kiến thức học sinh được chính xác hơn.
	Học sinh, giáo viên chủ động hơn trong việc làm việc, nghiên cứu theo nhóm hiệu quả.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Phương hướng đổi mới trong quá trình dạy học nhằm phát triển khả năng sáng tạo, khả năng tư duy, phát triển hành động tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình chiểm lĩnh tri thức. Người giáo viên phải là người tổ chức tình huống học tập, kiểm tra, định hướng hoạt động học. Cần tập cho học sinh có thói quen biết đặt câu hỏi và khởi xướng được sự tranh luận trong lớp học. Với sự định hướng của giáo viên hoạt động học của học sinh được diễn đạt theo một tiến trình hợp lý, lôgíc, giáo viên tổng kết kiểm tra kết quả học tập của học sinh phù hợp với mục tiêu dạy học. Điều quan trọng trong quá trình dạy học là rèn luyện cho học sinh một tiềm lực để học sinh có thể tự học tập, có khả năng nghiên cứu, tìm tòi giải quyết vấn đề đáp ứng được những đa dạng của hoạt động thực tiễn không ngừng phát triển.
Từ lâu học sinh không có hoặc ít có thói quen tổng kết các vấn đề, các tri thức tiếp thu được sau khi học hết một bài học, một chương hay một chuyên đề nào đó. Vấn đề định hướng cho học sinh tự giác tổng hợp các kiến thức sau khi kết thức một quá trình học tập là một vấn đề cần thiết. Trên đây là một phương án tổng kết được giaó viên chuẩn bị như một tài liệu giảng dạy các chuyên đề và đồng thời cũng là tài liệu để học sinh tự giác học tập và ôn tập theo định hướng của giáo viên.
Tôi đã áp dụng cho nhiều loại đối tượng học sinh như lớp 11C1 lớp 11C4, hay 11C7 trường THPT Hoằng Hóa 2 và thấy rằng các em rất thích và làm bài có kết quả tốt. Tuy nhiên, đây mới là phương pháp mang tính chủ quan của cá nhân tôi, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các quí đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị.
	Từ hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm của tác giả trong việc tổ chức bài học theo hướng đổi mới. Công tác sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài hoc, chuyên đề. Tôi rất mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu để có thể nhân rộng ra trong phạm vi toàn trường và có thể rộng hơn nữa. 
	Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu, nhưng với năng lực chuyên môn cũng như sự hạn chế về thời gian nên đề tài này cần được tiếp tục hoàn thiện. Rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý chân thành từ phía đồng nghiệp và các em học sinh. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy và học vật lí ở trường THPT Hoằng Hóa 2 và các trường THPT hiện nay.
	Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày24 tháng 05 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Nguyễn Văn Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CƠ SỞ VẬT LÝ – Tác giả DAVID HALLIDAY
2. GIẢI TOÁN VẬT LÍ 11 – Tác giả BÙI QUANG HÂN
3. INTERNET
4. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VẬT LÝ –Tác giả L.I. RÊZNICÔP
5. SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÍ 11 – NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
6. TÀI LIỆU CHUYÊN VẬT LÝ 11 – Tác giả VŨ THANH KHIẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khao_sat_moi_lien_he_cua_su_bien_doi_soi_day_dan_trong.doc
  • docBIA SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc