SKKN Hướng dẫn một số kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, dạng câu hỏi trắc nghiệm, cho học sinh khối 12 trường THPT Trần Phú
Đất nước ta đang hướng tới mục tiêu năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đó nguồn lực con người là quan trọng. Trong quá trình thực hiện mục tiêu đó giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu để đào tạo những con người toàn diện có phẩm chất, năng lực và kỹ năng.
Trong những năm qua nền giáo dục của nước ta đã không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Một trong những đổi mới đó là:” Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra , đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực”. Môn địa lí cũng không nằm ngoài sự đổi mới đó. Cụ thể , trước đây trong kỳ thi tốt nghiệp THPT địa lí được thi theo hình thức tự luận thì hiện nay thi theo hình thức trắc nghiệm. Hình thức thi thay đổi dẫn đến nội dung thi cũng có sự thay đổi. Ví dụ : Bài thi môn địa lí trắc nghiệm hay tự luận cũng đều có hai phần đó là : Phần kiến thức và phần kỹ năng , nhưng nếu thi theo hình thức tự luận phần kỹ năng là vẽ biểu đồ và nhận xét còn nếu thi theo hình thức trắc nghiệm lại là nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê.
Để đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục nhiều giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra ,đánh giá. Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực , tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.
MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 1 1. MỞ ĐẦU 2 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 4 2.3. CÁC GIẢI PHÁP 4 2.3.1 Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu 5 2.3.2 Hướng dẫn học sinh nhận biết biểu đồ thông qua các dấu hiệu nhận biết 7 2.3.3 Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê 9 2.3.4 Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng 11 2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang hướng tới mục tiêu năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đó nguồn lực con người là quan trọng. Trong quá trình thực hiện mục tiêu đó giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu để đào tạo những con người toàn diện có phẩm chất, năng lực và kỹ năng. Trong những năm qua nền giáo dục của nước ta đã không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Một trong những đổi mới đó là:” Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra , đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực”. Môn địa lí cũng không nằm ngoài sự đổi mới đó. Cụ thể , trước đây trong kỳ thi tốt nghiệp THPT địa lí được thi theo hình thức tự luận thì hiện nay thi theo hình thức trắc nghiệm. Hình thức thi thay đổi dẫn đến nội dung thi cũng có sự thay đổi. Ví dụ : Bài thi môn địa lí trắc nghiệm hay tự luận cũng đều có hai phần đó là : Phần kiến thức và phần kỹ năng , nhưng nếu thi theo hình thức tự luận phần kỹ năng là vẽ biểu đồ và nhận xét còn nếu thi theo hình thức trắc nghiệm lại là nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê. Để đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục nhiều giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra ,đánh giá. Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực , tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Là một giáo viên môn địa lí, tôi nghĩ bản thân phải có trách nhiệm làm sao cho học sinh hiểu và yêu thích bộ môn này, tạo cho học sinh sự hứng khởi, niềm đam mê học hỏi, sáng tạo để nắm vững kiến thức địa lí nói chung và phần kỹ năng thực hành nói riêng. Từ đó có thể ứng dụng linh hoạt vào việc giải quyết các bài tập và làm bài thi một các có hiệu quả nhất. Trên thực tế chưa có một cuốn sách , một tài liệu nào đưa ra có tính chuẩn chỉnh về nội dung kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, để giáo viên và học sinh lấy đó làm chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng trong quá trình dạy và học. Nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê không phải là những câu hỏi khó, nhưng các em lại rất dễ mất điểm trong phần này nếu các em không được trang bị những kiến thức cơ bản. Để thực hiện được điều đó, trong quá trình giảng dạy, tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp tìm ra các phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt các câu hỏi phần kỹ năng và lấy được điểm tối đa trong phần nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê.Vấn đề đặt ra là: Dạy học sinh phần kỹ năng thực hành như thế nào để đạt hiệu quả? Đó chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn một số kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, dạng câu hỏi trắc nghiệm, cho học sinh khối 12 trường THPT Trần Phú ”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp học sinh có kỹ năng cơ bản về nhận biết biểu đồ và nhận xét chính xác bảng số liệu thống kê theo yêu cầu của đề bài. Từ đó các em sẽ có cách học tích cực hơn, tự tin hơn và có khả năng tư duy sáng tạo, chủ động trong học tập và trong quá trình làm bài thi để đạt hiệu quả cao nhất. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh khối 12 Trường THPT Trần Phú và đặc biệt là các đối tượng học sinh ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thực tiễn giảng dạy học sinh khối 12 - Tham khảo sách bộ đề luyện thi THPT quốc gia, tài liệu tập huấn môn địa lí, mạng internet. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT Trần Phú, Với chất lượng học sinh đầu vào thấp, khi dạy học sinh về phần kỹ năng thực hành,nhất là phần nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê. Tôi thấy, nếu chỉ truyền thụ kiến thức một cách đơn thuần thì phần đông học sinh sẽ không nắm vững được kỹ năng để nhận diện biểu đồ và nhận xét chính xác bảng số liệu thống kê. Vì thế khi cho các em làm bài tập hoặc bài kiểm tra trắc nghiệm địa lí đa số các em đều không đạt được điểm tối đa ở phần này. Để giúp các em khắc phục những hạn chế của mình , đồng thời trang bị cho các em sự tự tin về phần kiến thức kỹ năng. Qua nhiều năm giảng dạy, mày mò tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi đã đưa ra một số phương pháp để hướng dẫn học sinh có kỹ năng về nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê và khi áp dụng các phương pháp đó tôi nhận thấy , học sinh đã có nhiều tiến bộ, kết quả làm bài tập và các bài kiểm tra đã tốt hơn rất nhiều. Một số phương pháp tôi đã thực hiện đó là: Trước hết tôi hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu. Sau đó chỉ ra các dấu hiệu nhận biết để các em dễ dàng dựa vào đó để nhận biết biểu đồ một cách nhanh nhất . Đối với nhận xét bảng số liệu thống kê tôi cho các em nắm vững các công thức tính toán cơ bản và cần thiết , rồi hướng dẫn các em cách nhận xét đối với từng loại câu hỏi cụ thể. Cuối cùng cho các em làm một số bài tập đặc trưng để củng cố kiến thức. Làm như vậy tôi thấy có hiệu quả rõ rệt , bởi học sinh không những có kiến thức cơ bản về kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê mà còn biết vận dụng linh hoạt các kỹ năng đó trong quá trình học và làm bài thi.Do đó kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Đó chính là những căn cứ đề tôi viết đề tài này. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh học được cái gì, đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn số đông giáo viên chưa từ bỏ được kiểu dạy học truyền thống, đó là giáo viên chỉ biết say sưa truyền thụ kiến thức, còn học sinh thì tiếp thu bài một cách thụ động, mô tuýp. Và phần lớn học sinh vẫn theo lối mòn xưa chờ đợi vào kiến thức sẵn có mà giáo viên đưa ra. Vì vậy, hầu hết các em không biết vận dụng linh hoạt các kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo. Đứng trước thực trạng trên, tôi thiết nghĩ phải lảm thế nào để trong việc giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp cho các em lĩnh hội được kiến thức cơ bản, người thầy còn phải biết kích thích tính tích cực, sự say mê học hỏi của học sinh trong học tập, đòi hỏi học sinh phải có ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt được mục tiêu đó. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng thực hành cho các em là hết sức cần thiết. Trên cơ sở kiến thức kỹ năng mà học sinh được học về cách nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, học sinh phải vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt để làm bài tập và làm bài thi một cách tốt hơn. Qua đó các em sẽ ngày càng yêu thích môn học này. Đó chính là lý do, là động lực để bản thân tôi phải nỗ lực, tìm tòi sáng tạo đưa ra các phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Mang lại niềm vui hứng thú học tập cho các em. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Bằng những kiến thức về phần kỹ năng thực hành môn địa lý và những kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy, để phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình viết sáng kiến tôi đã dùng phương pháp gợi động cơ kích thích tính tích cực, khả năng tư duy, sáng tạo, say mê, tìm tòi học hỏi của học sinh qua cách dạy “rèn luyện kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê” được trình bày qua các giải pháp dưới đây: - Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu. - Hướng dẫn học sinh nhận biết biểu đồ thông qua các dấu hiệu nhận biết. - Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê phần câu hỏi có tính toán hoặc không cần tính toán. - Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng. 2.3.1. Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu. 2.3.1.1. - Hệ thống lại các dạng biểu đồ. Tại sao lại phải hệ thống lại các dạng biểu đồ? Bởi vì trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh còn chưa biết hết các dạng biểu đồ, đa số các em mới chỉ biết rõ biểu đồ tròn, biểu đồ cột, còn biểu đồ đường, biểu đồ miền hay biểu đồ kết hợp các em đang còn lơ mơ, nhiều em còn chưa hình dung ra hình dạng nó như thế nào. Vì vậy để các em nhận biết được các dạng biểu đồ trong phần câu hỏi trắc nghiệm môn địa lí thì trước hết phải cho các em thấy rõ được các dạng biểu đồ cơ bản. Hơn nữa trong phần ôn tập và các đề thi còn có các câu hỏi dạng như cho biểu đồ và yêu cầu cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? Vì vậy việc hệ thống lại các dạng biểu đồ cho các em là hết sức cần thiết. Dưới đây là các dạng biểu đồ cơ bản thường gặp: * Biểu đồ hình tròn. Biểu đồ thể hiện cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện vận tải năm 2005 và năm 2010 * Biểu đồ kết hợp. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh * Biểu đồ miền Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1998-2014 * Biểu đồ cột. * Biểu đồ đường. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng Than, dầu thô, điện qua các năm 2000- 20012 2.3.1.2. Một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu. Có rất nhiều bảng số liệu thống kê, tuy nhiên ở đây tôi chỉ đưa ra hai dạng cơ bản nhất để các em dễ phân biệt. * Bảng số liệu yêu cầu nhận xét không cần tính toán: Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm( Đơn vị : Tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2014 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 565,7 833,7 815,5 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 454,5 768 958,4 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đúng về giá trị xuất, nhập khẩu Nhật Bản trong giai đoạn 1990- 2014? A. Xuất khẩu tăng,nhập khẩu giảm. B. Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. C. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. D.Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu. * Bảng số liệu yêu cầu nhận xét có tính toán: Ví dụ : Cho bảng số liệu sau: Số khách du lịch quốc tế đến và tổng thu từ khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014. Khu vực Số khách du lịch quốc tế đến( nghìn lượt người) Tổng thu từ khách du lịch(triệu USD) Đông Bắc Á 136276 237965 Đông Nam Á 97263 108094 Tây Á 52440 51566 Nam Á 17495 29390 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh số khách du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Bắc Á? A. Ít hơn 1,4 lần. C. Chỉ bằng 7,1%. B. Chỉ bằng 71,4% D. Ít hơn 39013 lượt khách. 2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận biết biểu đồ thông qua các dấu hiệu nhận biết. Để nhận biết biểu đồ một cách nhanh nhất và chính xác nhất các em phải dựa vào hai dấu hiệu cơ bản đó là: - Yêu cầu thể hiện của đề bài. - Bảng số liệu đã cho. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết cho từng loại biểu đồ. 2.3.2.1. Biểu đồ hình tròn. *Dấu hiệu nhận biết. - Yêu cầu thể hiện: + Cơ cấu(%) + Tỉ trọng (%) + Tỉ lệ (%) + Qui mô + Qui mô, Cơ cấu(%) - Bảng số liệu: + Cho ≤ 3 năm. + Cho ≤ 3 địa điểm. 2.3.2.2. Biểu đồ hình cột. * Dấu hiệu nhận biết. - Yêu cầu thể hiện: + Hơn,kém; nhiều, ít; so sánh các yếu tố, tình hình phát triển. + Số lượng, sản lượng, số dân. + Mật độ dân số (người/km2), thu nhập bình quân (GDP/người), bình quân lương thực (kg/người), năng suất lúa bình quân( tấn, tạ/ha) - Bảng số liệu : + 1 năm cho các vùng kinh tế, tỉnh (Thành phố), các loại sản phẩm. + 4 năm trở lên cho thể hiện sản lượng, số lượng, số dân 2.3.2.3.Biểu đồ đường(đồ thị) * Dấu hiệu nhận biết. - Yêu cầu thể hiện động thái phát triển gắn với các cụm từ: + Gia tăng. + Biến động + Phát triển + Tăng trưởng. + Tốc độ gia tăng(%). + Tốc độ tăng trưởng(%). - Bảng số liệu gắn liền với chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên. 2.3.2.4. Biểu đồ miền. * Dấu hiệu nhận biết. - Yêu cầu thể hiện: + Cơ cấu . + Sự thay đổi cơ cấu. + Sự chuyển dịch cơ cấu. - Bảng số liệu gắn liền với chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên. 2.3.2.5. Biểu đồ kết hợp. * Dấu hiệu nhận biết. - Yêu cầu thể hiện: Mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển. - Bảng số liệu : + Hai đơn vị khác nhau + Thời gian ít nhất phải từ 4 năm trở lên + Các đối tượng cho phải có mối quan hệ với nhau ( Ví dụ: Diện tích – Sản lượng, Nhiệt độ - lượng mưa, Khách du lịch - Doanh thu du lịch, .). 2.3.3. Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê. 2.3.3.1 Đối với câu hỏi nhận xét bảng số liệu không có tính toán. * Bước 1: Gv hướng dẫn học sinh phải đọc kỹ yêu cầu câu hỏi. Vì sẽ có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp thứ nhất câu hỏi yêu cầu tìm “Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên”. - Trường hợp thứ 2 câu hỏi yêu cầu tìm” Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên”. * Bước 2: Đọc chính xác các phương án. * Bước 3: Quan sát kỹ bảng số liệu. Trong trường hợp thứ nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ từng phương án, kết hợp với quan sát bảng số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc để chọn phương án đúng hoặc dùng phương pháp loại trừ phương án sai sẽ còn lại phương án đúng rồi chốt đáp án. Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua các năm (Đơn vị %) Năm Thành phần kinh tế 2000 2005 2010 2015 Nhà nước 9,3 9,5 10,4 9,8 Ngoài nhà nước 90,1 88,9 86,1 86 Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,6 3,5 4,2 Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên ? A. Đại bộ phận lao động nước ta tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước. B. Tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. C. Không có sự thay đổi trong cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế. D. Sự thay đổi này không phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Giáo viên hướng dẫn cách làm: - Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ yêu cầu nhận xét, xem đề yêu cầu tìm nhận xét đúng hay không đúng với bảng số liệu.Trong câu hỏi đề yêu cầu tìm nhận xét đúng. - Sau đó đọc từng phương án, kết hợp với quan sát bảng số liệu để tìm ra câu trả lời chính xác. Cụ thể: + Phương án( A). Đại bộ phận lao động tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước. Sau khi đọc phương án các em phải quan sát bảng số liệu và tiến hành so sánh bảng số liệu theo cột dọc, các em sẽ nhận thấy đại bộ phận lao động không phải tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước mà tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước. Như vậy nhận xét này sai. + Phương án (B). Tỉ lệ lao đông ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Trong câu nhận xét này học sinh phải so sánh số liệu theo hàng ngang tại thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài qua các năm và các em sẽ nhận thấy tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục qua các năm. Như vậy nhận xét này là đúng và học sinh có thể chốt luôn đáp án đúng là phương án (B). Tuy nhiên, các em vẫn có thể xét thêm các phương án còn lại cho chắc chắn. Cụ thể: + Phương án (C). Không có sự thay đổi trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. Phương án này các em phải xem xét tất cả các thành phần kinh tế với sự thay đổi số liệu theo hàng ngang. Qua bảng số liệu các em sẽ thấy cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. Cụ thể : . Tỉ lệ lao động trong thành phần nhà nước tăng. . Tỉ lệ lao động thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm. . Tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Như vậy phương án này cũng sai + Phương án (D).Sự thay đổi này không phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Nhận xét này không đúng vì sự thay đổi này phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, ý này các em đã được học trong chương trình địa lí 12. Tóm lại qua việc phân tích từng phương án, kết hợp với bảng số liệu thống kê và kiến thức địa lí đã học các em có thể dễ dàng tìm ra nhận xét đúng của câu này. Đó là phương án (B) – Tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng Trường hợp thứ 2: Tìm nhận xét “không đúng” Các bước làm tương tự trường hợp thứ nhất, tuy nhiên giáo viên nhắc học sinh đọc câu hỏi chậm hơn và dừng lại ở từ in nghiêng , in đậm để nhớ rõ nội dung câu hỏi. Vì nhiều khi các em cứ quen với lối mòn một chiều là đi tìm cái đúng, nên dễ bị nhầm lẫn dẫn đến sai lầm đáng tiếc. 2.3.3.2. Đối với câu hỏi nhận xét có tính toán. Để làm được những câu hỏi dạng này, học sinh cần nắm vững một số công thức tính toán cơ bản trong địa lí . Nếu không biết tính toán các em sẽ không thể tìm ra được đáp án chính xác, cho nên sẽ không đạt được điểm tối đa trong phần kỹ năng thực hành và đây là điều đáng tiếc cho các em. Vì vậy tôi đã hệ thống lại các công thức tính toán cho các em. Và dưới đây là một số công thức cơ bản thường gặp: 2.3.4. Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng. 2.3.4.1. Dạng bài tập nhận biết biểu đồ. Để nhận biết chính xác các dạng biểu đồ theo yêu cầu của câu hỏi, tôi hướng dẫn các em dựa vào dấu hiệu nhận biết đã học ở phần trên.Đó là dựa vào các “từ khóa” và bảng số liệu. *Bài tập 1: Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014 Năm Số lao động đang làm việc (triệu người) Cơ cấu (%) Nông – Lâm – Ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 2005 42,8 57,3 18,2 24,5 2014 52,7 46,3 21,3 32,4 Để thể hiện quy mô, cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế, dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ miền Giáo viên hướng dẫn cách làm: Bước 1: Để tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ yêu cầu thể hiện của đề bài và tìm ra các dấu hiệu nhận biết . Bước 2: Tôi gọi một vài học sinh lựa chọn đáp án và chỉ ra các dấu hiệu nhận biết. Bước 3: Sau khi các em đưa ra kết quả lựa chọn, tôi tiến hành nhận xét, sửa lỗi cho các em, chỉ ra cái đúng và chưa đúng cần phải rút kinh nghiệm, rồi chốt đáp án Biểu đồ thích hợp là: A. Biểu đồ hình tròn. Vì dựa vào các dấu hiệu nhận biết của biểu đồ hình tròn đó là: *Dấu hiệu nhận biết. - Yêu cầu thể hiện: + Cơ cấu(%) + Tỉ trọng (%) + Tỉ lệ (%) + Qui mô + Qui mô, Cơ cấu(%) - Bảng số liệu: + Cho ≤ 3 năm. + Cho ≤ 3 địa điểm. Như vậy các em chỉ cần áp vào các dấu hiệu nhận biết của biểu đồ tròn là có thể tìm ra câu trả lời chính xác.Cụ thể : + Đề yêu cầu thể hiện có từ : “Quy mô, cơ cấu”. + Bảng số liệu: 2 năm ( Biểu đồ hình tròn cho ≤ 3 năm hoặc ≤ 3 địa điểm) không vượt quá số năm cho phép. Hai dấu hiệu trên là điều kiện cần và đủ để các em lựa chọn đáp án (A). *Bài tập 2: SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm Tổng số dân (nghìn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_mot_so_ky_nang_nhan_biet_bieu_do_va_nhan_xet.doc