SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Điện Biên làm dạng bài tập: Hấp thụ khí CO2 (hoặc SO2) vào dung dịch NaOH (hoặc KOH)
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Đặc biệt, tại Hội nghị TW 8 khóa XI, Trung Ương đã ban hành Nghị quyết số 29/2013/ NQ-TW về " Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT", đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xác định mục tiêu đối với giáo dục phổ thông đó là: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Bộ môn hoá học trong trường trung học cơ sở có vai trò quan trọng, bởi các kiến thức kĩ năng có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn nó cung cấp những kiến thức hoá học phổ thông cơ bản có hệ thống và toàn diện, những kiến thức này phải phù hợp với trình độ hiểu biết hiện đại theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp, tạo điều kiện hướng nghiệp gắn với cuộc sống. Nhằm chuẩn bị tốt cho các em tham gia vào lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên phổ thông trung học. Đồng thời môn hoá học góp phần phát triển năng lực tư duy khoa học, rèn luyện kỹ năng cơ bản có tính chất kỹ thuật tổng hợp góp phần xây dựng thế giới quan khoa học rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lao động mới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT TP THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐIỆN BIÊN LÀM DẠNG BÀI TẬP: HẤP THỤ KHÍ CO2( HOẶC SO2) VÀO DUNG DỊCH NaOH( HOĂC KOH) Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Điên Biên SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa học THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu . 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận . 3 2.2. Cơ sở thực tiễn . 3 2.3. Giải pháp .. 5 2.4. Hiệu quả ...16 3. Kết luận, kiến nghị ...... 16 - Kết luận - Kiến nghị. Tài liệu tham khảo ...18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Đặc biệt, tại Hội nghị TW 8 khóa XI, Trung Ương đã ban hành Nghị quyết số 29/2013/ NQ-TW về " Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT", đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xác định mục tiêu đối với giáo dục phổ thông đó là: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bộ môn hoá học trong trường trung học cơ sở có vai trò quan trọng, bởi các kiến thức kĩ năng có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn nó cung cấp những kiến thức hoá học phổ thông cơ bản có hệ thống và toàn diện, những kiến thức này phải phù hợp với trình độ hiểu biết hiện đại theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp, tạo điều kiện hướng nghiệp gắn với cuộc sống. Nhằm chuẩn bị tốt cho các em tham gia vào lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên phổ thông trung học. Đồng thời môn hoá học góp phần phát triển năng lực tư duy khoa học, rèn luyện kỹ năng cơ bản có tính chất kỹ thuật tổng hợp góp phần xây dựng thế giới quan khoa học rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lao động mới. Đây là một môn khoa học thực nghiệm, học sinh cần nghiên cứu các kiến thức trên cơ sở các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành ... Qua đó học sinh phải biết tổng hợp kiến thức đồng thời vận dụng các kiến thức đã học vào gải các dạng bài tập là một vấn đề hết sức quan trọng. Thông qua việc giải các bài tập ấy nhằm giúp học sinh cũng cố các kiến thức đã học một cách có hệ thống, đồng thời phân loại được các dạng toán, các dạng bài tập một cách vững chắc. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và thường xuyên bồi dưỡng học sinh giỏi cấp thành phố cho nhà trường. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra một số sai lầm của các em khi giải các bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm là các em sau khi đọc đề bài xong là viết ngay phương trình hoá học và tính toán luôn mà không lập tỉ lệ số mol giữa dung dịch bazơ và oxit axit. Mà dạng bài tập này thường có trong bài kiểm tra định kì hoặc có trong các đề thi học sinh giỏi dẫn đến các em thường bị mất điểm ở phần này. Trước thực trạng như vậy khi được nhà trường phân công dạy môn hóa học lớp 9 và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 để các em tham gia kì thi học sinh giỏi cấp thành phố, bản thân tôi hết sức băn khoăn, trăn trở làm sao khi giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho các em để các em thiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. Tôi suy nghĩ cần phải có một hệ thống bài tập dạng này một cách tổng quát và hệ thống nhằm giúp các em học sinh tránh được những sai sót đáng tiếc và giải các dạng bài tập này một cách dễ dàng hơn. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Điện Biên làm dạng bài tập: Hấp thụ khí CO2( hoặc SO2) vào dung dịch NaOH (hoặc KOH)” 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chọn đề tài này giúp học sinh nắm vững hơn về tính chất hóa học của oxit axit, từ đó làm thành thạo được các dạng bài tập tính toán liên quan đến oxit axit tác dụng với dung dich bazơ. Từ đó tạo hứng thú học tập cho các em học sinh. Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, nhằm nâng cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo, thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - “Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Điện Biên giải bài tập : Hấp thụ khí CO2( hoặc SO2) vào dung dịch NaOH (hoặc KOH)” - Đối tượng áp dụng :Học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Điện Biên- thành phố Thanh Hóa. 1.4.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học trong trường THCS. Nghiên cứu các phương pháp giải bài tập ” Hấp thụ khí CO2( hoặc SO2) vào dung dịch NaOH (hoặc KOH )” trong chương trình hoá học lớp 9. - Xử lí các thông tin thu thập được, từ đó chọn lọc các kiến thức phù hợp để áp dụng đối với đối tượng học sinh trường THCS Điện Biên - Kiểm tra đối chứng 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận . Như ta đã biết Hoá học là một môn học có tính thực nghiệm cao, là một môn học khó đối với học sinh THCS. Nó cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức về hoá học nhằm phục vụ cho các em có kiến thức để giải thích hiện tượng tự nhiên và ngoài đời sống,vận dụng kiến thức để làm bài tập. Ngoài ra còn có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng thế hệ học sinh qua môn học. Để đạt được điều đó bên cạnh việc giáo viên có kiến thức vững chắc, còn đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, phù hợp với tiết dạy,làm sao để khơi dậy niềm đam mê học tập của các em. Muốn làm được điều đó ngay từng tiết lí thuyết GV phải giúp HS nắm vững kiến thức lí thuyết, khái niệm hoá học qua các hoạt động học tập cùng với việc hình thành các khái niệm GV cần hình thành cho HS kĩ năng vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được vào giải các bài tập liên quan. Giáo viên phải dạy học bám chuẩn kiến thức kĩ năng, vận dụng tốt các chuyên đề vào giảng dạy. Phân loại được đối tượng HS từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp. 2.2. Cơ sở thực tiễn Bộ môn Hoá học ở bậc THCS là bộ môn có kiến thức lí thuyết trừu tượng, nhưng thời gian dành cho luyện tập lại rất ít. Nên viêc rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tập hoá học còn nhiều hạn chế. Từ đó học sinh không làm được bài tập gây tâm lí chán nản. Nhiều học sinh chưa thực sự yêu thích môn ngay từ đầu. Môn hóa học không phải là môn thi bắt buộc vào cấp 3 nên cũng gây ra tâm lí ngại học cho học sinh. Phòng chức năng hiện nay đã có nhưng hoá chất cấp lâu ngày đã hư hỏng nhiều những chất còn lại thì hiệu quả sử dụng không cao, nên việc học tập của các em gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét rút ra kết luận đang còn nhiều lúng túng. Nhiều giáo viên trên lớp chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức lí thuyết mà không rèn luyện kĩ năng học cũng như vận dụng kiến thức để làm bài tập, nên khả năng nắm bắt kiến thức Hoá học của học sinh còn hạn chế, chưa hiểu hết bản chất của vấn đề mà chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Trong quá trình luyện giải toán cho học sinh, khi giải đến dạng bài tập CO2(hoặc SO2) tác dụng với NaOH(hoặc KOH) tôi đã phát hiện ra sai lầm của học sinh như sau: Ví dụ : Sục 22,4 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào bình đựng 150 gam dung dịch KOH 11,2%. Tính khối lượng muối tạo thành Học sinh thường giải như sau: Nhóm 1: CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O Theo phương trình hóa học: KOH dư : = 0,1 x 138 = 13,8g Nhóm 2: CO2 + KOH → KHCO3 Theo thương trình KOH dư : = 0,1 x 100 = 10g Nhóm 3: 2CO + 3KOH → K2CO3 + KHCO3 + H2O Theo pt: = = 0,15 mol KOH dư => = 0,15 x 138 = 20,7 g = 0,15 x 100= 15 g Và một số lối khác nữa mà học sinh mắc phải nữa Tóm lại: Khi làm dạng bài tập này học sinh thường mắc những sai lầm trên là do các em quan niệm rằng: Theo tính chất hóa học của oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước( trong phần lý thuyết các em đã được học như vậy). Cho nên khi gặp những dạng bài tập này các em cứ thế tiến hành viết phương trình hóa học để tính toán. Khi các em viết phương trình có thể viết tạo thành muối này hay muối khác nhưng cuối cùng các em vẫn chưa có kỹ năng vận dụng để viết phương trình và tính toán chặt chẽ, chưa sử dụng hết các điều kiện của đề bài. Mặt khác như phần đặt vấn đề ở trên, chất lượng học sinh của trường tôi so với một sô trường lân cận còn có những hạn chế nhất định. Thực tế chất lượng bộ môn vẫn còn thấp thông qua các lần khảo sát Lớp Sĩ số Kết quả Ghi chú Điểm dưới TB Điểm trên TB Số lượng % Số lượng % 9A 46 25 54 21 46 9B 35 21 60 14 40 9C 28 18 64 10 36 Kết quả học sinh đại trà thông qua khảo sát: năm học 2015-2016 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của môn học và nhu cầu của học sinh, qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp để khắc phục. 2.3. Giải pháp. Việc giảng dạy hoá học ở trường THCS không chỉ hình thành khái niệm hoá học cho học sinh mà còn giúp các em vận dụng những kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ học tập. Muốn vậy, giáo viên cần lựa chọn và xây dựng các bài tập hoá học theo chuyên đề phù hợp với từng đối tượng HS dựa vào việc phân loại đối tượng HS, giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách hệ thống. Đồng thời cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập. Để giúp học sinh làm tốt loại bài tập “Hấp thụ khí CO2( hoặc SO2) vào dung dịch NaOH( hoặc KOH)” phải phân loại được bài tập dạng này, từ đó hướng dẫn học sinh cách giải, cách nhận dạng bài tập khi gặp. 2.3.1 Cơ sở lí thuyết của loại bài tập này: Trước hết GV phải giúp học sinh nắm được cơ sở lí thuyết như sau: - Khí CO2(SO2) là oxit axit có axit tương ứng H2CO3 (H2SO3) - Axit này tạo hai gốc là CO32-(cacbonat) và HCO3- (hidrocacbonat)tương ứng tạo thành 2 muối. Vì vậy khi hấp thụ khí CO2(hoặc khí SO2) vào dung dịch NaOH xảy ra 2 phương trình hoá học sau: CO2 + NaOH NaHSO3 (1) CO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O (2) (Phương trình khi hấp thụ SO2 vào dung dịch NaOH tương tự) Vậy khi hấp thụ khí CO2(SO2) vào dung dịch NaOH tạo thành hai loại muối là muối trung hoà(Na2CO3) và muối axit (NaHSO3). Lỗi cơ bản mà HS thường hay mắc phải khi làm bài tập này là HS chỉ viết 1 trong 2 PTHH, không hiểu khi nào xảy ra PTHH(1) khi nào xảy ra PTHH(2) nên viết PTHH không đúng, điều này dẫn đến xác định thiếu sản phẩm và kết quả tính toán sai. Vậy để xác định được sản phẩm của phản ứng: khi nào tạo thành muối trung hoà khi nào tạo thành muối axit tôi hướng dẫn hs xét các trường hợp sau: Trường hợp 1: Chỉ tạo muối axit(NaHSO3): dư CO2 Trường hợp 2: Chỉ tạo muối trung hoà:(Na2CO3): dư NaOH Trường hợp 3: Tạo 2 muối Từ đó tôi giúp hs xây dựng đồ thị xác định sản phẩm: NaHCO3 Na2CO3 Đồ thị xác định các sản phẩm tạo thành dựa vào tỉ lệ : NaOHdư Na2CO3 NaHCO3 0 Na2CO3 NaHCO3 Chú ý : Tôi hướng dẫn cách xác định nhanh sản phẩm dựa vào các dấu hiệu sau: - Khi khí CO2( hoặc SO2) dư sản phẩm cuối cùng là muối axit NaHCO3( hoặc NaHSO3 ). - Khi kiềm dư sản phẩm cuối cùng là muối trung hoà Na2CO3 (hoặc Na2 SO3 ) - Khi CO2( hoặc SO2), NaOH đều hết dung dịch sau phản ứng có tối đa 2 sản phẩm là muối trung hoà và muối axit. 2.3.2 Các dạng bài tập và phương pháp giải. Từ cơ sở lí thuyết ở trên tôi hướng dẫn học sinh phân loại và rút ra cách giải mỗi loại bài tập mỗi dạng: Dạng 1. Biết . Xác định sản phẩm. a, Dấu hiệu nhận dạng bài tập. Trước khi giải bài tập tôi đã hướng dẫn hs nhận dạng loại bài tập này bằng cách dựa vào dấu hiệu: loại bài tập này đề thường cho biết số mol CO2, và số mol NaOH hoặc cho biết điều kiện để tìm được số mol của chúng và yêu cầu xác định sản phẩm (Loại bài tập này áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh, chủ yếu đối tượng học sinh có học lực yếu kém và học sinh trung bình) b, Phương pháp giải bài tập loại này: Tôi hướng dẫn hs thực hiện lần lượt các bước sau. Bước 1: Tôi yêu cầu học sinh có học lực yếu kém và học sinh trung bình tính số mol các chất tham gia. Bước 2: Tôi cho học sinh có học lực yếu kém và học sinh trung bình viết PTHH (2PTHH chung) Bước 3: Tôi yêu cầu học sinh xác định sản phẩm. ? Muốn xác định sản phẩm của phản ứng dựa vào đâu HS sẽ trả lời dựa vào cách tính tỉ lệ Bước 4: Tính lượng của sản phẩm. Ví dụ 1: ( Dành cho học sinh có học lực yếu kém và học sinh trung bình) Hấp thụ hết 8,96 l khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng hoàn toàn được m(g)dung dịch A. Xác định các chất trong dung dịch A và tính m ? Giải: Với loại bài tập này tôi tập trung vào đối tượng học sinh có học lực yếu kém và học sinh trung bình. Đối với loại bài tập tôi thấy học sinh thường mắc phải lỗi là viết 1 trong 2 PTHH, sau đó tính sản phẩm theo CO2 hoặc NaOH. Vì vậy tôi đã hướng dẫn học sinh cách xác định sản phẩm. Trước khi giải bài tập tôi yêu cầu học sinh xác định đề cho biết những gì? Học sinh dễ dàng xác định: cho thể tích CO2 và thể tích dung dịch,nồng độ mol/lit của dung dịch NaOH. Tôi lại yêu cầu HS trả lời: Đề cho như vậy nhằm mục đích gì? Học sinh : Để tính Sau khi tính được tôi hướng dẫn HS xác định tỉ lệ Từ đó viết PTHH. Bước 1: Tính Tôi yêu cầu đối tượng học sinh có học lực yếu kém và học sinh trung bình tính số mol. Bước 2: Tôi yêu cầu học sinh viết PTHH có thể xảy ra. PTHH: CO2 + NaOH NaHCO3 (1) CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (2) Bước 3: Tôi yêu cầu học sinh trả lời: Để xác định được sản phẩm chúng ta phải làm gì? Học sinh : Xác định tỉ lệ Vậy dung dịch A tạo thành gồm 2 muối là: Na2CO3 : x mol NaHCO3 : y mol. Bước 4: Tính khối lượng sản phẩm. Theo PTHH : (*) 2x + y = 0,5 (**) Từ (*),(**) ta có hệ: 2x + y = 0,5 x + y = 0,4 Giải hệ ta được : x = 0,1 ; y = 0,3 m = 0,1.106 + 0,3.84 = 35,8 (g) c, Phương pháp giải nhanh (Dành cho học sinh khá,giỏi) Đối với học sinh khá giỏi tôi hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp bảo toàn nguyên tử. Phương pháp này giúp giải nhanh nhưng đòi hỏi học sinh phải có tư duy cao . Ta có tỉ lệ: có 2 phương trình hoá học. Vậy sản phẩm gồm 2 muối: Na2CO3 : x NaHCO3 : y Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tử C và Na ta có. (*) (**) Từ (*),(**) ta có có hệ PT x + y = 0,4 2x + y = 0,5 Giải hệ PT đa được : x = 0,1 ; y = 0,3 Ví dụ 2: (Dành cho học sinh khá, giỏi) Đốt cháy hoàn toàn 4,48lít hỗn hợp khí gồm CH4, CO2 (đo ở đktc) trong oxi. Dẫn toàn bộ sản phẩm của quá trình đốt cháy vào 500g dung dịch KOH 5,6% thu được dung dịch B. a, Viết PTHH biểu diễn các phản ứng xảy ra. b, Tính khối lượng các chất trong dung dịch B Giải. Đối với loại bài tập không cho trực tiếp CO2 và NaOH. Tôi yêu cầu hs viết PT phản ứng cháy và xác định sản phẩm là CO2. Dung dịch KOH không phải là NaOH nhưng bản chất là dung dịch kìêm như NaOH. Như vậy bài toán chính là dạng đã cho. a. Phương trình hoá học: CH4 + 2O2 t0 CO2 +2 H2O 2CO + O2 t0 2 CO2 b. Bước 1: Tính hỗn hợp = 0,2mol. = 28g = 0,5mol. Bước 2: Viết PTHH phản ứng cháy . CH4 + 2O2 t0 CO2 +2 H2O 2CO + O2 t0 2 CO2 Theo PTHH ta thấy Bước 3: Xác định tỉ lệ KOH dư. Vậy sản phẩm tạo thành muối trung hoà. Bước 4: Viết PTHH. Xác định các chất trong dung dịch B Phương trình hoá học. CO2 + 2KOH K2CO3 + H2O Vậy dung dịch B gồm: K2CO3 và KOH dư. Theo PTHH ta c ó: p.ư dư = 0,5 - 0,4 =0,1 mol dư = 21,6 + 5,6 = 27,2(g) Bài tập vận dụng 1. Nung 13,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng. 2. Hoà tan hoàn toàn 20g CaCO3 vào dung dịch HCl, thu được dung dịch A và khí Y. Hấp thu hoàn toàn khí Y vào 250ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch B.Xác định khối lượng các chất trong dung dịch B. Dạng 2: Cho Khối lượng chất rắn( sản phẩm). Tính Ví dụ 1: (Dành cho học sinh có học lực yếu kém và học sinh trung bình) Hấp thụ hết V(l) khí CO2(đktc) vào 1lít dung dịch NaOH 0,7M dư.Sau phản ứng hoàn toàn được dung dịch A.Cô cạn dung dịch A thu được 35,8g chất rắn. Tính V. a, Dấu hiệu nhận dạng bài tập: GV hướng dẫn hs nhận dạng loại bài tập này. Loại bài này sẽ cho lượng sản phẩm hoặc cho điều kiện để tìm, cho lượng 1 chất tham gia là lượng kiềm. Yêu cầu tính tính chất tham gia còn lại. b, Phương pháp giải. Giải bài toán này theo các bước sau: Bước 1: Tôi yêu cầu học sinh xác định đề cho gì? Yêu cầu HS đọc kĩ đề và cho biết dạng này đề cho dữ kiện khác dạng trước như thế nào? HS: Đề cho NaOH dư. Vậy NaOH dư muối thu được sẽ là muối gì? HS dễ dàng xác định ngay là muối trung hoà Na2CO3 .Do NaOH dư, nên CO2 hết chỉ tạo muối trung hoà. CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O Bước 2: Tìm chất tan trong dung dịch A. Dung dịch A gồm: Na2CO3 NaOH dư = 1.0,7 = 0,7mol. Gọi . Dựa vào PTHH tính số mol NaOH theo x. Học sinh: Theo PTHH GV: Vậy tính NaOH dư? Học sinh: dư = 0,7 – 2x (mol) Trong dung dịch A: Na2CO3 : x (mol) NaOH dư: 0,7- 2x (mol) Bước 3: Thiết lập PT đại số tìm x. mchất rắn = 106x + 40(0,7-2x) = 35,8 Giải ra được: x = 0,3 Bước 4: Tìm V = 6,72(l) c, Bài tập dành cho HS khá, giỏi:. Ví dụ 2: Hấp thụ hết V(lít) khí CO2 (đktc) vào 600ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 38 g muối. Tính V Phương pháp giải. Trước khi làm tôi yêu cầu học sinh tìm ra điểm nhau giữa bài này so với bài trên. Bài này không cho NaOH dư hay hết vì vậy sản phẩm chưa thể xác định được gồm những chất nào. Vì vậy cần biện luận cả 3 trường hợp Trường hợp 1: Muối là Na2CO3 Trường hợp 2: Muối là NaHCO3 Trường hợp 3: Gồm 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3 Giải: = 0,6 mol Trường hợp 1: muối là Na2CO3 Phương trình hoá học: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O = 0,36 > 0,3mol vô lý (loại) Trường hợp 2: muối là NaHCO3 Phương trình hoá học: CO2 + NaOH NaHCO3 = 0,45mol < 0,6mol khi đó NaOH dư. Mà NaOH dư thì sản phẩm tạo thành muối trung hoà vô lý (loại) Trương hợp 3: Sản phẩm gồm hai muối: NaHCO3 và Na2CO3 , NaOH hết. Phương trình hoá học: CO2 + NaOH NaHCO3 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O Muối gồm: NaHCO3 : x mol Na2CO3 : y mol 84x + 106y = 38 (*) Theo PTHH: x + 2y = 0,6 (**) Từ (*) và (**) ta có hệ: 84x + 106y = 38 x + 2y = 0,6 Giải hệ PT ta c ó: x = 0,2 ; y = 0,2 Theo PTHH: = x + 2y = 0,6 mol. = 0,6.22,4= 13,44 lít. Vậy : = 0,6.22,4= 13,44 lít. Bài tập vận dụng: Bài tập 1.(Bài này dành cho tất cả các đối tượng học sinh) Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 600ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 38g chất rắn gồm 2 muối. Tính V Bài tập 2 (Bài này dành cho học sinh khá giỏi). Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 600ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 38 g chất rắn. Tính V Gợi ý: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề và tìm ra điểm nhác nhau giữa đề này với ví dụ 2. Đề này đề cho 38g chất rắn mà không cho là muối như ở ví dụ 2. Vì vậy cần xét cả 4 trường hợp: Trường hợp 1: Chất rắn là Na2CO3 Trường hợp 2: Chất rắn là NaHCO3 Trường hợp 3: Chất rắn gồm 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3 Trường hợp 4: Chất rắn gồm Na2CO3 và NaOH dư. Dạng 3: Cho mchất rắn. Tính của NaOH a, Dấu hiệu nhận dạng bài tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhận dạng. Loại bài này cho lượng sản phẩm và 1 chất tham gia, yêu cầu tìm chất tham gia còn lại là kiềm. Ví dụ 1: Hấp thụ hết 8,96 lít khí CO2(đktc) vào V(lít) dung dịch NaOH thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 40,2g chất rắn gồm hai muối. Tính V.(Bài này dành cho tất cả các đối tượng học sinh) b, Phương pháp giải. Giáo viên yêu cầu học sinh xác định sản phẩm, viết PTHH. Học sinh: Dễ dàng xác định do đề cho chất rắn sinh ra gồm hai muối do vậy sẽ xảy ra cả hai phương trình Bước 1: Viết phương trình hoá học.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_truong_thcs_dien_bien_lam_dang.doc