SKKN Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn để giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia

SKKN Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn để giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định 16/2006-BGD&ĐT ngày 5 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm cho học sinh". [1]

- Thực hiện mục tiêu này, đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh ở tất cả các môn học trong nhà trường THPT. Đổi mới phương pháp dạy học văn cũng không nằm ngoài mục tiêu ấy.

- Đổi mới phương pháp dạy học văn đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết. Theo tôi đổi mới phương pháp dạy học văn bao gồm nhiều phương diện: sử dụng các phương pháp, kỹ thuật vào giờ giảng. song điều quan trọng nhất phải xác định được đúng thi pháp thể loại của tác phẩm thì mới khai thác hết được cái hay, cáp đẹp của văn chương.

- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn văn trong nhà trường phổ thông, tôi nhận thấy trong thời gian gần đây, học sinh thường không có hứng thú học văn (trừ một số lớp học theo ban Khoa học xã hội và nhân văn), bài viết của các em hời hợt, nhiều em giải quyết vấn đề một cách chung chung. Hoặc có những em dùng tài liệu như một kỹ xảo lắp ghép.

- Tác phẩm truyện ngắn chiếm một số lượng khá lớn trong chương trình ngữ văn ở trường THPT. Điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta.

- Theo thói quen của nhiều người, trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là truyện ngắn, người ta chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống. trong khi đó các chi tiết trong mỗi tác phẩm truyện ngắn mới thực sự là tế bào, là mạch máu tạo nên sức sống và vẻ đẹp của tác phẩm.

 

doc 23 trang thuychi01 8472
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn để giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	 Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1
A. Mở đầu	....................................................................................................................	2
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................	2
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................	2
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................	3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................	3
B. Nội dung .....................................................................................................................	4
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến ............................................................................	4
2. Thực trạng .................................................................................................................	8
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ..................................	8
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................	19
C. Kết luận	....................................................................................................................	20 
1. Kết luận ......................................................................................................................	20
2. Kiến nghị	....................................................................................................................	20
Tài liệu tham khảo	 ....................................................................................................	21
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
- Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định 16/2006-BGD&ĐT ngày 5 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm cho học sinh". [1]
- Thực hiện mục tiêu này, đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh ở tất cả các môn học trong nhà trường THPT. Đổi mới phương pháp dạy học văn cũng không nằm ngoài mục tiêu ấy.
- Đổi mới phương pháp dạy học văn đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết. Theo tôi đổi mới phương pháp dạy học văn bao gồm nhiều phương diện: sử dụng các phương pháp, kỹ thuật vào giờ giảng... song điều quan trọng nhất phải xác định được đúng thi pháp thể loại của tác phẩm thì mới khai thác hết được cái hay, cáp đẹp của văn chương.
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn văn trong nhà trường phổ thông, tôi nhận thấy trong thời gian gần đây, học sinh thường không có hứng thú học văn (trừ một số lớp học theo ban Khoa học xã hội và nhân văn), bài viết của các em hời hợt, nhiều em giải quyết vấn đề một cách chung chung. Hoặc có những em dùng tài liệu như một kỹ xảo lắp ghép.
- Tác phẩm truyện ngắn chiếm một số lượng khá lớn trong chương trình ngữ văn ở trường THPT. Điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta.
- Theo thói quen của nhiều người, trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là truyện ngắn, người ta chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống... trong khi đó các chi tiết trong mỗi tác phẩm truyện ngắn mới thực sự là tế bào, là mạch máu tạo nên sức sống và vẻ đẹp của tác phẩm.
- Trong khoảng vài ba năm trở lại đây, trong đề thi THPT quốc gia thì câu 3 trong đề thi lại thường đề cập đến việc cảm nhận, phân tích các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn trong thế đối sánh với nhau.
Như vậy việc khai thác một tác phẩm truyện ngắn trong giờ đọc - hiểu văn ở nhà trường THPT ngoài việc tiếp cận tác phẩm qua việc phân tích nhân vật, cột truyện, kết cấu, ngôn ngữ thì điều đặc biệt quan trọng là chúng ta phải giúp học sinh khám phá, phát hiện được những chi tiết nghệ thuật để thấy được giá trị của tác phẩm văn học.
Xuất phát từ lý do trên, sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ mang tên: "Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn để giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia."
2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi chọn đề tài này vừa để trao đổi kinh nghiệm, vừa để có điều kiện nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sắc hơn về phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi từ góc nhìn chi tiết nghệ thuật. Đồng thời qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, sẽ phát huy được sự sáng tạo của học sinh, tạo thêm hứng thú, niềm say mê cho các em khi học tác phẩm văn xuôi trong chương trình ngữ văn THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài nhỏ này, tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề lý luận cơ bản về truyện ngắn, về chi tiết nghệ thuật, tập trung vào một số tác phẩm tiêu biết trong chương trình THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở đọc, tìm hiểu các tài liệu tin cậy thực dạy, kiểm tra đánh giá học sinh và dự giờ đồng nghiệp.
B. NỘI DUNG
1. Cở sở lý luận của sáng kiến.
1.1. Khái niệm truyện ngắn.
Nhận diện thể loại truyện ngắn cũng như sáng tạo về thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục cho cả người sáng tác và giới nghiên cứu phê bình. Từ W.Gớt thế kỷ XVII cho đến Sêkhốp, từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antonốp thế kỷ XIX - XX đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên... họ đã đưa ra những cách phân biệt khác nhau. Các khái niệm thường xoáy vào bình diện chính: dung lượng, cốt truyện, nhận vật, chi tiết, ngôn ngữ... để khái quát thành đặc trưng. Người thì cho truyện ngắn là một "khoảnh khắc", một 'trường hợp", người nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính xúc tích của chi tiết, cô đúc của ngôn từ...
Ở phần chủ yếu, chúng ta có thể hình dung: Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.
1.2. Đặc trưng truyện ngắn.
Truyện ngắn hiện đại có các đặc trưng cơ bản sau đây:
1.2.1. Hình thức tự sự cỡ nhỏ.
Truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thường chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay tâm trạng nhân vật trong thời khắc đặc biệt. Nếu truyện ngắn có dung lượng tương đối lớn, có giá trị nghệ thuật cao, có sức nặng khái quát hiện thực, người ta còn gọi đó là một đoản thiên tiểu thuyết. Trong trường hợp này, tiểu thuyết được đưa ra như một thước đo, đánh giá các tác phẩm tự sự. Ông già và Biển cả của Hêminwe, Chí Phèo của Nam Cao thuộc vào số những tác phẩm được đánh giá theo kiểu đó. Mượn thể loại này để đánh giá thể loại kia, ngẫm lại, cũng chỉ là một cách nói độc đáo. Truyện ngắn tự nó đã thừa sức tự khẳng định ưu thế và vị trí thể loại của mình trong văn xuôi nghệ thuật rồi. Vì truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật trước đời sống hiện thực một cách thần tốc, nhanh gọn, theo chiều sâu. Dưới hình thức là thể tài tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, nội dung cô đúc, sự kiện, nhân vật điển hình, phạm vi phản ánh hẹp, nên chi tiết trong truyện ngắn phải góp phần quan trọng vào việc làm cho câu chuyện đạt được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn, có tác động mạnh mẽ đối với độc giả và mang giá trị thẩm mỹ cao. 
1.2.2. Phải có tình huống.
Trong tác phẩm truyện ngắn, tình huống nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn. Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn hút. Khi tình huống phát triển đến cao trào thì trở thành xung đột. Tình huống trong truyện ngắn giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển được có cơ hội thích hợp để bộc lộ và hoạt động tích cực. Vì thế, truyện ngắn không thể thiếu tình huống truyện. Chỉ trong các tình huống cụ thể, các nhân vật mới bộc lộ rõ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. [1]
1.2.3. Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình.
Trong truyện ngắn, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Đồng thời nhân vật cũng là phát ngôn viên cho tư tưởng người viết, là hình thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả
Truyện ngắn sử dụng nhân vật theo nguyên tắc điển hình hóa, được tác giả khắc họa đầy đủ, đa chiều. Nhân vật trong truyện ngắn có thể có tính cách rõ nét, điển hình cho một lớp người, một nhóm xã hội nào đó. Trong nhiều nhân vật tiêu biểu, ở những truyện ngắn thành công, người đọc còn thấy rõ dấu ấn dân tộc, thời đại của nó.
Tuy nhiên, nhân vật truyện ngắn cần được hiểu theo nghĩa rộng, có khi là người, có khi là vật. Cho dù là tồn tại ở dạng nào thì tất cả các nhân vật đều hướng tới con người và những gì xung quanh con người. 
1.2.4. Vai trò quan trọng của chi tiết.
Truyện ngắn có thể có cốt truyện hoặc không có cốt truyện nhưng nhất thiết không thể không có chi tiết. Chính nhờ vai trò quan trọng của chi tiết mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư, số phận của nhân vật được bộc lộ đầy đủ. Cũng chính nhờ vai trò dẫn dắt câu chuyện của chi tiết mà truyện ngắn trở nên hấp dẫn độc giả. Đồng thời chi tiết cũng giúp người đọc hiểu được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật tác phẩm. 
Trong tác phẩm truyện ngắn, một chi tiết tiêu biểu, đắt giá ngoài việc bảo đảm tính chân thực, chi tiết đó còn phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn trước thực tiễn. Bên cạnh đó, việc sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn thể hiện được năng lực tưởng tượng, khả năng hư cấu của nhà văn đối với cuộc sống và con người.
1.3. Chi tiết trong truyện ngắn.
1.3.1. Khái niệm chi tiết.
Khái niệm chi tiết được nhiều người chấp nhận và sử dụng nhiều nhất là: Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm tự sự, mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Truyện ngắn có thể được thể hiện ở nhiều dạng, có cốt truyện, oặc không có cốt truyện; cũng có thể được viết theo truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãng mạn, kỳ ảo. Song dù tồn tại ở dạng nào đi nữa thì truyện ngắn luôn đòi hỏi phải có chi tiết. Thậm chí, đó phải là những chi tiết cô đúc, tiêu biểu. Chi tiết trong truyện ngắn được hiểu là chi tiết nghệ thuật, có chức năng nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ, khác hoàn toàn với chi tiết có tính thông tin, thống kê, đơn nghĩa của báo chí. Chi tiết là yêu cầu tất yếu của sáng tác văn học, đặc biệt là truyện 
ngắn, một thể tài luôn đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về đặc trưng thể loại. [1]
1.3.2. Phân loại chi tiết.
Chi tiết trong truyện ngắn có 2 loại cơ bản sau: Đó là: Chi tiết trung tâm và Chi tiết phụ trợ. 
- Chi tiết trung tâm.
Là loại chi tiết đóng vai trò trung tâm tâm thẩm mỹ của tác phẩm, là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật. 
- Chi tiết phụ trợ. 
Chi tiết phụ trợ là chi tiết tham gia vào quá trình triển khai cốt truyện, có chức năng đẩy câu chuyện vận động và phát triển. 
Ta cũng nên phân biệt rõ đặc điểm của chi tiết trong ba loại hình truyện ngắn là truyện ngắn hiện thực, hiện thực lãng mạn và truyện ngắn kỳ ảo.
Chi tiết trong truyện ngắn hiện thực thường được tác giả chọn lọc từ hiện thực đời sống, nhằm mục đích tái hiện bức tranh hiện thực như nó vốn có. Do vậy chi tiết trong truyện ngắn hiện thực giàu tính xác thực và ít tính hư cấu.
Chi tiết trong truyện ngắn lãng mạn chủ nghĩa là loại chi tiết giàu chất hư cấu, phóng đại, tượng trưng, khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, tò mò của độc giả.
Chi tiết trong truyện ngắn kỳ ảo là loại chi tiết có tính chất hư cấu cao độ, khác lạ, mang yếu tố hoang đường, kỳ bí, khó tin, được sử dụng theo ý đồ nhất định của tác giả. Các chi tiết đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại trong một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn và mang giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật.
1.4. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.
Do những yêu cầu khắt khe của đặc trưng thể loại, truyện ngắn đòi hỏi phải có dung lượng ngắn gọn, nội dung cô đọng, nhân vật điển hình, tính hình tượng cao nên truyện ngắn không cho phép lan man, dàn trải những quan sát, suy ngẫm của tác giả trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách, mà phải hết sức cô đọng, tinh tế, sâu sắc. Chính vì thế, ngoài những thành tố khác tham gia cấu thành nên tác phẩm khác, truyện ngắn nhất thiết phải chứa đựng nhiều chi tiết cô đúc, tiêu biểu, có giá trị lớn về cảm xúc và tư tưởng. 
Chi tiết truyện ngắn luôn mang đậm hơi thở cuộc sống, thấm đẫm nhân tình thế thái. Nhờ chi tiết mà tình tiết truyện được mô tả tỉ mỉ, sống động, giàu hình ảnh; hình tượng nhân vật được khắc hoạ rõ nét về hình dáng, tính cách, số phận cùng các mối quan hệ của nhân vật; không gian, thời gian, tình huống, xung đột được thể hiện sinh động, phong phú, đa chiều, đa dạng nhưng cũng rất gần gũi và tinh tế Chính vì thế, trong truyện ngắn, chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, triển khai cốt truyện, xây dựng tình huống, khắc hoạ hình tượng nhân vật, hấp dẫn độc giả, đồng thời cách sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn phản ánh năng lực sáng tạo nghệ thuật của người viết. Nói về vai trò quan trọng của chi tiết nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gây cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”.
Chi tiết trong truyện ngắn không tách rời nhau mà giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại, cái này thúc đẩy, nâng đỡ cái kia phát triển. Cũng là một chi tiết, nhưng có thể cùng một lúc tham gia nhiều vai trò khác nhau trong tác phẩm. Cho nên, việc phân định rạch ròi vai trò cụ thể của chi tiết trong truyện ngắn là hết sức khó khăn. [1]
1.4.1 Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
Văn học là một hình thức đặc biệt của nhận thức cuộc sống. Không ít tác phẩm văn học có độ sâu khái quát của tư duy triết học. Và có thể nói, tác phẩm văn học thực thụ bao giờ cũng mang một tư tưởng nhất định, một triết lý nào đó. Trong truyện ngắn dồn nén rất nhiều chi tiết cô đúc, trong đó có chi tiết tiêu biểu đóng vai trò là trung tâm truyền tải chủ đề tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Trong trường hợp này, ta có thể xem chi tiết như chất liệu truyền tải thông điệp thầm kín mà tác giả gửi đến người đọc thông qua tác phẩm. Trong quá trình tư duy hình tượng, người viết không tự hô hào, không tự giải thích, không đưa ra bình luận mà cứ để chi tiết với giá trị thẩm mĩ sẵn có thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Bên cạnh đó, vấn đề cốt lõi của truyện ngắn không phải là tác giả viết gì trong tác phẩm mà quan trọng là người đọc sẽ cảm nhận được điều gì sau khi đọc xong tác phẩm. Như vậy, có thể xem chi tiết như một chất liệu để truyền tải nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. 
1.4.2. Vai trò của chi tiết trong kết cấu tác phẩm.
Trong truyện ngắn, nhờ có chi tiết mà người đọc hình dung ra được không gian, hoàn cảnh, số phận nhân vật. Chi tiết trong truyện ngắn là một thành tố giúp tác giả “kiến tạo” nên tác phẩm, triển khai cốt truyện theo nhiều chiều kích về không gian và thời gian, với những điểm nút, các xung đột, các mâu thuẫn và những chi tiết giúp mở nút, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết xung đột Việc sử dụng chi tiết phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian, có vai trò quan trọng trong kết cấu tác phẩm, triển khai cốt truyện, tạo cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể trọn vẹn cả về nội dung và hình thức đồng thời chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ to lớn. Với những tác phẩm có cốt truyện rõ ràng ta có thể ví cốt truyện như một bộ khung, chi tiết là chất liệu để nhà văn đắp nên bộ khung đó. Tác phẩm có đầy đặn về nội dung, trọn vẹn về hình thức hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào việc người viết sử dụng chi tiết nhiều hay ít, độc đáo hay bình thường. Bằng tài năng thiên bẩm cùng sự thăng hoa về cảm xúc, người viết tạo nên một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn từ những chi tiết cô đúc kết hợp với thủ pháp, ngôn ngữ, giọng điệu Khi nói về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã nhìn nhận: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết”. Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn thường tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Cho nên, truyện ngắn thường hạn chế về số lượng nhân vật. Thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Thêm vào đó, truyện ngắn phải bảo đảm tính xác định về mặt thể loại, nên nó luôn đòi hỏi phải cô đọng đến mức cao nhất. Chính vì thế, một tác phẩm truyện ngắn luôn có hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn tiểu thuyết. Do vậy, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. Nghệ thuật truyện ngắn còn được gọi là nghệ thuật tạo tình huống, điều đó cũng đồng nghĩa với nghệ thuật chọn lọc, hay sáng tạo chi tiết của nhà văn. [1]
1.4.3. Vai trò của chi tiết trong xây dựng hình tượng nhân vật.
Nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực, được xuất hiện qua sự trần thuật miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật. Cũng như các thể tài văn học khác, các phương thức thể hiện nhân vật trong truyện ngắn cũng hết sức đa dạng, phong phú, mà điều đầu tiên là được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những biểu hiện mọi mặt của con người mà ta có thể căn cứ vào đó để nhận biết về nhân vật đó. Chính vì lẽ đó Hêghen đã xem chi tiết như những con mắt trổ những cửa sổ để người ta nhìn vào nhân vật. Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Có nghĩa là truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Mà nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người trong một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, ta cũng mở rộng khái niệm về nhân vật, bởi nhân vật trong tác phẩm có thể là con người, sự việc, vùng đất, loài vậtKhi bàn về chủ nghĩa hiện thực, Ănghen cho rằng: “ngoài sự chính xác của các chi tiết, còn phải xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”. Ở đây Ănghen không bàn tới quan hệ giữa chi tiết với tính cách, với hoàn cảnh mà ông chỉ nhấn mạnh tới vai trò của chi tiết trong văn xuôi tự sự hiện thực chủ nghĩa. Nhưng trong truyện ngắn, chi tiết không đứng bên cạnh, nằm ngoài tính cách nhân vật. Thậm chí chi tiết còn có chức năng cá thể hóa nhân vật, tạo tính riêng của nhân vật, phân biệt nhân vật này với nhân vật khác. Nhờ có chi tiết mà nhân vật hiện lên có những đặc trưng riêng như đặc điểm nhận dạng (ngoại hình, diện mạo), lai lịch, ngôn n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_chi_tiet_nghe_thuat_trong_tac_pham_truyen_nga.doc