SKKN Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS

SKKN Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS

Người xưa từng nói: Học ăn, học nói, học gói, học mở, mỗi con người chúng ta khi sinh ra không phải đã hiểu biết được tất cả mà phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện về mọi mặt thì mới nên người. Ngay từ khi bước vào cánh cửa của trường học, học sinh đã được các thầy cô giảng dạy cho đạo lí: Tiên học lễ, hậu học văn.

Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mác-XimGor-Ki đã nói: “Học văn là học làm người”. Học tốt môn Ngữ văn giúp học sinh tự tin rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè.

Trong môn Ngữ văn, phân môn Tiếng Việt chiếm số tiết ít hơn phần văn bản nhưng thực sự có ý nghĩa. Nó không chỉ là cơ sở rèn kĩ năng về ngôn ngữ cho phân môn Văn học, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp về: Tiếng, từ, cụm từ, câu. Từ khi ra trường đến nay, là ng¬ười trực tiếp đứng trên bục giảng hướng dẫn học sinh biết phân tích, cảm nhận, đánh giá về các tác phẩm văn học có giá trị, từ đó các em rút ra những bài học để bồi dư¬ỡng tình cảm, nhận thức của riêng mình. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng dạy văn, học văn đòi hỏi phải nghiên cứu tìm hiểu, tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn. Bởi chất liệu nhà văn xây dựng nên tác phẩm là ngôn từ, nhất là việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ.

Nói đến biện pháp tu từ đó là một phạm vi rộng mà học sinh đã làm quen ở bậc tiểu học nh¬ư: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ Lên cấp THCS các em càng có dịp hiểu thấu đáo hơn về các biện pháp tu từ, từ đó các em phát hiện và vận dụng vào bài làm của mình, vì vậy từ thực tế giảng dạy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS”.

 

doc 19 trang thuychi01 8022
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1.
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2.
Mục đích 
2
1.3.
đối tượng nghiên cứu
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1.
Cơ sở lí luận
3
2.2.
Thực trạng vấn đề
3
2.3.
Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3.
Kết luận - kiến nghị
 15
3.1
Kết luận
15
3.2
Kiến nghị
17
3.2
Lời kết
17
4.
Tài liệu tham khảo
19
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Người xưa từng nói: Học ăn, học nói, học gói, học mở, mỗi con người chúng ta khi sinh ra không phải đã hiểu biết được tất cả mà phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện về mọi mặt thì mới nên người. Ngay từ khi bước vào cánh cửa của trường học, học sinh đã được các thầy cô giảng dạy cho đạo lí: Tiên học lễ, hậu học văn.
Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mác-XimGor-Ki đã nói: “Học văn là học làm người”. Học tốt môn Ngữ văn giúp học sinh tự tin rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè.
Trong môn Ngữ văn, phân môn Tiếng Việt chiếm số tiết ít hơn phần văn bản nhưng thực sự có ý nghĩa. Nó không chỉ là cơ sở rèn kĩ năng về ngôn ngữ cho phân môn Văn học, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp về: Tiếng, từ, cụm từ, câu. Từ khi ra trường đến nay, là người trực tiếp đứng trên bục giảng hướng dẫn học sinh biết phân tích, cảm nhận, đánh giá về các tác phẩm văn học có giá trị, từ đó các em rút ra những bài học để bồi dưỡng tình cảm, nhận thức của riêng mình. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng dạy văn, học văn đòi hỏi phải nghiên cứu tìm hiểu, tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn. Bởi chất liệu nhà văn xây dựng nên tác phẩm là ngôn từ, nhất là việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ. 
Nói đến biện pháp tu từ đó là một phạm vi rộng mà học sinh đã làm quen ở bậc tiểu học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ Lên cấp THCS các em càng có dịp hiểu thấu đáo hơn về các biện pháp tu từ, từ đó các em phát hiện và vận dụng vào bài làm của mình, vì vậy từ thực tế giảng dạy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài“Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS” tôi muốn cung cấp cho học sinh kiến thức về đặc điểm, cấu tạo, phân loại và hiệu quả diễn đạt của các biện pháp tu từ như: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, .... Từ những kiến thức về các biện pháp tu từ được học, các em có thể tích hợp trong phần đọc - hiểu văn bản và tạo lập các văn bản tự sự, miêu tả ở lớp 6.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài ngiên cứu của tôi tập trung hướng tới đối tượng là học sinh lớp 6 THCS. Các em học sinh lớp 6 tuy đã được tiếp cận với một số biện pháp tu từ ở bậc Tiểu học nhưng để các em hiểu kĩ, hiểu sâu về đặc điểm, giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ và vận dụng vào trong việc tìm hiểu một văn bản, tạo lập văn bản thì học sinh cần được cũng cố và nâng cao hơn kiến thức về các biện pháp tu từ ở lớp 6. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS.”Tại trường THCS Lam Sơn, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp lý thuyết.
- Phương pháp thống kê, điều tra thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm.
 2. NỘI DUNG	
2.1. Cơ sở lí luận
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên soạn lại sách giáo khoa (SGK) các môn học theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) mới hiện nay, được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn có quan hệ chặt chẽ với phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn giúp học sinh phát triển tư duy một cách toàn diện. Đặc biệt việc nắm vững đặc điểm và giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ sẽ tạo điều kiện cho các em tiếp cận với những cái hay, cái đẹp về nghệ thuật của các tác phẩm văn chương để học sinh vận dụng vào bài viết của mình và phát triển kĩ năng sử dụng ngôn từ.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho mình phương pháp dạy học (PPDH) có hiệu quả khi sử dụng những biện pháp tu từ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng.
- Thực tế giảng dạy của tôi tại trường THCS Lam Sơn.
Chương trình SGK THCS đưa vào dạy học một số biện pháp tu từ, có một số biện pháp tu từ các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học, nhưng việc giúp các em cảm thụ giá trị biểu cảm của các biện pháp này không phải là vấn đề đơn giản. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách nhiều năm, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các biện pháp tu từ của phân môn Tiếng Việt. 
- Thực trạng học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS Lam Sơn.
Rõ ràng là môn Ngữ văn có một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông. Song có một thực trạng đáng buồn là hiện nay không ít học sinh thực sự không mặn mà với việc học văn, ít đọc sách, báo và các tài liệu tham khảo, lười suy nghĩ, sáng tạo. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về đặc điểm và giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ, các em thường không chỉ ra được tác dụng, thậm chí còn mơ hồ về đặc điểm của một số biện pháp tu từ.
Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ của học sinh lớp 6 trường THCS Lam Sơn đầu năm học 2016-2017 tôi đã thu được kết quả như sau:
Đầu năm học
Khối lớp
Số lượng
Số học sinh đạt yêu cầu về nhận biết đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ 
Số học sinh chưa có kỹ năng nhận biết đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ 
Số học sinh còn nhầm lẫn khi nhận biết đặc điểm của các biện pháp tu từ 
2016-2017
6
65
40(62%)
20 (31%)
5 (7%)
- Nguyên nhân của thực trạng:
+ Về phía giáo viên: Một số giáo viên khi dạy về các biện pháp tu từ ở chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS chỉ hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các ngữ liệu, những dạng bài tập trong sách giáo khoa, không cho các em tiếp cận với những ví dụ ngoài sách giáo khoa để nâng cao vốn kiến thức và sự hiểu biết của học sinh.
+ Về phía học sinh: Rất nhiều học sinh không có hứng thú khi học về các biện pháp tu từ nên các em lười suy nghĩ, ít đọc thêm tài liệu tham khảo, chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
+ Cơ sở vật chất: Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập về các biện pháp tu từ ở nhà trường còn hạn chế nên giáo viên và học sinh ít có cơ hội đọc, tham khảo để mở rộng sự hiểu biết.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
* Xác định đặc điểm của một số biện pháp tu từ
a) Biện pháp tu từ so sánh:
- So sánh, trước hết là thao tác của tư duy lô gich: Đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để tìm ra sự tương đồng hoặc đối lập giữa chúng. Do vậy, so sánh có giá trị đối với quá trình nhận thức, đem cái chưa biết đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.
 Ví dụ 1: Nhìn lên bản đồ nước ta, mạch than Đông Bắc phân bố như dáng một chiếc lưỡi hái khổng lồ đặt ngang châu thổ Bắc Bộ. Trước đây, có người ví nước ta cong cong như chiếc đòn gánh, hai đầu là hai thúng thóc.
(Thi Sảnh)
Để người đọc dễ hình dung ra vị trí hình dáng của mỏ than, của nước ta, tác giả đã đem so sánh với những vật dụng quen thuộc của đời sống nông nghiệp như: lưỡi hái, đòn gánh, 
- Bên cạnh giá trị về nhận thức, so sánh còn có giá trị tạo sắc thái biểu cảm khác nhau. Cách so sánh nhằm tạo ra các cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hình tượng gọi là so sánh tu từ.
 Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 1 được tham khảo từ TLTK số 1
- Cấu tạo đầy đủ của so sánh gồm bốn yếu tố: vế A (sự vật được so sánh), phương diện so sánh, từ so sánh, vế B (sự vật dùng để so sánh). Tuy nhiên khi sử dụng có thể vắng mặt một (một số) yếu tố nào đó. 
Ví dụ 2:
- Trẻ em như búp trên cành. (vắng mặt phương diện so sánh - gọi là so sánh chìm - làm cho người đọc có khả năng liên tưởng ở nhiều phương diện: tươi non, đầy sức sống, chứa chan hi vọng,).
- Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non
 (Tố Hữu)
 (vắng mặt từ so sánh)
- Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
(vắng mặt cả phương diện so sánh và từ so sánh)
b) Biện pháp tu từ nhân hóa:
- Nhân hóa (nhân: người; hóa: biến thành, trở thành; còn được gọi là nhân cách hóa) thực chất là một loại ẩn dụ dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để miêu tả những sự vật không phải là người hoặc xưng hô, trò chuyện với những sự vật ấy như với con người. Nhờ cách dùng như vậy mà các sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi với đời sống của con người. Cách diễn đạt nhân hóa đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.
 *Có các kiểu nhân hóa sau: 
- Dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất, của con người để miêu tả sự vật không phải là người. 
Ví dụ 3: Trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài đã dùng rất nhiều các từ ngữ nhân hóa:
Tôi đi đứng oai vệ, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he.
- Dùng các từ vốn để gọi người (cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím,) để gọi sự vật. 
Ví dụ 4: Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi “dạ” bảo “vâng”. Lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác Chào Mào, “chào bác!”. Chim gặp cô Sơn Ca, “chào cô!”. Chim gặp anh chích chòe, “chào anh!”. Chim gặp chị Sáo Nâu, “chào chị!”.
Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 2,3,4 được tham khảo từ TLTK số 1
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với con người;
Ví dụ 5:
 Núi cao chi lắm núi ơi?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
 (Ca dao)
- Nhân hóa ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người, còn thường xuyên được sử dụng để làm phương tiện, làm cớ để con người giải bày tâm sự. 
Ví dụ 6: Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
 Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ.
 (Ca dao)
Những lời gọi con nhện (Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai), gọi sao (Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ) thực chất là nỗi niềm buồn nhớ, trông chờ của con người trong đêm khuya.
c) Biện pháp tu từ ẩn dụ:
- Ẩn dụ trước hết là một biện pháp chuyển đổi tên gọi nhờ vào sự giống nhau ở một điểm nào đó giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng Ví dụ: chân người, chân bàn, chân núi, là dựa vào sự giống nhau về vị trí. Những ẩn dụ như vậy gọi là ẩn dụ từ vựng. Chúng không còn sắc thái biểu cảm. Bên cạnh những ẩn dụ từ vựng như trên, còn có các ẩn dụ từ vựng hóa (ẩn dụ truyền thống). Ẩn dụ từ vựng hóa là những ẩn dụ, tuy vẫn còn tính hình tượng, nhưng do dùng nhiều nên đang chuyển thành cố định, có phần mòn sáo, giá trị biểu cảm không cao. 
Ví dụ: đỉnh cao nghệ thuật, cái nôi văn minh,
- Ẩn dụ tu từ là ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Thông thường để hiểu được chúng, phải đặt chúng trong khung cảnh sử dụng chung (trong câu văn hoặc trong văn bản). Ẩn dụ tu từ có sức biểu cảm cao, tạo tính hàm súc và tính hình tượng cho câu văn, câu thơ.
- Ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh. Nhiều người cho rằng ẩn dụ là một loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh (vế A), phương diện so sánh, từ so sánh, chỉ còn lại sự vật, sự việc được so sánh (vế B).
Muốn phân tích được ẩn dụ, hiểu được cái hay, cái hàm súc của ẩn dụ phải từ từ ngữ ẩn dụ (B) tìm đến được A (sự vật, sự việc được so sánh ). 
 Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 5,6 được tham khảo từ TLTK số 1
Ví dụ 7:
 Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
 Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
Mặt Trời trong câu thứ hai là một ẩn dụ. Tác giả dùng từ Mặt Trời để chỉ Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc - Người (như Mặt Trời) soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập tự do, hạnh phúc.
d) Biện pháp tu từ hoán dụ:
- Cũng như ẩn dụ, hoán dụ là một biện pháp chuyển đổi tên gọi. Hoán dụ dùng như một biện pháp chuyển nghĩa cố định không có sắc thái biểu cảm, được gọi là hoán dụ từ vựng. Bên cạnh hoán dụ từ vựng còn có hoán dụ tu từ nhằm tạo sắc thái biểu cảm.
- Nếu ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa các sự vật thì hoán dụ dựa trên quan hệ tương cận (gần nhau) giữa các sự vật. Có thể kể một số kiểu hoán dụ thường gặp như sau:
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể:
 Ví dụ 8: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
Trong câu thơ trên Hoàng Trung Thông đã dùng bàn tay (chỉ một bộ phận cơ thể người) để biểu thị “người lao động”.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
 Ví dụ 9: Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.
 (Tố Hữu)
Trái Đất (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo những người sống trên trái đất (vật bị chứa đựng).
- Lấy đặc điểm, tính chất (dấu hiệu) của sự vật để gọi sự vật:
 Ví dụ 10: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
 (Tố Hữu)
Câu thơ trên đã dùng áo chàm (y phục) để chỉ “đồng bào Việt Bắc” (thường mang y phục đó).
 Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 7,8,9,10 được tham khảo từ TLTK số 1
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
 Ví dụ 11: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Một cây (số lượng cụ thể) biểu thị “ít cây”; ba cây biểu thị “ nhiều cây”
3.1.2. Hướng dẫn học sinh nắm được tác dụng của một số biện pháp tu từ Tiếng Việt trong tác phẩm văn học:
Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định đối với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ... so với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.
Trong Tiếng Việt các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật. Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ nào đó. Điều này góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân độc đáo trong nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ. Vậy nên việc hướng dẫn học sinh nắm được tác dụng của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS là rất cần thiết.
Thứ nhất là giá trị của biện pháp tu từ so sánh:
Như chúng ta biết người ta hay thường lấy sự vật này đem so sánh với sự vật khác cốt làm cho sự vật được mô tả cụ thể hơn, sáng rõ hơn, có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn. Câu so sánh lúc nào cũng có dụng ý nghệ thuật và có hai vế được so sánh và vế so sánh. Giữa hai vế thường xuất hiện từ so sánh: như, tựa, bằng, sánh với v.v.
Ví dụ 12: Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
 (Đoàn Giỏi)
Cách sử dụng của Đoàn Giỏi khá độc đáo v́ tác giả đem hình ảnh “rừng đước dựng lên cao ngất ” so với hình ảnh “hai dãy trường thành vô tận” nhằm tái hiện cụ thể, sinh động vẻ đẹp chắc chắn, kiên cố, giàu sức sống của rừng đước hai bên bờ dòng sông Năm Căn. Từ đó gợi cho người đọc tình yêu, sự gắn bó với sông nước Cà Mau dù chưa một lần đặt chân đến.
Thứ hai là giá trị của biện pháp tu từ ẩn dụ:
Bên cạnh biện pháp tu từ so sánh ta thấy các tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (ví ngầm, so sánh ngầm). Ðể có sự hiểu biết thấu ðáo ngýời ta thýờng dùng 
Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 11,12 được tham khảo từ TLTK số 1
những từ ngữ mà nghĩa đen được chuyển sang nghĩa bóng nhờ sự so sánh ngầm. Ðó là phương thức ẩn dụ như:
Ví dụ 13: Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
 Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác -Viễn Phương)
Các em thấy được cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ rất có hiệu quả vì thông qua hình ảnh mặt trời là vầng thái dương (nghĩa đen) tác giả đã tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc tế nhị làm cho người đọc hình dung ra hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ, ấm áp như mặt trời đã soi sáng, dẫn dắt dân tộc Việt Nam ta suốt những năm tháng chống Pháp và chống Mĩ và tiếp tục chiếu soi cho dân tộc Việt Nam trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó hình ảnh ẩn dụ này đã tạo cho nhà thơ và cả người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta.
Thứ ba là giá trị của biện pháp tu từ nhân hoá:
Không chỉ là biện pháp ẩn dụ mà trong khi viết cách biểu đạt cũng thật linh hoạt, phong phú, đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau nhằm tạo nên vẻ đẹp riêng, những giá trị độc đáo của câu thơ, đoạn văn, vì thế các em phải khám phá nắm bắt được, chẳng hạn như câu thơ:
	Ví dụ 14:	Sóng đã cài then đêm sập cửa.
(Huy Cận)
Giúp các em hiểu khi viết văn thơ, có khi viết theo phương thức miêu tả, trần thuật để sự vật thêm sinh động, người ta gán cho chúng những ý nghĩ, tình cảm như con người. Đó chính là phương thức nhân hoá. Trở lại với câu thơ của Huy Cận, chúng ta thấy cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá của nhà thơ thật thú vị vì tác giả gán hành động “cài then” của con người cho sóng và gán hành động “sập cửa” cho đêm để miêu tả thật sinh động về hình ảnh cảnh đêm bắt đầu lan tràn trên mặt biển từ đó gợi cảm giác thoải mái nghỉ ngơi khi con người, vũ trụ đi vào trạng thái yên tĩnh lúc ban đêm.
Thứ tư là giá trị của biện pháp tu từ hoán dụ:
Cảm thụ thơ văn đâu phải là chuyện dễ muốn cảm nhận được đầy đủ các em phải tự phát hiện các giá trị nghệ thuật, cái tình của tác giả gửi trong tác phẩm. Một câu thơ, một ý văn đọc lên ta không chỉ hiểu theo một nét nghĩa mà còn phải nắm bắt được ý chính qua nghĩa bóng, các nghĩa này có liên quan gần gũi với nhau. Chẳng hạn như: lấy cái toàn thể để nói cái bộ phận, cái chứa đựng để nói cái bị chứa đựng, Đó là biện pháp tu từ hoán dụ :
Ví dụ 15: 	 Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau viết nói gì hôm nay
(Tố Hữu)
Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 13,14,15 được tham khảo từ TLTK số 1
Nhà thơ lấy hình ảnh của “áo chàm” để nói đến những người dân Việt Bắc những người đã nuôi dưỡng che chở cho cách mạng, có nhiều tình cảm, ân tình với bộ đội. Vì thế mà khi cách mạng dành thắng lợi, giây phút chia tay với bao lưu luyến, bùi ngùi, xúc động không nói nên lời giữa người đi và người ở.
2.3.2. Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua việc tích hợp với các phân môn khác: 
Để nâng cao chất lượng cho học sinh THCS về việc học các biện pháp tu từ thì bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường không thể chỉ cung cấp kiến thức trong giờ Tiếng Việt, mà phải kết hợp việc củng cố kiến thức về các biện pháp tu từ thông qua giờ Văn học, giờ Tập làm văn, tổ chức cho các em hái hoa kiến thức ở một số chủ điểm trong giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp các em hiểu và vận dụng được các biện pháp tu từ. 
a) Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua giờ Văn học.
- Ví dụ 1: Khi dạy bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa (Ngữ văn 6, Tập II, Tiết 100).
Mục đích ở bài này là làm cho học sinh cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ. Đồng thời nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_nam_duoc_dac_diem_va_gia_tri_bieu_ca.doc