SKKN Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức liên hệ, mở rộng, nâng cao trong giờ Đọc văn để làm tốt bài làm văn NLVH trong đề thi THPT Quốc gia
Dạy học Văn đã và đang là một công việc khó khăn và nhiều thách thức với cả người dạy lẫn người học. Nhất là trong những năm gần đây, ngành Giáo Dục (GD) nói chung và việc thi cử đối với môn Ngữ văn nói riêng liên tục đổi mới (về cấu trúc đề thi, dạng câu hỏi, phạm vi kiến thức, mức độ phân hóa.). Hơn thế, học sinh thường than phiền là Văn khó hiểu, khó nhớ, khó được điểm cao như các môn tự nhiên hoặc các môn thi trắc nghiệm (Từ năm 2017, trừ môn Ngữ Văn thi ở hình thức tự luận còn tất cả các môn thi khác như: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân đều thi ở hình thức trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT Quốc Gia). Với những em học được (hiểu bài là viết được) đã khó thì với những học sinh học yếu, mất gốc lại càng khó. Những học sinh này chậm hiểu, thậm chí có hiểu cũng khó vận dụng. Để làm được bài ở mức độ 4 hay 5 điểm các em còn phải học thuộc bài học theo kiểu học vẹt - nếu các em chăm chỉ. Còn với những học sinh (HS) đã yếu, đã kém, lại lười và mất gốc thì thật sự là nỗi ám ảnh của người dạy. Bài thi của những HS này thường có phổ điểm từ 0 đến 3. Và với những em như thế thì môn văn thực sự là nỗi kinh hoàng!
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Dạy học Văn đã và đang là một công việc khó khăn và nhiều thách thức với cả người dạy lẫn người học. Nhất là trong những năm gần đây, ngành Giáo Dục (GD) nói chung và việc thi cử đối với môn Ngữ văn nói riêng liên tục đổi mới (về cấu trúc đề thi, dạng câu hỏi, phạm vi kiến thức, mức độ phân hóa...). Hơn thế, học sinh thường than phiền là Văn khó hiểu, khó nhớ, khó được điểm cao như các môn tự nhiên hoặc các môn thi trắc nghiệm (Từ năm 2017, trừ môn Ngữ Văn thi ở hình thức tự luận còn tất cả các môn thi khác như: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân đều thi ở hình thức trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT Quốc Gia). Với những em học được (hiểu bài là viết được) đã khó thì với những học sinh học yếu, mất gốc lại càng khó. Những học sinh này chậm hiểu, thậm chí có hiểu cũng khó vận dụng. Để làm được bài ở mức độ 4 hay 5 điểm các em còn phải học thuộc bài học theo kiểu học vẹt - nếu các em chăm chỉ. Còn với những học sinh (HS) đã yếu, đã kém, lại lười và mất gốc thì thật sự là nỗi ám ảnh của người dạy. Bài thi của những HS này thường có phổ điểm từ 0 đến 3. Và với những em như thế thì môn văn thực sự là nỗi kinh hoàng! Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp nhiều năm, tiếp xúc với nhiều đối tượng HS (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém...), tôi nhận ra rằng để HS có thể nhớ kiến thức, có thể hiểu được bài học không phải ta chỉ dạy một lần, một bài là được. Để giúp các em khắc sâu ghi bài học trong giờ Đọc hiểu văn bản (còn gọi là Đọc văn - từ đây trở đi sẽ gọi là Đọc văn) nhất thiết người thầy phải tìm cách để các em được ôn lại kiến thức một cách "vô thức" và "tự nhiên" nhất thông qua việc xâu chuỗi kiến thức ở từng bài học, từng tiết học bằng việc người thầy giúp các em có cái nhìn kết nối, liên hệ, so sánh mở rộng và nâng cao trong từng giờ, từng bài Đọc văn. Từ đó hình thành cho các em thói quen tư duy, so sánh, liên hệ mở rộng giữa các bài học có cùng chủ đề, giữa các chi tiết có sự tương đồng hay khác biệt, giữa những hình ảnh có liên quan,...nhằm góp phần đánh thức kiến thức cũ, khơi gợi kiến thức mới, đồng thời tạo nguồn cảm hứng cho bài học. Thói quen liên hệ mở rộng ngay trong giờ đọc hiểu cũng sẽ hình thành ở các em kĩ năng này trong bài làm văn hướng tới chinh phục bài văn nghị luận văn học (NLVH) trong đề thi THPT Quốc Gia. Hơn nữa, phân tích kĩ Đề thi minh họa của bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018, công văn hướng dẫn ôn thi THPT Quốc Gia của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, ta thấy Đề thi minh họa THPT quốc gia năm nay (2018), phần nghị luận văn học còn có hẳn yêu cầu liên hệ nâng cao giữa kiến thức tác phẩm văn học (TPVH) thuộc chương trình lớp 12 và kiến thức TPVH thuộc chương trình lớp 11. Đáng chú ý là tỉ lệ điểm cũng khá cao: “Phần liên hệ, so sánh lớp 11 chú ý khoảng từ 0,5 - 1,0 điểm (chiếm từ 10 - 20% điểm của phần nghị luận văn học) nên viết đúng trọng tâm, không quá dài. Nên chỉ ra điểm gặp gỡ, khác biệt của vấn đề. Từ đó, rút ra những vấn đề về tư tưởng, nội dung nghệ thuật để viết bình luận nâng cao” [1]. Trong thực tế dạy học của mình, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đúc rút thành kinh nghiệm của bản thân nhằm "Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức liên hệ, mở rộng, nâng cao trong giờ Đọc văn để làm tốt bài làm văn NLVH trong đề thi THPT Quốc gia". Đề tài này có ý nghĩa quan trong vừa giúp HS tự tin trước kì thi và vừa góp phần nâng cao chất lượng bài làm trong kì thi có tính chất bước ngoặt cuộc của đời. 1.2. Mục đích nghiên cứu Để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc đổi mới chương trình đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới với các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt là đổi mới trong hoạt động sư phạm của giáo viên. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xác định: "Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của người học" [2]. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nắm bắt được cách làm bài theo hướng đổi mới ấy và đạt kết quả tốt trong các kì thi - đặc biệt là kì thi THPT Quốc Gia. Đó là một trăn trở không phải chỉ ở riêng tôi. Với đề tài này, tôi mong muốn từ những kiến thức liên hệ, mở rộng nâng cao mà học sinh được trang bị trong giờ Đọc văn, sẽ hướng dẫn và rèn luyện cho các em kĩ năng vận dụng để làm tốt bài văn NLVH theo định hướng của đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018 - hướng tới chinh phục bài thi THPT Quốc gia 2018 - dạng bài có yêu cầu liên hệ mở rộng và nâng cao kiến thức thuộc tác phẩm Ngữ văn lớp 12 với tác phẩm Ngữ văn lớp 11. "Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức liên hệ, mở rộng, nâng cao trong giờ Đọc văn để làm tốt bài làm văn NLVH trong đề thi THPT Quốc gia" là một việc làm cần thiết. Nhằm khắc phục phần nào những tồn tại trong dạy học văn, giúp học sinh làm tốt một phần quan trong trong bài thi THPT Quốc gia. Nó đặc biệt ý nghĩa hơn trong xu hướng ra đề thi tránh học tủ, học vẹt ngày nay. Đồng thời góp phần tạo nên không khí tươi mới sinh động hấp dẫn cho mỗi giờ đọc văn. Các em có cơ hội “vừa học vừa ôn tập”, “vừa học vừa sáng tạo”. Giờ học Văn vì thế cũng bớt nhàm chán, đơn điệu hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong thực tiễn thi cử của HS ở bộ môn Văn (ở đây tôi chủ yếu bàn về bài làm văn NLVH), dù là bài thi nào, kì thi nào (thi HS giỏi, thi THPT Quốc gia, thi học kì...) thì nhiệm vụ của người thí sinh là sau khi giải quyết tốt nhất yêu cầu chính của đề bài, nếu muốn được điểm khá giỏi (điểm 8; 9; 10) các em đều phải có phần liên hệ mở rộng khẳng định và nâng cao về vấn đề đã phân tích, cảm nhận – cho dù đề bài không yêu cầu cụ thể. Đây là một trong những phần quan trọng chứng tỏ năng lực và vốn kiến thức sâu rộng của người viết. Và cũng chính là cơ sở quan trọng để các giám khảo lấy làm căn cứ quyết định mức điểm cộng cho bài viết. Khi chúng tôi đi chấm thi HS giỏi, chấm thi THPT Quốc Gia điều này lại càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu và áp dụng đề tài "Hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức liên hệ, mở rộng, nâng cao trong giờ Đọc văn để làm tốt bài làm văn NLVH trong đề thi THPT Quốc gia", tôi kì vọng có thể hình thành ở HS những kiến thức kĩ năng cần thiết giúp các em tự tin hơn trong mỗi bài thi, hào hứng hơn trong mỗi bài học. Có thể vận dụng và vận dụng tốt khi làm văn NLVH trong bài thi nói chung và kì thi THPT Quốc gia nói riêng. Đồng thời khảo sát đánh giá lại hiệu quả trong công tác giảng dạy của mình. Từ đó tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giờ Đọc văn, góp phần hình thành kĩ năng liên hệ mở rộng cho HS trong từng bài viết - nhất là trong đề thi có yêu cầu cụ thể như trong kì thi THPT Quốc Gia 2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục đích nghiên cứu của mình, tôi đã tiến hành nhiều phương pháp như sau : - Phương pháp quan sát, điều tra: Dùng phương pháp này để nắm được thực trạng dạy học - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng phương pháp này để phân tích các tài liệu liên quan đến thực tế làm bài của học sinh từ đó xác lập các lý thuyết liên quan đến đề tài. - Phương pháp thực nghiệm: Dùng phương pháp này để kiểm chứng tính hợp lý và tính khả thi của đề tài. - Phương pháp đàm thoại (với học sinh trong và sau giờ học, với đồng nghiệp trong giờ sinh hoạt chuyên môn) để tìm hiểu về tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là “Giảng văn”, “Phân tích văn”thì SGK cải cách đã thay bằng thuật ngữ “Đọc- hiểu văn bản” và giờ đây là chúng tôi gọi là "Đọc văn". Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi thay đổi quan niệm về bản chất của môn Văn, cả về phương pháp dạy học Văn và các hoạt động khi tiếp nhận TPVH cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”. “Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”.[3] Còn với Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”.[4] Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của HS. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của HS, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà phương pháp dạy học Văn thay bằng khái niệm “Đọc hiểu văn bản” -còn gọi là "Đọc văn". Liên hệ được hiểu là: từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định.[5] Trong dạy đọc văn, liên hệ là một hoạt động thường xuyên của người thầy giúp HS có cơ sở để ghi nhớ thức của bài học. Giáo viên có thể hướng dẫn HS của mình liên hệ giữa chi tiết, hình ảnh, nhân vật, sự kiện ở tác phẩm này với chi tiết, hình ảnh, nhân vật, sự kiện ở tác phẩm khác, với hiện thực đời sống và những trải nghiệm thực tế của bản thân...nhằm khắc sâu kiến thức đã học một các tự nhiên nhất. Đây là một hoạt động khá khó khăn đòi hỏi người người dạy phải nghiên cứu kĩ càng và thao tác nhanh gọn rõ ràng mới thuyết phục được học sinh trong khoảng thời gian eo hẹp (ba đến năm phút) của một giờ học. Trong giờ Đọc văn, những liên hệ có thể được tiến hành đa dạng, nhiều mức độ như: nhan đề, cảm hứng, đề tài, nhân vật, chi tiết, hình ảnh... Có thể liên hệ với tác phẩm của cùng tác giả hoặc khác tác giả; có thể liên hệ tác phẩm cùng trong chương trình THPT hoặc ngoài chương trình. Liên hệ còn có thể xảy ra ở những vấn đề trong tác phẩm và những trải nghiệm trong chính thực tế đời sống của người dạy và người học. Tuy nhiên, ở đây, trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ xin đề cập đến sự liên hệ, mở rộng, nâng cao trong phạm vi các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Triệu Sơn 5 là một ngôi trường đóng trên địa bàn mà dân cư tới 97% là thuần nông của huyện Triệu Sơn. Trình độ dân trí thấp. Nhà trường lại mới được chuyển sang công lập. Chất lượng đầu vào của HS nói chung là còn nhiều hạn chế. Số em học được môn Ngữ văn lại càng hiếm hoi. Các em ngại học văn, sợ thi văn. Điểm thi kháo sát chất lượng (KSCL) của các em thường không cao. Đây là một thực trạng đáng báo động với cả thầy và trò. Mặt khác, theo như đề thi minh họa THPT môn Ngữ văn năm 2018 thi đề thi có sự thay đổi sâu sắc ở phần NLVH. Phần này đề bài yêu cầu thí sinh phải biết liên hệ, tích hợp kiến thức của TPVH Ngữ Văn 12 và TPVH Ngữ văn 11. Để làm tốt phần này (phần chiếm một nửa số điểm trong thang điểm 10), trước hết các em học sinh phải có kiến thức hệ thống của toàn bộ chương trình lớp 12 và chương trình lớp 11. Đề thường tích hợp theo yêu cầu từ chương trình lớp 12 trước, sau đó liên hệ với chương trình lớp 11. Đề tích hợp hỏi theo hướng mở và vô cùng phong phú, đa dạng về yêu cầu. Thông thường câu hỏi tích hợp sẽ là: hỏi tích hợp tác phẩm của cùng một tác giả; theo nhóm nhân vật, hỏi tích hợp nhóm đề tài, tích hợp nhóm chủ đề; tích hợp theo phong cách sáng tác; tích hợp để so sánh làm nổi bật 2 trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật (như tình huống, bố cục, cách kết thúc)... Theo đánh giá chung của các giáo viên văn, đây là một dạng đề khó. Bởi vậy, việc làm bài thi, bài kiểm tra với các em HS trường tôi gần như là một "cực hình". Hơn nữa kể từ kì thi năm 2017, thời gian làm bài môn Ngữ văn bị thu hẹp (từ 180 phút (Đại học), 150 phút (Tôt nghiệp THPT) nay chỉ còn lại 120 phút). Đó là một thách thức lớn với các em thí sinh. Thực tế, kể từ khi bài thi môn Ngữ văn chỉ thi trong 120 phút trong nhiều lần thi tại trường tôi, rất nhiều HS của chúng tôi không hoàn thành bài viết của mình, điển hình như các em Nhữ Văn Vùng, Đỗ Văn Tùng, Lê Thị Uyên... (Lớp 12A5 năm học 2016 - 2017), Em Lê Tiến Tuấn, Đỗ Thị Trang, Phạm Thị Quỳnh, Hoàng Thị Duyên, (Lớp 12A1 năm học 2017 - 2018). Đáng chú ý là trong số những HS không làm bài xong có cả những em là HS khá, giỏi. Có em xong được bài lại vội vàng mà "quên" phần mở rộng nâng cao để khẳng định vấn đề khiến bài làm có kết quả không như mong muốn. Những lần thi thử cuối cùng tại trường (Trường THPT Triệu Sơn 5) đa phần các em đã khắc phục được lỗi chưa hoàn thành bài viết. Nhưng phần liên hệ nâng cao mở rộng ở cuối bài thì một số em vẫn còn "bỏ sót". Tìm hiểu nguyên nhân tôi được biết do các em chưa hình thành được kĩ năng này một cách thuần thục, nên lúc đi thi, thời gian thúc bách các em không nghĩ ra kịp và đành "bỏ qua". Đó là một trong những điều khiến các em nuối tiếc nhất khi cô giáo chữa lại bài viết và rút kinh nghiệm cho lần thi sau. Để giúp các em HS của mình bình tĩnh, tự tin và khắc phục những tồn tại nêu trên trong bài viết, bản thân tôi đã trao đổi với đồng nghiệp trong tổ bộ môn và đã từng bước tiến hành "Hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức liên hệ, mở rộng, nâng cao trong giờ Đọc văn để làm tốt bài làm văn NLVH trong đề thi THPT Quốc gia". 2.3. Những giải pháp thực hiện 2.3.1. Hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng liên hệ, mở rộng, nâng cao trong giờ Đọc văn Như trên đã nói, trong mỗi giờ đọc văn trên lớp tôi đã hình thành kĩ năng liên hệ hoặc tạo mối liên hệ giữa các tác phẩm với nhau dù đó chỉ là một chi tiêt, một hình ảnh có ý nghĩa có ý nghĩa tương đồng...Việc hình thành kiến thức liên hệ, mở rộng và nâng cao trong giờ học văn thường được tôi tiến hành cả ở 3 khối lớp và ở mỗi bài học. Ví dụ 1: Khi dạy học sinh Đọc văn bài "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão, nhằm giúp các em hiểu sâu sắc ý nghĩa nhân văn cao đẹp trong nỗi thẹn của tác giả tôi hướng các em liên hệ với nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến. Trong bài Thu vịnh- một trong ba bài thơ xuất sắc của chùm "Thơ thu" trứ danh, ông cũng từng ngậm ngùi: Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào Ông Đào ở đây là Đào Tiềm, một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, Cụ Tam nguyên Yên Đổ thẹn vì khiêm tốn thấy mình còn chưa khí tiết và tài năng như vậy. Đó là những nỗi thẹn nâng cao tầm vóc vị thế của những nhân các đẹp. Ví dụ 2: Khi dạy bài "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi có một hình ảnh đẹp của cuộc sống được khắc họa: Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Khi dạy đến đây tôi thường liên hệ đến hình ảnh cái chợ phiên ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam "Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất..." để các em có thể tự so sánh và rút ra nhận xét về vẻ đẹp và đặc điểm của bức tranh đời sống mà Nguyễn Trãi đã tái hiện. Ngược lại, khi dạy đến tác phẩm "Hai đứa trẻ", trong phần "Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong cảnh ngày tàn và những kiếp đời tàn", tôi lại nhắc lại hai câu thơ này và yêu cầu các em liên hệ để thấy được nét riêng và điểm chung của hai bức tranh, hai cách nhìn và tâm trạng của mỗi tác giả. Từ đó các em có thể nhận thấy những điểm chung có tính nhân bản trong con mắt nghệ thuật của hai tác giả lớn trong nền văn học Việt Nam. Ví dụ 3: Khi dạy bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận, ở khổ thơ cuối, nhà thơ miêu tả cảnh hoàng hôn đầy gợi cảm và ấn tượng. Ngoài việc liên hệ để HS thấy được sự tài tình của tác giả khi sử dụng những thi liệu đậm chất cổ điển (chim, mây, khó hoàng hôn) nhưng vẫn thổi vào đó cái linh hồn của Thơ mới- cái điệu tâm hồn của chính nhà thơ. Tôi cũng liên hệ để thấy được sự "gặp gỡ" giữa Huy Cận với Hồ Chí Minh trong bài thơ "Chiều tối" của Người. Thi liệu cũ, nhưng tấm lòng và nỗi niềm lại mang vẻ đẹp riêng, rất hiện đại, rất nhân bản... Ví dụ 4: Khi dạy bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu lúc nhấn mạnh quan niệm mới mẻ của nhà thơ về dòng chảy tuyến tính bất tận của thời gian và khát vọng sống mạnh mẽ, mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong khổ thơ cuối bài thơ "Vội vàng": Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Tôi lại định hướng các em liên hệ với khát vọng táo bạo mãnh liệt của Xuân Quỳnh trong hai khổ thơ cuối của bài thơ "Sóng" : “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”. Ví dụ 5: Khi tìm hiểu truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài đến chi tiết tiếng sáo - biểu tượng đẹp cho tự do, tình yêu, hạnh phúc ngay từ đầu đã đánh thức tâm hồn đang an phận, nhóm lên những khát khao. Điệu hồn tha thiết của người Mèo làm hồi sinh tâm hồn và giục giã Mị hành động như một người tự do rồi đưa Mị đến với bầu trời của tự do, tình yêu, hạnh phúc, thoát khỏi hiện tại éo le trong chốc lát, quên đi cảnh ngộ hiện tại của bản thân Thật đặc biệt, trong giờ học ấy có một học sinh chưa cần cô giáo gợi mở đã chủ động giơ tay nói với cô và cả lớp rằng bạn ấy thấy chi tiết này gợi cho bạn ấy nhớ đến chi tiết bát cháo hành mà thị Nở đem đến cho Chí Phèo. Ngay lập tức lời chia sẻ ấy nhận được sự đồng cảm của cô giáo và toàn thể các bạn. Giờ học vì thế mà hào hứng sôi nổi hẳn lên. Sau đó tôi mời một học sinh lên nhắc lại những kiến thức liên quan đến ý nghĩa chi tiết bát cháo hành của thị Nở. Cả lớp cùng nhớ lại sau khi được nhắc lại kiến thức cũ. Cùng suy ngẫm và cảm nhận. Vẫn trong khi phân tích "Vợ chồng A Phủ", chi tiết Mị hồi sinh tâm hồn trong đêm tình mùa xuân, học sinh của tôi lại hào hứng liên hệ với sự thức tỉnh của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Bài học cũng nhờ vậy mà trôi đi một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Cứ như thế, việc liên hệ trong từng bài học tiết học của cô trò chúng tôi dần trở thành một thói quen, một điều thú vị. Có hôm trong giờ học có em thi nhau liên khiến giờ học trở nên sôi nổi, hào hứng. Không chỉ những em học tốt chăm phát biểu mà cả những em học trung bình thậm chí học yếu cũng tham gia. Tôi cảm thấy rất vui và kì vọng vào các làm của mình. Tuy nhiên, cũng có những giờ học các em liên hệ "xa quá", thậm chí chẳng ăn nhập gì với vấn đề đang học. Những trường hợp như thế vẫn có thể xảy ra và đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm để điều tiết những liên hệ có phần "sa đà' của các em. 2.3.2. Hướng dẫn cho học sinh cách làm bài văn nghị luận văn học trong bài thi theo định hướng THPT Quốc gia (hướng tới chinh phục đề thi THPT Quốc gia 2018) Để giúp cho HS khỏi lúng túng khi làm bài thi theo định hướng đề thi THPT Quốc gia (thi thử, thi định kì...) tiến tới chinh phục bài thi THPT Quốc gia, trong quá trình ôn tập tôi thường định hướng rõ cho các em cách làm bài văn NLVH có yêu cầu liên hệ liên tác phẩm (lớp 12 và lớp 11 hoặc lớp 11 và lớp 10). Sau đây là một ví dụ: "Mở bài [6] Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu tác giả, tác phẩm yêu cầu chính – tức là yêu cầu cơ bản trong vế đầu của đề). Thân bài Yêu cầu cơ bản: Vế phân tích/cảm nhận/ vấn đề cần nghị luận ở tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Yêu cầu nâng cao: Tức là vế liên hệ, mở rộng trong đề mà thường là liên hệ với vấn đề trong các tác phẩm chương trình Ngữ văn lớp 11. Việc này để bình luận, nhận xét về một vấn đề nào đó về phương diện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, quan điểm, phong cách sáng tác của tác giả, điểm giống và khác của các tác phẩm cùng/khác giai đoạn văn học... Lưu ý: Vế này có thể nhắc đến tác giả, tác phẩm (như đoạn trích/tác phẩm này của ai, ở đâu chẳng hạn) nhưng không nhất thiết bắt buộc phải giới thiệu. Kết bài Đánh giá chung lại vấn đề nghị luận. Ở đây, học sinh nên tập viết thành đoạn trong quá trình ôn luyện như viết đoạn mở bài, đoạn làm rõ yêu cầu cơ bản, đoạn làm rõ yêu cầu nâng cao để đi đến đoạn đánh giá chung. Sau đó, HS xem xét nội dung kiế
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_van_dung_nhung_kien_thuc_lien_he_mo.doc
- Bia SKKN 2018 - Nhat.doc
- Danh muc SKKN duoc xep loai cap nganh - Nhat.doc
- Muc luc SKKN 2018 - Nhat TS5.doc
- Tai lieu tham khao SKKN 2018 - Nhat.doc